MỘT CHÚT VỀ THƠ
CỦA NHÀ THƠ THÍCH TUỆ SĨ
Đã bao giờ bạn nghe nhạc không lời? Đừng suy nghĩ gì cả, nhắm
mắt lại và thả hồn cho nó quay về bản ngã của chính mình. Hãy để cho hồn mình
bồng bềnh trôi trên những con sóng của âm thanh mà đừng hỏi “NÓ là cái gì?”. Nó không là gì cả hoặc
giả, nếu bạn là người có đầu óc logic một cách mạnh mẽ muốn hiểu biết đến tận
cùng tất cả những sự việc thì có thể trả lời với bạn rằng: Nó không là gì cả
hoặc có thể nó là bất cứ thứ gì? Tất cả những gì bạn có thể nghĩ ra để tương
ứng với bản nhạc đó đều chinh là nó đấy
Có người hỏi tôi: Thơ siêu thực
nghĩa là gì? Anh hãy phân tích một bài thơ siêu thực của Hàn mặc tử để cho tôi
thấy được cái hay, cái đẹp của bài thơ thử xem” Tôi chịu! Và trong tôi luôn
luôn trăn trở một câu hỏi: “Thơ siêu thực
là gì? Nó hay ở đâu?” Mãi tôi không trả lời được câu hỏi đó cho đến tận hôm
nay khi đọc tập thơ mỏng của thiền sư Tuệ sĩ tôi chợt bừng tỉnh.
Âm nhạc chính là siêu thực đấy. Âm thanh không có
hình hài thế nhưng ta vẫn có thể nhìn thấy nó nhưng ta chỉ có thể nhìn thấy nó
trong vô thức, trong bản ngã của chính mình. Phải tách nó ra khỏi lí trí đừng
hỏi “Nó là cái gì?” Vì khi câu hỏi ấy
bật ra chính là lúc tất cả cái hay, cái đẹp đều biến mất và trong ta chỉ còn
lại một mớ hỗn độn.
Có một thứ rất gần với nhạc không lời đó chính là
thơ siêu thực. Với thơ siêu thực bạn cũng đừng hỏi “Nó diễn tả cái gì?” Không ai có thể trả lời cho bạn điều đó vì nó
chẳng là cái gì cả. Nó không có thực thì lấy gì để mà diễn tả?
Ta
bay theo đốm lửa lập lòe
Chập
chờn trên hoang mạc mùa hè
Khung
trời nghiêng xuống nửa
Bên
rèm nhung đôi mắt đỏ hoe
Thăm
thẳm chòm sao Chức nữ
Heo
hút đường về
Cái gì đây? Dù cho trí tưởng tượng của ta phong
phú đến đâu thì ta cũng không thể nghĩ ra được một văn cảnh cho khổ thơ này vì
chỉ có sáu câu thôi nhưng thi sĩ đã đưa ra ba hình tượng hoàn toàn độc lập với
nhau. Nếu ta phân tích bài thơ này theo lối bẻ câu, chẻ chữ thông thường thì
đây là một bài thơ vô nghĩa. Nhưng hay nhắm mắt lại khe khẽ đọc thầm (Chỉ đọc
thầm thôi) trong đầu vài lần, ta sẽ thấy hình như có một hoang mạc mênh mông vô
tận trải ra trong ta. Có những đốm sáng lập lòe, không phải là đom đóm, cũng
không phải là những ánh sáng lân tinh mà có lẽ là những đốm sáng của ảo giác cứ
chạy xa dần về phía một ngôi sao đục úa đang xuống thấp dần cuối đường chân
trời, thăm thẳm như một ánh mắt. Thế thôi! Nhưng khi ta đọc đến câu cuối cùng “Heo hút đường về” thì tất cả những hình
ảnh ấy chợt biến mất. Bốn từ ngắn và cộc của câu kết bài thơ đã làm lí trí của
ta bừng tỉnh giấc và thế là hết!. Chỉ còn đọng lại trong ta một chút gì đó ngẩn
ngơ luyến tiếc một không gian mênh mông, buồn tẻ và hoang vắng. Hư vô và tĩnh
lặng. Nó ở đâu trong cuộc đời này? Ta đã bắt gặp nó chưa? Chưa đâu. Vì nó chỉ
có trong tâm trạng của con người.
Tuệ sĩ là một thiền sư mà đạo hạnh đã vượt ra
ngoài cõi tục nên không gian trong thơ ông luôn là một không gian mênh mông và
vô định. Tôi chợt nhớ đến Hàn Mặc Tử. Hàn Mặc Tử cũng là một nhà thơ siêu thực
nhưng khác với Tuệ Sĩ, Họ Hàn là người vẫn đang trong cõi tục với những khao
khát cháy bỏng nên không gian trong thơ ông lại ngược lại nhỏ bé và sôi sục:
Đang
khi màu nhiệm phủ ban đêm.
Có
thứ gì rơi giữa khoảng im.
Rơi
từ thượng tầng không khí xuống.
Tiếng
vang nhè nhẹ dội vào tim
Cái “Khoảng
im” của họ Hàn giông bão lắm nó không như cái tĩnh lặng của một thiền sư để
rồi tiếng vang của một cái gì đó mà chính nhà thơ cũng không rõ nữa dội vào một
con tim đang quằn quại đau khổ.
Chúng ta hãy thử xem xét đến một tình cảm khác
của con người mà luôn được thi ca nhắc đến “Tình
yêu” của hai nhà thơ siêu thực Hàn Mặc Tử và Tuệ Sĩ xem chúng có gì khác
nhau và khác gì với chúng ta:
Giăng
mộ cổ
Mưa
chiều hoen ngấn lệ
Bóng
điêu tàn
Huyền
sử đứng trơ vơ
Sương
thấm lạnh
Làn
vai hờn nguyệt quế
Ôm
tượng đài
Yêu
suốt cõi hoang sơ.
Tuệ
sĩ.
Bài thơ này viết về tình yêu ư? Tôi đã nghi ngờ
cái cảm nhận ban đầu của mình. Nhưng những từ “Hoen ngấn lệ” “Hờn nguyệt quế”
và nhất là câu cuối “Yêu suốt cõi hoang
sơ” đã buộc tôi phải quay lại cái nhận định ban đầu. Tôi lại dùng phương
pháp cũ, nhắm mắt lại thầm đọc đi đọc lại bài thơ ở trong đầu. Trong tâm trí
tôi hiện lên một mặt hồ thu trong vắt, tĩnh lặng. Nước chỉ gợn lên rất nhỏ theo
cái cách mà Nguyễn Khuyến đã nói “Hơi gợn
tí” và dưới đáy của cái hồ thu đó một hình bóng nhòe lắm không rõ nổi hình
người lúc tan, lúc hợp theo những đường gợn của mặt hồ. Tôi bừng tỉnh. Tròi ơi
đúng là tình yêu rồi. Nhưng đó là một tình yêu đã xa lắm rồi, xa đến cái mức
không còn đủ cho một nỗi buồn, không còn đủ để thắp lên một nỗi nhớ. Nhưng nó
vẫn đủ sức để làm gợn lên trên mặt hồ tĩnh lặng của một người đắc đạo những gợn
sóng. Ôi! Tình yêu ấy quả thật là mạnh mẽ. Nó làm cho chữ “Xả” của một nhà sư đắc đạo không thành.
Ngược hẳn lại với cái tĩnh lặng trong tình yêu
của Tuệ Sĩ, tình yêu của Hàn Mặc Tử là một tình yêu điên cuồng, cào xé và đau
đớn. và thậm chí là muốn phá phách:
Ta
căm với tiếng reo khô.
Ta
buồn với liễu bên hồ ngẩn ngơ.
Ngông
cuồng đi hái vần thơ.
Yêu
đương rót nước để chờ trăng lên.
Bóng
hằng trong chén nằm nghiêng.
Lả
lơi tắm mắt làm duyên gợi tình.
Có lẽ họ Hàn và Tuệ Sĩ là hai thái cực ngược hẳn
nhau trong thơ siêu thực. một bên là cái tĩnh lặng đến mênh mông, một bên là
cái sục sôi gào thét.
Cảm nhận một bài thơ siêu thực quả thật là khó.
Có lẽ, người ta chỉ có thể nói thích một bài thơ siêu thực nhưng để nói hay thì
rất khó nói. Nhưng không phải lúc nào nhà thơ cũng viết trong trạng thái siêu
thực. Thậm chí có những bài thơ mà ta không thể nói rõ được nó có phải là siêu
thực hay không. Hàn Mặc Tử có rất nhiều bài thơ không phải là siêu thực. Và Tuệ
Sĩ cũng vậy. Thí dụ như bài này:
Đạo
sỹ soi hình bên suối
Quên
đâu con mắt giữa đêm
Vội
bước gập ghềnh khe núi
Vơi
mòn triền đá chân chim.
Tôi không cho bài thơ này là siêu thực vì nếu
dùng lí trí ta hoàn toàn có thể hiểu bài thơ này.
Người đạo sĩ này chưa thoát tục. khi ngồi nghỉ
bên bờ suối cái tục xưa ùa về “Quên đâu
con mắt giữa đêm”. Và người đạo sĩ trốn chạy chính mình “Vội bước gấp ghềnh khe núi” và đau đớn
để nhận ra rằng cuộc trốn chạy chính mình đó là một quá trình đầy đau đớn và
gian khổ “Vơi mòn triền đá chân chim”.
Nói “Thoát
tục” chỉ là một cách nói thôi chứ làm sao thoát được tục. Là một con người,
ai ai cũng gắn bó với đất nước, với quê hương, với dòng tộc, với gia đình. Làm
sao mà thoát ra được. Và nếu như có một ai đó thoát ra được thật thì chắc chắn
người ấy không thể làm thi sĩ. Chao ôi! Vừa là thi sĩ, vừa là thiền sư. Cái con
người thi sĩ lôi ông quay về cõi tục, cái con người thiền sư đẩy ông ra ngoài
cõi hư vô. Chữ “Xả” phải đâu ai cũng
hiểu?. Con người ông như bị chẻ làm đôi. Cái đau đớn khiến cho câu thơ trở nên
trúc trắc:
Chiều
tôi về
em
tô màu vàng ố
Màu
bụi đường khô quạnh bóng
trăng
Đường
ngã màu
bóng
trăng vò võ
Em
có chờ
rêu
sạm trong đêm?
Và câu thơ cuối cùng làm cho lòng ta thắt lại. “Rêu
sạm trong đêm”, mọi thứ chỉ có thể sạm đi dưới nắng mặt trời thiêu đốt. Chỉ có
em, bụi rêu bé nhỏ, lại sạm đi trong sự thiêu đốt lúc đêm về.
Lên
cao mãi
đường
mây khép chặt.
Để
xoi mòn
ảo
tượng thiên chân.
Ồ,
nguyệt quế!
trăng
mờ đôi mắt.
Ồ,
sao Em?
sao
ấn mãi cung đàn.
Giai
điệu cổ
thoáng
buồn
u
uất.
Xưa
yêu Em
xao
động trăng ngàn.
Tiếng đàn ấy cứ vang vọng mãi “Làm xói mòn” nhưng “ảo tượng thiên chân”. Còn gì đau đớn hơn một thân xác có hai con
người cùng trú ẩn?
Tôi đã tìm hiểu về cuộc đời ông và được biết ông
thuộc diện được chính quyền hiện nay liệt vào dạng “Bất đồng chính kiến”. Ông bị bắt và cầm tù nhiều năm và thậm chí đã
từng bị kết án tử hình nhưng trong thơ ông tuyệt nhiên không có sự hận thù. Ông
sợ và phải giấu kín sự thù hận của mình chăng? Tôi không nghĩ vậy. Một người đã
từ chối đơn xin ân xá và dõng dạc nói với nhà cầm quyền: “Không ai có quyền xét xử tôi, không ai có quyền ân xá tôi” thì
người ấy hẳn không biết sợ. Thơ ông không có sự thù hận vì trong ông không có
sự hận thù, chỉ có một chút gì đó nặng lòng với đất nước:
Ngoài
biên cương
Cây
cao chói đỏ
Chiến
binh già cổ mộ
Nắng
tắt chiến trường
Giọt
máu quạnh hơi sương.
Một nỗi hoài cảm mang mác, vô định. Nó vô định vì
trong cái hoài cảm này trong ông không có giới tuyến. Người chiến binh và ngôi
cổ mộ có thể là bất cứ của phía nào. Phía nào cũng gieo vào lòng ông một hoài
cảm mênh mông. Một chút tĩnh lặng để cho một ngọn cây vương màu đỏ của máu chói
lên trong ánh chiều tà. Trong ông không có địch ta. Cái “BI” trong ông đã xóa nhòa ranh giới. Phải chăng dưới chân phật tổ,
họ, những người đã chết vì chiến tranh tất cả đều là những chúng sinh lầm lạc?
Nhưng ông chưa phải là người đã bước ra ngoài tam giới. nên ông vẫn là một
thiền sư đất việt. Hai từ “Biên cương”
đã nói cho ta điều đó. Trong ông không có giới tuyến nhưng vẫn còn có biên
cương.
Đừng đọc thơ Tuệ Sĩ bằng cái đầu háo hức tìm kiếm
một chút gì mới lạ vì thơ ông không hề có cái đó.
Đừng đọc thơ Tuệ Sĩ bằng con tim cuồng nhiệt đắm
say vì thơ ông không có sự cuồng nhiệt mê dắm.
Thơ ông chỉ có sự tĩnh lặng. Hãy thả lỏng mình, từ từ đọc để cho sự tĩnh lặng ấy len lỏi vào trong hồn ta và ròi sẽ đến một lúc chính cái tĩnh lặng ấy lại làm cho hồn ta dậy sóng
Mời nhấp chuột đọc thêm:
- Các bài phê bình, cảm
nhận thơ0
- Các bài viết về Chuyện
làng văn0
- Đặng Xuân Xuyến - Cảm
nhận thơ văn 1l
- Đặng Xuân Xuyến - Cảm nhận thơ văn 2l
Mời nghe Đặng Xuân Xuyến đọc bài thơ VỀ ĐI EM:
*.
NGUYỄN THẾ DUYÊN
Địa chỉ: số nhà 19 ngõ
695 phố Bạch Đằng,
Chương Dương, Hoàn Kiếm,
Hà Nội.
.............................................................................................................
- Cập nhật theo nguyên
bản từ email tác giả gửi ngày 21.09.2023.
- Ảnh dùng minh họa cho
bài viết được sưu tầm từ nguồn: internet.
- Bài viết không thể hiện quan điểm của trang Đặng Xuân Xuyến
- Vui lòng ghi rõ nguồn dangxuanxuyen.blogspot.com khi trích đăng lại.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét