LẠI CHUYỆN “CHẲNG ĐẶNG ĐỪNG”!
Bạn bè bảo bài Chiêm Nghiệm Thời Gian (đăng trên
báo Văn Nghệ ngày 28.12.2024, đăng web Văn Nghệ ngày 30.12.2024) của tác giả X
(Ngân Xuyên/Phạm Xuân Nguyên) bị nghi đạo văn. Chẳng nhờ tới ChatGpt, chỉ thi
triển vài thủ thuật, mình đã hiểu vấn đề và ngờ ngợ. Tác giả X (Ngân Xuyên/Phạm
Xuân Nguyên) là người quen, nên mình định im lặng để xem giải quyết ra sao. Sau
đó ít phút tác giả X (Ngân Xuyên/Phạm Xuân Nguyên) viết trên Facebook cá nhân “xin lỗi bạn đọc” báo Văn Nghệ, đồng thời
phân bua “không ghi rõ là bản dịch hoặc
là sử dụng tư liệu nước ngoài”. Thất vọng vì không thấy câu trả lời xác
đáng, thêm nữa vì lâu nay đọc những thanh minh thanh nga theo kiểu “không ghi rõ, quên ghi chú” cũng đã
nhàm, nên chẳng đặng đừng mình phải viết Status này.
1.
Như mình khảo sát thì không phải tới ngày 28.12.2024 bài Chiêm
Nghiệm Thời Gian (1.480 chữ) mới đăng trên Văn Nghệ, mà cũng với nhan
đề Chiêm Nghiệm Thời Gian nhưng ngắn
hơn (1.158 chữ) và gần với bản gốc của Anders Cullhed vì không thêm mắm dặm
muối, mang họ tên chính tác giả chứ không phải bút danh, đã xuất hiện trên
trang chungta ngày 7.1.2006. Đáng chú ý bài đăng năm 2006 có đề từ “Trăm năm thì ngắn một ngày dài ghê”
(Nguyễn Du), còn bài trên Văn Nghệ có đề từ “Trăm năm thì ngắn, một ngày dài ghê” (Tản Đà), tức là tác giả câu
thơ từ Nguyễn Du sang Tản Đà. Đáng chú ý hơn, bài này không ghi chú “bản dịch hoặc sử dụng tư liệu nước ngoài”.
Phải chăng sau 18 năm không thấy dư luận có ý kiến gì, tác giả X (Ngân Xuyên/Phạm
Xuân Nguyên) lấy ra mông má lại để công bố tiếp? Thế nên, nếu nghi vấn đạo văn
thì phải đặt ra từ năm 2006?!
2.
Về nguồn gốc, tiểu luận “Nobel Prize authors on time” là của
Anders Cullhed - Giáo sư Văn học so sánh tại Đại học Stockholm, đã đăng trên
web nobelprize ngày 28.8.2001. (Như tự giới thiệu thì Anders Cullhed tập trung
nghiên cứu ba lĩnh vực chính trong văn học tiền hiện đại: Cổ đại muộn, Trung cổ
và Baroque). Tạp Chí Sông Hương số 274, web Sông Hương ngày 26.12.2011 đăng bản
dịch tiểu luận này của Nguyễn Tiến Văn với nhan đề “Các tác giả Nobel văn học bàn về
thời gian”. Đọc bản dịch mình rất nể sở đọc, trường khảo sát và khái
quát, sự uyên bác, trình tư duy của Anders Cullhed. Mình tin ở Việt Nam hiện
nay, người viết được tiểu luận như thế có lẽ chỉ đếm trên đầu ngón tay (nếu
không nói không có?).
3.
Với câu hỏi “Liệu có thể
coi Chiêm Nghiệm Thời Gian là bản
dịch của tác giả X (Ngân Xuyên/Phạm Xuân Nguyên)?” mình ngờ ngợ đến tình huống “hoán cốt đoạt thai”, thêm mắm dặm muối
để biến thành tài sản riêng? Bởi tiểu luận của Anders Cullhed công bố năm 2001,
không có đoạn mở đầu màu mè “Năm 2024 đã
khép lại. Mới hôm nào nhân loại hồi hộp lo lắng đón chào thế kỷ XXI với niên
đại bắt đầu bằng con số 2, vậy mà nay đã sắp bước vào năm thứ hai lăm của thiên
niên kỷ mới”; không có nội dung như “Sang
năm 2025 thời hạn bảo hộ bản quyền của Âm thanh và cuồng nộ đã hết, tác phẩm
này trở thành tài sản chung”; càng không có đoạn thơ của Xuân Diệu ở nước
Nam ta rằng: “Thuyền qua, mà nước cũng
trôi / Lại thêm mây bạc trên trời cũng bay / Tôi đi trên chiếc thuyền này /
Giòng mơ tơ tưởng cũng thay khác rồi / Cái bay không đợi cái trôi / Từ tôi phút
trước, sang tôi phút này”…!
4.
Với câu hỏi: “Liệu có thể
coi Chiêm Nghiệm Thời Gian là bài
viết tác giả X (Ngân Xuyên/Phạm Xuân
Nguyên) sử dụng tư liệu nước ngoài?”
mình nghĩ cũng khó. Bởi xuyên suốt toàn bài Chiêm
Nghiệm Thời Gian của tác giả X (Ngân Xuyên/Phạm Xuân Nguyên) từ ý tưởng tới
nội dung đều thuộc về Anders Cullhed, tác giả X (Ngân Xuyên/Phạm Xuân Nguyên) chỉ
đóng góp một số điều tạm gọi là “vẽ rắn thêm chân”. Thêm nữa, bài Chiêm Nghiệm Thời Gian có 1.480 chữ thì
chí ít gần 1.040 chữ dịch nguyên văn hoặc tóm lược lại ý tưởng, luận điểm của
Anders Cullhed, nghĩa là 70% nội dung không phải của tác giả X (Ngân Xuyên/Phạm
Xuân Nguyên). Như vậy để người đọc thấy tác giả khai thác, sử dụng tư liệu rất
nghiêm túc, sẽ phải cho nhiều đoạn vào ngoặc kép (“…”), hoặc phải liên tục chú
thích. Về hình thức trình bày, một bài viết như thế kể cũng hy hữu trên báo
chí!
5.
Với câu hỏi “Liệu có thể
coi Chiêm Nghiệm Thời Gian là tổng
thuật của tác giả X (Ngân Xuyên/Phạm
Xuân Nguyên) về tiểu luận của Anders
Cullhed?”, mình thấy càng khó. Bởi Chiêm
Nghiệm Thời Gian thiếu một số
nội dung như: Anders Cullhed đề cập việc người Aztec sử dụng bộ lịch chạm khắc
trên một tảng đá tròn lớn gọi là Đá Mặt trời; quan điểm của Nietzsche rằng “mọi ham muốn đều khao khát sự vĩnh hằng”;
chủ đề trung tâm của Tiến sĩ Eliot trong các tập thơ Gerontion (Già nua), Four
Quarstets (Bốn khúc tứ tấu) mà ở đó Eliot quan niệm về một thời hiện tại phi
thời, mang tính nghịch lí, “điểm tĩnh
lặng của thế giới xoay vòng”…
Viết xong Status, vào link bài Chiêm Nghiệm Thời Gian
của tác giả X (Ngân Xuyên/Phạm Xuân Nguyên) trên web báo Văn Nghệ thấy thông
báo “Không tìm thấy đường dẫn này”,
nôm na thì bài đã bị hạ xuống. Như vậy sau khi tác giả X (Ngân Xuyên/Phạm Xuân
Nguyên) xin lỗi và hứa “sẽ sửa lỗi”
trên trang điện tử của báo Văn Nghệ, điều gì đã xảy ra để đến mức bài không còn
trên trang web? Và mình lại chờ xem nếu công bố trở lại, tác giả X (Ngân Xuyên/Phạm
Xuân Nguyên) sẽ xử lý ra sao? Xin bổ sung thêm, chiều 1.1.2025, mình đã phát
hiện bài Chiêm Nghiệm Thời Gian của tác giả X (Ngân Xuyên/Phạm Xuân
Nguyên) đăng trên trang chungta năm 2006, và đã kể với bạn bè. Vì thế thông tin
bài Chiêm Nghiệm Thời Gian đăng năm
2006 mình sử dụng trong Status này không liên quan điều một số tác giả khác đã
thông báo trên mạng xã hội.
văn bản của Cullhed:
http://tapchisonghuong.com.vn/.../Cac-tac-gia-Nobel-van...
văn bản của Phạm Xuân Nguyên:
https://web.archive.org/web/20250101113216/https://baovannghe.vn/chiem-nghiem-thoi-gian-18936.html
Mời nhấp chuột đọc thêm:
- Bạn đọc cảm nhận
về thơ của Đặng Xuân Xuyếnl
- Bạn đọc cảm nhận
bài thơ “Quê Nghèo” của Đặng Xuân Xuyếnl
- Bạn đọc cảm nhận
về một số tác phẩm của Đặng Xuân Xuyếnl
- Đặng Xuân Xuyến
- Cảm nhận thơ văn 1l
- Đặng Xuân Xuyến
- Cảm nhận thơ văn 2l
Mời nghe Đặng Xuân Xuyến đọc bài thơ
VĂN CHƯƠNG CŨNG RẶT MỘT PHƯỜNG LÍU LO:
Ngô Thanh Tuấn giới
thiệu
Tác giả: Nguyễn Hòa - nguồn: facebook
Ảnh minh họa sưu tầm từ nguồn: internet
Bài viết là quan điểm riêng của các tác giả.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét