BÀI THƠ “TRONG THÀNH CỔ QUẢNG TRỊ”
CỦA ĐỒNG THỊ CHÚC
*
TRONG THÀNH CỔ QUẢNG TRỊ
Tôi về
Thành Cổ chiều nay
Giữa
chang chang nắng giữa say say nồng
Bước
chân dù nhẹ như không
Mà sao
thấy động giấc nồng chiến binh.
Ở đây
những kiếp trung trinh
Ngã rồi
chưa một chút tình lứa đôi
Vô tư
chết vô tư cười
Cứ như
chân lý cho người vô tư.
Chuyện
nghe thực tưởng là hư
Sao mà
tin được, thế ư nơi này?
Giá như
chỉ có một ngày
Máu
xương đâu dễ chất dày…? Giá như…
Hỏi
Người, Người chỉ ậm ừ
Ngước
lên tôi cũng vô tư hỏi Trời
Biết
rằng Trời chẳng trả lời
Thôi
đành tự quất vào người mà đau.
*
Thành Cổ Quảng Trị 12-6-2012, Hà Nội
20-6-2012
ĐỒNG THỊ CHÚC
LỜI BÌNH:
Sự bừng thức để tự vượt qua cơn mộng mị say nồng. Thoát khỏi
cái trường ảnh hưởng của quá khứ hào hùng để trở về với thực tại. Thoát khỏi
những dằn vặt, những vô lý trong chân lý cho người vô tư, tứ thơ đã đặt ra một
hướng nghĩ, một hướng cảm cho mỗi thân phận cho mỗi bạn đọc, mỗi lần đọc chẳng
vô tư chút nào. Thân phận của những kiếp trung trinh đã vô tư chết, vô tư cười…
thoắt đã bốn mươi năm.
Bài thơ là một nỗi đau miết cứa. Đọc nó sau bốn mươi năm sự
việc xảy ra vẫn nồng giấc chiến binh. Tự sự của tác giả là tự sự của người
trong cuộc. Những chiến binh chiến hữu đã nằm lại vĩnh viễn nơi đây - thành cổ
Quảng Trị - địa danh lẫy lừng, đã tự ghi cho nó một nét son trong cuộc chiến
tranh vệ quốc.
Chọn giải pháp hỏi trời thật trung tính để dễ chấp nhận mà
không thể chấp nhận. Bởi lấy đâu ra câu trả lời. Câu trả lời biến thành câu hỏi
(ý thơ Nguyễn Trọng Tạo). Câu hỏi dai dẳng đeo bám qua cả một triều đại, một
thời kỳ lịch sử. Nó không dành cho một cuộc chiến, một trận chiến. Nó dành cho
những triều đại với những cuộc chiến nảy lửa. Những gò, những đống… chất đầy…
thương đau. Rồi cả một dòng sông thương đau mà đáy sông là nơi lưu giữ vĩnh
viễn những ước mơ xanh của thời máu xanh (chữ của Nguyễn Thụy Kha).
Bài thơ là khúc hoài niệm đau thương về một cuộc chiến đã in
đậm dấu ấn trong thời kỳ chống Mỹ. Bản thân tác giả cũng từng khoác áo lính
thuộc binh chủng kỹ thuật. Chỉ khác đồng đội là không ngã. Xin được bàn thêm về
chữ “ngã” mà tác giả thơ dùng trong
bài. Hóa ra cách nói cho người đi vào cõi vĩnh hằng còn một chữ nữa, có thể
chấp nhận trong văn cảnh này. Ngã
đồng nghĩa với cái chết - riêng văn cảnh này. Chữ ấy gợi mà không gây sốc, nhẹ
nhàng đấy mà đọc nó thấy nằng nặng chất chứa, nó dễ hiểu và dễ chấp nhận. Trong
cách nói của dân ta về cái chết, có khá nhiều từ: qua đời, tử, hai năm mươi, quy tiên, khuất núi, hy sinh…
đọc những từ đó, nói những từ đó, ai cũng hiểu đấy là nói về cái chết.
Nhưng “ngã rồi chưa một
chút tình lứa đôi”, lại là một lời chia sẻ, một đồng cảm, một nuối tiếc cho
bạn đồng trang lứa - người đã ngã. Đằng sau câu thơ là cả một gợi mở khá rộng
và cũng có thể nó là một lời tố cáo chiến tranh, rồi có thể là sự tôn vinh
những người con đã nằm xuống trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc…
nhiều điều lắm.
Cái bừng thức kiểu: thôi đành tự quất vào người mà đau là
cách tự xử. Như một hành vi tự sám hối với người xưa, đã khuất. Bởi chính trong
văn cảnh ấy, sự bất lực, nỗi tiếc nhớ và cả tiếc thương nữa trào dâng mà không
thể vần ngược bánh xe thời gian nặng nề, chầm chậm lăn về phía trước, chỉ phía
trước thôi.
Nỗi lòng của tác giả Trong thành cổ Quảng Trị là khúc bi
mà không não. Cái tự sự cứ đau đáu kim châm nhói buốt… mỗi năm một lần vào
những ngày thành cổ, ký ức lại ùa về, tràn về, dựng những người ngã rồi đứng
dậy dạo chơi trong miền hoài niệm thật đẹp thật riêng của những người bạn và
tình bạn.
Mời nhấp chuột đọc thêm:
- Bạn đọc cảm nhận
về thơ của Đặng Xuân Xuyếnl
- Bạn đọc cảm nhận
về một số tác phẩm của Đặng Xuân Xuyếnl
- Đặng Xuân Xuyến
- Cảm nhận thơ văn 1l
- Đặng Xuân Xuyến
- Cảm nhận thơ văn 2l
Mời nghe Khề Khà Truyện đọc truyện ngắn
CHUYỆN CU TỐ LÀNG TÔI của Đặng Xuân Xuyến:
Tác giả: Vân Đình Hùng
- Nguồn: Đồng Thị Chúc giới thiệu
Ảnh minh họa sưu tầm từ nguồn: internet
Bài viết là quan điểm riêng của các tác giả.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét