NHÂN VỤ LUẬN VĂN CỦA NHÃ THUYÊN
THỬ BÀN MỘT CHÚT VỀ MỐI
TƯƠNG TÁC
GIỮA CHÍNH TRỊ VÀ KHOA
HỌC
Điều trước tiên
phải nói ngay là tôi không thích mà thậm chí còn rất dị ứng với thơ của nhóm mở
miệng. Với tôi đấy không phải là thơ và nó không đáng để cho ta phải phí thời
gian và công sức để đọc nó.
Nhưng!
Cho dù là không
thích, tôi vẫn cứ phải thừa nhận rằng: “Nhóm mở miệng đã tồn tại, đang tồn
tại và sẽ còn tồn tại cho đến khi nào những nguyên nhân tạo ra nó mất đi, bất
chấp sự phản ứng gay gắt của một bộ phận khá đông đảo người đọc. Thậm chí bất
chấp cả sự truy bức của chính quyền” Và còn một điều này nữa: Số người theo
phong cách của nhóm mở miệng đang gia tăng từng ngày.
Tại sao vậy? Câu
hỏi này dành cho những nhà khoa học về xã hội và nhân văn và có một người có lẽ
đã trả lời đuộc một phần của câu hỏi này. Đó chính là Nhã Thuyên. Tại sao tôi
lại noi là có lẽ? Vì rằng mặc dù tôi đã rất cố gắng nhưng tôi vẫn không sao có
đuộc bản luận văn về nhóm “Mở miệng” khi tra nó trên google. Tôi chỉ biết nội
dung của nó qua những bài viết phê phán cũng như bảo vệ luận văn này.
Cũng cần phải
nói ngay rằng: “Bản luận văn này không phải là một tác phẩm văn học. Nó là
một công trình nghiên cứu khoa học”.
Nhiệm vụ của
khoa học là gì? Nhiệm vụ của khoa học là nghiên cứu các quy luật vận động của
vật chất (Đối với khoa học tự nhiên) và quy luật vận động của xã hội (Đối với
khoa học xã hội và nhân văn). Những quy luật vận động này là một tồn tại khách
quan nằm ngoài ý chí của con người. Nó đã nằm ngoài ý chí của con người thì làm
sao có cái khoa học “Nằm trong chính trị” như một số ngài Giáo sư đã lớn
tiếng dạy dỗ trong các bài phê phán luận văn này được? Đọc những lời của các vị
tiến sỹ ấy tôi lại nhớ đến phiên tòa xử án của giáo hội thời trung cổ khi buộc
Ga li lê phải thừa nhận mặt trời quay quanh trái đất. Một phiên tòa điển hình
cho cái gọi là “Khoa học nằm trong chính trị”
Cần phải khẳng
định ngay là “Khoa học nằm ngoài chính trị” vì chỉ khi đó nó mới nghiên
cứu đuộc “Những quy luật vận động khách quan” còn khi phải nằm trong
chính trị thì khi đó sự vận động ấy trở thành sự vận động theo “Chủ quan của
chính trị” và những nghiên cứu ấy chỉ dẫn đến một tất yếu sai lầm và nếu sử
dụng những kết quả nghiên cứu ấy vào trong chính sách của nhà nước thì quả thật
là một thảm họa.
Tôi xin lấy hai
ví dụ minh họa cho điều này. Một ở nước ngoài và một ở trong nước ta.
Ví dụ 1- Ở Liên Xô
trước kia trong lúc cả thế giới thừa nhận thuyết di truyền của Men Đen trong
sinh học thì nước nga Xô viết lại chỉ công nhận học thuyết của một ông thợ làm
vườn Mit Su Rin và kết quả là, (tại thời điểm đó) dù trong các lĩnh vực khác có
những lĩnh vực Liên Xô vượt xa các nước châu Âu và Mĩ (Thí dụ thám hiểm vũ trụ)
nhưng về sinh học và nông nghiệp Liên Xô chậm sau các nước phương tây vài chục
năm. Và rồi cuối cùng “Sự vận động khách quan” đã chiến thắng “Ý chí
chính trị”. Liên Xô đã phải công nhận học thuyết của Men Đen và bộ trưởng
nông nghiệp Lư Sen Cô mất chức
Ví dụ 2- Ở Việt Nam
Đó chính là
khoán 10. Khi Kim Ngọc đưa ra mô hình khoán ruộng đất đến người lao động ông đã
bị Tổng bí thư Trường chinh, một nhà lý luận gạo cội của Đảng, cho lên bờ xuống
ruộng chỉ vì nó trái với “Quy luật vận động theo chính trị” của chủ
nghĩa Mác Lê nin. Nhưng rồi lại một lần nữa “Quy luật vận động khách quan”
đã chiến thắng và chỉ trong một thời gian ngắn chúng ta đã làm nên được một kì
tích: Trở thành nuốc xuất khẩu gạo đứng hàng thứ hai thế giới.
Từ các ví dụ
trên cho ta thấy rằng: Nếu khoa “Nằm trong chính tri”, Nó sẽ làm khoa
học bị biến dạng và sẽ không còn là khoa học nữa mà trở thành điều mà đúng như
các ông vẫn hoảng sợ gào lên khi phê phán cái luận văn này “Giả khoa học”.
Khoa học là một
tia sáng trắng. Nó chỉ đi theo đường thẳng trong một môi trường trong suốt còn
nếu như nó phải đi qua một lăng kính thì nó sẽ bị khúc xạ không còn thẳng nữa.
Mà cái lăng kính chính trị lại là một cái lăng kính đặc biệt. Nó có thể uốn
cong tất cả mọi thứ trên đời
Quay lại với bản
luận văn, tôi xin nhắc lại một lần nữa là tôi không thể tìm được bản luận văn
này trên mạng nên không thể phân tích cái sai, cái đúng một cách chi tiết của
bản luận văn được nhưng thông qua những bài phê phán bản luận văn thì tôi hiểu
vấn đề như sau.
Thứ nhất - Bản
luận văn dựa vào một lý thuyết của nước ngoài, trung tâm và ngoại biên để đưa
ra một nhận định
Mở miệng đại
diện cho một bộ phận ngoại biên cất lên tiếng nói phản kháng với những cái xưa
cũ, trì trệ, bế tắc, sáo mòn trong văn học và trong đời sống xã hội.
Nhận định này là
đúng hay sai?
Tôi cho là đúng!
Thực ra cái ranh
giới của trung tâm và ngoại biên là hơi mơ hồ. Nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố
như nhà phê bình Trần Đình Sử đã nói nhưng ranh giới này phụ thuộc rất lớn vào
“Ý chí chính trị” của các nhà lãnh đạo. Vì vậy cái trung tâm có thể biến
thành ngoại biên bất cứ lúc nào. Có lẽ Nhã Thuyên muốn “Tây hóa” bản luận văn
của mình nên cô dùng đến cái lý thuyết này. Thực ra việt nam ta có một khái
niệm rất gần với lý thuyết này nhưng ranh giới của nó lại rất rõ ràng đó là “Chính
thống và phi chính thống”
Dòng văn học
chính thống là dòng văn học đuộc chính quyền ủng hộ. Tại sao nó được chính
quyền ủng hộ? Vì nó ủng hộ chính quyền. Còn dòng văn học phi chính thống thì
ngược lại. Nó phản kháng lại chính quyền hiện tại và vì vậy nó không được chính
quyền ủng hộ.
Hai dòng văn học
này luôn luôn tồn tại song hành ở mọi thời điểm, ở mọi quốc gia chẳng phải chỉ
ở Việt Nam mới có. Điều này là rất bình thường và là một sự tồn tại khách quan
vì rằng không có bất cứ một thể chế chính trị nào có thể làm vừa lòng tất cả
mọi bộ phận người dân và cái bộ phận không vừa lòng ấy luôn luôn cất tiếng nó
phản kháng của nó bằng văn chương. Chỉ có điều chính quyền có công nhận cái
tiếng nói phản kháng ấy hay không mà thôi.
Dòng văn học
hiện thực phê phán về bản chất nó chính là vùng “Ngoại biên” cất lên tiếng nói
phản kháng. Nhưng nó lại được nhà nước bảo hộ thừa nhận.
Truyện tiếu lâm,
truyện trạng quỳnh chẳng phải là tiếng nói phản kháng của người dân với chế độ
đương thời hay sao? Và! Nổi bật hơn hết chính là Hồ xuân Hương, một tiếng nói
phản kháng mạnh mẽ nhất và cũng là tiếng nói phản kháng được chúng ta nghiên
cứu nhiều nhất.
Có một câu hỏi
đặt ra là: Tại sao những tiếng nói phản kháng phi chính thống chỉ trích các chế
độ ngày xưa thì chúng ta nghiên cứu một cách rất cẩn thận còn tiếng nói phản
kháng chỉ trích chính chúng ta thì chúng ta lại cố tình lờ đi làm như là nó
không tồn tại?
Lẽ ra chúng ta
phải làm ngược lại. Những tiếng nói chỉ trích chúng ta chúng ta phải nghiên cứu
thật cẩn thận. Nguyên nhân phát sinh? Đặc điểm? Tầng lớp tham gia? vị trí và sự
ảnh hưởng của nó trong nền văn học đương đại? và cuối cùng là câu hỏi làm thế
nào để dập tắt đi những tiếng nói phản kháng ấy? bởi vì dù có nói ra hay không
thì không một thể chế chính trị nào lại muốn tiếng nói phản khảng mình được
ngày càng đông đảo người dân ủng hộ.
Vì không có toàn
bộ bản luận văn của Nhã thuyên trong tay nên tôi không thể biết bản luận văn có
trả lời đuợc tất cả những câu hỏi đó hay không. Nhưng thông qua các bài phê
phán bản luận văn thì tôi thấy bản luận văn đã ít nhất trả lời đuợc bốn trong
năm câu hỏi nêu trên
1- Nguyên nhân
phát sinh-sự trì trệ, cùn mòn của nền văn học đương đại, sự mất dân chủ trong
sinh họat xã hội và cuối cùng là những vấn đề tồn tại trong việc xuất bản.
2- Đặc điểm - dùng
cái dung tục. Sử dụng lối nói lái, nói nhại làm vũ khí
3- Tầng lớp tham
gia - Những thanh niên trí thức trẻ.
4- Vị trí của
nhóm mở miệng trong nền văn học đương đại - Có ảnh hưởng không nhỏ trong dòng
thơ hậu hiện đại đang thịnh hành.
Tôi không biết
Nhã Thuyên có trả lời đuợc câu hỏi thứ năm không. Nếu trả lời được thì bản luận
văn đuợc điểm mười là xứng đáng còn nếu không trả lời được câu hỏi thứ năm thì
bản luận văn đuộc điểm mười quả có hơi “Hào phóng” như một ông “Giáo sư“ đã
nhận xét. Cùng lắm bản luận văn chỉ đáng được điểm 8.
Người ta trả lời
được bốn câu hỏi khá lớn mà các vị còn bảo “Bản luận văn không có tính khoa
học”
Trong quá trình
dựng nước và giữ nước, chúng ta ít nhất đã có ba lần phong trào phản kháng (Tôi
nói phong trào chứ không nói đến những cá nhân đơn lẻ) cất lên trong văn học.
Lần đầu tiên đó chính là phong trào nhân văn giai phẩm. Chúng ta đã dập tắt tiếng
nói phản kháng này bằng công cụ chuyên chính vô sản nhưng rất tiếc sau mấy chục
năm, tuy không chính thức, ta lại phải thừa nhận nó bằng cách trao giải thưởng
văn học cho chính những tác giả mà ta đã từng chối bỏ. Lần tứ hai xuất hiện từ
sau năm 1975 đến trước thời kì đổi mới. Một phong trào tiếu lâm chính trị trải
rộng suốt từ Bắc chí Nam và kéo dài suốt hơn một chục năm mà nguyên nhân là sự
đói kém đến cùng cực, hậu quả của một chính sách kinh tế sai lầm. Lần này chúng
ta không có cách nào dập tắt được. Nó chỉ tự biến mất khi nguyên nhân tạo ra
nó, sự đói khổ cùng cực mất đi do chính sách đổi mới của Đảng. Và lần này là
nhóm Mở Miệng. Có một sự tương đồng giữa Nhân văn Giai phẩm và nhóm Mở Miệng đó
là họ đều là những người trí thức, họ không “Khuyết danh” và cuối cùng đó là
nguyên nhân dẫn đến tiếng nói phản kháng của họ là tương đối giống nhau. Họ chỉ
khác nhau ở một điểm duy nhất đó là vũ khí dùng để phản kháng.
Tôi không bênh
vực nhóm Mở Miệng mà tôi còn dị ứng với cách viết của họ nhưng tôi bênh vực Nhã
Thuyên với tư cách là một người nghiên cứu khoa học vì vậy tôi buộc lòng phải
phân tích một chút về cái vũ khí mà nhóm Mở Miệng đang dùng.
Chửi! Đó là một
đặc trưng văn hóa của người Việt. Các ngài giáo sư khi phê phán bản luận văn
này có một nhầm lẫn hết sức tai hại. Các vị ấy cho rằng văn hóa phải là những
cái đẹp, có tính mà theo ngôn từ của các vị đó là “Mỹ học”. Sai! Văn hóa là
những đặc điểm riêng mà chỉ có ở một dân tộc, hay một bộ phận cư dân duy nhất
có. Nó chẳng liên quan gì đến cái từ to tát “Mĩ học” mà các vị giáo sư mang ra
làm con ngáo ộp để đe dọa mọi người. Những phong tục tập quán đó có thể là
không “Mỹ học” nhưng nó gắn liền với lịch sử hình thành hoặc niềm tin tôn giáo
của dân tộc đó.Trong những đặc điểm riêng đó cái nào có thể gắn hai từ “Mĩ học”
vào thì đó là điều quá tốt còn cái nào không gắn nổi hai từ “Mĩ học” thì không
phải vì thế mà ta bảo nó không phải là “Đặc trưng văn hóa”. Với cách nhìn nhận
như thế thì chửi là một đặc trưng văn hóa của riêng người Việt. Nó chủ yếu là cách
phản kháng của người yếu đối với kẻ mạnh. Độ tục của câu chửi là thước đo của
sự phản kháng. Sự uất ức càng lớn thì câu chửi càng tục. Và khi chửi thì người
Việt thường mang kẻ mạnh ví với những cái (theo cách nghĩ của người Việt) nhơ
bẩn nhất như (Xin lỗi mọi người) Lồn, buồi, cứt, đái. Truyện tiếu lâm của chúng
ta cũng sử dụng phương pháp này và đặc biệt Hồ Xuân Hương đã sử dụng phương
pháp này đến cái độ “Mỹ học”. Nhưng khác với truyện tiếu lâm hay Hồ Xuân Hương,
nhóm Mở Miệng dùng cách này với một cường độ bạo liệt nó rất gần gũi với cách
chửi thô tục ngoài cuộc đời. Chính vì điều này mà Nhã T^huyên đã đi đến kết
luận:
““chối bỏ
quyết liệt”, “lên tiếng đòi phá nốt những thành trì kiên cố của sự
chuyên chế, khi niềm tin vào chế độ và sự tự do đang có nguy cơ tan rã” “
Cái kết luận này
là rất đúng đắn vì như tôi đã nói độ tục của câu chửi là thước đo sự uất ức của
kẻ yếu đối với kẻ mạnh. Chỉ có điều ông giáo sư đã cố tình lập lờ. Đây là nhóm
mở miệng “Chối bỏ quyết liệt” chứ đâu phải là cô thạc sỹ Nhã Thuyên “ Chối bỏ
quyết liệt” mà lại đòi xét lại bản luận văn? Vì tư tưởng chính trị?
Vị giáo sư này
còn viết:
“Trong khoa
học xã hội và nhân văn, có khi chỉ có thể nghiên cứu đối tượng trong độ lùi cần
thiết của lịch sử, khi sự việc, hiện tượng đã an bài, xong xuôi, người nghiên
cứu đã có đủ tư liệu chính xác để nhìn nhận thỏa đáng các khía cạnh của vấn đề.”
Đây không phải
là tư duy của một nhà khoa học. Đây là tư duy của một kẻ cơ hội trong khoa học.
Một trong những
giá trị cao nhất khiến cho loài người phải bỏ bao tiền của, công sức vào cho
khoa học đó chính là tính tiên đoán và dự báo. Giá trị của khoa học nằm ở chỗ
đó. Nó giúp cho các nhà hoạch định chính sách tránh đuợc những sai lầm. Giúp
cho loài người tránh đuợc những thảm họa có thể hoặc sắp xẩy ra. Kể cả những bộ
môn khoa học chỉ chuyên nghiên cứu về quá khứ như khảo cổ cũng phải có đặc tính
này. Hóa ra ngài giáo sư này chỉ chuyên nghiên cứu những cái đã hai năm rõ
mười, ai cũng biết. Vậy xin hỏi cái nghiên cứu ấy dùng để làm gì? Chẳng làm gì
cả! Nó chỉ là những tờ “Giấy vụn”. Hay các ngài ấy có cổ phần trong nhà xuất
bản “Giấy vụn“ Của Bùi Chát và Lý Đợi?
Ở các nước tiên
tiến nhà nước thường đặt hàng cho các trường Đại học và các Học viện nghiên cứu
những vấn đề có liên quan đến những chính sách sắp ban hành. Có nghĩa là điều
ấy chưa hề xẩy ra đã phải nghiên cứu rồi vì giá trị tiên đoán và dự báo của
khoa học. Còn với vị giáo sư này thì…..
Nói như vị giáo
sư này thì ông Mác phải đợi đến bao giờ mới nghiên cứu nổi lý thuyết chủ nghĩa
xã hội khoa học? Một nền tảng của Đảng ta? Chủ nghĩa này đến bây giờ con người
vẫn chưa đạt đến
Ông ta còn viết:
“Việc lựa
chọn đối tượng nghiên cứu cùng với các dữ kiện nghiên cứu phải đáng tin cậy và
hợp hiến.”
Với hai từ “hợp
hiến” Không biết ông giáo sư này muốn nói điều gì? Phải chăng ông muốn nói
có những điều không đuợc phép nghiên cứu cho dù nó đang tồn tại? Hay nói khác
đi ông muốn đặt khoa học nằm trong lòng chính trị?
Đúng là tư duy
của một kẻ cơ hội. Phải khẳng định rằng không có bất cứ một giới hạn nào cho
nghiên cứu khoa học. Khoa học có thể nghiên cứu từ những thứ không tưởng nhất
như hố đen đến những thứ nhỏ nhặt nhất như con kiến. Trong khoa học xã hội và
nhân văn những chủ nghĩa phản động nhất như chủ nghĩa phát xít, chủ nghĩa phân
biệt chủng tộc hay nhưng lí thuyết cực kì vô nhân tính như thuyết nhân mãn
chúng ta đều phải nghiên cứu đầy đủ nhằn tránh cho loài người dẫm vào vết xe đổ
của quá khứ. Vậy tại sao một tiếng nói phản kháng đã đang và sẽ tiếp tục phát
triển lại không đuộc nghiên cứu?
Nhà nước quản lý
khoa học bằng kế hoạch, dựa vào nhu cầu cấp thiết hay chưa cấp thiết mà cuộc
sống đòi hỏi mà định ra cái nghiên cứu nào nên làm trước, cái nghiên cứu nào
nên làm sau để rót ngân sách chứ không thể quản lý khoa học bằng cái các ông
vẫn gọi “Tư tưởng chính trị”
Khoa học nghiên
cứu các quy luật vận động khách quan và chính trị áp dụng những kết quả nhiên
cứu ấy vào các chính sách của mính để những chính sách đề ra đúng với quy luật
vì vậy chỉ có “Những đường lối chính sách của nhà nước được soi rọi dưới ánh
sáng của khoa học” Chứ không thể có cái điều nguợc lại như các ông giáo sư
vẫn nghĩ
“Các nghiên
cứu khoa học đuợc chỉ đạo bằng các tư tưởng chính trj”.
“Lãnh đạo”
theo tiếng hán việt có nghĩa đen là tìm ra, đưa ra vậy thì xin hỏi các ông
Chính trị lãnh đạo khoa học hay khoa học lãnh đạo chính trị?
Những đường lối
lãnh đạo phi khoa học chỉ theo ý chí cá nhân hay ta vẫn gọi khác đi là duy ý
chí, chính là nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của hệ thống xã hội chủ nghĩa ở
Đông Âu sao đến tận bây giờ mà mấy ông tiến sỹ vẫn chưa nhìn ra?
Ngày xưa mấy nhà
lý luận các ông xúm vào đánh Nhân văn Giai phẩm với chiêu bài phi chính trị,
tuy là sai lầm những kể ra thì vẫn còn có cái để bao biện được vì dù sao văn
học vẫn có một thuộc tính đó là tuyên truyền. Nhưng lần này mấy ông định mang
chiêu bài này để đánh khoa học thì lại là điều không thể chấp nhận. Tôi nói lại
một lần nữa: Bản luận văn này không phải là một tác phẩm văn chương. Nó là một
đề tài khoa học. Có thể sai! Có thể đúng về mặt lý luận nhưng không thể là sai
hay đúng theo cái các ông gọi “Tư tưởng chính trị”. Mà một nghiên cứu
khoa học thì sai đúng đó là chuyện bình thường sao có thể cách chức, cắt hợp
đồng với người hướng dẫn và với Nhã Thuyên?
Với cách hành xử
như vậy liệu còn ai dám nghiên cứu khoa học xã hội một cách trung thực? mà
nghiên cứu khoa học xã hội không trung thực thì Đảng dựa vào đâu để đưa ra
những đường lối chính sách của mình? Cái chính sách “Cộng hai điểm cho bà mẹ
Việt Nam anh hùng” đó chính là kết quả của cái tư duy “Khoa học trong
chính trị” của các ông. Nó quá đúng! Quá chính trị! Quá nhân văn. Nhưng lại
vô tích sự.
Tôi đọc hồi kí
của giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh, ông ta có than thở rằng môn ngữ văn quá thiếu đề
tài nghiên cứu. Quanh đi Nam Cao, quẩn lại lại Chí phèo thế cho nên một thằng
cha lưu manh vô học lại đẻ ra được đến hơn trăm ông tiến sỹ (Chỉ tính riêng
trường đại học sư phạm đã có đến bốn mươi luận văn tiến sỹ về Nam Cao) Thật là
chuyện cười ra nước mắt.
Tôi nghĩ: Thực
ra chẳng thiếu đề tài đâu nhưng với cái tư tưởng “Chính trị” Và “Cơ hội” như
của các ông thì những đề tài như “Nền văn học hiện thực phê phán đã đẻ ra
Nam cao ông tổ của các tiến sỹ đương đại vậy tại sao nền văn học hiện thực xã
hội chủ nghĩa của chúng ta lại không thể sinh ra đuộc một nhà văn bằng một nửa
Nam cao? Cái gì tạo ra điều đó?”
Hay:
Nền văn học chiến
tranh cách mạng đã tương xứng chưa với xương máu của hơn ba triệu con người đã
ngã xuống. So với nền văn học chiến tranh vệ quốc của Liên Xô xưa nền văn học
chiến tranh cách mạng của chúng ta như thế nào?
Hay:
Đạo đức xã hội
xuống cấp một cách thê thảm. Văn hóa đọc đang dần biến mất. Tại sao? Và văn học
chịu trách nhiệm đến đâu với tình trạng đó?
Những đề tài như
thế đang rất cần những nhà khoa học nghiên cứu nhưng chỉ với một bản luận văn
đề cập đến một nhóm thơ nhỏ xíu mà các ông đã quy chụp thành “Phản động” “kích
động lật đổ“ thì những vấn đề rất lớn của xã hội liệu ai còn dám nghiên cứu một
cách thật sự để đưa ra những quy luật vận động một cách khách quan, thật sự
giúp Đảng và nhà nước đưa ra đuợc những chính sách đúng đắn đưa đất nước tiến
lên?
Nguyễn Đăng Mạnh
có nói đại ý là thời thơ mới có hàng trăm nhà thơ mà chỉ có mỗi một Hoài Thanh
nên ông rút ra kết luận: “Phê bình văn học là một nghề khó”
Điều này chỉ
đúng một nửa. Khó! Khan hiếm chỉ với những nhà phê bình thật sự tài năng, thật
sự tâm huyết với nền văn học. Còn những nhà phê bình như các ông thì không hiếm
mà còn quá nhiều là đằng khác. Thử hỏi hiện nay có bao nhiêu nhà thơ thực sự?
Chắc chỉ dăm ba người? nhưng có bao nhiêu ông “Giáo sư tiến sỹ phê bình và lý
luận văn học”? Chắc cũng phải vài chục. Nguyễn Đăng Mạnh đã sai. Phải nói rằng:
“Những kẻ muốn vào làng văn nhưng không viết được thì đi làm phê bình văn
học”.
Sự dung tục đang
lan vào trong văn học một cách mạnh mẽ không thể nào cưỡng lại. Những tác phẩm
như Hoan ca, Dị hương mà hội nhà văn vừa trao giải
về bản chất nó cũng là một tiếng nói phản kháng với cái sáo mòn, cũ kĩ hiện nay
của văn chương, một mong muốn đòi hỏi sự cách tân đổi mới cho văn học đâu chỉ
riêng có Mở Miệng. Chỉ có điều nhóm Mở Miệng dung tục đến cái mức quyết liệt hơn,
điển hình hơn. Mà trong nghiên cứu khoa học thì phải bắt đầu nghiên cứu từ cái
điển hình từ đó suy ra những hiện tượng ít điển hình hơn thì các ông lại cho là
“Cổ vũ” “kích động lật đổ”. Nếu tác giả định “kích động lật đổ” hay “Cổ súy”
nhóm Mở Miệng thì tác giả của nó đã tung bản luận văn này lên mạng từ lâu rồi.
Tôi không tìm thấy bản luận văn trên mạng chứng tỏ Nhã Thuyên là một người
nghiêm túc. Nhận định khác với cổ súy. Trong nhiên cứu khoa học tất phải đưa ra
các nhận định. Nhưng nhận định khác với cổ súy. Đã ba năm nay, không ai biết
đến bản luận văn này trừ một vài người trong hội đồng khoa học trường Đại học Sư
phạm. Nhưng nay thì nhờ các ông mà ai cũng biết đến nhóm Mở Miệng, và ai cũng
đọc nó. Vậy ai là người kích động lật đổ? Chính là các ông!
Xin nhắc lại một
lần nữa.
“Khoa học là
một tia sáng. Nó chỉ có thể đi theo một đường thẳng trong một môi trường trong
suất không có vật cản”
Xin các ông đừng
trở thành vật cản của khoa học.
Mời nhấp chuột đọc thêm:
- Các
bài viết của (về) tác giả Nguyễn Thế Duyên0
- Các bài viết về Chuyện
làng văn0
- Đặng Xuân Xuyến - Cảm
nhận thơ văn 1l
- Đặng Xuân Xuyến - Cảm nhận
thơ văn 2l
Mời nghe Đặng Xuân Xuyến đọc bài thơ HỒN QUÊ:
*.
NGUYỄN THẾ DUYÊN
Địa chỉ: số nhà 19 ngõ
695 phố Bạch Đằng,
Chương Dương, Hoàn Kiếm,
Hà Nội.
.............................................................................................................
- Cập nhật theo nguyên
bản từ email tác giả gửi ngày 12.05.2017.
- Ảnh dùng minh họa cho
bài viết được sưu tầm từ nguồn: internet.
- Bài viết không thể hiện quan điểm của trang Đặng Xuân Xuyến
- Vui lòng ghi rõ nguồn dangxuanxuyen.blogspot.com khi trích đăng lại.
bài viết rất hay
Trả lờiXóa