TÌM ĐƯỜNG VÀO GIA ĐỊNH
*
Đáng kinh ngạc trước
tầm viễn kiến lịch sử của một sĩ phu Bắc hà: Nguyễn Du tìm đường vào Gia
Định để theo phò Nguyễn Ánh!
Ắt nhiều người trong
quí bạn sẽ phải bất ngờ, vâng, NGUYỄN DU - mà hậu thế biết tới ông là một đại
thi hào - đã không chịu bị “trói” trong nếp nghĩ thủ cựu như phần đông sĩ phu
Bắc hà.
I/ MỘT QUYẾT ĐỊNH DŨNG
CẢM!
Nguyễn Du (阮 攸), sinh năm 1766 tại
Tiên Điền, Nghi Xuân thuộc Hà Tĩnh. Thân phụ của ông là Nguyễn Nghiễm làm quan
đến chức Đại tư đồ (Tể tướng) của triều đình Thăng Long! Chưa kể hai người anh
của Nguyễn Du là Nguyễn Khản làm Thượng thư bộ Lại kiêm trấn thủ Hưng Hóa (Thái
Nguyên), và Nguyễn Điều làm Trấn thủ Sơn Tây.
Gia thế của Nguyễn Du,
như vậy, thuộc hàng danh gia vọng tộc, rạng rỡ quyền uy trong triều đình Thăng
Long.
Dưới thời Tây Sơn (sau
khi kết liễu triều đình Thăng Long vào mùa xuân Kỷ Dậu 1789), một người anh của
Nguyễn Du là Nguyễn Đề được làm thái sử Viện Cơ mật tại kinh đô Phú Xuân.
Chốn quan trường, với
mối liên hệ gia tộc, mở ra trước mắt Nguyễn Du.
NHƯNG vào năm Bính Thìn
(1796), Nguyễn Du tìm đường để vào tận Gia Định của miền Nam theo phò chúa
Nguyễn Phước Ánh 阮 福 暎 (sau này là vua Gia Long)! Chẳng may ông bị phát hiện, bị tống
vào nhà giam ở Nghệ An.
Đi theo Nguyễn Phước
Ánh trong Nam, dưới mắt nhìn của nhiều sĩ phu của Thăng Long, là đi theo ngụy
triều.
Đi theo Nguyễn Phước
Ánh, dưới mắt nhìn Tây Sơn, là đi theo giặc, theo kẻ thù. Bị bắt, có thể bị xử
tử.
Thời may Nguyễn Du chỉ
bị nằm khám, sau đó ông được thả, buộc trở về quê nhà Tiên Điền.
Tại sao một sĩ phu Bắc
hà như NGUYỄN DU không chịu theo phò nhà Tây Sơn đang thời làm mưa làm gió? Tại
sao ông không chịu uốn mình như phần đông trí thức ngoài Bắc để đua chen bổng
lộc nơi chốn đô hội Thăng Long?
II/ KHÔNG CHẤP NHẬN “ĂN
MÀY DĨ VÃNG”
Lúc Nguyễn Du mạo hiểm,
đánh cược sinh mệnh của ông cho một sự chọn lựa chánh trị - năm 1796, bấy giờ
vua Quang Toản nắm ngôi (sau khi thân phụ là Hoàng đế Quang Trung tạ thế 1792).
Uy danh của nhà Tây Sơn lên cao sau đại thắng quân Thanh.
Tuy nhiên, tài năng và
công trạng là bởi Quang Trung, hậu duệ không thể dựa vào đó để “ăn mày dĩ
vãng”!
Mang danh kẻ sĩ thì lại
càng không thể ngoái mắt nhìn trở ngược quá khứ để biện chính cho vai trò chính
quyền đương thời. Tầm nhìn của nguyên thủ (ở đây là vua Quang Toản) có đáng để
cho giới sĩ phu đổ công đổ sức hậu thuẫn hay không.
III/ TẦM VIỄN KIẾN LỊCH
SỬ ĐÁNG NỂ CỦA NGUYỄN DU
Giữa lúc nhiều trí thức
xênh xang áo mão làm quan, Nguyễn Du - kẻ sĩ “ưu thời mẫn thế” - đã nhìn thấy
tương lai của nước Việt sẽ nằm nơi minh chủ Nguyễn Ánh. Quả nhiên, sau này,
Nguyễn Ánh thâu tóm giang san về một mối, lập ra quốc gia mang tên mới là: VIỆT
NAM!
Vào thời điểm 1796 khi
Nguyễn Du tìm đường vào Nam, ông và giới trí thức đều đã biết đến một sự kiện
trước đó hơn mươi năm (năm 1784): Nguyễn Ánh cầu viện vua Xiêm La cử Chiêu
Tăng, Chiêu Sương đem 2 vạn thủy quân vào trợ giúp.
Giới quan lại của Thăng
Long kết án Nguyễn Ánh đi nhờ ngoại viện nơi Xiêm La. Mỉa mai thay, chính triều
đình Thăng Long chớ không ai khác từng rước 2 vạn quân Thanh.
Rước Tàu, phò Tàu mà
“cao đạo” được với ai, vênh vang cái giống gì - ngoài cái trò lừa bịp!
Trong tranh chấp võ
lực, việc liên minh/viện trợ ra sao, lúc nào... thuộc về kế sách nằm lòng của
kẻ cầm quân, chẳng phải thời hiện nay, thời xưa cũng vậy. Như có lúc Nguyễn Ánh
liên minh với Xiêm La (nay gọi Thái Lan), để đương đầu Tây Sơn liên minh với
Chân Lạp (nay gọi Cambodia).
Cái chính yếu là một
khi thành công, sự liên minh đó có phải trả cái giá đắt cho nền độc lập hay
không. Người lãnh đạo giỏi là họ biết “hóa giải” ân đền oán trả, đồng thời giữ
gìn được nền độc lập.
Nguyễn Ánh chỉ cậy Xiêm
La một lần duy nhứt, vì ông nhận ra quân Xiêm làm nhiều điều xằng bậy với dân
chúng ở miền Nam. Thành thử khi vua Xiêm có ý định cho mượn quân lần nữa, vào
năm 1786, NHƯNG Nguyễn Ánh nhứt quyết từ chối (chớ nếu có dụng tâm “cõng rắn
cắn gà nhà” thì dại gì không mượn tay Xiêm).
Năm 1787, Nguyễn Ánh
cùng tùy tùng đã lẳng lặng rời khỏi Xiêm La, trở về châu thổ đồng bằng sông Cửu
Long để tìm cách phục hồi cơ nghiệp tiền nhân (9 đời Chúa Nguyễn dựng xây Đàng
Trong).
Nguyễn Du đã có thời
gian để nghiền ngẫm về quá trình xây dựng Gia Định của Nguyễn Ánh:
Chỉ trong mấy năm ngắn
ngủi, từ năm 1789, Nguyễn Ánh đưa ra những chính sách cải cách nông nghiệp -
như “ngụ binh ư nông”, những mảnh đất khẩn hoang được miễn thuế trong ba năm
đầu... khiến cho sản xuất lúa gạo ở đồng bằng Cửu Long tăng cao sản lượng.
Thêm vào đó, chính sách
“tự trị” trong phạm vi hẹp cũng được Nguyễn Ánh khuyến khích: chức “Lâm ngũ
quan” trong cộng đồng người Hoa, “Ốc Nha” trong cộng đồng người Khmer đều do
người Hoa, Khmer cai quản.
Dân chúng miền Nam hậu
thuẫn cho Nguyễn Ánh ngày càng nhiều hơn, là bởi một số chính sách nêu trên.
Tương lai được nhìn
thấy trên “vầng trán” Gia Định. Và, do vậy, Nguyễn Ánh xứng đáng trở thành minh
chủ để Nguyễn Du - một kẻ sĩ Hà Tĩnh - hậu thuẫn.
IV/
Hoàng đế Gia Long mến
tài và kính trọng: năm Ất Sửu (1805) nhà vua mời Nguyễn Du làm Đông các đại học
sĩ, nhậm chức ở kinh đô Phú Xuân.
Năm Quý Dậu (1813),
Nguyễn Du được thăng Cần chánh điện học sĩ, và được cử làm chánh sứ sang nhà
Thanh.
NGUYỄN DU không chỉ là
một trí thức trong thơ ca, mà ông còn là một trí thức trong ngành giáo dục, một
trí thức lịch lãm trong ngành ngoại giao.
Mời nhấp chuột đọc thêm:
- Các bài viết của (về) tác giả Trần Quỳnh
Nga0
- Các bài viết về Chuyện làng văn0
- Đặng Xuân Xuyến - Cảm nhận thơ văn 1l
- Đặng Xuân Xuyến - Cảm nhận thơ văn 2l
- Bạn đọc cảm nhận về một số tác phẩm
của Đặng Xuân Xuyếnl
Mời nghe Đặng Xuân Xuyến
đọc bài thơ TIỆC RƯỢU TRONG MƠ:
Ngô
Thanh Tuấn giới thiệu
Tác giả: Nguyễn
Chương - nguồn: namkyluctinh
Ảnh minh họa sưu tầm từ
nguồn: internet
Bài viết là quan điểm riêng của các tác giả.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét