NHỮNG THẮC MẮC VỀ MỆNH THÂN - Tác giả: Đặng Xuân Xuyến

Leave a Comment


NHỮNG THẮC MẮC VỀ

MỆNH - THÂN

*

NHỮNG THẮC MẮC VỀ THÂN - MỆNH là phần giải đáp những thắc mắc mà bạn đọc đã gửi đến, xoay quanh về Mệnh (Thân) trên lá số.

Khi giải đáp, người viết đã cố gắng viết thật đơn giản, dễ hiểu, hạn chế sử dụng các thuật ngữ thường dùng trong tử vi để người mới học tử vi dễ tiếp cận với môn khoa học vốn phức tạp và huyền bí này.

Hy vọng với cố gắng của người viết, bài viết sẽ ít nhiều giúp bạn đọc, nhất là bạn đọc lần đầu tiếp cận với môn Tử Vi, rút ngắn thời gian “mày mò tự học” để tự xem, tự áp dụng kiến thức tử vi vào cuộc sống.

*

Thắc mắc: - Thưa anh, em tuổi Dần, cung Mệnh của em lại an tại Tý. Liệu không cần coi lá số, anh có thể cho em  một lời nhận xét về cuộc đời của em không? Em nên làm thế nào để số phận sau này sẽ được như ý muốn?

Giải đáp:

Kinh nghiệm của các thầy coi Tử Vi cho rằng: Khi Mệnh an tại cung đối diện với một trong các cung thuộc Tam hợp tuổi thì cuộc đời đương số rất khó khăn, chật vật, nếu có “sở cầu như ý” được một vài điều gì thì cũng chỉ ở mức thường thường bậc trung mà thôi.

Em tuổi Dần, cung Mệnh của em an tại TÝ, là cung đối diện với cung NGỌ, có nghĩa Mệnh của em an tại cung đối diện với một cung thuộc Tam hợp tuổi (DẦN - NGỌ - TUẤT) nên cuộc đời của em rất khó đạt được như ý muốn, giả dụ nếu may mắn mà đạt được vài điều như ý thì em cũng phải chật vật đấu tranh mới có được.

Việc cải số cũng ví như việc em muốn cải tạo, sửa sang lại ngôi nhà thì em phải biết rõ kết cấu ngôi nhà như thế nào? Chỗ nào cần sửa chữa? Chỗ nào cần cải tạo, nâng cấp? Và sửa chữa, nâng cấp chỉ được phép như thế nào?.... Có nghĩa, em phải hiểu rõ, hiểu cặn kẽ 12 cung trên lá số của em như thế nào? Nhưng việc “cải số” rất phức tạp, không đơn giản như việc sửa chữa, cải tạo lại ngôi nhà, vì thế, cách tốt nhất để em “cải được số phận” là luôn tâm niệm: Đức năng thắng số thì cuộc đời sẽ nhiều niềm vui.

 

Thắc mắc: - Vậy còn câu: Mệnh nhị hợp với Tử Tức, hoặc Mệnh nhị hợp với Phụ Mẫu có nghĩa gì? Mối quan hệ giữa Mệnh với các cung nhị hợp đó thế nào? Anh giải thích giúp em được không ạ? Em cám ơn!

Giải đáp:

Theo lý thuyết của Tử Vi thì khi Mệnh nhị hợp với cung nào thì đương số thường phải bận tâm lo lắng (khổ sở) về điều (cung) đó, mang nặng nợ về một điều gì đó mà cung (Nhị hợp) đó phản ảnh.

Chẳng hạn:

Mệnh nhị hợp với Phụ Mẫu thì con cái sống có trách nhiệm với cha mẹ, vất vả vì cha mẹ hoặc ngược lại cha mẹ vất vả vì con cái, lo lắng và hy sinh vì con cái mà cụ thể là hy sinh, lo lắng vì đương số.

Nhưng nếu là nữ Mệnh mà Thân nhị hợp với Phụ Mẫu thì lại là người gắn bó với cha mẹ chồng (chứ không phải gắn bó với cha mẹ đẻ).

Mệnh nhị hợp Huynh đệ thì đương số phải khổ sở, đau khổ về anh em. Nếu có Tuần án ngữ thì ngoài việc anh trưởng thiệt thòi (phi yểu tắc bần) thì anh chị em khi sống xa nhau mới hòa thuận, còn khi có điều kiện sống gần nhau thì lại không hợp nhau....

Mệnh nhị hợp Tử Tức thì đương số là người yêu thương con hết mực, hoặc phải lo lắng về con cái, khổ sở vì con cái hoặc mặc cảm, “đau đớn” về vấn đề con cái (như không có con, con cái hư hỏng...).

Mệnh nhị hợp với cung Nô thì là người quan hệ rộng rãi, nặng tình, nặng trách nhiệm với bạn bè, chiến hữu, tình nhân, cấp dưới…

Nhưng nếu là phụ nữ thì khi Thân nhị hợp Nô thường là người thương chồng, lo cho chồng hết mực. Đây là mẫu người phụ nữ hiền thục, nặng lòng về tình chồng nghĩa vợ.

 

Thắc mắc: - Thế nào gọi là Mệnh Tứ Sinh? Có phải Mệnh Tứ Sinh còn gọi là Mệnh an tại Tứ Sinh không?Người Mệnh Tứ Sinh là người như thế nào?

Giải đáp:

Gọi là Mệnh tứ Sinh, còn gọi là Mệnh an tại Tứ Sinh, khi Mệnh an tại 1 trong 4 cung: Dần, Thân, Tỵ, Hợi.

Nhìn chung, khi Mệnh an tại Tứ Sinh thì thường là người có lòng tự hào, tính khoe khoang nên thích được người khác đề cao, trọng vọng.

Người Tứ Sinh là những người có sức khỏe, ít bệnh tật mặc dù thường có tầm vóc nhỏ.

 

Thắc mắc: - Vâng! Thưa anh, người Mệnh Tứ Chính thì thế nào?

Giải đáp:

Gọi là Mệnh Tứ Chính (còn gọi Mệnh an tại Tứ Chính) khi Mệnh được an tại 1 trong 4 cung: Tý, Ngọ, Mão, Dậu.

Mệnh an tại Tứ Chính thì phần nhiều là người cứng rắn, cương trực, khảng khái và khó ai làm người Tứ Chính thay đổi được quan điểm.

Người có Mệnh an tại Tứ Chính thường được hưởng Đế Vượng nên có sức khỏe tốt.

 

Thắc mắc: - Thưa chú, thế còn người có Mệnh an tại Tứ Mộ thì thế nào?

Giải đáp:

Gọi là Mệnh Tứ Mộ (còn gọi là Mệnh an tại Tứ Mộ, người Tứ Mộ) khi Mệnh được an tại 1 trong 4 cung: Thìn, Tuất, Sửu, Mùi.

Khi Mệnh an tại Tứ Mộ thì nhìn chung thường là người mềm dẻo, biết thân phận mình ở ngưỡng nào mà hành xử sao cho đúng mức, không muốn gây phiền nhiễu cho ai. Tuy vậy, người Tứ Mộ lại là người hay bị bệnh và sức khỏe yếu.

 

Thắc mắc: - Thưa anh, vậy những người mà Mệnh an tại cùng Tứ Chính (hoặc Tứ Sinh, hoặc Tứ Mộ) đều có tính cách giống nhau sao? Nếu không giống nhau thì khác nhau như thế nào?

Giải đáp:

Trong các cung Sinh, Chính hoặc Mộ đều có cung Âm, cung Dương. Các cung Dương thường kiên quyết, cẩn thận và chu đáo. Còn các cung Âm thì lại rộng rãi, bao dung và hòa hợp hơn. Vì thế, người Mệnh an tại cung Dương thường chu đáo mà kiên quyết, còn người Mệnh an tại cung Âm tính tình lại hiền hòa, bao dung.

 

Thắc mắc: - Em nghe mọi người nói: Mệnh ở cung Bại địa, Tuyệt địa nhưng em không hiểu cung Mệnh như thế nào thì gọi là Sinh địa, Vượng địa, Bại địa hay Tuyệt địa?

Giải đáp:

Cung Mệnh là Sinh địa, Vượng địa, Bại địa, hay Tuyệt địa thì căn cứ vào Bản Mệnh và được quy ước theo bảng:

Thí dụ: 

Mệnh Kim: Mệnh an tại Tỵ là Sinh địa: rất tốt.

Mệnh Mộc: Mệnh an tại Mão là Vượng địa: được nhiều lợi ích.

Mệnh Hỏa: Mệnh an tại Mão là Bại địa: rất xấu.

Mệnh Thủy hay Mệnh Thổ: Mệnh an tại Tỵ là Tuyệt địa: giảm thọ, rất đáng lo ngại. 

Nếu cung Mệnh là Bại địa thì dù có gặp vận hạn tốt đẹp cũng chẳng được lâu bền, ví như cành hoa mong manh, sớm nở tối tàn.

Nếu cung Mệnh là Tuyệt địa thì rất cần phải có chính diệu sáng sủa tốt đẹp toạ thủ hay Khoa, Quyền, Lộc hội hợp để cứu giải. Nếu không, rất đáng lo ngại về tính mạng.

Chính diệu cứu giải phải là chính diệu sinh được Bản Mệnh. Thí dụ: Thủy Mệnh, cung Mệnh an tại Tỵ là tuyệt địa, nên rất cần phải có Vũ Khúc toạ thủ để cứu giải, vì Vũ Khúc thuộc Kim, sinh được Thủy mệnh.

Cung Mệnh là Tuyệt địa, nếu có chính diệu sinh được Bản Mệnh toạ thủ cứu giải, gọi là Tuyệt xứ phùng sinh, cũng ví như cành hoa tuy mong manh nhưng lâu tàn, nên không đáng lo ngại nhiều. Tuy nhiên, dù cung Mệnh ở Tuyệt địa có được chính diệu tọa thủ cứu giải thì cũng chỉ khá lên, chứ không thể bằng Mệnh ở Vượng địa, Sinh địa, cũng giống như người bệnh ốm nặng may gặp thầy gặp thuốc mà khỏi bệnh nên không thể coi là người khỏe mạnh.

 

Thắc mắc: - Thưa anh, ngoài cách Tử, Tham đồng cung Mão Dậu là người có số tu hành, mộ đạo thì còn những cách nào nữa? Cụ thể là những sao nào đóng tại Mệnh, Thân sẽ nói lên “xu hướng” xuất gia tu hành của đương số?

Giải đáp:

Nhìn chung, người có số tu hành thì Mệnh (Thân) thường hội họp nhiều sao thiện căn, sao thất bại ở đời, sao cô độc và nhiều sao hãm địa. Tuy nhiên, khi Mệnh (Thân) rơi vào những trường hợp sau thì mười người sẽ có chín người xuất gia tu hành:

- Mệnh vô chính diệu ở Tuất, có Cơ, Lương ở Thìn xung chiếu hoặc Mệnh vô chính diệu ở Thìn có Cơ, Lương ở Tuất xung chiếu. (Nhưng có quan điểm lại cho rằng, chỉ khi: Cơ, Lương ở Thìn, Tuất gặp Tuần, Triệt hay sát tinh hội họp thì mới gian truân, trắc trở, có số đi tu.)

- Mệnh Vô Chính Diệu gặp nhiều sát tinh hội họp cùng Hóa Kỵ.

- Tử, Tham tọa thủ đồng cung ngộ Không, Kiếp (Có quan điểm lại cho rằng: nếu Tử, Tham ngộ Không, Kiếp thì dù có đi tu cũng phá giới nên rốt cuộc không có số chân tu.)

- Thiên Phủ tọa thủ ngộ Tam Không.

- Thiên Không, Hồng Loan tọa thủ đồng cung (nếu Thiên Không, Hồng Loan trực chiếu thì chỉ là người mộ đạo).

 

Thắc mắc: - Thưa anh, em nghe nói những người có số tu hành, vọng đạo thường là người Thân Mệnh hội họp nhiều sao thiện căn. Vậy sao Thiện căn là những sao nào?

Giải đáp:

Sao thiện căn là những sao chủ về thiện tâm, vọng đạo, đó là các sao: Thiên Lương, Thiên Đồng,Thiên Quan, Thiên Phúc, Ân Quang, Thiên Quý, Hóa Khoa, Tứ Đức.

 

Thắc mắc: - Vậy còn  những người “được” dân gian gọi là “đồng cô bóng cậu” thì Thân, Mệnh của họ như thế nào? Được các tinh đẩu nào an tại Mệnh (Thân)? Em cám ơn!

Giải đáp:

Nam số có Cơ - Nguyệt - Đồng - Lương hội họp tại Mệnh lại ngộ Lục sát tinh hãm địa: là người có tính cách õng ẹo, điêu chác như đàn bà, nếu không ái nam ái nữ thì cũng rất ít nghĩ tới chuyện vợ chồng.

Hoặc nam số có Thất Sát thủ Mệnh tại Tý, Ngọ mà gặp Kiếp, Riêu đồng cung sẽ là người rất ghét đàn bà, thích cuộc sống độc thân, kiểu như người đồng tính luyến ái, tuy nhiên, vì Thất Sát là võ tinh, hợp với nam số nên có thể sẽ không có biểu hiện rõ rệt bằng hình dáng, cử chỉ của người đồng cô bóng cậu.

Hoặc khi Thái Âm đơn thủ ở Tỵ, rất bất lợi cho nam số, tượng trưng cho đời sống tình dục quái dị, nhu nhược, nhiều nữ tính, chịu nhiều cay đắng trong tình trường. Tuy không ẻo lả, điêu chác như trường hợp Cơ, Nguyệt, Đồng, Lương ngộ Lục sát tinh hãm địa nhưng cũng không tốt đẹp gì cho nam số về đời sống tình dục cả.

Nữ số có Tử, Phủ, Vũ, Tướng hội họp tại Mệnh (Thân), nhất là khi Vũ, Tướng thủ Mệnh gặp Lục bại tinh hãm địa là người không thích chuyện trai gái, nếu thêm Hình, Riêu, Cô, Quả thì suốt đời không thành gia thất, hoặc nếu thành thì cũng lận đận, cao số mà hôn nhân không bền.

 

Thắc mắc: - Thưa anh, em muốn nhờ anh giải thích giúp: Cung Mệnh có những sao nào sẽ làm nghề bói toán hoặc có khả năng về khoa học huyền bí?

Giải đáp:

Người có thể am tường hoặc giỏi về khoa học huyền bí là người có Cô Thần, Hóa Khoa, hoặc Xương Khúc tại Mệnh (Thân). Nếu lại gặp được Quan Phúc, Quang Quý, Tấu Thư, thì sẽ dễ nổi tiếng khi coi số hoặc bói toán vì độ chính xác cao khi đưa ra lời luận giải.

Nếu trong Tam hợp Mệnh (Thân) thiếu sao nào, thì chờ đến Đại Vận hoặc Tiểu Vận có sao đó sẽ có cơ duyên để am hiểu về khoa học huyền bí.

 

Thắc mắc: - Thưa anh, liệu Tử Vi có mô tả được cử chỉ, hình thức cụ thể của người đồng cô bóng cậu, người đồng tính luyến ái qua ý nghĩa của các tinh đẩu không?

Giải đáp:

Về mô tả hình thức, sắc đẹp của con người trong khoa Tử Vi rất chung chung, thậm chí sơ sài, phiến diện nên nhiều khi không mấy đúng vì thế người coi tử vi thường phải kết hợp với cách xem của một số khoa khác, như tướng thuật chẳng hạn, để đưa ra lời luận giải được chính xác hơn.

Hơn nữa, tử vi mô tả diện mạo con người không mấy rõ ràng về giới tính, người nam, người nữ đều chung một ước lệ về hình thức.

Chẳng hạn:

- Thiên Tướng: Người đẹp đẽ uy nghi, có tinh thần khí sắc, cao vừa phải, da trắng, mặt đẹp, dáng oai vệ.

- Thiên Lương: Người thon, cao, da trắng, vẻ mặt thanh tú, khôi ngô.

- Đào Hoa, Hồng Loan: Người rất đẹp và duyên dáng.

Hoặc giả sự mô tả tướng mạo của Tử Vi có phân biệt giữa người nam với người nữ thì cũng rất sơ sài. Ví dụ, sách Tử Vi chép: “Sao Thiên Phủ thủ mệnh là người có thân hình đầy đặn, da trắng, vẻ mặt thanh tú, khôi ngô, răng đều và đẹp, phụ nữ thì tươi đẹp như hoa.”

Hoặc sách tử vi chép:

- Văn Xương, Văn Khúc: Người có vẻ mặt thanh tú, khôi ngô hợp với quý tướng.

- Thiên Lương: Người thon, cao, da trắng, vẻ mặt thanh tú, khôi ngô.

Nếu căn cứ vào sự mô tả diện mạo như trên của Tử Vi thì sẽ khẳng định thế nào khi xem 2 bức ảnh sau:

Rõ ràng là rất khó cho người nghiên cứu tử vi vì không thể xác định được sao nào thủ mệnh của người nam, sao nào thủ Mệnh của người nữ? Và càng khó hơn trong việc mô tả khái quát diện mạo của người nam, người nữ như thế nào để phổ quát cho đặc trưng giới tính của con người trong quan niệm của tử vi.

Vì thế mà các tác giả viết về tử vi đều chung quan điểm là không nên chú trọng vào yếu tố hình thức, diện mạo của đương số đúng sai thế nào khi đối chiếu với sự mô tả diện mạo, hình dáng của tử vi mà chỉ nên chú trọng tới ý nghĩa về tâm lý, tính cách để ước đoán số phận của con người, nhất là khi các tinh đẩu hội họp tạo thành cách, cục..

Đây cũng chính là câu trả lời cho thắc mắc của em về ý nghĩa tướng mạo trong tử vi.

 

Thắc mắc: - Em không hiểu lý do gì mà mọi người rất sợ gặp phải trường hợp Mệnh có Địa Kiếp, Thân có Địa Không tọa thủ?

Giải đáp:

Sách tử vi cho rằng: “Cung Mệnh có Địa kiếp toạ thủ, cung Thân có Địa không toạ thủ gọi là Mệnh Kiếp Thân Không. Người có Mệnh Kiếp Thân Không rất khôn ngoan sắc sảo. Nhưng trong đời vui ít buồn nhiều, mưu sự thì thành bại thất thường, làm việc gì cũng chẳng được lâu bền. Đây, nếu cung Mệnh Vô Chính Diệu lại có Hồng, Đào, Sát tinh hội hợp, tất phải chết non. Nếu không, lúc thiếu thời vất vả, gian truân. Cũng trong trường hợp này, nếu cung Mệnh hay cung Thân lại có Nhật, Nguyệt hay Tử Vi sáng sủa tốt đẹp toạ thủ thì cũng được no cơm ấm áo.”

 

Thắc mắc: - Vậy còn trường hợp Mệnh có Địa Không, Thân có Địa Kiếp tọa thủ thì thế nào? Anh giải thích giúp em nhé. Em cám ơn!

Giải đáp:

Sách Tử Vi chép rằng: “Cung Mệnh có Địa Không toạ thủ, cung Thân có Địa Kiếp toạ thủ gọi là Mệnh Không, Thân Kiếp. Người có "Mệnh không, Thân Kiếp" rất khôn ngoan sắc sảo. Nhưng trong đời vui ít, buồn nhiều, mưu sự thì thành bại thất thường, làm việc gì cũng chẳng được lâu bền. Đây, nếu cung Mệnh Vô Chính Diệu lại có Đại, Tiểu Hao hội họp là người tuy ít học, nhưng cũng lập được công danh, sự nghiệp khá hiển hách. Cũng trong trường hợp này, nếu cung Mệnh hay cung Thân lại có Thiên Đồng, Thiên Lương hay Phá Quân tọa thủ, thì thật không thể sống lâu được.”

 

Thắc mắc: - Em còn nghe câu: Kiếp Không đắc địa phi thường cách nhưng em lại không hiểu trường hợp đắc địa nào của Không, Kiếp thì được coi là phi thường cách? 

Giải đáp:

Sách tử vi chép rằng: “Kiếp Không đắc địa với phi thường cách khi Tử Phủ Vũ Tướng đắc địa, Sát Phá Liêm Tham đắc địa, được sự hội tụ của cát tinh đắc địa khác như Tả, Hữu, Khôi, Việt, Xương, Khúc, Long, Phượng, Đào, Hồng, Khoa, Quyền, Lộc và của cả các sát tinh cũng đắc địa như Kình, Đà, Không, Kiếp, Hình, Hổ là cách Phi Thường Cách.

Đây là cách đặc biệt hiếm gặp. Là cách của các đế vương, các nguyên thủ quốc gia, hội đủ tài đức và vận hội, có cả lương thần và hảo tướng trợ giúp, để xây dựng chế độ, lưu danh lừng lẫy trong sách sử.”

 

Thắc mắc: - Thưa anh. Có phải Đào Hoa, Hồng Loan không những phải tránh xa Thiên Không, Kiếp Sát mà còn rất cần tránh xa là 2 tên đồ tể Địa Không, Địa Kiếp? Tại sao Đào Hoa, Hồng Loan lại tối kỵ gặp các hung sát tinh vậy?

Giải đáp:

Sách tử vi chép rằng: “Không, Kiếp, Đào, Hồng nếu đi cùng nhau thì sẽ gặp nhiều nghiệp chướng về ái tình, hoặc đau khổ điêu đứng trong tình duyên, phải cưới xin nhiều lần. Riêng phụ nữ, thì bị tai nạn trinh tiết (bị dụ dỗ, lường gạt, mất trinh, thất tiết, hoặc có thể bị hãm hiếp).

Người có bộ sao này còn bị yểu mạng, hay mắc bệnh phong tình, phái nữ thì đa phu, hồng nhan bạc mệnh có thể là gái giang hồ, nếu chưa chồng thì rất lang chạ.”

 

Thắc mắc: - Em nghe câu phú: Dần Thân Không Kiếp nhi  ngộ Quý tinh thăng trầm vô độ nhưng không hiểu nghĩa của câu phú này như thế nào? Em mong anh giải thích giúp!

Giải đáp:

Câu phú này có nghĩa: Khi Mệnh an tại Dần, Thân nếu có Địa Kiếp, Địa Không tọa thủ thì dẫu có gặp nhiều sao tốt đẹp hội họp thì trên đường đời vẫn gặp nhiều thăng trầm bất định, tiền tài như đám mây trôi nổi, tụ tán thất thường.

 

Thắc mắc: - Em không hiểu nghĩa câu phú: Mệnh trung ngộ Kiếp, Tham do như lãng lý hành thuyền. Anh giải thích giúp em với! Em cám ơn!

Giải đáp:

Câu phú này có nghĩa: Mệnh có Kiếp, Tham toạ thủ đồng cung, giống như ngồi thuyền trên sóng cả, có cách này thì trọn đời lao khổ, nay đây mai đó và hay mắc tai nạn sông nước.

 

Thắc mắc: - Vậy còn câu phú: Đế ngộ hung đồ tuy hoạch cát nhi vô đạo có nghĩa như thế nào?

Giải đáp:

Câu phú này có nghĩa: Khi Tử Vi ngộ Địa Không, Địa Kiếp (hung đồ) thì đó là người suốt đời sẽ chẳng làm được việc gì nên thân. Nhưng nếu Tử Vi ngộ Thiên Hình, Hóa Kỵ, lại hội họp cùng Hóa Quyền, Hóa Lộc thì dẫu có đẹp đấy nhưng vẫn là kẻ có tâm thuật bất chính, gian manh.

 

Thắc mắc: - Vâng. Thế còn câu: Sinh xứ Kiếp Không do như bán thiên triết sỹ thì có nghĩa ra sao?

Giải đáp:

Câu phú này có nghĩa: Thân hoặc Mệnh nếu an tại các cung hãm địa, lại có Địa Không, Địa Kiếp lâm thủ thì chẳng khác gì con chim bị “giữa trời gẫy cánh”, tuổi thọ rất đáng e ngại.

Để hiểu rõ hơn về hai sát tinh hạng nặng là Không, Kiếp này, bạn nên tìm đọc bài Luận về Địa Không, Địa Kiếp trong cuốn TỬ VI KIẾN GIẢI của tác giả Đặng Xuân Xuyến do Nhà xuất bản Thanh Hóa ấn hành năm 2009.

 

Thắc mắc: - Thưa anh, còn trường hợp Không, Kiếp đồng cung tại Mệnh ở Tỵ, Hợi mà gặp thêm Thiên Tướng, Thiên Mã đồng cung, lại được Hóa Khoa hội chiếu sẽ là người thế nào?  

Giải đáp:

Trường hợp khi Mệnh an tại Tỵ, Hợi mà có Địa Kiếp, Địa Không đồng cung mà gặp được Thiên Tướng, Thiên Mã đồng cung, lại được Hoá Khoa củng chiếu là người có tài và sẽ gặp được quý nhân để làm nên sự nghiệp hiển hách trong thời loạn.

 

Thắc mắc: - Em nghe nói Thiên Đồng an tại Tỵ, Hợi mà hội cùng Địa Không, Kình Dương là người bỏ đi. Sao vậy anh?

Giải đáp:

Vì khi Thiên Đồng thủ Mệnh tại Tỵ, Hợi hội với Địa Không, Kình Dương thì đây là người tàn tật, đã vậy lại khó tính, không ưa một ai, chỉ thích sống cô độc.

 

Thắc mắc: - Thưa anh, thế còn Hỏa Tinh, Linh Tinh thủ Mệnh thì thế nào? Em nghe nói những người có Hỏa, Linh thủ Mệnh thường là người can đảm, dũng mãnh. Anh giải thích giúp em được không? Em cám ơn.

Giải đáp:

Người có Hỏa Tinh (Hỏa), Linh Tinh (Linh) đắc địa thủ Mệnh thì thường là người can đảm, dũng mãnh, có chí khí hiên ngang, cả đời ít bệnh tật. Nhưng nếu Hỏa, Linh hãm địa thủ Mệnh thì lại là người thâm hiểm hung ác, tuổi thọ bị chiết giảm. Chính vì thế mà Hỏa, Linh còn được gọi là "Giảm thọ tinh".

Mệnh có Hỏa Tinh đắc địa tọa thủ, lại được Linh Tinh đồng cung hoặc hợp chiếu sẽ là người tài năng xuất chúng, thường hiển đạt về võ nghiệp và có uy quyền, danh tiếng lừng lẫy. Hỏa Tinh an tại Tứ Mộ gặp Kình Dương thì văn võ toàn tài.

 

Thắc mắc: - Thưa anh, em nghe nói: Hỏa Tinh, Linh Tinh khi thủ Mệnh (Thân) cho dù đắc địa hay hãm địa thì đếu rất cần tránh xa 2 ác tinh là Địa Không, Địa Kiếp. Em không hiểu vì sao Hỏa Linh lại cần tránh xa Không Kiếp khi Hoả, Linh, Không, Kiếp đều là sát tinh hạng nặng, có thể gọi là cùng hội cùng thuyền?

Giải đáp:

Đây là lũ sát tinh hạng nặng, cùng hội cùng thuyền với nhau, vì thế mà khi hội họp với nhau, chúng cùng hợp lực để tác oai tác quái, gây ra sự đổ vỡ, bất hạnh cho kiếp sống con người. Ví như, giữa đường em gặp phải một toán cướp thì sự chống trả một nhóm cướp gồm bốn kẻ côn đồ sẽ khó khăn, vất vả và thiệt hại hơn nhiều so với việc em phải chống trả sự trấn lột, hành hung của toán cướp chỉ có 2 kẻ côn đồ.

Vì thế, sách tử vi mới viết rằng: Linh, Hỏa tối kỵ gặp thêm Không, Kiếp, bởi lúc này dù Hỏa Linh có đắc địa hoặc gặp được chỉ huy là Tham Lang, Phá Quân, Thất Sát thì Hỏa, Linh cũng sẽ quay ra cùng Địa Không, Địa Kiếp đi tác họa. Lúc này dầu tướng có giỏi cũng chịu thua bọn đàn em “phản nghịch” quá ư là đông đảo và mạnh mẽ.

 

Thắc mắc: - Nhưng em có nghe ai đó nói rằng: Kiếp, Không đắc địa hội với Kình, Đà, Hỏa, Linh cũng đều đắc địa thì đương số sẽ được hưởng phú quý. Vậy thì vì sao anh lại bảo Hỏa, Linh nên lánh xa Không, Kiếp dù chúng cùng đắc địa?

Giải đáp:

Đúng vậy! Khi Địa Kiếp, Địa Không đắc địa hội họp với Kình, Đà, Hỏa, Linh cũng đều đắc địa thì đương số tất sẽ được hưởng phú quý nhưng sự sang quý ấy không được lâu bền mà chỉ được một thời. Hơn nữa, dù có đắc địa nhưng các sát tinh này vẫn luôn tiềm ẩn sức phá hại không nhỏ, hoạnh phát nhưng cũng tiềm ẩn sự hoạnh phá.

Đặc biệt, những ác tinh này dù đắc địa hay hãm địa, dù đó là Mệnh nam hay Mệnh nữ thì tất thảy đều là những kẻ có số khắc vợ, sát phu. Vì thế, tốt nhất những ác tinh này nên lánh xa nhau để giảm thiểu những bất hạnh, trái ngang cho cuộc sống của con người nơi trần tục.

Kiếp, Không đắc địa chỉ đẹp khi mà Kiếp, Không thuộc Phi Thường Cách mà Phi Thường Cách là cách đặc biệt hiếm gặp. (Là cách của bậc đế vương hoặc nguyên thủ quốc gia, tài đức vẹn toàn, được vận hội, công  thần trợ giúp, để lưu danh tên tuổi ngàn thu.)

 

Thắc mắc: - Em nghe nói: Hỏa, Linh rất cần hội họp với Mã, Khốc, Khách nhưng em không hiểu sự hội họp ấy sẽ đem lại những may mắn, tốt đẹp gì mà cổ nhân lại nói vậy?

Giải đáp:

Nếu Hỏa Tinh, Linh Tinh càng cần tránh xa Địa Không, Địa Kiếp bao nhiêu thì việc hội họp của Hỏa, Linh với Thiên Mã lại rất cần bấy nhiêu, bởi Hỏa Tinh, Linh Tinh gặp được Thiên Mã sẽ là người có thiên tài quân sự, nếu lại đươc cả  bộ Mã - Khốc - Khách nữa thì chẳng khác nào ngựa thiên lý lại thêm đủ bộ Pháo Binh, Đại Bác...

Với sự hội họp này thì quả thực, đây là lá số của người bách chiến bách thắng, uy danh lừng lẫy chẳng khác nào như anh hùng dân tộc Quang Trung khiến kẻ thù truyền kiếp của dân tộc Việt Nam ta là lũ Trung Quốc (nhà Thanh) phải bạt vía kinh hồn.

 

Thắc mắc: - Cũng là lũ sát tinh nhưng Hỏa Tinh, Linh Tinh có điều gì khác biệt với Địa Không, Địa Kiếp?Thực ra Linh Hỏa có đáng sợ không? Cháu rất mong chú Hạ Vinh Thi giúp cháu những thắc mắc trên. Cháu cám ơn!

Giải đáp:

Hỏa Tinh, Linh Tinh khác hẳn với Địa Không, Địa Kiếp ở chỗ Hỏa, Linh nếu đắc địa hoặc được quan thầy  chỉ huy thì sự nghiệp của đương số sẽ lẫy lừng bền vững, chứ không bạo phát, bạo tàn như Địa Không, Địa Kiếp. Tuy nhiên, cũng giống như Không Kiếp: Dẫu có đắc địa hoặc gặp được chỉ huy thì người Hỏa Tinh, Linh Tinh vẫn phải chiến đấu uy dũng mới có cơ nghiệp được, không thể nào có cảnh "ngồi mát ăn bát vàng".

Thường thì mọi người vẫn đinh ninh rằng: Lũ sát tinh sẽ chẳng bao giờ tử tế với ai cả nên mọi người đều e ngại lũ hung sát tinh mà không biết rằng khi hung sát tinh đắc địa hoặc gặp được đúng vị chỉ huy thì sẽ trở nên hữu dụng, nhất là Hỏa, Linh. Vì thế, nếu gặp Hỏa, Linh cũng đừng nên hoảng hốt mà phải xem Hỏa Linh có đắc địa, có gặp được quan thầy chỉ huy hay không.

 

Thắc mắc: - Thế còn khi Kình Dương thủ Mệnh thì sao anh? Những sao nào không nên đi cùng Kình Dương?

Giải đáp:

Cung Mệnh có Kình Dương tọa thủ thì dù là đắc địa hay hãm địa cũng là người có tính cao ngạo, cương cường, không chịu kiếp sống luồn cúi nịnh nọt.

Kình đắc địa tất là người quyền biến, lắm cơ mưu, ưa thích mạo hiểm. Kình hãm địa thì tính khí lại hung bạo, liều lĩnh, ngang ngạnh, gian trá.

Khi Kình hãm địa tại Mão hoặc Ngọ thì tai hại nhất cho các tuổi Giáp, Mậu. Đây là số mệnh của người thường phá tán tổ nghiệp, trong mình mang tật, phải lìa bỏ quê quán, cuộc đời không mấy khi sung sướng. Nếu có thêm nhiều cát tinh dù có cực khổ nhưng vẫn là người khéo léo, có tay nghề thủ công, nếu ly hương mà chịu khó phấn đấu thì hậu vận cũng được an nhàn.

Kình Dương tối kỵ gặp Liêm Trinh, Cự Môn, Hóa Kỵ hãm địa đồng cung, tất trong người có ám tật, hay bị vướng vào kiện tụng, càng về già càng khốn khổ, tai hại nhất cho các tuổi Thìn, Tuất.

Kình Dương cũng không nên đi cùng với các ác tinh khác như Không, Kiếp, Hỏa, Linh, Kiếp Sát, sẽ đem lại những oan khiên, nghiệp chướng và bất hạnh cho con người.

Kình hãm tại Mão, Dậu tất trong người có tật, mắt rất kém. Đặc biệt, Kình tuy hãm tại Mão, nhưng Mão thuộc quẻ Chấn, khi Kình Dương vào chỗ này là vào cung Sấm Sét, nếu ly tổ lập nghiệp, phấn đấu bền chí thì hậu vận cũng có thể là Đại Phú Ông.

Kình nhập miếu tại Tứ Mộ gặp Hỏa lại có thêm Tham, Vũ tất là bậc anh hùng cái thế, trấn giữ biên cương, quân giặc nghe danh đã phải mất vía. Cách này đặc biệt tốt cho các tuổi Thìn, Tuất, Sửu, Mùi.

 

Thắc mắc: - Em nghe câu phú “Mã đầu đới kiếm” rất nhiều lần khi nói về Kình Dương cư Ngọ nhưng em thật sự không hiểu được ý nghĩa của câu phú đó. Em mong anh giải thích giúp.

Giải đáp:

Khi Kình cư Ngọ là cách "Mã đầu đới kiếm". Đây là cách rất nguy hiểm đến tính mạng của đương số, nếu có thêm Thiên Hình, ác sát nữa thì tất chết yểu một cách thê thảm, có sống cũng phải mang tàn tật, suốt đời chịu cảnh cô đơn cùng khổ.

Tuy nhiên, nếu ở trường hợp này mà tránh được các Sát Tinh, lại thêm may mắn gặp được Lộc, Quyền, Mã, Khoa hội họp thì làm Tướng sẽ là người trấn giữ biên cương, võ nghiệp hiển hách.

Đặc biệt khi Kình Dương cư Ngọ, gặp thêm Thiên Đồng, Thái Âm, Phượng Các, Giải Thần tọa thủ đồng cung (đủ bộ, chiếu không tính) thì tất danh tiếng lẫy lừng, uy danh vang bốn bể, giàu sang trọn đời.

Cho dù những người may mắn có được các cách trên cũng phải cẩn thận với câu “Mã đầu đới kiếm” bởi vì tuy nhất thế uy danh nhưng lại là kẻ dễ tử trận nơi sa trường.

 

Thắc mắc: - Bạn em bảo Kình cư Tý mà gặp Khoa, Quyền, Lộc, Mã hoặc đồng cung trọn bộ với Thiên Đồng, Thái Âm, Phượng Các, Giải Thần thì cuộc đời cũng thơm hương, đẹp đẽ. Không biết bạn em nói như thế có đúng không anh?

Giải đáp:

Khi Kình Dương cư Tý mà may mắn ở vào những cách đẹp như trường hợp Kình Dương cư Ngọ mà em vừa nêu thì số phận con người cũng tốt đẹp hơn nhiều. Tuy nhiên, trường hợp này không được tốt đẹp bằng Kình Dương cư Ngọ.

Dù là Kình Dương cư Tý hay cư Ngọ thì vẫn rất cần tránh xa lũ sát tinh thì những cách đẹp trên mới giúp cho đương số danh tiếng, tiền tài và may mắn.

 

Thắc mắc: - Em nghe nói Thiên Không cần đồng cung với Hồng, không nên đi cùng với Đào vì nếu Thiên Không đi cùng với Đào dễ gây ra nghiệp chướng cho con người. Vậy người có Không Hồng đồng cung tại Mệnh là người thế nào?

Giải đáp:

Người tuổi Thìn, Tuất, Sửu, Mùi dễ được hưởng cách Không Hồng đồng cung tại Mệnh (Dần, Thân, Tỵ, Hợi).

Khi Mệnh an tại Dần, Thân, Tỵ, Hợi có đủ bộ Tam minh Đào Hồng Hỷ Cô Quả trong đó Thiên Không đồng cung với Hồng Loan với Thiên hỷ xung chiếu (hoặc đồng cung với Thiên hỷ thì Hồng loan xung chiếu). Mệnh tại vị trí này sẽ là người sáng suốt nhạy bén, thông minh (do có Thiếu Dương) nhưng hiền lành, nhân hậu (Hồng Hỷ hành Thủy khắc chế Thiên không, Kiếp sát hành Hỏa), nhưng tình duyên gia đạo có phần lận đận. Điểm nổi bật của người này là có khuynh hướng TU HÀNH rất cao (Hồng Cô Quả hay Hỷ Cô Quả) hoặc chí ít cũng là lòng mộ đạo hơn hẳn nhiều người.

Cuộc sống của những người này khá hanh thông, gặp nhiều may mắn (do Đào Hoa cư Quan). Thiên Không, Kiếp Sát tại vị trí này ít tàn phá nhất do bị Hồng Hỷ khắc chế về mặt ngũ hành (Thủy khắc Hỏa,) đồng thời sinh xuất cho Cô Thần (Hỏa sinh Thổ).

 

Thắc mắc: - Em nghe nói nếu được Đào Hoa, Hồng Loan đồng cung tại Mệnh thì rất tốt. Thưa anh, điều đó có đúng hay không?

Giải đáp:

Khi Đào Hoa Hồng Loan đồng cung (Thiên Không sẽ an tại Thìn, Tuất, Sửu, Mùi) thì người tuổi Tý, Ngọ, Mão, Dậu sẽ dễ được hưởng cách này.

Mệnh an tại vị trí này thì thường là người thông minh nhạy bén, được quý nhân giúp đỡ trong việc làm ăn, tài lộc, thường hay gặp may mắn trong cuộc sống, tình duyên thuận lợi yên ổn.

 

Thắc mắc: - Em nghe nói: Thiên Không, Đào đồng cung tại Mệnh thì không tốt, dẫu sự hội họp ấy có đem lại cho đương số trí tuệ hơn người. Điều đó có đúng không anh?

Giải đáp:

Đúng như em đã nghe nói, khi Thiên Không (an tại Tý, Ngọ, Mão, Dậu) đồng cung cùng Đào Hoa tại Mệnh (Người tuổi Dần, Thân, Tỵ, Hợi dễ gặp cách này) thì là người rất thông minh, mưu trí nhưng cuộc đời hay gặp oan trái về tình duyên, đời sống gia đạo cũng thường xung khắc, dễ đổ vỡ, sự nghiệp cũng khi thành khi bại, dễ sụp đổ.

Cũng không chỉ đem lại bất hạnh cho cuộc sống lứa đôi khi Không Đào đồng cung tại Mệnh mà sự đồng cung của 2 tinh đẩu này ở một số cung khác cũng gây lên những bất hạnh cho cung đó.

Chẳng hạn:

- Không Đào đồng cung tại Tật: Chết bất ngờ.

- Không Đào đồng cung tại Tử: Con chết bất ngờ.

- Không Đào đồng cung tại Phu Thê: Vợ hay chồng chết bất ngờ hoặc bỏ nhau.

Có lẽ vì thế mà người coi tử vi thường ghét thấy 2 sao này đi cùng với nhau.

 

Thắc mắc: - Bạn em có sao Thái Tuế thủ Mệnh. Vậy theo anh thì bạn em là người tử tế hay không? Và bạn em theo nghề nào là hợp nhất?

Giải đáp:

Bạn em có Thái Tuế thủ Mệnh thì chắc chắn đó phải là người cương trực, không thể là người sẽ bị mất điểm về nhân cách được.

Sách tử vi cho rằng: Người có Thái Tuế thủ Mệnh thì thường là người có tính tự hào, hãnh diện về bản thân mình nên làm những nghề liên quan đến ăn nói thì tốt nhất, chẳng hạn như luật sư, thầy giáo, công an cảnh sát, thẩm phán...

Bạn em thích hợp với nghề nào nhất trong số những nghề đó thì phải căn cứ vào cụ thể lá số chứ không thể chỉ căn cứ vào riêng sao Thái Tuế được.

 

Thắc mắc: - Em nghe bạn em nói: Người mà Mệnh có Thái Tuế sẽ không làm người phi nghĩa được! Thưa anh, điều đó có đúng không?

Giải đáp:

Những người có Thái Tuế thủ Mệnh thường là những người chính trực, sẵn lòng vì việc nghĩa. Duy có điều: Họ, những người Thái Tuế cư Mệnh, luôn đề cao chữ “tôi” nên dễ bị người khác hiểu nhầm là người kiêu ngạo, phách lối, không trung thực… vì thế mà cuộc đời của họ được người yêu cũng lắm, bị kẻ khác ghét cũng nhiều.

Dẫu vậy, cuộc đời của những người Thái Tuế thủ Mệnh này cũng khá xuôi chèo mát mái vì khi Mệnh có Thái Tuế sẽ được an tại cung thuộc Tam hợp tuổi (chính tuổi) nên cuộc đời sẽ dễ dàng như sở nguyện.

 

Thắc mắc: - Thưa anh, người có Thiên Khôi, Thiên Việt thủ Mệnh là người như thế nào?

Giải đáp:

Thiên Khôi, Thiên Việt thủ hoặc chiếu Mệnh là người thông minh, có năng khiếu đặc biệt nên thường giỏi về một điều gì đó. Đây cũng là người có mưu cơ, quyền biến, có tài lãnh đạo, tổ chức, không chịu thua kém ai, nên là mẫu người không thích chịu dưới quyền của người khác...

Mệnh có Khôi Việt tọa thủ, khi gặp hạn xấu sẽ được người khác tận tâm giúp đỡ, tuy nhiên, chỉ khi nào Khôi Việt đủ bộ mới mạnh, nếu đứng một mình và bị hãm địa thì giảm thiểu rất nhiều ý nghĩa tốt đẹp.

So sánh giữa Khôi và Việt, nếu cùng đắc hãm như nhau thì tài năng quyền uy của Thiên Khôi mạnh hơn Thiên Việt, về vai vế trong gia đình thì Khôi thường là con trưởng, còn Việt là thứ đoạt trưởng.

Khôi Việt thủ Mệnh, cho dù có hãm địa cũng là cách trội hơn người bình thường.

 

Thắc mắc: - Em muốn anh giải thích giúp: Cô Thần, Quả Tú khi đóng ở Mệnh (Thân) thì ảnh hưởng tới số phận con người như thế nào?

Giải đáp:

Cô Thần (Cô), Quả Tú (Quả) đều có nghĩa là cô độc, trơ trọi, lẻ loi, hiếm hoi.... Nếu thủ tại Mệnh, Thân là người khó tính, kỹ lưỡng, mình làm việc gì cho chính mình thì ưng ý, còn người khác làm thì không cảm thấy hài lòng. Đây cũng là mẫu người sống nội tâm, không thổ lộ tình cảm nên khó ai có thể hiểu được tính ý của đương số cho dù đó là người thân như cha mẹ, anh em, vợ chồng, con cái. Tuy nhiên đặc tính cô độc, trơ trọi, lẻ loi... của Cô Quả chỉ có nghĩa khi tọa thủ và đủ bộ, còn hội chiếu, nhất là khi chỉ có một sao chiếu thì ý nghĩa bị giảm thiểu rất nhiều. Tính chất cô độc, đơn chiếc của Cô Quả sẽ gia tăng khi đồng cung với Đẩu Quân, Lộc Tồn, Vũ Khúc.

Cũng cần lưu ý rằng: Cô Quả hội họp với nhiều quí tinh, văn tinh thì đây là bậc học thức uyên thâm, tính tình nghiêm trang, cẩn thận. Hội họp với phú tinh và quyền tinh lại gặp thêm nhiều sao tốt thì đây là bậc đứng đầu thiên hạ vì cô ở đây còn có nghĩa là trội lên hết tất cả. Ở cung Tài Điền và Quan Lộc sáng sủa là hợp cách nhất khiến cho công danh, tiền tài, điền sản được bền vững hơn.

 

Thắc mắc: - Bạn em khi nhìn vào lá số của em, phán một câu xanh rờn là số em sẽ khổ vì phạm vào câu “nam Cô nữ Quả”. Em hỏi nghĩa của câu Nam kỵ Cô, nữ kỵ Quả” có nghĩa thế nào nhưng bạn em không nói. Em rất mong anh giải thích giúp em câu: “Nam kỵ Cô, nữ kỵ Quả” có nghĩa như thế nào?

Giải đáp:

Đó là trường hợp nam số có Cô Thần, nữ số có Quả Tú thủ Mệnh. Nếu không được cát tinh hóa giải, sẽ dễ đưa đến cảnh sống đơn độc, xung khắc với người thân như không ở gần cha mẹ, vợ con (chồng con), anh em, hoặc số không vợ không con (chồng con), hoặc góa vợ, góa chồng. Nếu được nhiều cát tinh hóa giải thì vẫn chịu cảnh cô đơn nhưng ở mức độ nhẹ hơn như người thân không hiểu, không hợp nên không tâm sự, giãi bày được… 

Nếu Nam Quả nữ Cô thì đỡ xấu nhiều hơn, nhưng nếu có con thì thường chỉ tối đa là hai người, thường là hoặc nam hoặc nữ và con cái không gần với cha mẹ.

Khi Mệnh (Thân) có Cô Thần, Quả Tú tọa thủ, lại đồng cung với Vũ Khúc hoặc Đẩu Quân thì tính cô độc của Cô - Quả gia tăng rất nhiều. Sự hóa giải của các cát tinh trong trường hợp này sẽ rất ít hiệu quả.

Để có thể hóa giải tính chất cô độc của Cô Quả, thì bản cung cần phải hội tụ càng nhiều cát tinh thì càng hóa giải mạnh, nhất là những cát tinh thuộc hành Mộc.

 

Thắc mắc: - Tôi nghe nói Thiên Không thủ Mệnh sẽ là người dâm tiện, đĩ điếm và rất thủ đoạn trong tình trường, bất luận là nam hay nữ. Nhưng tôi cũng nghe nói Thiên Không thủ Mệnh chưa hẳn đã là kẻ gió trăng, dâm tiện, có khi lại là người xa lánh tình cảm yêu đương của người trần tục mà tìm tới cửa Thiền. Tôi không rõ 2 quan niệm trên đúng sai thế nào? Mong bạn giải thích giúp tôi về ý nghĩa tình dục của sao Thiên Không khi Thiên Không thủ Mệnh?

Giải đáp:

Trên phương diện tình ái, Thiên Không luôn là kẻ xảo trá, đa mưu, tìm các trò xảo thuật để mồi chài, lừa phỉnh bạn tình. Đừng nên trông chờ tình yêu cao đẹp, thánh thiện của Thiên Không bởi tình yêu của Thiên Không sặc mùi xác thịt và thủ đoạn. Khi đi với các dâm tinh, nhất là các dâm tinh hạng nặng, thì đặc tính thủ đoạn trong ái tình của Thiên Không càng bộc lộ. Điều này chỉ ngoại biệt khi Thiên Không đi với Hồng Loan thì đời sống tình cảm của Thiên Không sẽ không có cơ hội để phát triển: xa lánh tình yêu của thế tục, thích đời sống ẩn dật, tu hành. (Mặc dù vậy, Hi Di Trần Đoàn cho rằng: Đi tu ở cửa thiền cũng vẫn bất chính.)

Nói về Thiên Không, khoa Tử Vi nhất quyết khẳng định là sao của kẻ gió trăng, dâm tiện, bi lụy vì tình khi Thiên Không đóng tại Mệnh của nữ số.

 

Thắc mắc: - Thi à, anh nghe nói Mệnh có Thiên Không tọa thủ thì không tốt, nhưng anh không rõ thế nào?Em giúp anh nhé. Anh cám ơn!

Giải đáp:

Người có Thiên Không thủ Mệnh thì rất thông minh, nhạy bén do có Thiếu Dương đồng cung nhưng cuộc đời thật đa đoan, khi thành khi bại, tiền tài chỉ có tán không có tụ với kết quả là vạn sự giai không, tuy vậy, nếu ly hương thì đỡ xấu hoặc gặp cát tinh thì cũng được phúc nhỏ.

Sách Tử Vi cũng cho rằng: Mệnh có Thiên Không tọa thủ thì cả đời vướng tai ách về chuyện trai gái, tình cảm, nhất là phụ nữ thì đó là hạng người ngoa ngôn, dâm tiện.

Người có Thiên Không thủ Mệnh dù là nam hay nữ cũng là người không thích làm việc nhà mà chỉ thích làm việc cho cho nhà khác. Đây cũng là mẫu người không có trách nhiệm với gia đình.

 

Thắc mắc: - Thưa anh, người có Kình Dương, Đà La thủ Mệnh là người như thế nào?

Giải đáp:

Người có Kình thủ Mệnh là người kiêu ngạo, quyền biến nhưng bất khuất, không bao giờ chịu cúi đầu, không bao giờ biết nịnh hót, khi bị hãm địa sẽ trở thành hung hãn, bạo lực, rất hiếu chiến; trong khi đó Mệnh có Đà La lại hòan tòan khác hẳn.

Người có Đà La thủ Mệnh là người mưu mẹo, quyền biến, và rất nhẫn nại mèm dẻo khi gặp hòan cảnh éo le.

Đà La nhập miếu gặp các sao chủ về Lý Luận, Pháp Luật như Cự Môn, Thái Tuế, Quan Phù thì ăn nói nhẹ nhàng nhưng rất đanh thép, có sức thu hút với người nghe.

Khi Đà hãm địa tính chất xấu xa cũng khác hẳn Kình Dương. Đà La hãm địa là người thâm hiểm, mưu kế thâm độc nhưng ít ưa thích bạo lực.

 

Thắc mắc: - Em nghe nói nếu Mệnh cung có Lộc Tồn thủ sẽ là người may mắn về chuyện tiền bạc nhưng lại bất hạnh về đời sống tình cảm. Điều đó có đúng không anh?

Giải đáp:

Theo lý thuyết của Tử Vi thì khi Mệnh cung có Lộc Tồn thủ thì đương số sẽ gặp nhiều may mắn về tiền bạc nhưng cái may mắn này không phải may mắn do được thừa hưởng tài sản của tiền nhân để lại, mà phải đổ mồ hôi sôi nước mắt mới có đựợc, tuy nhiên sự “đổ môi sôi nước mắt” ấy thực ra cũng không mấy vất vả, khó nhọc.

Tuy nhiên Lộc Tồn thủ Mệnh lại là người cố chấp, độc đoán, gia trưởng, chỉ biết làm theo ý mình, không quan tâm tới suy nghĩ, ý kiến của người khác vì thế mà không nhận được sự quý mến của mọi người, nên thường cảm thấy cô đơn dù có được nhiều người nể trọng.

 

Thắc mắc: - Em nghe nói: Nếu ai có Tham Lang thủ Mệnh thì đó là người có nết dâm rất đặc biệt. Anh giải thích cho ẹm rõ nết dâm đặc biệt của sao Tham Lang được không? Em cám ơn!

Giải đáp:

Tham Lang là sao Âm, hành Thủy, tượng trưng cho tính dâm dục. Chỗ nào có Tham Lang thì ở đó có sự tham lam (vật chất, tinh thần) và dâm đãng. Cho dù đắc địa thì Tham Lang vẫn tượng trưng cho sự tham dục không bờ bến của đương số. Nết tình của Tham Lang mang đậm dấu bạo dâm, chỉ quan tâm tới nhu cầu sinh lý của bản thân mà không để ý tới phản ứng, thái độ của bạn tình.

Vì là võ tinh, nên nết dục của Tham Lang thường mạnh mẽ, bạo liệt, bất chấp luân thường đạo lý. Càng hãm địa, tính dâm loạn của Tham Lang càng mạnh. Nếu hội tụ với nhiều dâm tinh khác, tính trăng hoa đàng điếm của Tham Lang càng mạnh mẽ và khi đó, nếu không có sự khắc chế đủ mạnh của các sao khác, chắc chắn nhu cầu sinh lý của đương số sẽ trở nên dâm loạn, hoặc sống kiếp trai gọi, gái lầu xanh. Với nữ số, nếu Tham Lang thủ Mệnh, Thân sẽ là một bất hạnh lớn cho gia đạo chỉ vì nết dâm vô bờ bến của đương số, (nhất là khi hãm địa), dù có được nhiều sao khác khắc chế cũng khó mà quân bình được.

 

Thắc mắc: - Em muốn biết nết dâm của Tham Lang khi đi cùng với nhiều sát tinh thì có thay đổi? Nếu có thì sự thay đổi ấy như thế nào?

Giải đáp:

Khi Tham Lang hội tụ với nhiều sát tinh thì nét dâm của đương số không mất đi, trái lại còn chuyển sang mức độ bệnh hoạn, oan nghiệt trong tình trường kiểu như: Giao hoan với động vật, đồng tính luyến ái, giang hồ lãng tử, đĩ điếm.... Nhất là khi Tham Lang cư Tí, Hợi có Kình Đà đồng cung hoặc Tham - Vũ đồng cung, gặp Phá Quân hội chiếu sẽ là người đĩ điếm, dâm loạn, luỵ thân vì sa đọa tửu sắc.

 

Thắc mắc: - Nhưng thưa anh, nếu Tham đi cùng với Đại Hao, Tiểu Hao thì nết dâm của đương số có được giảm thiểu?

Giải đáp:

Khi đi cùng Đại, Tiểu Hao thì nết dâm của Tham Lang không mất đi mà thể hiện ở một hình thức khác: Không lộ liễu, cuồng nhiệt, biết giấu diếm những mối tình thầm kín.... Dù sao, trong trường hợp này tính dâm của Tham Lang, may nhờ có Đại, Tiểu Hao mà tai tiếng về sự cuồng dâm của đương số được giảm thiểu.

 

Thắc mắc: - Bạn em bảo: Mệnh có Đào Hoa thủ không đẹp bằng Mệnh được Đào Hoa chiếu, thậm chí còn xấu nên không cầu Đào Hoa thủ Mệnh.  Sao lại như vậy hả anh?

Giải đáp:

Sách tử vi cho rằng: Đào tại Mệnh thì xấu (mê muội người khác), Đào chiếu Mệnh mới đẹp (người khác mê mình). Nhưng nếu Đào gặp Thiên Không thì lại là người gió trăng, dâm tiện. Cũng như khi Đào gặp Thái Âm hãm địa sẽ là người đa tình, dâm đãng. Còn khi đồng cung với Không, Kiếp thì tình duyên của đương số như cánh hoa tàn, héo úa.

 

Thắc mắc: - Em nhờ anh trả lời giúp em câu hỏi: Cự Môn có phải là sao dâm tiện, đĩ điếm khi đóng tại Thân, Mệnh của nữ số? 

Giải đáp:

Trong cuốn Tử vi tổng hợp, tác giả Nguyễn Phát Lộc cho rằng: “Nhiều tác giả ghi nhận sao này có nhiều dâm đãng nếu đóng ở Mệnh, Thân của nữ số. Kỳ thật, sao này không mấy có nghĩa đó một cách trực tiếp. Cự Môn hãm địa chỉ một tâm trạng bất mãn nói chung chớ không nhất thiết bất mãn về sinh lý. Nữ số có Cự Môn hãm địa có thể gặp nhiều ngang trái, nhưng không hẳn là phải dâm đãng.”

Theo thiển ý của người viết, quan điểm này khó chấp nhận bởi thực tế, khi quan sát những lá số có Cự Môn hãm địa ở Mệnh (Thân) nữ số thì đời sống tình dục của đương số quả thật thuộc loại lăng loàn, đĩ điếm (phần nhiều do cuộc sống lứa đôi gặp trục trặc hoặc không hòa hợp về sinh lý). Ngay trường hợp được Triệt án ngữ hoặc Lộc Tồn đồng cung mà đường tình ái vẫn mang dấu ấn của kẻ đa ngôn, dâm tiện. Tuy nhiên, nếu trong trường hợp Cự Môn hãm địa tại Mệnh, Thân (nhất là khi Thân - Mệnh đồng cung) gặp Lộc Tồn đồng cung mà lại có Triệt án ngữ thì chắc chắn nữ số là người có chồng nhưng vẫn đèo bòng vài mối tình bất chính.

 

Thắc mắc: - Em nghe nói Lộc Tồn là một trong những sao khắc chế mạnh mẽ nết dâm của các sao tình dục. Vậy Lộc Tồn thủ Mệnh có ban cho con người sự đoan trang hiền thục?

Giải đáp:

Nhận xét về sự khắc chế của Lộc Tồn với các sao dâm tính, và đời sống tình dục của người có Lộc Tồn thủ Mệnh (Thân), tác giả Nguyễn Phát Lộc viết: "Đi với Lộc Tồn, các dâm tinh khó chi phối, chậm ảnh hưởng. Nhưng, Lộc Tồn không hoàn toàn có nghĩa đoan chính: sao này chỉ là cái thắng tạm thời trước ái tình, chớ không bế tỏa nết tình. Nó tượng trưng cho sự dè dặt trong ái tình, sự kén chọn ái tình, từ đó có nghĩa chừng mực và tự chế. Sự chừng mực, sự dè dặt và sự tự chế đó thường bắt nguồn từ sự khó tính của Lộc Tồn. Lộc Tồn là người kén yêu, khó khăn trong ái tình, chỉ yêu những đối tượng chọn lọc và có nhiều tính toán trong tình ái, không bừa bãi như Tham Lang, Đào Hoa, Thiên Riêu. Người có sao Lộc Tồn ít yêu bằng quả tim và thể xác mà thường yêu bằng bộ óc và lý trí. Những mối tình không đúng tiêu chuẩn thì Lộc Tồn tự chế và dè dặt.”

Quan điểm của ông Nguyễn Phát Lộc về ý nghĩa tình dục của sao Lộc Tồn được nhiều tác giả khác đồng thuận. Đấy cũng chính là đặc tính cơ bản của sao Lộc Tồn trước tình yêu, tình dục của đời người.

 

Thắc mắc: - Em nghe nói: Mức độ ảnh hưởng của Hỏa Linh cũng tuỳ thuộc vào Ngũ hành của cung mà Hỏa Linh trú. Điều đó có đúng không anh?    

Giải đáp:

Sách tử vi chép rằng: Hỏa Linh cư tại cung Thủy thì tuy có gây họa nhưng mức độ gây họa không nguy hiểm lắm. Hỏa Linh cư tại cung Hỏa hoặc cung Mộc thì rất tốt, đây là người ăn nói khúc triết. Hỏa Linh cư tại cung Thổ thì bình hòa, tại cung Kim thì ăn nói cẩu thả, thô lỗ hoặc cộc cằn....

Hỏa Tinh thì bộc phát nhanh, Linh Tinh thì phát chậm hơn nhưng được lâu bền.

Linh Tinh thủ Mệnh thì nếu có bệnh sẽ tốn tiền thuốc men vì bệnh lâu khỏi.

 

Thắc mắc: - Mệnh em an tại Sửu có Ân Quang Thiên Quý đồng cung nhưng lại gặp Tuần Triệt án ngữ. Em không biết liệu Tuần, Triệt có làm hỏng bộ Ân Quang, Thiên Quý của em không? 

Giải đáp:

Ân Quang Thiên Quý là 2 phúc tinh, có giá trị cứu giải khá mạnh, nhất là khi chúng đồng cung Sửu Mùi thì dẫu có gặp Tuần Triệt thì sự cản trở của Tuần, Triệt hầu như đã mất hiệu lực khá nhiều, chỉ còn ảnh hưởng nhỏ, không đáng kể.

Cho nên, nếu có cặp Quang Quý này thủ Mệnh hoặc từ Quan, Di ,Tài chiếu về Mệnh thì Tuần Triệt chỉ còn gây tác hại nhỏ, không đáng kể.

Lưu ý là phải có đủ cả Quang Quý chiếu về Mệnh hoặc thủ Mệnh thì mới đủ mạnh để ngăn cản Tuần Triệt, nếu một sao thì tác dụng giảm đi nhiều.

 

Thắc mắc: - Em thấy bảo: Ân Quang Thiên Quý cư tại Mệnh hoặc Thân rất tốt cho đương số nhưng em không hiểu cụ thể Quang, Quý cư Thân Mệnh đẹp như thế nào?. Anh giải thích giúp em nhé. Em cám ơn!

Giải đáp:

Ân Quang Thiên Quý là 2 sao phúc tinh, đóng ở đâu là ban phúc cho nơi ấy nên không sợ Lục Sát Tinh. Vì thế 2 sao này giải được phần nào sự hung hiểm của Không Kiếp, nhất là khi đi đủ bộ tại Sửu Mùi thì giải được mạnh hơn. Nói chung Mệnh Thân Quan Di Tài Phúc Phối nều có Sát Tinh hãm địa nhưng lại có Quang Quý hội họp chiếu về thì cũng không nên lo lắng lắm, cái hung hãn bị giải nhiều.

Quang Quý làm cho cặp Hình Riêu mất đi tính hung hãn và dâm ác, trở nên từ hòa hơn, bớt gây tác hại. Nếu Quang Quý đi thêm cùng Thiên Quan Thiên Phúc thì các Sát Tinh đóng ở mệnh hay hạn gần như không gây họa lớn được mà chỉ làm cản trở phá họai vừa phải thôi.

 

Thắc mắc: - Em nghe nói Thái Âm thủ Mệnh tại Hợi là cách cực đẹp, cực quý. Điều đó có đúng không anh?

Giải đáp:

Thái Âm ở Hợi gọi là cách Nguyệt lãng Thiên Môn, rất đẹp. Cung Mệnh đóng ở đây rất đẹp. Đặc biệt cần lưu ý nếu có Hóa Kỵ sẽ là kỳ cách. Chỉ những người tuổi Ất mới có cách này. Thái Âm ở Hợi ngộ Hóa Kỵ sẽ giàu có rất lớn, sự nghiệp rạng rỡ. Cung Mệnh cư ở đây dù là con trai hay gái miễn là mệnh Thủy hoặc Kim là tối quý.

Thái Âm ở Hợi, chắc chắn Thái Dương ở Mão. Mệnh cư Mùi sẽ là cách Nhật Nguyệt tịnh minh, người có cách nay rất thông minh, phò tá cho bậc nguyên thủ quốc gia. Mệnh cư Mão cung Quan Lộc cũng được Nhật Nguyệt Tịnh minh chiếu cũng rất đẹp.

 

Thắc mắc: - Mệnh Vô Chính Diệu đắc Tam Không hoặc Tứ Không là cách đẹp. Điều đó có đúng không anh? 

Giải đáp:

Đây là một cách tuy rất tốt về phú quý nhưng vẫn không toàn vẹn, phải hoặc vất vả mới đạt danh tài, hoặc thụ hưởng không lâu bền, bộc phát chỉ một giai đoạn.

Dù sao, đây cũng là cách đẹp của Mệnh Vô Chính Diệu.

 

Thắc mắc: - Em nhờ anh giải thích giúp em câu phú: Giáp Không giáp Kiếp chủ bần tiện/ Giáp Kình giáp Đà vi khất cái. Em cám ơn.

Giải đáp:

Câu phú này có nghĩa: Cung Thân hoặc Mệnh có hai sao Địa Không, Địa Kiếp giáp biên tất là số nghèo hèn. Nếu Thân, Mệnh lại giáp Kình Dương, Đà La là số phải bôn ba xuôi ngược kiếm kế sinh nhai.

 

Thắc mắc: - Vâng! Em mong anh giải thích giúp em câu phú: Mệnh Tuần Thân Triệt hỷ đắc vân đoàn tương hội, phú quý văn tài cánh phát chung niên?

Giải đáp:

Nghĩa của câu phú này là: Mệnh có Tuần, Thân có Triệt án ngữ, lại Vô Chính tinh, rất mừng là gặp được văn tinh như Thiên Khôi, Thiên Việt, Văn Xương, Văn Khúc, Long - Phượng. Gặp được như vậy là người có văn tài, học vấn và khi đứng tuổi tất sẽ được an nhàn phú quý.

 

Thắc mắc: - Thế còn nghĩa của câu phú: Mệnh Tuần Thân Triệt tối cần Cơ, Nguyệt, Đồng, Lương miếu vượng, phú quý vinh hoa đến vãn niên?

Giải đáp:

Câu phú này có nghĩa: Mệnh có  Tuần, Thân có Triệt án ngữ, rất cần có Thiên Cơ, Thái Âm, Thiên Đồng, Thiên Lương sáng sủa, tốt đẹp hội họp thì cuộc đời mới mong được xứng ý toại lòng, nhất là khi về già mới được an nhàn, sung sướng.

 

Thắc mắc: - Cô bạn tôi Mệnh Vô Chính Diệu, cung Tử Tức cũng Vô Chính Diệu, vậy đường con cái của cô ấy sau này có bị ảnh hưởng xấu hay không?

Giải đáp:

Theo kinh nghiệm của những người coi tử vi chuyên nghiệp: Nếu Mệnh Vô Chính Diệu mà cung Tử Tức cũng Vô Chính Diệu thì số cả đời không con hoặc rất vất vả, cực nhọc về vấn đề con cái.

Muốn biết số cô bạn của anh vất vả về việc nuôi dưỡng, dạy bảo con cái hay là số không có con thì phải căn cứ vào lá số cụ thể, với các cung cần được cứu xét cẩn trọng là: Tử Tức, Mệnh (Thân) và cung Phúc Đức.

Có quan điểm cho rằng: Chỉ cần xem kỹ cung Tử Tức là đủ, nhưng thiết nghĩ, để lời luận giải được chính xác nên coi kỹ thêm các cung Phúc Đức, Mệnh và cung an Thân.

 

Thắc mắc: - Tôi nghe nói Mệnh vô Chính diệu không hẳn đều xấu với mọi tuổi nhưng tôi không biết những tuổi nào (theo Ngũ hành) là tốt, hoặc không tốt nếu Mệnh của họ là Vô Chính diệu.

Giải đáp:

Mệnh Vô Chính Diệu thì cần Hỏa Mệnh và Kim Mệnh vì mệnh Vô Chính Diệu như nhà không có nóc, rất cần bản Mệnh có hành khí mạnh mẽ cứng cỏi làm nồng cốt để chống chọi lại bão tố “tam phương tứ hướng” dội về.

Các Mệnh khác như Thổ, Thủy, Mộc đều không tốt nếu Mệnh là Vô Chính diệu. Với những Mệnh này rất cần được vào trường hợp đắc Tứ Không hoặc chí ít là Tam Không thì mới mong quân bình được những bất lợi của thế Mệnh Vô Chính Diệu đem lại.

Nữ Mệnh Vô Chính Diệu thì đỡ xấu hơn là nam Mệnh Vô Chính Diệu.

 

Thắc mắc: - Thưa anh, người Mệnh Vô Chính Diệu là người như thế nào? 

Giải đáp:

Sách tử vi cho rằng: Người có Mệnh Vô Chính Diệu rất khôn ngoan sắc sảo và thường là con vợ lẽ hay con nàng hầu. Nếu là con vợ cả, tất hay đau yếu, sức khoẻ rất suy kém. Không những thế, lúc thiếu thời lại rất vất vả, thường lang thang phiêu bạt, vô sở, bất chí. Mệnh Vô Chính Diệu mà không gặp sự cứu giải của các sao: Tuần, Triệt, Địa Không, Thiên Không, Nhật - Nguyệt đắc địa hội chiếu... thì thật đáng lo ngại.

Trường hợp Mệnh Vô Chính Diệu không được các sao kể trên cứu giải thì muốn tăng tuổi thọ, tất phải làm con nuôi họ khác, hay phải sớm xa gia đình (ly hương).

Sách Tử Vi cũng lưu ý 2 trường hợp Mệnh Vô Chính Diệu như sau:

1. Vô Chính Diệu tại Tứ Mộ (Thìn, Tuất, Sửu, Mùi): Đương số cùng khổ và giảm thọ. Trường hợp này rất cần phải có Tuần, Triệt án ngữ, hay nhiều sao sáng sủa tốt đẹp hội hợp cứu giải. Như vậy cũng đỡ lo ngại, cuộc đời cũng được no cơm ấm áo.

2. Vô Chính Diệu tại Tý, Ngọ: Nếu có nhiều sao mờ ám xấu xa hội hợp tất là kẻ có số cùng khổ hoặc chết non, cũng ví như đoá hoa mới nở đã bị mưa gió vùi dập phũ phàng. Trường hợp này, nếu có Hoá Lộc toạ thủ thì giàu nhưng giảm thọ. Trái lại, nếu không có Hoá Lộc toạ thủ thì nghèo mà tuổi thọ không đáng ngại.

 

Thắc mắc: - Thưa anh, thế trường hợp Mệnh Vô Chính Diệu mà gặp Thiên Không thì sẽ là người thế nào?

Giải đáp:

Người có Mệnh Vô Chính Diệu nếu gặp Thiên Không tọa thủ hay xung chiếu mà không có nhiều Quí tinh hội họp để cứu giải thì tất cuộc đời đương số sẽ trôi nổi, phiêu bạt nay đây mai đó, nếu không vậy thì tất phải mang bệnh tật và nghèo khổ.

 

Thắc mắc: - Vậy thưa anh, xem vận hạn của con người thì căn cứ vào cung an Mệnh hay cung an Thân?

Giải đáp:

Từ lúc lọt lòng mẹ cho đến năm 30 tuổi, phải căn cứ vào cung Mệnh để xem xét mọi sự tốt xấu mà luận đoán vận hạn, còn từ ngoài 30 tuổi trở đi, phải căn cứ vào cung Thân để xem sự tốt xấu, hay dở của cung an Thân mà luận đoán vận hạn. Tuy nhiên, dẫu xem vận hạn khi tuổi đã ngoài 30 thì vẫn phải chú ý đến cung Mệnh vì cung Mệnh là gốc, là số phận đã được trời xanh ấn định.

 

Thắc mắc: - Em muốn biết cung Mệnh được an như thế nào trên lá số là thuận số hoặc không thuận số?

Giải đáp:

Đó là người tuổi Dương mà cung Mệnh an tại cung Dương gọi là Dương cư Dương vị hoặc người tuổi Âm mà cung an Mệnh an tại cung Âm gọi là Âm cư Âm vị, như vậy là thuận lý độ số gia tăng.

(Các cung Dương: Tý, Dần, Thìn, Ngọ, Thân, Tuất.

Các cung Âm: Sửu, Mão, Tỵ, Mùi, Dậu, Hợi.

Các tuổi Dương: Tý, Dần, Thìn, Ngọ, Thân, Tuất.

Các tuổi Âm: Sửu, Mão, Tỵ, Mùi, Dậu, Hợi.)

Nếu người tuổi Dương mà Mệnh an tại cung Âm gọi là Dương cư Âm vị hoặc người tuổi Âm mà Mệnh an tại cung Dương gọi là Âm cư Dương vị, như thế là không thuận số, là nghịch lý, độ số giảm thiểu.

 

Thắc mắc: - Thưa anh, vậy mối tương quan giữa cung Mệnh, Chính diệu tọa thủ và Bản Mệnh thế nào thì được gọi là thuận lý?

Giải đáp:

Cung Mệnh sinh được Chính diệu toạ thủ, chính diệu toạ thủ lại sinh được Bản Mệnh, như vậy là thuận lý, độ số gia tăng.

Thí dụ: Cung Mệnh an tại Mão, thuộc Mộc, có Thái Dương thuộc Hoả toạ thủ, Bản Mệnh lại thuộc Thổ. Như vậy là thuận lý, vì cung thuộc Mộc sinh được chính diệu thuộc Hoả. Chính diệu thuộc Hoả lại sinh được Thổ Mệnh.

Mối tương quan ngũ hành của bản Mệnh với Cục, sao và cung an Mệnh được giản tiện bằng bảng dưới đây.

Cung Mệnh => Chính tinh => Bản Mệnh    TỐT NHẤT

Cung Mệnh = Chính tinh => Bản Mệnh      TỐT NHÌ

Cung Mệnh => Chính tinh = Bản Mệnh       TỐT BA

Cung Mệnh = Chính tinh = Bản Mệnh         TỐT BỐN

Cung Mệnh #  Chính tinh => Bản mệnh       VỪA

Cung Mệnh #  Chính tinh = Bản Mệnh         XẤU BỐN

Cung Mệnh => Chính tinh # Bản mệnh        XẤU BA

Cung Mệnh # Chính tinh #  Bản Mệnh         XẤU NHẤT

Lưu ý: Các ký hiệu được dùng trong sơ đồ tương quan về ngũ hành như sau:  

 => là sinh,    =  là bình hòa,      #  là khắc

Nếu cung Mệnh có 2 chính tinh đồng cung, thì chỉ cần nắm vững quy tắc sau:

Nếu bản Mệnh được phù sinh bởi 2 chính tinh là tốt nhất; nếu bị khắc cả 2 cấp là xấu nhất. Bản Mệnh được sao nào sinh thì thịnh về sao đó, bị khắc sao nào thì xấu về sao đó.

Chỉ nên chú ý đến hệ cấp sinh, khắc thứ 2 giữa chính tinh với bản Mệnh. Sự phân biệt thêm hệ thứ nhất làm phức tạp sự đánh giá. Trên thực tế, nếu có sự sai biệt giữa 2 trường hợp, điều đó không mấy quan trọng ở cấp thứ nhất.

Nếu cung Mệnh vô chính diệu, thì chỉ cần: Hành cung Mệnh phù sinh cho bản Mệnh thì tốt, trái lại, nếu khắc với bản Mệnh thì xấu.

 

Thắc mắc: - Vậy nếu trường hợp cung Mệnh “được” chính diệu tọa thủ sinh thì mối tương quan ấy có được gọi là thuận lý, độ số gia tăng?

Giải đáp:

Trường hợp như bạn nói là tình trạng chính diệu thủ Mệnh sinh cung Mệnh (hoặc Bản Mệnh sinh chính diệu thủ Mệnh cũng vậy), không được gọi là thuận lý mà là nghịch lý, vì thế mà độ số giảm thiểu.

 

Thắc mắc: - Thưa anh, thế còn mối tương quan giữa cung Thân, chính diệu tọa thủ và Cục thế nào?

Giải đáp:

Khi xét về giai đoạn hậu vận (ngoài 30 tuổi) của đời người, thì người coi số sẽ lấy hành của Cục làm chuẩn để xem xét mối tương quan giữa Cục, sao và cung an Thân, được giản lược theo sơ đồ sau:

Cung Thân => Chính tinh => Cục       TỐT NHẤT

Cung Thân = Chính tinh => Cục         TỐT NHÌ

Cung Thân => Chính tinh = Cục         TỐT BA

Cung Thân = Chính tinh = Cục            TỐT BỐN

Cung Thân # Chính tinh => Cục          VỪA

Cung Thân  #  Chính tinh = Cục          XẤU BỐN

Cung Thân => Chính tinh  # Cục         XẤU BA

Cung Thân = Chính tinh  #  Cục          XẤU NHÌ

Cung Thân  # Chính tinh  # Cục          XẤU NHẤT

Lưu ý: Các ký hiệu được dùng trong sơ đồ tương quan giữa Cục, sao và cung an Thân như sau:  

 => là sinh,    =  là bình hòa,      #  là khắc.

Nếu cung Thân có 2 chính tinh đồng cung, thì chỉ cần nắm vững quy tắc sau:

Nếu Cục được phù sinh bởi 2 chính tinh là tốt nhât; nếu bị khắc cả 2 cấp là xấu nhất. Cục được sao nào sinh thì thịnh về sao đó, bị khắc sao nào thì xấu về phía sao đó. Chỉ nên chú ý đến hệ cấp sinh, khắc thứ 2 giữa chính tinh của Thân và Cục. Sự phân biệt thêm hệ thứ nhất làm phức tạp sự đánh giá. Trên thực tế, nếu có sự sai biệt giữa 2 trường hợp, điều đó không mấy quan trong ở cấp thứ nhất…

Như vậy, khi xem hậu vận con người, chỉ cần xét cung Thân với Cục, không cần xét cung Mệnh với bản Mệnh hay cung Thân với bản Mệnh.

 

Thắc mắc: - Vậy tương quan giữa cung Mệnh và cung Thân thế nào? Nên cần cung Thân đẹp hay cung Mệnh đẹp?

Giải đáp:

Thưa ông! Tương quan giữa cung Mệnh và cung Thân được lý thuyết Tử Vi lưu ý như sau:

- Cung Mệnh và cung Thân đều sáng sủa tốt đẹp: Độ số gia tăng, suốt đời được xứng ý toại lòng. 

- Cung Mệnh sáng sủa tốt đẹp, cung Thân mờ ám xấu xa: Lúc thiếu thời sung sướng nhưng đến lúc đứng tuổi, nhất là khi về già sẽ chẳng mấy khi được toại ý.

- Cung Mệnh mờ ám xấu xa, cung Thân sáng sủa tốt đẹp: Lúc thiếu thời thường phải lao tâm khổ tứ nhưng đến lúc đứng tuổi, nhất là khi về già lại được an nhàn, sung sướng.

Về câu hỏi: Cung Thân cần đẹp hay cung Mệnh cần đẹp thì thưa ông, cháu rất khó trả lời vì cung Mệnh được ví như gốc, còn cung Thân được coi như hoa, lá, tán, cành nên Thân, Mệnh đều quan trọng cả. Nếu gốc cây mà chắc khỏe thì cây không sợ gãy đổ nhưng nếu gốc cây mà bị mọt ruỗng thì tán cây có xanh tươi cũng chỉ là sự không chắc chắn, bởi không biết lúc nào gốc cây sẽ bị gãy đổ.

-----------

(Trích từ TỬ VI VẤN ĐÁP của Đặng Xuân Xuyến ; Nhà xuất bản Thanh Hóa 2009)

 

Mời nhấp chuột đọc thêm:

- Tác giả Đỗ Việt Phương0

- Tác giả Đào Anh Dũng0

- Tác giả Lê Trung Hưng0

- Tác giả Hoàng Hạc0

- Tác giả Thiên Lương0

- Tác giả Trần Việt Sơn0

- Tác giả Thiên Việt0

- Tác giả Đặng Sơn0

- Tác giả Đoàn Mạnh Thế0

- Tác giả Nguyễn Phúc Vĩnh Tường0

- Tác giả Vân Đằng Thái Thứ Lang0


0 comments:

Đăng nhận xét