TRIỆU ĐÀ VÀ NƯỚC NAM VIỆT
*
Tuy là chuyện của quá
khứ nhưng lịch sử luôn gắn bó mật thiết với cuộc sống hiện tại. Những nhận thức
và quyết định không thỏa đáng về lịch sử đưa tới những di họa khó lường.
Những ai quan tâm tới
lịch sử dân tộc Việt đều biết rằng, khi nhà Tần diệt nước Thục, giết vua và
thái tử Thục ở núi Bách Lộc năm 316 TCN, Thục Chế cùng di duệ nhà Thục chạy
xuống tá túc trên đất của vua Hùng. Nhiều lần Chế tấn công Hùng Duệ Vương nhưng
không thành, tới đời con ông là Thục Phán đã diệt vua Hùng, lập nước Âu Lạc.
Năm 257 TCN, Triệu Đà
vua nước Nam Việt diệt An Dương Vương, sáp nhập Âu Lạc vào Nam Việt. Quốc sử
của ta, từ đời Nguyễn về trước, đều ghi nhận Âu Lạc và Nam Việt là nhà nước
chính thống của người Việt. An Dương Vương và Triệu Vũ Đế đều được ghi công
lớn. Không những thế, Triệu Đà còn được suy tôn là vị vua mở đầu của lịch sử
đất nước. Tuy nhiên, giới sử gia miền Bắc vào thập niên 1960 phán quyết rằng
Triệu Đà là ngoại xâm nên bỏ Kỷ nhà Triệu khỏi chính sử.
Từ đó tới nay, trong dư
luận xã hội cũng như học giới có nhiều ý kiến không đồng tình với việc làm
trên, đưa ra nhiều bằng chứng cùng luận cứ cho thấy nhà Triệu là nhà nước của
người Việt. Bản thân người viết cũng hơn một lần lên tiếng về việc này. Nay xin
trình bày những di hại của việc trục xuất nhà Triệu khỏi chính sử.
Truyền thuyết cũng như
chính sử Việt Nam ghi rằng, Xích Quỷ là nhà nước đầu tiên tiên của người Việt
được thành lập năm 2879 TCN. Sau này, nhà nước Văn Lang của các Vua Hùng hình
thành trên cương vực của nước Xích Quỷ. Vào thời Chiến Quốc, nhà nước Văn Lang
tan rã, một số thủ lĩnh khu vực thành lập những nhà nước của người Việt như
Ngô, Việt, Sở… Tần Thủy Hoàng diệt nước Sở, sáp nhập đất đai cùng dân cư nước
Văn Lang cũ vào đế chế Tần. Khi nhà Tần sụp đổ, Triệu Đà, một viên huyện lệnh
người Việt đã lãnh đạo dân Việt phía nam Dương Tử lập nước Nam Việt. Việc Nam
Việt diệt An Dương Vương, sáp nhập Âu Lạc vào mình, về bản chất lịch sử không
khác gì việc Quang Trung diệt nhà Lê Trịnh để lập Đại Việt thống nhất bao gồm
cả vùng đất phía Nam. Dù gì đi nữa, cũng không thể bác bỏ sự thật là, trong một
thế kỷ tồn tại, Nam Việt là cái cầu, là sợi dây nhau cuối cùng kết nối Việt Nam
với quá khứ của đại tộc Việt.
Vì vậy, việc trục xuất
nhà Triệu khỏi sử Việt đưa tới những hệ lụy nghiêm trọng sau:
Tước bỏ tư cách thừa kế
của người Việt Nam với quá khứ của đại tộc Việt. Từ những phát hiện của di
truyền học đầu thế kỷ XXI cho thấy, người Việt không chỉ sinh sống lâu đời ở
Nam Dương Tử mà hàng vạn năm trước là chủ nhân của đất Trung Hoa. Trên đất này,
đại tộc Việt đã làm nên những nền văn hóa rực rỡ.
Tước bỏ vai trò chủ
nhân Việt đối với ngôn ngữ gốc mà người Trung Hoa đang sử dụng hiện nay. Trong
tám phương ngữ được xác định trên đất Trung Hoa thì tiếng Việt Quảng Đông được
coi là ngôn ngữ gốc. Trong khi đó, nguồn cội của ngôn ngữ Quảng Đông chính là
ngôn ngữ vùng Nghệ An, Hà Tĩnh, trung tâm của người Việt khoảng 15.000 năm
trước.
Tước bỏ vai trò sáng
tạo chữ Giáp cốt của người Việt. Chữ Giáp cốt được phát hiện đầu tiên vào thời
nhà Ân ở Hà Nam. Nhưng khảo cổ học xác định rằng tại văn hóa Giả Hồ 9000 năm
trước đã có ký tự hình vẽ trên yếm rùa. Cuối năm 2011, tại di chỉ Cảm Tang tỉnh
Quảng Tây phát hiện ký tự tượng hình khắc trên xẻng đá có tuổi 4000 tới 6000 năm
trước. Những ký tự kiểu Giáp cốt này xuất hiện trước khi người Hoa Hạ ra đời.
Do vậy nó hoàn toàn là sản phẩm sáng tạo của người Vịệt.
Tước bỏ mối liên hệ
huyết thống và văn hóa với những bộ tộc người Việt đang sống trên đất Trung
Hoa. Những khám phá lịch sử cho thấy, trước cuộc xâm lăng của Tần Thủy Hoàng
thì phần lớn đất Trung Hoa do người Việt làm chủ: Thục và Ba phía tây nam; Ngô,
Sở, Việt ở trung tâm và phía đông; Văn Lang phía nam. Do cuộc xâm lăng của Tần
Thủy Hoàng, phần lớn đất đai và dân cư Việt bị sáp nhập vào đế chế Tần. Trong
phần đất bị chiếm, đại bộ phận người Việt bị Hán hóa. Tuy nhiên, có không ít
nhóm Việt không chịu đồng hóa, đã lui sâu vào cư trú trong vùng rừng núi. Lâu
dần, từ người Lạc Việt – tộc đa số trong dân cư- họ bị thiểu số hóa. Những nhóm
người như tộc Thủy, Bố Y ở Quý Châu vẫn giữ nhiều nét văn hóa Việt cổ, có thể
nói đó là nền văn hóa Việt hóa thạch. Nếu nghiên cứu văn hóa của những tộc
người bà con này, chắc chắn sẽ khám phá lại nhiều điều quý giá của văn hóa Việt
cổ. Đặc biệt tộc Thủy với 340.000 người vẫn giữ được sách Thủy (Thủy thư -水书) viết bằng chữ Thủy (Thủy tự), loại chữ tượng hình gần gũi Giáp
cốt văn nhưng hành văn theo cách nói xuôi của người Việt, một loại văn tự hóa
thạch sống, được Trung Quốc coi là bảo vật.
Mất quyền thừa kế với
truyền thống và văn hóa Nam Việt.
Sáp nhập đất đai và dân
cư Âu Lạc, Nam Việt thành quốc gia lớn trong khu vực. Trái với quan niệm phổ
biến cho đến nay là Triệu Đà dùng kế sách “nội đế ngoại vương” (bên trong xưng
đế nhưng đối với nhà Hán thì xưng vương), suốt đời mình, Triệu Đà xưng danh
hiệu Triệu Vũ Đế và cháu ông cũng xưng đế mà bằng chứng là chiếc ấn bằng vàng,
kich thước 310 x 310 mm (lớn hơn mọi con ấn của vua Hán) khắc bốn chữ Văn Đế
hành tỷ (文帝行璽) tìm thấy trong lăng mộ. Sau khi phát hiện lăng mộ Triệu Văn
Đế, người Trung Hoa đã lập khu trưng bày di tích này với khoảng 2500 hiện vật
đặc sắc, trong đó đại đa số là thuộc văn hóa Việt. Do coi đây là của người
Trung Hoa nên giới sử học Việt chưa hề có nghiên cứu nào về di chỉ quan trọng
này.
Để mất những mối liên
hệ trên, không chỉ là nỗi đau của người Việt Nam, dòng cuối cùng của Bách Việt
còn độc lập và giữ được cương thổ. Nguy hại hơn, nó cắt đứt mối liên hệ với quá
khứ, khiến cội nguồn, lịch sử và văn hóa Việt trở nên chông chênh trên không
chằng, dưới không rễ!
Từng có cuộc tranh biện
giữa học giả hai nước Trung Việt về trống đồng Vạn Gia Bá và Đông Sơn, cái nào
có trước? Do từ chối Nam Việt nên học giả Việt Nam bỏ mặt trận, thúc thủ lui về
biên giới Việt Nam hiện tại, để rồi cố sức một cách vô vọng cho rằng trống Đông
Sơn có trước! Nếu không tự từ bỏ Nam Việt, học giả Việt Nam có thể dõng dạc
tuyên bố: “Với công nghệ định tuổi đồ đồng hiện nay cùng tình trạng cổ vật khi
thu hồi, không thể định tuổi chính xác hai loại trống đồng trên. Tuy nhiên điều
này không thật có ý nghĩa vì trống Đông Sơn cũng như Vạn Gia Bá đều là sản phẩm
sáng tạo của người Lạc Việt, tổ tiên chúng tôi trên đất đai mênh mông của người
Lạc Việt từ nam Dương Tử tới miền Trung Việt Nam, ở thiên niên kỷ thứ nhất trước
Công nguyên!”
Tuy là chuyện của quá
khứ nhưng lịch sử luôn gắn bó mật thiết với cuộc sống hiện tại. Những nhận thức
và quyết định không thỏa đáng về lịch sử đưa tới những di họa khó lường. Bởi
vậy, thiết nghĩ, chúng ta cần có những nghiên cứu nghiêm túc và kĩ càng về vấn
đề này và các vấn đề khác của lịch sử dân tộc.
Mời nhấp chuột đọc thêm:
- Các bài viết về Chuyện làng văn0
- Đặng Xuân Xuyến - Cảm nhận thơ văn 1l
- Đặng Xuân Xuyến - Cảm nhận thơ văn 2l
- Bạn đọc cảm nhận về thơ của Đặng Xuân
Xuyếnl
- Bạn đọc cảm nhận về một số tác phẩm
của Đặng Xuân Xuyếnl
Mời nghe Đặng Xuân Xuyến
đọc bài thơ HỒN QUÊ:
Mời nghe Đặng Xuân Xuyến
đọc bài thơ QUÊ NGHÈO:
Nguyễn
Toàn Thắng giới thiệu
Tác giả: Hà Văn
Thùy - nguồn: tạp chí Văn hóa Nghệ An
Ảnh minh họa sưu tầm từ
nguồn: internet
Bài viết là quan điểm riêng của các tác giả.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét