CẢM HỨNG MA MỊ VÀ
CẢM XÚC KINH DỊ
TRONG "THƠ CÁCH
TÂN"
Không có gì để nói nếu một
số đặc trưng của thơ không bị đánh tráo khái niệm như các bài trước
chúng tôi đã phân tích. Vâng, sẽ không có gì để nói nếu cái thần bí
ma quái không ngoi lên lũng đoạn thơ ca, khi một số nhà thơ bỏ thơ bình
dị rẽ sang một hướng khác là làm thơ kinh dị.
Bài thơ dưới đây là một trong
những bài thơ có "cảm hứng ma mị"
(Nhưng xin nói rõ, "cảm xúc kinh dị"
của người cổ vũ mới đáng "sợ"
hơn)
HỒI TƯỞNG THÁNG NĂM
Một giọng nói sợ hãi vừa được nhắc lại
Trong ngôi nhà đầy bóng tối tháng Năm
Em mang về những bông hoa từ cánh đồng xa lắc
Tiếng nước đổ vào bình gốm vang lên nức nở đều
đều.
Trong bóng tối những bông hoa như người thiếu máu
Với đôi mắt mệt mỏi nhìn thẳng vào chúng ta
Mùi hoa gắt tràn ngập căn phòng làm anh chợt nghĩ
Chúng ta sẽ được tiễn đưa trong buổi tối này.
Một cánh hoa rụng xuống và anh nghe có người vật
ngã
Rồi vang lên tiếng rên rỉ đôi môi chảy máu
Nơi cửa sổ nhô lên những cái bóng
Cùng tiếng huyên náo to dần của những gốc hoa.
Bóng tối xoá chúng ta mỗi lúc một mờ
Và không ai có thể dễ dàng đánh vần được chúng ta
Đó là ngày thứ 31 của tháng Năm mà chúng ta không
biết
Ai đó trong hai ta đã khóc về nhầm lẫn này
Nhưng có một người hiện diện vào suốt đêm thứ 31
Của những tháng Năm không thừa thiếu một ngày
Người bước vào ngôi nhà với bó hoa bóng tối
Trong lễ phục chỉnh tề nằm xuống giữa hai ta.
thơ Nguyễn Quang
Thiều
(rút từ tập Bài ca
những con chim đêm, nxb Hội nhà văn 1999)
Vừa rồi là bài thơ bí hiểm
có cảm hứng ma mị.
Không gian là một ngôi nhà âm u
đầy bóng tối. Nghe rõ tiếng nước rót vào bình gốm thì hẳn không
gian tĩnh mịch lắm, tiếng người cũng "sợ hãi" se sẽ, lo âu, sợ sệt. Những bông hoa ảm đạm như
"thiếu máu", kinh dị
thay, nó "nhìn thẳng vào chúng ta"!
Cái chết của ai đó đang đến gần. Ngày 31 tháng 5 có lẽ là một ngày
tang tóc của gia đình họ. Có thể thấu hiểu được hồi ức đau buồn cuả tác
giả, có điều là cách thể hiện nhuốm phần âm u, cô tịch, rợn ngợp làm lấn át đi
không khí lẽ ra nên buồn thương, trang nghiêm, xúc động hơn.
Thật tình nhiều khi tôi thích
đọc thơ Nguyễn Quang Thiều vì nó dzui, dù có vẻ nghiêm túc, hoặc ma
quái, hoặc lãng mạn. Chính vì như văn xuôi nên cũng dễ đoán (có thể vì
dễ đoán nên phải làm cho nó trở nên bí hiểm?) Tôi hình dung hôm ấy ở nhà
ông mọi người rất lo sợ, sợ người thân không qua khỏi nên họ bảo nhau:
"Chúng ta sẽ được tiễn đưa trong
buổi tối này". Tiếng nước đổ vào bình gốm là... ẩn dụ,
hoán dụ gì đó. Sản phẩm gốm thường xuất hiện trong tranh, thơ ông. Hình như
tác giả muốn tưởng niệm công đức, truyền thống gia đình hay làng nghề của ông.
Mượn tiếng rót nước vào bình gốm để diễn tả sự nức nở trong lòng
ông. Cánh hoa rụng xuống là điềm xấu. Quả thật, "người vật ngã". Người "rên rỉ", "môi chảy máu"
hoa "chảy máu"... Hàng
xóm nghe tin vội đến, họ "nhô lên" nơi cửa sổ. Huyên náo. Tang
gia rối quá nên nhầm lẫn ngày tháng. Nhưng linh hồn người quá cố đêm
31/5 năm nào cũng hiện về với bó hoa, bóng tối, bước vào nhà và
"nằm giữa... hai ta". Quá
rùng rợn! Tôi nghĩ có mỗi một câu bí hiểm thôi: bóng tối khiến "không ai dễ dàng đánh vần được chúng
ta"!
Thế thôi đấy, lẽ ra ý thơ rất
xúc động, nếu như những từ ngữ, hình ảnh trong thơ không quá "rùng rợn". Vì vậy, bài thơ gợi cảm
giác kinh dị hơn là đồng cảm.
Với quan niệm nhân văn thì
cái chết là sự vĩnh hằng, an nghỉ. Dẫu cái chết để lại nỗi đau
buồn khắc khoải cho người ở lại. Nhưng nội dung đó được diễn tả với
những hình ảnh, âm ba ma quái, khiến cái chết trở nên kinh dị, người
chết trở nên đáng sợ. Và vì thế, tính nhân văn giảm đi rất nhiều!
Nhưng tôi khẳng định ông Nguyễn
Quang Thiều với những bài thơ khác, ông vẫn là nhà thơ chính hiệu. Sự thay đổi
thái quá của ông, tôi thấy một phần là do người ta vô tình hoặc cố ý cổ vũ,
xuê xoa. Người đọc chủ yếu bình loạn rằng họ "sợ hết hồn", "rợn
lạnh", "ám ảnh",
"nổi ốc"... Nghĩa là bài
thơ không truyền cảm được sự yêu thương hay quý mến, thiết tha hay nồng
ấm... Đó có phải là những cảm xúc nên có khi hồi tưởng về người
thân yêu đã khuất?
Thậm chí có người "đọc xong không biết xung quanh là gì
nữa...".
Dù sao đó cũng là những
cảm xúc chân thành nhất. Sợ thì nói sợ, không hiểu thì nói không hiểu.
Chỉ bó tay với những lời
bình sáo rỗng, có khi cao siêu hơn thơ ông Thiều nữa. Nhiều liên tưởng
quá lãng mệnh hoặc bay xa quá xa, đại loại như:
- Thơ hay, tranh đẹp
- Ấn tượng (dù không rõ là ấn tượng gì)
- duy nơi đây là cái nôi sinh ra Cái Đẹp...
- Liên tưởng đến thơ lãng mạn Pháp, những con quỷ nhỏ thường
tạo ra những tình huống vui tươi ngộ nghĩnh, đặc biệt là với các
lứa đôi (người còm này có thể đã nhầm lẫn lễ hội Phục Sinh của Công
Giáo với lễ hội Halloween)
- Sống là phải nhân văn
- chúc mừng....chúc mừng... chúc mừng...
(xin xem trang cá nhân của ông
Nguyễn Quang Thiều)
Không biết họ đồng cảm hay
bông đùa, họ nức nở ca ngợi hay dìm hàng tác giả nữa. Nhưng rõ ràng là
bài thơ đã gợi lên hầu như toàn những cảm xúc rờn rợn, gai ốc, kinh
dị!!!@
--------------
Nguồn:https://www.facebook.com/photo/?fbid=835340031502338&set=a.220684102967937
Mời nhấp chuột đọc thêm:
- Các bài viết về
Chuyện làng văn0
- Đặng Xuân Xuyến
- Cảm nhận thơ văn 1l
- Đặng Xuân Xuyến
- Cảm nhận thơ văn 2l
- Bạn đọc cảm nhận
về thơ của Đặng Xuân Xuyếnl
- Bạn đọc cảm nhận
về một số tác phẩm của Đặng Xuân Xuyếnl
Mời nghe Đặng Xuân Xuyến đọc
bài thơ PHÍA KHÔNG EM:
Vũ Thị Hương
Mai giới thiệu
Tác giả: Minh Nhiên -
nguồn: facebook
Ảnh minh họa sưu tầm
từ nguồn: internet
Bài viết là quan điểm riêng của các tác giả.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét