MẸO CHỮA HIẾM MUỘN CON CÁI
Vợ chồng lấy nhau đã lâu, chữa chạy
cũng nhiều mà vẫn không thể có con thì người ta thường tìm đến “mẹo” dân gian
để “chữa chạy”.
“Có bệnh thì vái tứ phương”, nhu cầu
có con là chính đáng nên cũng chẳng ai ngại bị chê cười là mê tín. Cách “chữa”
hiếm muộn con cái trong dân gian thì nhiều nhưng để giản tiện cho bạn đọc,
người viết chọn và lược soạn 5 mẹo như sau:
1. Sắp xếp lại phòng
ngủ của hai vợ chồng
Cách đơn giản mà nhiều đôi vợ chồng
thường làm là kê lại giường chiếu ở phòng ngủ để thay đổi vận khí, mong sớm có
con bồng.
Trường hợp này, người ta chọn ngày
giờ hoàng đạo, có lợi cho việc sinh con, tất cả đều chủ sự thêm đinh để kê lại
giường, chiếu ở phòng ngủ sao cho hợp hướng. hợp tuổi. Đặc biệt, khi kê giường,
không để phía đầu giường ngủ cùng với hướng của cửa ra vào mà phải hướng thẳng
vào cung con cái và phải nhìn ra hướng có ánh sáng chan hòa. Giường phải kê sát
vào các mép tường, cụ thể là mép phía trong.
Cùng với việc kê lại giường, hai vợ
chồng còn nhờ một người phụ nữ đứng tuổi, nhiều con và có trai gái đầy đủ, khỏe
mạnh, trải lại chiếu, đệm.
2. Nhận đứa trẻ về
làm con nuôi
Có nhiều cặp vợ chồng hiếm muộn con
cái đã dùng cách xin con nuôi để cầu may về đường con cái. Đứa trẻ được xin để
cầu may phải đẹp đẽ, khỏe mạnh; cha mẹ đẻ của đứa trẻ cũng phải khỏe manh, tử
tế và sinh con phải đầy đủ cả trai cả gái.
Khi xin đứa trẻ ấy về làm con nuôi
thì phải chăm bẵm, yêu thương như con ruột thịt của mình, không được phân biệt,
coi chúng như người ngoài.
3. Xin áo của trẻ sơ
sinh
Một cách nữa là đi xin (hoặc mượn) áo
của trẻ sơ sinh về làm phép, để mong đường con cái sẽ gặp được may mắn nhờ
“phước” của đứa trẻ (sơ sinh) đó mang lại.
Khi xin (hoặc mượn) được áo của trẻ
sơ sinh, thì dù có bẩn (do đứa trẻ ị hoặc tè ra) cũng không được giặt giũ, làm
sạch mà để nguyên chiếc áo đó ở dưới gối ngủ của hai vợ chồng. Người ta tin,
vận may rồi sẽ đến với cặp vợ chồng muộn con đó.
4. Cưới lại:
Chọn ngày, tháng đẹp để tổ chức cưới
lại cũng là một trong những cách “chữa” hiếm muộn con cái trong dân gian. Nghi
lễ của ngày cưới lại rất đơn giản, chỉ mời ruột thịt hai bên tham dự. Giờ đón
dâu cũng phải xem xét cẩn thận hợp với tuổi của hai người và phải tuân thủ một
cách nghiêm ngặt như lần cưới đầu. Người xưa tin làm như thế để lấy may mắn,
lấy phước lộc vì ngày cưới chính thức lần trước có thể đã phạm vào giờ xấu, bất
lợi cho cuộc sống vợ chồng và đường con cái. Khi mọi nghi lễ cưới hỏi đã xong thì
mời anh em trong gia đình ăn bữa cơm thân mật.
5. Xin con của thần
thánh:
Xin con thần thánh hay còn gọi là
“cầu tự”. Đó là một tục có từ lâu đời.
Lễ xin con thường diễn ra vào những
ngày lễ hội, ở những chùa lớn, linh thiêng có tiếng như: Chùa Hương, chùa Yên
Tử...
Tục truyền, trước khi làm lễ xin thần
thánh ban con, cặp vợ chồng hiếm muộn phải sống chay tịnh ít nhất là 7 ngày;
phải luôn giữ cho tâm hồn trong sạch, không cờ bạc, sát sinh, trai gái…. Muốn
sinh con trai thì xoa tay vào hòn núi cậu, còn muốn sinh con gái thì xoa vào
hòn núi Cô. Sau khi lễ bái thành kính, Trời, Phật sẽ cho các cậu, các cô theo
về nhà để “đầu thai” làm con. Vì thế khi ra về, phải có phần lễ cho cậu, hoặc
cho cô. Lễ ấy gồm: Quà bánh, bát đũa... trên một mâm và thêm cả xuất tiền đi
đường, vé tàu xe cho cậu (cô) về làm con cho mình.
Mời nhấp chuột đọc thêm:
- Các bài viết về
khoa Phong Thủy0
- Các bài viết về
khoa Tướng thuật0
Mời nghe Khề Khà Truyện đọc truyện ngắn
CHUYỆN CU TỐ LÀNG TÔI của Đặng Xuân Xuyến:
- Trích từ TÌM HIỂU VĂN HÓA TÍN NGƯỠNG TRONG DÂN GIAN của Đặng Xuân Xuyến ; Nhà xuất bản Thanh Hóa 2007 -
0 comments:
Đăng nhận xét