NĂM TỴ NÓI CHUYỆN RẮN
Chuyện về rắn thì có thật nhiều, tỷ như chuyện nuôi rắn, bắt
rắn, ăn thịt rắn ngon hơn thịt gà. Rằng rắn được dùng ngâm rượu thuốc trị bịnh
nhức mỏi, hoặc mật rắn độc được dùng vào việc trị bách bịnh. Rắn còn là biểu
tượng cho ngành Y-Khoa. Hoặc chuyện có người tin rằng đi thi mà gặp rắn thì
hên; Chuyện vẽ rắn thêm chân, hoạc như câu chuyện nàng Nguyễn Thị Lộ, tì
thiếp của Nguyễn Trãi, nguyên kiếp trước là rắn hổ mang, đã bị người ta hại
chết cả ổ, nên hóa kiếp báo oán, như đã được nhắc ở trong văn học sử.
Chuyện kể rằng, vào năm Nhâm Tuất (1442), vua Lê Thái Tôn đi
tuần phươngĐông, duyệt võ ở Chí Linh, Hải Dương, nhân khi nhà vua ghé thăm chùa
Côn Sơn, nơi Nguyễn Trãi ở, thấy nàng tì thiếp của ông là Nguyễn Thị Lộ, nhan
sắc lộng lẫy, lại có tài văn chương nên nhà vua liền phong ngay cho chức Lễ
Nghi Học Sĩ, ngày đêm hầu cạnh nhà vua. Khi đến Đông tuần, xa giá vua Thái Tôn
đến vườn Lệ Chi, xãĐại Lai, Huyện Gia Định, hiện nay là Gia Bình, thình lình
nhà vua nhuốm bịnh sốt. Thi Lộ hầu hạ suốt đêm, rồi vua Lê Thái tôn mất. Các
quan hốt hoảng, vội vã bí mật phụng giá về Kinh, nửa đêm mới làm lễ phát tang.
Tất cả triều thần đều cho là Thị Lộ âm mưu giết vua, liền đem nàng giết chết.
Lại có nhiều người trước đây đố kỵ việc Nguyễn Trãi được Lê Thái Tổ trọng dụng,
đem lòng oán ghét, nhân cơ hội này vu cho ông là chủ mưu nên ông bị hại chết và
tru di cả ho. Mãi tới 22 năm sau, vua Lê Thánh Tôn mới xét lại vụ án, thấy
nhiều điểm hàm hồ, oan ức cho vị khai quốc công thần, liền truyền hủy bỏ án
trước, truy phục chức cho Nguyễn Trãi, con cháu ông được trọng dụng làm quan,
lại cấp tư điền để lo việc tế tự hàng năm. Riêng nàng Thị Lộ, nhiều người bàn
tán rằng: nàng là hóa thân của rắn hổ mang , có thù oán sâu nặng với vua Lê
Thái Tôn, đã tìm mà trả thù. Chỉ tội cho nguyễn Trãi, hết lòng yêu thương nàng,
đã vì nàng bị vạ lây.
Câu chuyện thứ hai mà tôi sắp kể là chuyện "Vẽ Rắn
Thêm Chân".
"Vẽ Rắn Thêm Chân" tức "Họa Xà Thêm Túc" là
thành ngữ, được trích trong điển tích (xuất xứ từ sách Quốc sách). Chuyện kể
rằng: Có một người nước Sở tặng cho những người giữ nhà một chai rượu. Mấy
người nầy thương lượng với nhau: Rượu thì ít quá, nếu mọi người uống thì chẳng
thấm tháp vào đâu.. còn nhường hết cho một người thì biết nhường cho ai.. Thôi
thì ta thi nhau lấy que vẽ hình một con rắn trên mặt đất này. Hễ ai vẽ nhanh
nhất thì được chai rượu. Mọi người đồng ý và bắt đầu vẽ. Một người kia vẽ rất
nhanh và đẹp, linh động.. vẽ xong anh ta nhìn chung quanh xem có ai vẽ được gì
chưa.. nhưng anh thấy chưa ai vẽ duược gì hết, anh ta vội chộp chai rượu.. tay
trái cầm chai rượu tay phải câm que vẽ tiếp, miệng khoe rằng: "Tôi vẽ xong
rồi nhá, bây giờ tôi chỉ vẽ thêm cho nó 4 cái chân nữa thôi". Vẽ vừa xong
thì một người khác đã giật ngay chai rượu của anh ta và nói lớn: "Mọi người
xem đây, tôi đã vẽ xong con rắn". Anh thứ nhất vội cãi lại: "Tôi đã
vẽ xong lâu lắm rồi mà.. còn dư thời giờ tôi vẽ thêm 4 chân nữa". Mọi
người đổ xô vào xem và cười ồ lên: "Đó đâu có phải là con rắn.. con rắn
làm gì có 4 chân".
Do đó, câu chuyện vẽ rắn 4 chân, hay "Họa Xà Thêm
Túc", được lưu truyền trong dân gian, để ám chỉ những người hay bày vẽ lôi
thôi, không hợp tình hợp lý.
Qua những câu chuyện về rắn, câu chuyện rắn biết trả ân, báo oán
mà tôi được nghe bà chị cả kể vào những ngày thơ ấu, là chuyện tôi thích thú
nhất, vẫn còn in sâu trong trí óc tôi.
Chị tôi kể rằng: ngày xửa ngày xưa, có bác tiều phu tên Dã
Tràng, ở tận trong rừng sâu, sống bằng nghề đốn củi và săn bắn. Trong nhà ngoài
một con chó và một con mèo, bác còn phu còn nuôi đôi rắn cụt đuôi. Một hôm đi
làm về, bác thấy có con rắn đực lạ đến gạ gẫm, chim chuột con rắn cái của bác.
Thấy thế bác giận sôi lên, giương cung bắn cho con rắn lạ kia một mũi tên để
trừng trị nó về cái tôi dâm đãng. Nhưng chẳng may, mũi tên kia bay lạc nhằm
ngay con rắn cái của bác, chết quay đơ. Việc này làm bác hối hận phiền não, tối
đến bác không tài nào chợp mắt ngủ được, cứ lảm nhảm tự trách rằng đã lỡ tay,
khi không hại chết con rắn cái yêu quí của bác. Bác không ngờ rằng con rắn đực
nằm rình ngay đưới gầm giường, nó tính chờ bác ngủ say sẽ cắn chết bác để trả
thù cho vợ nó. Nhưng khi nghe bác nói lảm nhảm tự trách mình, nó hiểu ra, vợ nó
chết chỉ vì rủi ro, kẻ đáng tội chính là con rắn đực lạ kia. Nó bỏ qua chuyện
lỡ tay của bác, không trả thù bác nữa. Trước khi bỏ đi, nó nhả tặng bác một
viên ngọc thật đẹp để đền ơn bác đã tử tế, ra tay nghĩa hiệp, thay nó trị tội
con rắn lạ dâm đãng kia. Khi con rắn bỏ đi rồi, bác thấy viên ngọc trông hay
hay, liền bỏ vào miệng ngậm, tức thì bác có thể nghe được tiếng nói của tất cả
các loài muông thú. Một hôm, có con quạ đến đậu trên cây đa trước ngõ bảo bác
rằng: ở ngoài sông có con trâu chết trôi, mang về mà làm thịt, nhớ dành cho nó
bộ lòng. Nghe nó nói vậy, bác chạy ra bờ sông xem thử, quả nhiên thấy có con
trâu chết đang trôi lềnh bềnh trên sông. Bác bèn kéo vô bờ làm thịt. Nhưng bác
quên khuấy đi lời dặn của con quạ. Mấy ngày sau con quạ đến, không thấy bác để
phần nó bộ lòng trâu, liền cất tiếng chửi bác ăn bẩn. Bác giận quá, bèn giương
cung bắn con quạ một mũi tên, nhưng mũi tên trật, không trúng nó. Con quạ trả
thù bác bằng cách tha mũi tên bắn trật của bác đem cắm lên một xác người trôi
sông. Khi quân lính phát hiện xác chết có mũi tên của bác, bèn bắt bác nộp cho
quan địa phương. Thế là bác bị buộc tội giết người. Trong khi ở tù, bác nghe
thấy kiến rủ nhau đi ăn trộm mật. Bác bèn nói cho quân lính đi báo quan để đậy
hũ mật lại. Một hôm khác, bác lại nghe thấy lũ chim sẽ kháo nhau rằng kho gạo
nhà quan có miếng ngói bể, chúng bèn rủ nhau đến đó ăn thóc. Bác tiều phu cũng
lại đem chuyện ấy thuật lại cho lính đại ca, đi trình quan cho người sửa lại
mái ngói lủng. Mấy lần lập được công như vậy, quan bèn gọi lên để hỏi tại sao
bác biết được chuyên kiến ăn cắp mật và chim ăn trộm thóc mà báo quan. Bác liền
nói rõ tự sự, từ việc con rắn tặng bác viên ngọc và chuyện con quạ giận mà giá
họa giết người cho bác thực ra sao. Quan Huyện hiểu chuyện bèn ra lệnh tha bổng
bác. Người con gái quan Huyện nghe chuyện viên ngọc thần diệu như thế muốn mượn
bác xem thử. Quả nhiên khi cô ta ngậm viên ngọc vào miệng, cô cũng nghe được
chim muông nói chuyện với nhau. Cô ta thích quá muốn mượn bác thêm ngày nữa.
Một hôm cô ta chơi thuyền trên sông, lỡ đánh rớt viên ngọc xuống sông, đàn cá
chép nuốt nhằm, vì chúng tưởng đồ ăn. Bác Dã Tràng tiếc ngơ tiếc ngẩn, bèn đem
câu truyện mất viên ngọc kể cho hai con chó và mèo nghe. Chúng liền chạy ra bờ
sông theo dõi những người làm nghề chài lưới, hòng tìm lại viên ngọc cho chủ.
Con mèo ngày nào cũng quanh quẩn trên thuyền của người đánh cá. Thấy nó quấn
quít dễ thương nên chủ thuyền thường cho nó ăn. Một hôm, người thuyền chài lưới
được con cá chép đã nuốt viên ngọc, Khi làm thịt cá, cho con mèo bộ lòng. Con
mèo ăn trúng viên ngọc đó, nó bèn nhảy thót lên bờ, vội chạy về đưa viên ngọc
cho chủ nó. Con chó, vì cũng muốn lạp với chủ, nên đã rượt theo con mèo, để
dành lại viên ngọc, nhưng không kịp. Dã Tràng, tức bác tiều phu, được con mèo
kiếm lại cho bác viên ngọc nên mừng lắm, bác thưởng cho nó ăn cơm trước. Thế là
từ đó, mèo nhà ta ngày nào cũng được ăn cơm trước, khiến con chó tức tối, sinh
lòng ghen ghét. Chúng nó chạo nhau hoài mỗi ngày cũng là vì chuyện này.
Sau này, nghe đâu cũng tại vì tụi chó mèo hay sinh sự với nhau,
nên một ngày kia chúng đã lỡ đánh rớt viên ngọc của chủ chúng xuống sông. Bác
Dã Tràng tiếc ngẩn ngơ, suốt ngày lo tát nước khúc sông trước nhà mong tìm lại
viên ngọc, nhưng đã! hoài công, bác chẳng bao giờ tìm thấy viên ngọc quí đó
nữa.
Mời nhấp chuột đọc thêm:
- Các bài viết về
khoa Phong Thủy0
- Các bài viết về
khoa Tướng thuật0
- Đặng Xuân Xuyến
- Cảm nhận thơ văn 1l
- Đặng Xuân Xuyến
- Cảm nhận thơ văn 2l
Mời nghe nhạc phẩm NGÀY TẾT QUÊ EM
của Từ Huy, qua tiếng hát Hồ Ngọc Hà:
Đinh Như Quang giới thiệu
Tác giả: Nhật Vũ
- nguồn: honque.com
Ảnh minh họa sưu tầm từ nguồn:
internet
Bài viết là quan điểm riêng của các tác giả.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét