QUÊ NGHÈO - LÀNG VŨ
ĐẠI
NGÀY ẤY,... BÂY GIỜ
QUÊ NGHÈO
.
Quê tôi nghèo lắm
Vẫn lác đác nhà tranh
Vẫn tiếng thở dài những
chiều giáp hạt
Vẫn bát cơm chan mồ hôi
mặn chát
Cha cả đời lam lũ
Mẹ một đời chắt chiu
Khoai sắn vẫn len vào
giấc ngủ
Tuổi thơ tôi đói ngủ
Thương cánh cò bấu bíu
lời ru.
.
Quê tôi nghèo lắm
Phiên chợ còn èo ợt
nghèo hơn
Dăm ba nải chuối
Vài mớ rau tươi
Mẹt sắn, mẹt ngô
Í ới mời chào cao hơn
mời cỗ
Lèo tèo dăm người bán
Lẻ tẻ mấy người mua
Ế bán
Chán mua
Phiên chợ quê xác xơ
già cỗi.
.
Quê tôi nghèo lắm
Lũ trẻ gầy như con cá
mắm
Lũ trai mặt mũi mốc meo
Gặm nhấm nỗi đau nghèo
khó
Nơm nớp âu lo đời như
chiếu bạc
Thương con cò con vạc
Mỏi cổ chồn chân trên
đồng đất của mình.
.
Quê tôi nghèo lắm
Nước mắt rơi từ thời
chị Dậu
Tiếng oan khiên từ thời
Giáo Thứ
Âm ỉ bủa quanh
Bám đeo đặc quánh
Chiếc cổng làng dựng
lên thật đẹp
Sừng sững bê tông cốt
thép
Ngạo nghễ tượng đài
Ngạo nghễ trần ai
Chiếc cổng làng thành
tai hại
Giam hãm đời người
Tù túng giấc mơ.
.
Quê tôi nghèo
Nghèo cả giấc mơ...
*.
Hưng Yên, chiều 29 tháng 12 năm 2014
ĐẶNG XUÂN XUYẾN
----------------------
Tình cờ, lại tình cờ, chứ tôi ngại đọc thơ văn, bởi thơ văn bây
giờ nhiều quá, phong phú quá. May đây là một thơ tương đối dễ đọc. Tác giả viết
về một miền quê (có lẽ là Hưng Yên), mà khiến tôi giật mình. Bài thơ cũng mới
viết, mới đăng gần đây thôi, 2014- 2019, tác giả tuổi đời nhìn cũng trẻ. Vậy mà
vẫn còn đó những làng quê nghèo đến vậy, những câu thơ buồn đến vậy.
“Quê tôi nghèo lắm”
lặp đi lặp lại ở đầu mỗi khổ thơ kèm theo những hình ảnh buồn thảm: lác đác nhà
tranh; tiếng thở dài; bát cơm chan mồ hôi; những đứa trẻ gầy ốm mốc meo; những
lam lũ, chắt chiu, thèm thuồng khoai sắn trong giấc mơ, giấc ngủ… Phiên chợ quê
khiến liên tưởng cảnh họp chợ hắt hiu ở một làng hẻo lánh miền núi: Dăm ba, vài
mớ, lèo tèo, lẻ tẻ mẹt ngô, mẹt sắn…
Bài thơ tạo được sự đồng cảm của hàng ngàn độc giả. Không ít
những lời bình (hẳn của người cao tuổi) cảm nhận rằng bài thơ gợi nhớ về quá
khứ rất xa của làng quê mình. Đó chính là vấn đề!
Nhớ hồi còn đi học, đọc Ngô Tất Tố, Nam Cao… tôi đã nghĩ tác giả
cường điệu, ai lại ăn dãi khoai, rau má, sung luộc thay cơm, ăn cơm chung với
chó, tự tử bằng bả chó… Nhưng càng lớn lên, qua thực tiễn hay tin tức trên các
phương tiện truyền thông, tôi tin những cảnh đời đó là có thật. Gần đây nhất là
khi xem kênh Chao Vbog. Đúng là thực tế còn rất nhiều người nghèo bền vững. Đã
đành thời đại nào, xã hội nào cũng có người nghèo. Nhưng tính từ thời chị Dậu,
giáo Thứ đến nay là trải qua hai thế kỷ, trải qua mấy cuộc giải phóng, bao cuộc
cải cách thế mà vẫn còn đó những cảnh đời nghèo đến “oan khiên”, đến “đặc quánh”
như người nghèo thế kỷ 19 thì thật bi đát!
Về nghệ thuật, thể thơ là thơ mới, nhưng thi liệu không mới. Vần
điệu mượt mà kết hợp với những chi tiết hình ảnh quen thuộc như ca dao: “đồng đất”, “con cò”, “con vạc”…
Tôi chắc chắn tác giả là một người trẻ có nhận thức rất sâu về
thời đại và kỹ năng tinh tế về thi ca. Anh muốn gởi gắm một thông điệp rất thời
sự qua hình ảnh làng quê đói nghèo, cũ kỹ. Có lẽ anh mượn những âm điệu, hình
ảnh ước lệ cổ xưa không chỉ để nói đến cái nghèo vật chất, mà chủ yếu nhấn mạnh
cái nghèo nàn, bảo thủ về tinh thần, về tư tưởng! Thời buổi mà cổng làng đã có
tượng đài bê tông cốt thép mà dân làng vẫn nghèo, vẫn “bấu víu lời ru”, trong khi phiên chợ quê đã “xác xơ già cỗi”.
Cái tượng đài nghìn tỉ chặn lối cổng làng là tảng bê tông sừng
sững, ngạo nghễ đè nặng, trói chặt cuộc đời, tư tưởng, số phần của họ. Cho nên
dân của làng chưa khá lên được, giấc mơ không vượt qua nổi cái “cổng làng” ngày một tham lam, kiên cố,
bảo thủ.
Cám ơn tác giả với bài thơ hay.
----------
Mời nhấp chuột đọc thêm:
- Thế thái nhân
tình qua thơ Đặng Xuân Xuyếnl
- “Tưng tửng” 7
chuyện cùng Nguyễn Đăng Hànhl
- Bạn đọc cảm nhận
bài thơ “Quê Nghèo” của Đặng Xuân Xuyếnl
- Bạn đọc cảm nhận
về một số tác phẩm của Đặng Xuân Xuyếnl
- Đặng Xuân Xuyến
- Cảm nhận thơ văn 1l
- Đặng Xuân Xuyến
- Cảm nhận thơ văn 2l
- Hôn quân Lưu Tử
Nghiệp và vai diễn của Trương Dật Kiệtl
- Vài cảm nhận khi
xem phim BỐ GIÀ (web drama) của Trấn Thànhl
Mời nghe Đặng Xuân Xuyến đọc bài thơ HỒN QUÊ
Mời nghe Đặng Xuân Xuyến đọc bài thơ QUÊ NGHÈO:
Nguyễn Đình Văn giới thiệu
Tác giả: Minh Nhiên - Nguồn: facebook
Ảnh: Cổng làng Đá Nguồn: Đặng Xuân Xuyến
Bài viết là quan điểm riêng của các tác giả.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét