XIN CHIA SẺ VỚI
NHỮNG AI
KHÓ CHỊU, ĐAU ĐẦU
VÌ THƠ HIỆN ĐẠI
(Trao đổi với chị Vũ
Thị Hương Mai)
Tôi không có vinh dự quen biết các văn thi sĩ và học giả, vì văn
thơ mênh mông tràn lan trên mạng, mà cuộc sống thì có nhiều thứ phải chạy đua
với nó. Nhưng nhờ chị, hôm nay tôi được đọc anh Đặng Xuân Xuyến. Hẳn anh ấy là
người có chuyên môn. Tôi thì thường vô tình đọc được bài viết cụ thể nào đó,
rồi nếu quan tâm thì tôi bình luận hoặc viết bài cụ thể theo cảm nhận riêng chứ
không dày công nghiên cứu như anh ấy. Cám ơn chị, có thời gian, tôi vẫn sẽ tiếp
tục đọc Đặng Xuân Xuyến.
Riêng bài chị gởi, tôi thấy anh Đặng Xuân Xuyến viết rất hay về
nhà thơ Khét. Không biết chị hiểu thế nào chứ anh ấy rất công tâm khi bàn về
thơ của Khét. Tôi thu hoạch được 3 vấn đề chính trong bài bình luận của anh ấy.
https://www.facebook.com/photo/?fbid=2375092039310991&set=a.2049176331902565
1. Đặng Xuân Xuyến nhận định thơ của Khét là loại thơ “có khá nhiều câu lan man dài dòng diễn giải
như văn nói, hoặc tối nghĩa hoặc khó hiểu và khó cảm, khiến người đọc như ú ớ
đi trong mê lộ chữ nghĩa nhảy nhót điệu đà….”.
Và Đặng Xuân Xuyến trích dẫn những câu thơ mà anh ấy cho là rất
mê lộ của Khét.
2. Đặng Xuân Xuyến trao đổi về cảm nhận của chị Vũ Thị Hương Mai
đối với thơ Khét.
Anh chỉ ra những chỗ mà chị Hương Mai còn áp đặt và nhiều cảm
tính. Xin trích dẫn lập luận của anh Đặng Xuân Xuyến:
- Comment đầu tiên của chị Vũ Thị Hương Mai:
"Câu “Bụt / tuốt sợi
rơm vàng, ngồi khóc để con diều ăn gió / ăn hết những yêu thương” đọc nghe rất
ngô nghê, cũ không ra cũ, mới không ra mới, giả tạo cảm xúc và màu mè làm dáng.
Đừng nói đây là câu thơ chứa nhiều ẩn dụ phải thật suy tư mới tìm ra nghĩa bóng
núp trong thơ như cách nói ngụy biện, bao che cho những cách làm mới thơ để phá
tiếng Việt của các giọng thơ cùng đẳng cấp với "Mẹ tôi chửi kẻ trộm".
Đây không phải là câu thơ “khó hiểu” mà là câu nói lung tung, rất tối nghĩa."
- Đặng Xuân Xuyến:
Tôi cũng không thích
thơ kiểu hình thức diễn giải nhưng vì quý nhau mà gắng đọc, gắng đánh vật với câu
chữ rắc rối cố tạo bí hiểm của dòng thơ "hậu hiện đại" nhưng tác giả
Vũ Thị Hương Mai cho rằng: "Câu “Bụt / tuốt sợi rơm vàng, ngồi khóc để con
diều ăn gió / ăn hết những yêu thương” đọc nghe rất ngô nghê, cũ không ra cũ,
mới không ra mới, giả tạo cảm xúc và màu mè làm dáng. .... là câu nói lung
tung, rất tối nghĩa." thì chưa công bằng (THÌ CHƯA CÔNG BẰNG) với nhà thơ
Trần Đức Tín bởi "Ông Bụt" nhắc đến trong bài thơ LẠC Không phải là
ông Bụt trong truyện cổ tích mà Tín (Khét) chỉ mượn hình ảnh "ông
Bụt" để nói chuyện đời, chuyện niềm tin bị dẫn dắt, lừa dối trong xã hội
hiện đại như tôi đã viết trong bài ""Lạc" của Trần Đức
Tín":
""Bụt"
trong truyện cổ tích là một ông Tiên có phép nhiệm màu luôn chớ che, bảo vệ,
luôn đem đến những yêu thương, hạnh phúc cho con người còn "Bụt"
trong "Lạc" của Khét lại là một ông Bụt “trơ vơ”, bất lực “tuốt sợi
rơm vàng, ngồi khóc để con diều ăn gió”, "ăn hết những yêu
thương."... Phép nhiệm màu của Bụt, của ông Tiên trong niềm tin ngàn đời của
người dân Việt đã bất lực trước sự hoành hành đang chiếm thế thương phong của
cái ác.
- comment khác của tác giả Vũ Thị Hương Mai:
"Lại còn cái câu
"thèm lời à ơi, câu chuyện bà kể dù cổ tích không thiêng" rất phản
cảm. Xưa tới nay, những câu chuyện cổ tích có giá trị rất lớn trong việc vun
đắp ước mơ, giáo dưỡng nhân cách tốt đẹp cho trẻ em vậy mà "nhà thơ cách
tân" Trần Đức Tín, nghe đâu còn từng làm thầy giáo, viết câu thơ nhổ toẹt
vào văn hoá của nhân loại, vậy mà anh cũng tán được. (...)
Đặng Xuân Xuyến:
Em không hiểu loại thơ
vớ vẩn này mà cũng được báo chí lăng xê." thì có lẽ cũng vì không thích
dòng thơ "hậu hiện đại" (VÌ KHÔNG THÍCH) mà chị trách cứ Khét chăng?!
Chuyện "cổ tích" trong "Lạc" là Khét "mượn" để
nói về niềm tin vào cuộc sống, vào tương lai tươi đẹp của con người ở xã hội
hiện tại là thứ "bánh vẽ" bị đánh tráo, cướp đoạt... nên tôi viết:
"Khét viết tiếp ước mơ của "những đứa trẻ" tự bỏ nhà "đi
hoang": "thèm lời à ơi, câu chuyện bà kể" bằng tiếp tục ý thức
tự đánh lừa niềm tin vì đã biết "dù cổ tích không thiêng", vẫn cố bấu
víu vào hy vọng huyễn hoặc sẽ có được chút phép nhiệm màu của những câu chuyện
"cổ tích" để có được cuộc sống bình thường với “mẹ”, với Quê
hương...."
3. Đặng Xuân Xuyến cho biết anh rất thích (RẤT THÍCH) những câu
thơ, bài thơ của Khét hồi nhà thơ còn chân ướt chân ráo từ Cà Mau về nhập cư
đất Sài Gòn: “Nhưng thật tiếc đấy lại là
những bài thơ Khét viết từ những năm Khét chưa được xướng tên trong cuộc thi
thơ của báo Văn Nghệ của hội nhà văn Việt Nam”
Và Đăng Xuân Xuyến trích dẫn những câu thơ hay của Khét (thơ tự
do)
Như vậy, quả thật, những nhận định trên của Đặng Xuân Xuyến có
tinh tế và từ tốn, khác biệt với ngôn ngữ chày cối, dùi đục lỗ tai của Đỗ
Hoàng. Nhưng chị Hương Mai có lưu ý rằng một số cảm nhận của chị về thơ Khét có
phần áp đặt, cảm tính hay không, nếu không nói là chưa trúng vấn đề?
Về phía tác giả Đặng Xuân Xuyến, tất cả những gì anh khen chê
Khét, chủ yếu là về ngôn từ (một nét trong nghệ thuật) và đặc biệt là NỘI DUNG
bài thơ, chứ không phải THỂ THƠ:
+ Bằng chứng thứ nhất, là vẫn thể thơ tự do, nhưng Khét đã có
những câu thơ đi vào lòng Đặng Xuân Xuyến. Cộng với những câu thơ của Khét có
nội dung rất sắc mà chị Vũ Thị Hương Mai còn khắt khe, chưa rộng mở để cảm
nhận.
+ Lập luận thứ hai của Đặng Xuân Xuyến khi chê thơ Khét cũng là về
nội dung và cách thể hiện của tác giả làm thơ: “Có lẽ không làm chủ được cảm xúc hay không có cảm xúc hoặc cảm xúc chưa
tới nên thơ của Trần Đức Tín nhạt và hời hợt… “, “… thơ của Khét luôn phản chiếu những hình ảnh tiêu cực của tâm thế tự ti,
bạc nhược của kẻ thất bại trong cuộc đời”, “Đó có thể là lối sống giả dối, tệ bạc, “biến thái trong tâm hồn, trong
văn hóa” của Khét (Khét, có khi ta tự sinh ra mình - Ngô Đức Hành), của một số
cá thể trong cộng đồng người Việt nhưng nhà thơ Trần Đức Tín không nên viết
những câu miệt thị, xúc phạm người Việt Nam như thế vì những biến thái đấy
không phải là đại diện cho tâm hồn, văn hóa của đại đa số người Việt!”.
Tức là Đặng Xuân Xuyến phán xét về NỘI DUNG hoặc NGÔN TỪ thể
hiện nội dung. Ở đây, tôi không bàn thơ của Khét đúng sai, hay dở vì chưa đọc
thì không tùy tiện phát ngôn, tôi chỉ dựa trên những gì Đặng Xuân Xuyến trình
bày mà đúc kết những điểm cơ bản. Cá nhân tôi chỉ mạo muội bổ sung vài ý nhỏ:
1. Đạo thơ, đạo ý là đáng xấu hổ nhưng một số trường hợp có thể
là trùng hợp hoặc không tránh khỏi, nhất là về ý. Vì hiện thực, kinh nghiệm
cuộc sống tích lũy trong tim óc mỗi người có thể khác, cũng có thể giống nhau.
Tuy nhiên, chỉ có thể chấp nhận khoảng dưới 50% trùng hợp chứ nếu xác suất cao
hơn thì tự nhiên tác phẩm đó không được tôn trọng, sẽ không hấp dẫn nữa, khi
“tư tưởng lớn” trước đó đã có người khai phá.
2. Thơ là cảm xúc cá nhân, không thể buộc người sáng tác phải
theo ý bạn. Nếu con người Khét tự ti, mặc cảm, thất bại hay bất kỳ tâm sự nào
đó thì anh ấy đều có thể giãi bày tâm sự của mình qua thơ. Tiếp nhận như thế
nào là tùy thế giới quan, nhân sinh quan, trình độ, sở thích của người đọc. Bạn
thích nhưng người khác không thích, bạn thấy dở nhưng người khác thấy hay và
ngược lại.
Tóm lại, thể thơ tự do là một thể thơ được công nhận từ lâu rồi.
Lời cuối, sáng tác và cảm nhận thơ tự do như thế nào tùy thuộc
thế giới quan, nhân sinh quan, năng khiếu, sở thích… đặc biệt là trình độ của
người sáng tác hoặc người đọc. Tôi nhớ lịch sử văn học đã từng có những cuộc bút
chiến giữa cũ và mới, nhưng như người ta nói, tôi không nhớ rõ, đại khái: Khi
mọi người xôn xao tranh cãi ẩu đả kịch liệt đến "sứt đầu mẻ trán",
thì Thế Lữ xuất hiện như một ngôi sao sáng. Không bàn luận, không bút chiến, mà
chỉ bằng một bài thơ, Thế Lữ đã đem lại chiến thắng cho thớ Mới! Kiệt tác NHỚ
RỪNG!
Rất cám ơn chị Vũ Thị Hương Mai đã cho tôi đọc được bài viết hay
của Đặng Xuân Xuyến.
----------
Mời nhấp chuột đọc thêm:
- Thế thái nhân
tình qua thơ Đặng Xuân Xuyếnl
- “Tưng tửng” 7
chuyện cùng Nguyễn Đăng Hànhl
- Bạn đọc cảm nhận
bài thơ “Quê Nghèo” của Đặng Xuân Xuyếnl
- Bạn đọc cảm nhận
về một số tác phẩm của Đặng Xuân Xuyếnl
- Đặng Xuân Xuyến
- Cảm nhận thơ văn 1l
- Đặng Xuân Xuyến
- Cảm nhận thơ văn 2l
- Hôn quân Lưu Tử
Nghiệp và vai diễn của Trương Dật Kiệtl
- Vài cảm nhận khi
xem phim BỐ GIÀ (web drama) của Trấn Thànhl
Mời nghe nhạc phẩm THƯƠNG CA TIẾNG VIỆT
của Đức Trí, Hà Quang Minh, qua tiếng hát Mỹ Tâm:
Nguyễn Đình Văn giới thiệu
Tác giả: Minh Nhiên - Nguồn: facebook
Ảnh minh họa sưu tầm từ nguồn: internet
Bài viết là quan điểm riêng của các tác giả.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét