NGHỆ THUẬT
CHINH PHỤC LÒNG NGƯỜI
Trong cuộc sống, sự thành công sẽ đến dễ dàng nếu chúng ta biết chinh phục
đối tượng, biết biến đổi tượng thành những người bạn đáng tin cậy. Chinh phục
được lòng người sẽ là một yếu tố thuận lợi dẫn đến thành công của bạn.
Vậy thì chinh phục
như thế nào đấy?
1. BIẾN NHỮNG LỜI PHẢN ĐỐI THÀNH SỰ TÁN ĐỒNG
Khi tiến hành các
công việc được giao, người thực hiện sẽ gặp không ít khó khăn cần phải vượt
qua. Trong số những khó khăn trở ngại đó, việc bất đồng quan điểm là điều
thường gặp. Mỗi khi đưa ra một ý kiến, một đề xuất nào đó là lập tức bị
người khác đứng lên phản đối. Vậy làm thế nào để đập tan được sự phản đối đó?
Bất cứ ai cũng vậy,
một khi đối mặt với sự phê phán sẽ nảy sinh ra một tâm lý khác hẳn với tâm lý
vốn có. Hơn nữa, sự chuyển biến đó dần dần
kéo theo khuynh hướng chống lại sự phê phán đó. Vì vậy, khi thuyết phục người
khác mà bạn cứ thẳng thắn nói rằng: “Anh làm như vậy là sai” thì đối phương
nhất định sẽ khó chịu. Nhưng nếu bạn nói một cách nhẹ nhàng “cũng có thể tôi
vẫn có sai lầm” thì đối phương cũng theo đó để nhận khuyết điểm của họ. Vì vậy, khi
thuyết phục người khác, chúng ta nên sử dụng lời nói một cách nhẹ nhàng. Các cụ
đã có câu: Lời
nói không mất tiền mua / Lựa
lời mà nói cho vừa lòng nhau, phải
không bạn?!
Tóm lại, khi muốn
thuyết phục người khác, đầu tiên bạn phải nói một vài câu nhẹ
nhàng, tế nhị đại loại như: “Đó mới chỉ là ý kiến cá nhân, có lẽ cũng còn sai
sót...”. Như thế, người đối thoại sẽ chấp nhận ý kiến của bạn một cách rất
thoải mái. Thừa nhận một vài khuyết điểm nhỏ của
mình để đem lại sự thống nhất ở những vấn đề lớn hơn, quan trọng hơn là trong
những nghệ thuật chinh phục để lấy lòng người.
Cũng có một cách
khác để thuyết phục đối phương là nhấn mạnh điểm giống nhau nhỏ. Khi gặp phải
sự phản đối, bạn cần thuật lại một số ý kiến tán đồng để lôi kéo sự đồng tình của đối phương.
Xin đơn cử bài diễn văn về giải phóng nô lệ nổi tiếng của tổng thống Lincon.
Trong bài diễn văn nổi tiếng đó, Lincon dành 30 phút đầu tiên để nói về những ý
kiến tán đồng. Sau đó mới dần dần lôi kéo
những người phản đối về phía mình theo những mục tiêu đã định. Bí quyết này vận
dụng khả năng làm mềm hoá đối tượng. Phương pháp này nhấn mạnh những điểm tương
đồng để lôi kéo đối phương. Nếu như khi mới bắt đầu mà đã xoáy ngay vào lập
trường đối phương thì sự ngăn cách sẽ ngày một lón. Khi giao thiệp để giải
phóng vấn đề, bạn cần bắt đầu từ vấn đề mà nội dung của nó dễ được đối phương
chấp nhận và dễ giải phóng nhất. Nếu như đối phương phản đối kịch liệt, bạn có
thể tạo ra một mối quan tâm chung để thu hút
sự tán đồng của đối phương.
Trong giao tiếp, mâu
thuẫn xảy ra không phải lúc nào cũng như lúc nào. Có những lúc, sự bất đồng
xuất phát từ sự chưa thống nhất, chưa hiểu rõ bản chất của vấn đề. Cách tốt
nhất của trường hợp này là giải thích cụ thể, thay đổi nội dung vấn đề một
cách phù hợp để thu hút sự quan tâm chung. Trong các cuộc họp căng thẳng, người
biết cách thâu tóm vấn đề sẽ được đông đảo cử toạ tán đồng.
Cũng có khi, để
thuyết phục được người có tư tưởng phản đối thì nên tìm ra điểm tương đồng ở đối phương. Sau đó, phát triển điểm chung đó để thuyết phục
đối tượng. Nếu thuyết phục bằng phương pháp này mà không đạt hiệu quả như mong
đợi thì phải lợi dụng cảm giác của đối phương để thuyết phục. Có khi, sự thuyết
phục này còn hiệu quả hơn lý lẽ.
2. TRANH THỦ SỰ TIN CẬY CỦA NHỮNG NGƯỜI HOÀI NGHI
Có một số người
không mấy khi tin tưởng vào cuộc sống, họ luôn hoài nghi về đủ mọi thứ chuyện.
Khi một người rơi vào trạng thái không tin tưởng thì cũng dễ rơi vào trạng thái
bất an, khủng hoảng. Đối với những người như vậy, việc cung cấp thông tin cần
phải kích thích khả năng
tiềm ẩn của đối phương khiến anh ta nảy sinh ý muốn giao lưu, trao đổi. Nếu sự
hoài nghi của đối phương không quá sâu sắc thì phương pháp lợi dụng thông tin
sẽ rất hiệu quả.
Tranh thủ được sự
đồng tình của những người hoài nghi bạn sẽ có thêm bạn đồng hành và bớt được kẻ thù. Nhờ đó, con đường
dẫn đến thành công sẽ
thuận lợi hơn rất nhiều.
3. NGHỆ THUẬT THU HÚT NHỮNG LỜI NÓI TỪ ĐÁY LÒNG
Trong công việc,
nhiều khi người ta đề cập vấn đề một cách thẳng thắn. Có khi lại vận dụng theo
khuynh hướng chủ trương,
nguyên tắc nên rất dễ gây cảm giác khó chịu cho đối phương. Vì vậy, nên dùng
những cách mở đầu thật tình cảm, thân mật để thu hút tình cảm của đối tượng.
Đối với cấp dưới, muốn nghe những lời nói chân thật thì nên ra ngoài khuôn khổ phép tắc của cơ quan để
tránh sự cứng rắn, giáo điều.
Có người còn sử dụng
những câu hỏi không đâu, vô bổ để đạt được mục đích là thu được những suy nghĩ
thật sự của đối phương. Những cây hỏi không đâu bề ngoài rất bình thường nhưng
chính bên trong các câu hỏi này sẽ làm cho người ta bộc lộ bản chất. Có người phụ
trách nhân sự ở một công ty nọ có một cách phỏng vấn rất độc đáo. Trong các
cuộc phỏng vấn tuyển nhân viên, ông ta đặt ra câu hỏi về gia đình, về tình
dục...để từ đó rà xét phản ứng thực của ứng cử viên. ứng cử viên vô tình không biết đó là những câu hỏi
“bẫy” nên dễ dàng bộc lộ tâm lý thực chất. Qua đó, người phụ trách nhân sự có
thể tuyển dụng được một người phù hợp với yêu cầu của công việc.
Để lấy được lời nói
thực lòng, nên sử dụng phương pháp giả vờ không biết, không hiểu để xoá đi tâm
lý phòng vệ của đối phương. Vì cảm thấy được tin cậy nên đối phương rất vui vẻ
và nói ra những lời nói xuất phát từ đáy lòng. Nhnưg tại sao cách “giả vờ không
biết” lại có hiệu quả đến thế?
Nói một cách đơn
giản, khi người ta nói chuyện một cách vô tư thì người được tiếp
chuyện sẽ cảm thấy tự tin hơn, từ đó nảy sinh cảm giác được tin cậy. Khi đó,
người được hỏi sẽ thể hiện hết bản chất thực tế của mình. Nói cách khác, dùng
chiêu “giả vờ không biết” sẽ đẩy được người
đối thoại lên vị trí cao hơn, làm cho anh ta cảm thấy tự tin. Do vậy, bạn sẽ
thực hiện được mục đích của mình, tức là thu được lời nói thật lòng từ người
khác.
4. NGHỆ THUẬT KHUYẾN KHÍCH SỰ NHIỆT TÌNH
Con người ta ai cũng
có lòng tự tôn, ai cũng hi vọng
mình hơn người khác hoặc luôn muốn trở thành nhân vật quan trọng. Từ mong muốn
đó, con người ta luôn có tâm lý nỗ lực để trưởng thành. Mong muốn ấy cấu thành
sự nhiệt tình ở mỗi con người. Những người có tâm lý như vậy, khi đặt bên cạnh
một người có tài năng tương đương thì tự khắc người đó sẽ có sự cạnh tranh
để vươn lên đánh đổ kẻ lạ mặt nổi tiếng kia. Chỉ cần lợi dụng tâm lý này thì sẽ
làm cho đối tượng tự hoàn thiện mình, tự cảm thấy phải nhiệt tình hơn trong
công việc.
Trong nghệ thuật
quản lý, cấp trên có thể phát huy lòng nhiệt tình của cấp dưới mà không
phải tăng lương, tặng thưởng. Chỉ cần bảo anh ta rằng “thành công của anh và
cậu An đã đến rồi” để ám chỉ sự xuất hiện của đối tượng cạnh tranh, qua đó thúc
đẩy lòng nhiệt tình của anh ta.
Một cách khác để tìm sự nhiệt tình là lấy sự vinh hạnh để kích thích
đối phương. Con người ta rất thích được tán dương. Vì vậy, nên kích thích được
tâm lý khẳng định mình của họ thì khiến họ rất nhiệt tình. Tâm trạng muốn được
người khác công nhận là nhân tố làm nảy
sinh lòng hăng hái, hiệu quả công việc chắc chắn sẽ cao hơn.
Đặc biệt, một khi
“mong muốn khẳng định” được thoả mãn thì có thể kích thích lòng tự động hướng
thượng. Kích thích lòng hướng thượng có nghĩa là làm cho đối tượng cảm nhận
được sự quan trọng trong
công việc của họ. Sau khi nhận thức được sự quan trọng đó, họ sẽ hăng hái hơn
trong bổn phận của mình.
Trong các phương
pháp kích thích lòng hăng hái có hai vấn đề lớn. Một là kích phát bằng vật chất
như lương, thưởng, quà tặng... Hai là động cơ bên trong,
đó chính là những điều chúng ta đã bàn đến ở phần trên.
Nghệ thuật chinh
phục nhân tâm xưa nay luôn được nhiều người quan tâm tìm hiểu. Có thể nói thu
phục được lòng người là một việc cực kỳ khó khăn nhưng không phải là không làm
được.
Có thể nói, làm
người đàn ông hoàn hảo không thể không chinh phục lòng người. Những điều mà
chúng tôi trình bày ở trên chắc chưa thể đủ để giúp bạn trở thành con người như
vâỵ. Nhưng dẫu sao đó cũng là những nét cơ bản nhất của thuật thu phục nhân
tâm. Hãy đọc, suy ngẫm và ứng dụng cho cuộc sống.
Chúc bạn thành công!
*.
TRỊNH VĂN THÀNH
.
0 comments:
Đăng nhận xét