TRẦN MẠNH HẢO, CON RẮN “SỌC
DƯA”
TRONG LÀNG VĂN NGHỆ
Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp đã xa rời trần
thế và văn đàn Việt Nam vào ngày 20/3/2021 tại nhà riêng sau một thời gian
chống chọi với bệnh. Ông hưởng thọ 72 tuổi. Hội Nhà văn Việt Nam và gia đình đã
tổ chức tang lễ cho ông vào ngày 24/3/2021 tại Nhà tang lễ quốc gia, số 5 Trần
Thái Tông, Hà Nội.
Ông xuất hiện khá muộn trên
văn đàn Việt Nam với truyện ngắn “Tướng về hưu”, trên báo Văn nghệ 1986. Ngay
lập tức, ông trở thành trung tâm của những cuộc tranh luận văn chương sôi nổi,
bởi một giọng văn rất “phũ”, dám đi đến tận cùng cái ác của con người để mà
tiêu trừ nó. Tên tuổi của ông gắn liền với các truyện ngắn: Tướng về hưu, Muối
của rừng, Không có vua, Con gái thủy thần, Những người thợ sẻ, Thương nhớ đồng
quê, Sang sông. Ông còn là tác giả của bộ ba truyện ngắn lịch sử: Kiếm sắc,
Vàng lửa, Phẩm tiết.
Ngoài ra, ông còn viết tiểu
thuyết, kịch bản, thơ, tiểu luận. Ba cuốn tiểu thuyết ông đã xuất bản là Tiểu
long nữ, Gạ tình lấy điểm, Tuổi 20 yêu dấu. Nhưng thành công hơn cả vẫn là
truyện ngắn. Được biết, ông vẫn còn một cuốn tiểu thuyết hoàn thành đã lâu
nhưng chưa xuất bản.
Từ gần hai chục năm nay, nhà
văn Nguyễn Huy Thiệp hầu như gác bút, vui tuổi già với con cháu. Cái xuất sắc
của ông chính là một nhà văn có tư tưởng. Không nhiều nhà văn Việt Nam có được
điều này. Và cái đặc sắc làm nên dấu ấn riêng của Nguyễn Huy Thiệp trong văn
chương chính là ông dám đi đến tận cùng cái ác của mỗi con người, mỗi nhân vật
trong tác phẩm của mình, ông đã làm một cuộc phẫu thuật vào cái ác của con
người, rồi phơi bày nó ra mà “chữa bệnh” cho nó. Đó là điều mà các văn nghệ sỹ
Việt Nam trước ông nói chung luôn dè dặt không dám bước tới tận cùng. Tuy lột
trần cái ác trong con người nhưng Nguyễn Huy Thiệp không bao giờ quên nhìn thấy
chất thiện trong mỗi con người, dù là một tên cướp.
Ngay khi ông còn sống, nhất là
khi ông vừa mất đã có nhiều bài viết về ông. Đáng chú ý là bài viết của Trần
Mạnh Hảo với tiêu đề “Những ai dám cả gan in truyện ngắn Tướng về hưu
của nhà thơ Nguyễn Huy Thiệp trên báo Văn Nghệ”. Câu chuyện về sự xuất
hiện của truyện ngắn Tướng về hưu chắc không ít người đã biết. Nhưng nhiều chi
tiết của bài viết thì giờ mới thấy ông Mạnh Hảo soi mói “Ông Đào Vũ bực mình
vì nhiều lẽ, lại chỉ được giữ “quyền tổng biên tập” nên đã xin đi công tác và
đi thực tế ở Sài Gòn, trao quyền lực cho nhà thơ Hoàng Minh Châu”. Và “Nguyên
Ngọc nhà cách mạng văn nghệ “, “Nguyễn Đình Thi không chịu nhường
chức quyết nắm ghế đến cùng”.
Câu hỏi đặt ra, sao hôm nay
Trần Mạnh Hảo lại quá đề cao Nguyên Ngọc là “nhà cách mạng văn nghệ” đến vậy?
Có lẽ cần biết thêm vài nét về chân dung nhà thơ này trong mấy chục năm gần
đây. Trưởng thành trong chiến tranh chống Mỹ, Trần Mạnh Hảo trở thành người
viết phóng sự, làm thơ ca ngợi công cuộc kháng chiến của dân tộc do Đảng lãnh
đạo. Ấy thế rồi thật chẳng ai ngờ, sang thời đổi mới, Trần Mạnh Hảo “quay cờ”
viết một tiểu thuyết, văn chương thì xoàng, nhưng nội dung thì chửi Đảng, chửi
văn học cách mạng rất sâu cay “ suốt 30 năm qua, ông đã bịa ra bao
nhiêu thứ chuyện nhưng vẫn chỉ là những tô vẽ theo ý đồ của người khác, bất
chấp sự thật, chỉ cốt vừa lòng cấp trên… Đó là thứ văn chương xu thời, bẻ cong
ngòi bút, viết cho kẻ cầm quyền đọc chứ nào phải cho nhân dân… tôi đã ra hàng
ngàn trang sách, toàn những chuyện dông dài, vô bổ cốt tô son vẽ phấn vào cái
bộ mặt tùm hum…”. Viết như vậy, Trần Mạnh Hảo đã xổ toẹt cả một quá trình
“tham gia văn nghệ giải phóng” mà anh ta vẫn tự hào, chối bỏ cả thơ ngắn, thơ
dài ca ngợi Đảng, Bác đã làm trước đó. Kể từ ngày “bỏ Chúa đi làm cách mạng”
như Trần Mạnh Hảo tự khoe, thì đây là lần “quay cờ” thứ hai. Cuốn truyện “Ly
thân” ngay lập tức đưa Trần Mạnh Hảo vào danh sách những nhà văn “phản kháng”
hàng đầu. Đài, báo hải ngoại không tiếc lời tung hô tinh thần “chống cộng” mạnh
mẽ của một nhà thơ là đảng viên cộng sản. Thừa thế xông lên, Mạnh Hảo viết bài
cho tạp chí Hợp lưu, làm thơ “đọc chui”… và trong mấy năm liền, lâu lâu đài
BBC, VOX, RFI và một số báo nước ngoài lại bốc thơm làm “sướng cái lỗ tai”,
“phổng cái lỗ mũi” của nhà thơ phản tỉnh này.
Thật bất ngờ, Trần Mạnh Hảo
lại bắn phát súng đầu tiên vào “hải ngoại” nơi anh ta mới đầu thú mấy năm nay.
Mọi người ngã ngửa khi Mạnh Hảo lên tiếng tố cáo “âm mưu diễn biến hòa bình”
qua “Những làn gió độc” hội nhập văn hóa. Thế là từ “hàng ngũ đổi mới”, Mạnh
Hảo lại nhảy phắt sang phe “Bảo vệ Đảng”, thật kỳ lạ, từ cây bút chửi chế độ
một cách trắng trợn và sâu cay nhất nhì, thì đùng một cái đã giở giọng “chống
Mỹ, cứu nước”.
Trong cuốn “Chân dung và đối
thoại” của Trần Đăng Khoa đã mô tả Trần Mạnh Hảo đang “huỳnh huỵch bê từng
chảo lửa hắt quyết liệt vào … mặt bạn mình”. Không né tránh, xoa xoa, phẩy
phẩy, Trần Mạnh Hảo thẳng thừng: “Chẳng ý đồ gì cả, tôi ngứa tiết là tôi
phang đấy. Những anh … nhắng nhít là tôi cứ cho một … lèo!”. Và (lại bất
ngờ) Trần Mạnh Hảo lần nữa lại quay lại trực diện “chống Đảng Cộng sản Việt Nam
trên bình diện lý luận”, phủ định học thuyết Mác Lê Nin. Thâm chí còn chỉ
ra cái “sai cơ bản” của hai tác phẩm kinh điển của Mars. Kinh! Có lẽ Trần Mạnh
Hảo là một nhân vật không thể hiểu nổi trong văn giới trong suốt mấy chục năm
qua. Tuy nhiên ngay từ khi Trần Mạnh Hảo bày tỏ ý định “quay cờ”, muốn “bán hải
ngoại quay về với Đảng”, một cán bộ ở Ban tư tưởng văn hóa Thành ủy thành phố
Hồ Chí Minh đã phát biểu “Chúng tôi đã có kinh nghiệm về những tên “sọc dưa”
này , không thể tin được bọn chúng”.
Có lẽ nói đến nhà thơ này
không thể không nhắc đến chân dung của ông ta do thi sỹ Xuân Sách đã viết:
Ôi thằng Trần Mạnh Hảo
Đi phỏng vấn Chí Phèo
Lão chết từ tám hoánh
Đời mày vẫn gieo neo!
Còn cái lão Bá Kiến
Đọc bản in thơ mày
Bao giờ mày say sỉn
Bao giờ thì ra tay?…
Mời nhấp chuột đọc thêm:
- Các bài viết về
Chuyện làng văn0
- Đặng Xuân Xuyến
- Cảm nhận thơ văn 1l
- Đặng Xuân Xuyến
- Cảm nhận thơ văn 2l
- Bạn đọc cảm nhận
về thơ của Đặng Xuân Xuyếnl
- Bạn đọc cảm nhận
về một số tác phẩm của Đặng Xuân Xuyếnl
Mời nghe ca khúc PHIÊN GÁC ĐÊM XUÂN
của Nguyễn Văn Đông, qua tiếng hát Tuấn Vũ:
Ngô Nguyễn giới thiệu
Tác giả: Trần Minh Châu - nguồn: ivanlevanlan
Ảnh minh họa sưu tầm từ nguồn:
internet
Bài viết là quan điểm riêng của các tác giả.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét