NHỮNG NỖI OAN CỦA MỘT VỊ VUA VIỆT
MANG TÊN TRIỆU ĐÀ
*
Trong sử Việt có lẽ
không có vị đế vương nào lại phải chịu tiếng oan ức như Triệu Vũ Đế. Oan không
phải vì những gì Triệu Vũ Đế đã làm, mà vì các sử gia Việt mắt mờ, bị sử Tàu
đánh tráo khái niệm, đánh tráo thời gian, biến một vị đế vương oai hùng đầu tiên
của nước Nam người Việt thành một người Tàu xâm lược, thâm độc…
Nỗi oan thứ nhất: Triệu
Đà là người phương Bắc
Sử ký Tư Mã Thiên chép:
Vua Nam Việt họ Triệu tên là Đà người huyện Chân Định, trước làm quan úy. Thông
tin thư tịch chỉ có vậy, thế mà không biết căn cứ vào đâu sách vở lại chú thích
huyện Chân Định đời Tần “nay là” huyện Chính Định, Hà Bắc, Trung Quốc (?).
Triệu Đà bị biến thành người nước Triệu thời Chiến Quốc, quê gốc Hà Bắc.
Tần Thủy Hoàng bản kỷ
chép: Năm thứ 33 Thủy Hoàng đưa những người thường trốn tránh, những người ở rể
và những người đi buôn đánh lấy đất Lục Lương, lập thành Quế Lâm, Tượng Quận,
Nam Hải, cho những người bị đày đến đấy canh giữ. Ở phía Tây Bắc đánh đuổi Hung
Nô từ Du Trung dọc theo sông Hoàng Hà đi về đông đến Âm Sơn tất cả 34 huyện,
xây thành trên sông Hoàng Hà để làm giới hạn. Lại sai Mông Điềm vượt sông Hoàng
Hà lấy đất Cao Khuyết, Đào Sơn, Bắc Giã xây đình và thành lũy ở đấy để đuổi
người Nhung và đưa người bị đày đến đấy để ở và lần đầu những nơi này trở thành
huyện.
Cùng năm Tần đánh Việt
thì Mông Điềm mới vượt sông Hoàng Hà đánh Hung Nô và người Nhung, lập các huyện
mới. Vậy đất Hà Bắc, tức là Bắc sông Hoàng Hà, tới lúc này mới lọt vào tay Tần,
lấy đâu ra ông Triệu Đà người Hà Bắc lại cùng năm đó làm tướng Tần đánh Việt
được?
Nam Việt Úy Đà liệt
truyện chép: Bấy giờ nhà Tần đã chiếm cả thiên hạ, cướp lấy đất Dương Việt, đặt
ra các quận Quế Lâm, Nam Hải và Tượng Quận. Như vậy thời kỳ này đất Giao Chỉ đã
nằm trong đất nhà Tần. Huyện Chân Định hoàn toàn có thể nằm ở chính Giao Chỉ
chứ không đâu xa. Sự thật thì huyện Chân Định thời Tần là ở đất Thái Bình ngày
nay. Chân Định là tên cũ của huyện Kiến Xương, mãi tới thời Thành Thái (1889)
mới đổi là huyện Trực Định phủ Kiến Xương tỉnh Thái Bình.
Đền thờ Triệu Vũ Đế ở
Đồng Xâm, Hồng Thái, Kiến Xương, Thái Bình.
Huyện Kiến Xương nay
còn di tích là đền Đồng Xâm tại xã Hồng Thái thờ Triệu Vũ Đế, là bằng chứng rõ
ràng rằng Chân Định của Triệu Đà là ở đất Thái Bình chứ không hề ở Hà Bắc,
Trung Quốc. Tại Đồng Xâm Triệu Vũ Đế lấy vợ là Hoàng hậu Trình Thị. Như vậy
Triệu Đà là người Việt chính gốc, chứ chẳng phải Tần hay Triệu nào ở tận Bắc
Hoàng Hà.
Nỗi oan thứ hai: Triệu
Đà dẫn quân Tần xâm lược Việt
Nỗi oan giời thấu thứ
hai là Triệu Đà bị coi là kẻ xâm lược, đã cầm đầu quân Tần đánh Việt. Gọi là
oan vì lần tìm hết các thư tịch cũ đều không hề có sách nào cho biết Triệu Đà
đã cầm đầu quân Tần. Chỉ có trong Hoài Nam Tử có đoạn: [Nhà Tần] sai Úy Đà Đồ
Thư đem lâu thuyền xuống Nam đánh Bách Việt. Cụm từ “Úy Đà” ở đây bị hiểu thành
Triệu Đà. Hóa thành Triệu Đà cùng Đồ Thư đã dẫn quân xuống phương Nam.
Úy Đà là chức vụ của
tướng Đồ Thư, với nghĩa như Đô Úy, tức là tướng thống lĩnh quân đội. Úy Đà biến
thành tên riêng Triệu Đà dẫn đến nỗi oan chữ nghĩa khó giải của Triệu Vũ Đế.
Nam Việt Úy Đà liệt
truyện chỉ chép: Thời Tần, Đà được làm lệnh ở huyện Long Xuyên, thuộc quận Nam
Hải. Nếu Triệu Đà là tướng cùng Đồ Thư dẫn mấy chục vạn quân đánh Việt thì sao
lại chỉ được làm một huyện lệnh nhỏ nhoi ở Nam Hải?
Huyện Long Xuyên nay là
Long Biên, nơi còn đình đền thờ Triệu Vũ Đế tại xã Xuân Quan (Văn Giang, Hưng
Yên). Theo sự tích ở đình Xuân Quan thì Triệu Vũ Đế khi đi qua bến sông này đã
thấy rồng bay lên nên sau nhân đó đặt tên là… Thăng Long. Đình Xuân Quan được
xây trên hành cung cũ của Triệu Vũ Đế, có tên là điện Long Hưng.
Thiên Nam ngữ lục thì
chép về Triệu Đà:
Hiệu xưng là Triệu Vũ
Hoàng,
Chín lần xem trị bốn
phương đẹp lòng.
Long Biên thành hiệu
Thăng Long,
Vì xưa rồng dậy dưới
sông Nhị Hà.
Triệu Vũ Đế lấy vợ ở
đất Chân Định (Kiến Xương – Thái Bình), khởi nghĩa kháng Tần từ đất Long Biên
(Thăng Long), hoàn toàn không phải kẻ xâm lược, dẫn quân Tần đánh Việt.
Nỗi oan thứ ba: Triệu
Đà lừa lấy lẫy nỏ thần và diệt An Dương Vương
Triệu Đà bị coi là kẻ
thâm độc, xâm lược nước ta vì truyền thuyết Việt kể Triệu Đà sau khi đánh An
Dương Vương không được, phải giả vờ xin hòa, cho con là Trọng Thủy xin cưới
công chúa Mỵ Châu của An Dương Vương và xin ở rể. Trọng Thủy nhân cơ hội đánh
tráo lẫy nỏ thần của nước Âu Lạc, rồi tìm cách về nước, dẫn quân sang, đuổi An
Dương Vương cùng đường mà phải chém Mỵ Châu và đi vào biển…
Một lần nữa các sử gia
Việt đã lấy truyền thuyết ghép nối vào lịch sử, nhưng ghép theo kiểu râu ông nọ
cắm cằm bà kia. Thư tịch Trung Hoa không hề có chỗ nào ghi Triệu Đà đánh An Dương
Vương cả. Nam Việt Úy Đà liệt truyện chỉ ghi: Cao Hậu mất,… Đà nhân đó dùng uy
lực uy hiếp nơi biên giới, đem đồ đạc của cải đút lót các nước Mân Việt, Tây Âu
Lạc để bắt họ lệ thuộc mình.
Nếu Triệu Đà là người
cầm quân Tần đánh Việt từ năm Tần Thủy Hoàng thứ 33 (214 TCN), lập ra quận
huyện đầy đủ rồi, thì làm gì còn An Dương Vương và nước Âu Lạc nào sau đó nữa
để mà Triệu Đà phải dụng tâm, khổ kể như vậy?
Các sử gia cho rằng
Triệu Đà đã dùng phương sách “Hòa tập Bách Việt”, lấy vợ Việt, cho con trai mình
lấy con gái vua Việt để dễ bề cai trị người Việt. Nhưng tất cả chỉ là chuyện kể
trong truyền thuyết mà không có sử liệu nào cho biết rằng Triệu Đà đã đánh diệt
An Dương Vương. Thậm chí truyền thuyết của người Choang ở Quảng Tây lại kể
Trọng Thủy là hoàng tử của nước Tây Âu, cầm gươm “Hòa tập Bách Việt” sang nước
Lạc Việt… Trọng Thủy ở đây không phải con của Triệu Đà.
Chuyện Trọng Thủy của
nước Tây Âu đánh Lạc Việt đúng ra là chuyện Tần đánh Việt năm 257 TCN. Tây Âu ở
đây là Tần. Trọng Thủy là con vua Tần. Nhà Tần còn mang họ Triệu như Tần Thủy
Hoàng có tên Triệu Chính, lấy theo họ mẹ là Triệu Cơ. Sự trùng hợp này đã dẫn
đến sự hiểu nhầm oan ức rằng Triệu Đà đã phái con sang do thám nước Việt và
diệt An Dương Vương.
Bài thơ Khối tình con
của Tản Đà nói đến chuyện Mỵ Châu – Trọng Thủy:
Một đôi kẻ Việt người
Tần
Nửa phần ân ái nửa phần
oán thương.
Mỵ Châu là Việt thì
Trọng Thủy là Tần, chứ không phải Triệu. Không phải Triệu Đà đã đánh An Dương
Vương, mà là Tần Triệu đã thực hiện chính sách “hòa tập Bách Việt”, lập quận
huyện ở trên đất Việt, di dời hàng vạn hộ dân xuống nơi đây.
Nỗi oan thứ tư: Triệu
Đà trị vì 70 năm, thọ 121 tuổi
Chính vì “Hội nhà sử”
ngày nay quá tin vào những chú dẫn “đểu” của sử Tàu mà không suy xét nên Triệu
Đà mới thọ đến 121 tuổi, làm vua 70 năm (từ năm 207 TCN đến năm 137 TCN). Chỉ
với tuổi thọ này cũng đủ thấy “nỗi oan” của Triệu Đà to như cái đình mà vẫn
được các “học giả” tin sái cổ.
Khi đọc kỹ Sử ký Tư Mã
Thiên sẽ thấy có 2 lần Triệu Đà xưng vương. Lần thứ nhất là vào năm Tần Nhị Thế
thứ hai (207 TCN) Triệu Đà chiếm lại 3 quận mà Tần lập ra trên đất Việt trước
đó (Quế Lâm, Tượng Quận, Nam Hải) và tự lập làm Nam Việt Vũ Vương. Lần thứ hai
là sau khi Cao Hậu (Lữ Hậu) mất năm 180 TCN Đà uy hiếp Mân Việt và Tây Âu, tự
tôn là Nam Việt Vũ Đế.
Theo vậy hóa ra Tây Âu
Lạc thì không nằm trong 3 quận mà Tần đã chiếm (Quế Lâm, Tượng Quận, Nam Hải)?
Điều này vô lý vì sách Hoài Nam tử cho biết: Trong 3 năm, [quân Tần] không cởi
giáp dãn nỏ. Giám Lộc không có đường chở lương, lại lấy binh sĩ đào cừ cho
thông đường lương để đánh nhau với người Việt. Giết được quân trưởng Tây Âu là
Dịch Hu Tống. Quân trưởng Tây Âu là Dịch Hu Tống đã bị Giám Lộc, Đồ Thư giết
thì sao mãi tới thời Tây Hán vẫn còn Tây Âu?
Tuổi thọ “xưa nay”…
không có của Triệu Đà cùng với 2 lần xưng vương và sự vô lý về vị trí nước Tây
Âu cho thấy, từ năm 207 TCN đến 137 TCN ít nhất phải có 2 nhân vật, cùng được
gọi là Triệu Đà. Triệu Đà thứ nhất là người đã lãnh đạo nhân dân Việt kháng
Tần, giành lại đất đai của người Việt mà Tần lập quận huyện trước đó vào năm
Tần Nhị Thế thứ ba (207 TCN). Còn Triệu Đà thứ hai nổi lên sau sự kiện Lữ Hậu
mất (180 TCN), “mua chuộc” Mân Việt và Tây Âu theo mình. Nói cách khác một
Triệu Đà chống Tần, còn một Triệu Đà chống Hán.
Những nỗi oan của một
vị vua Việt mang tên Triệu Đà
Câu đối ở điện Long
Hưng, Xuân Quan nơi thờ Triệu Vũ Đế:
一指已無秦萬里開先閩貉絶
两立何難漢億年倡始帝王基
Hán Việt:
Nhất chỉ dĩ vô Tần, vạn
lý khai tiên Mân Lạc tuyệt
Lưỡng lập hà nan Hán,
ức niên xương thủy đế vương cơ.
Dịch:
Một vùng vắng bóng Tần,
vạn dặm mở ra vời xa Mân Lạc
Hai ngôi sánh cùng Hán,
ngàn năm gây nền vững vàng đế vương.
Triệu Đà thứ hai là
cháu Triệu Đà thứ nhất và có “mồ mả cha mẹ” ở phương Bắc đúng như Sử ký đã
chép. Triệu Đà thứ hai có tên… Triệu Hồ, bởi vì Triệu Hồ không phải Triệu Văn
Đế như sử vẫn chép. Chứng cứ rõ ràng là ngôi mộ vua Triệu mới phát hiện ở Quảng
Đông vào những năm 1980. Trong mộ có ghi tên Triệu Mạt (hay Muội) và ấn vàng
Văn đế hành tỉ (文帝行璽 ), nhưng lại còn có ấn vàng Thái tử (泰子). Như vậy người được
chôn ở trong mộ là Văn Đế nước Nam Việt nhưng không phải Triệu Hồ vì Triệu Hồ
là hàng cháu của Triệu Đà, không thể có chức Thái tử.
Những nỗi oan của một
vị vua Việt mang tên Triệu Đà
Ấn “Thái tử”, Ấn “Văn
đế hành tỷ” ở mộ Triệu Muội tại Quảng Châu (Ảnh theo Nguyễn Lương).
Với bằng chứng khảo cổ
và minh văn phát hiện trong mộ Triệu Văn Đế ở Quảng Đông thế thứ nhà Triệu Nam
Việt trở nên rành mạch:
207 TCN đến 180 TCN: Vũ
Vương Triệu Đà
180 TCN đến 137 TCN: Vũ
Đế Triệu Hồ
137 TCN đến 124 TCN:
Văn Đế Triệu Muội
124 TCN đến 113 TCN:
Minh Vương Triệu Anh Tề
113 TCN đến 112 TCN: Ai
Vương Triệu Hưng
112 TCN đến 111 TCN: Vệ
Dương Vương Triệu Kiến Đức.
“Nỗi oan” 121 tuổi, 70
năm trị vì của Triệu Đà nay coi như được giải với 2 đời vua Triệu Vũ Hoàng kế
tiếp nhau. Nhưng còn những nỗi oan vì sự vô lý của các sử gia đối với sử Việt
thì chắc phải chờ thời gian soi xét…
Mời nhấp chuột đọc thêm:
- Các bài viết về Chuyện làng văn0
- Đặng Xuân Xuyến - Cảm nhận thơ văn 1l
- Đặng Xuân Xuyến - Cảm nhận thơ văn 2l
- Bạn đọc cảm nhận về thơ của Đặng Xuân
Xuyếnl
- Bạn đọc cảm nhận về một số tác phẩm
của Đặng Xuân Xuyếnl
Mời nghe Đặng Xuân Xuyến
đọc bài thơ QUÊ TÔI:
Mời nghe Đặng Xuân Xuyến
đọc bài thơ HỒN QUÊ:
Nguyễn
Toàn Thắng giới thiệu
Tác giả: Bách Việt Trùng Cửu - nguồn: Bách Việt Trùng Cửu
Ảnh minh họa sưu tầm từ
nguồn: internet
Bài viết là quan điểm riêng của các tác giả.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét