NHỮNG NGHI LỄ KHAI TÂM VÀ BÀI HỌC TỪ NGHI LỄ KHAI TÂM - Tác giả: Nguyễn Thị Lan Anh (Hải Dương)

Leave a Comment

NHỮNG NGHI LỄ KHAI TÂM

VÀ BÀI HỌC TỪ NGHI LỄ KHAI TÂM

*

(Tác giả Nguyễn Thị Lan Anh)

Mục tiêu chung của những nghi lễ là thay đổi quy chế và nhận dạng của cậu con trai để nó tái sinh thành người đàn ông. Nhưng cái giá phải trả mới to lớn làm sao! Một sự đảo nghịch thực sự khỏi tình trạng giống cái sơ cấp, người ta nói đó là "một cuộc phẫu thuật cơ bản để tái xã hội hoá". Việc này gồm nhiều giai đoạn, cái này đau đớn hơn cái kia: Giai đoạn tách khỏi người mẹ và thế giới nữ, giai đoạn chuyển sang một thế giới xa lạ; giai đoạn trải qua những thử thách bi kịch và công khai.

Thế kỷ XVIII theo ảnh hưởng Rousseau: Những người lính thuỷ quân Mỹ, hay những bộ tộc ở Tân Ghinê: Ở mọi nơi đều thống trị ý tưởng rằng, nếu ta không cướp lấy những cậu con trai khỏi tay các bà mẹ thì chúng sẽ không bao giờ có thể trở thành những người đàn ông trưởng thành. Những người Sambaru hay những người Kikuyu ở Đông Phi, cũng như người Baruya hay người Sambia ở Tân Ghine và trong rất nhiều bộ tộc khác nữa, hành vi đầu tiên của lễ khai tân nam là phải tách các cậu con trai khỏi mẹ chúng, thông thường vào lúc giữa bẩy và mười tuổi.

Ở bộ tộc Sambia thuộc Tân Ghinê, âm thanh cây sáo báo hiệu bắt đầu nghi lễ khai tâm của cậu con trai. Bất ngờ bị tách khỏi mẹ, các cậu bị dẫn vào trong rừng. Trong ba ngày ở đó, chúng bị quất roi đến toé máu. Người ta đánh các cậu bằng cây tầm ma, làm chảy máu mũi để tẩy bỏ những chất lỏng nữ, thứ đó ngăn bọn trẻ phát triển. Vào ngày thứ ba, người ta hé lộ cho chúng biết bí mật của cây sáo mà chúng không bao giờ được lộ ra cho đàn bà nếu không thì chết. Những chàng trai trẻ tuổi khai tâm sau này khi được hỏi đã tâm sự rằng khi bị tách khỏi mẹ, họ cảm thấy bị bỏ rơi và thất vọng. Đây cũng là mục đích của lễ khai tâm nam, phải cắt đứt một cách tàn nhẫn và cơ bản vòng tay âu yếm của các bà mẹ.

Sau khi lễ khai tâm diễn ra, bị đe doạ xử phạt tồi tệ nhất nên các chú bé trai không nói chuyện với mẹ nữa. Chúng cũng không ôm và cũng không nhìn mẹ nữa, cho đến khi chúng đã đạt tới tình trạng hoàn toàn đàn ông, nghĩa là khi đến lượt mình các cậu cũng đã trở thành người cha. Chỉ đến lúc đó, chúng có thể cất bỏ điều cấm kỵ mẫu tử, chúng sẽ tự săn bắn chim chóc được, sẽ nói và ăn uống trước mặt mẹ.

Giai đoạn thứ hai là giai đoạn quá độ giữa thế giới nữ cần phải quyết định rời bỏ, và thế giới đàn ông cần phải chấp nhận, nếu không thì không tồn tại. Ở bộ tộc Baruya, phải cần mười năm chia tách giới, bốn nghi lễ lớn cách nhau nhiều năm, để cách chia cậu con trai khỏi bà mẹ, tách nó ra khỏi thế giới nữ và chuẩn bị cho nó đối diện lần nữa với những người phụ nữ kể từ hôn nhân.

Trước khi tiến hành nghi lễ thứ nhất, những chàng trai tập sự vừa mới rời khỏi mẹ, trước tiên bị cách ly một nơi chốn xa lạ trong nhiều ngày (bộ tộc Baruya) hay vài tuần (bộ tộc Hopi). Họ bị bỏ mặc trong tình trạng hoàn toàn trơ trọi, không đồ ăn, thức uống, không có quần áo. Các cậu bé trai trong một tình trạng choáng váng, ở đó chúng chẳng còn là cái gì nữa. Không còn là những đứa con của mẹ, không là những đứa con của cha, các cậu là nửa nọ nửa kia, hoàn toàn nằm giữa hai, một tình trạng phỏng đoán và cần thiết về nhân dạng. Nó chứng tỏ rằng chú bé nữ của bà mẹ trước tiên phải chết để cho chú bé nam có thể sinh ra.

Đặc điểm thứ ba của nghi lễ khai tâm là việc trải qua những thử thách ác độc, thường bi kịch và bao giờ cũng công khai trước mọi người. Rạch mông, cắt bao quy đầu trước tuổi thành niên, rạch sâu vào dương vật. Ngay cả những người Tahiti dịu dàng lưỡng tính cùng thực hiện một thứ cắt bao quy đầu coi như nghi lễ chuyển đổi đối với những chàng trai trẻ. Đây là cơ hội cho chàng trai trẻ chứng tỏ rõ cho mọi người thấy lòng dũng cảm của mình, đôi khi tỏ rõ sự thản nhiên của anh ta trước đau khổ và luôn coi thường cái chết. Sự đối đầu với cái chết được biểu hiện bằng sự đau đớn thể xác và tình cảm về sự cô đơn, nó đánh dấu chấm hết tình trạng trẻ con hay là tình trạng thuộc về mẹ và đi vào thế giới trái ngược của người đàn ông. Những vết sẹo là những chứng cứ không thể xâm phạm của sự thay đổi trạng thái đã được tiến hành chỉ một lần thôi và mọi người trong bộ tộc đều nhìn thấy và đều biết.

Trước khi tiến hành nghi lễ thứ nhất, những chàng trai tập sự vừa mới rời khỏi mẹ, trước tiên bị cách ly một nơi chốn xa lạ trong nhiều ngày (bộ tộc Baruya) hay vài tuần (bộ tộc Hopi). Họ bị bỏ mặc trong tình trạng hoàn toàn trơ trọi, không đồ ăn, thức uống, không có quần áo. Các cậu bé trai trong một tình trạng choáng váng, ở đó chúng chẳng còn là cái gì nữa. Không còn là những đứa con của mẹ, không là những đứa con của cha, các cậu là nửa nọ nửa kia, hoàn toàn nằm giữa hai, một tình trạng phỏng đoán và cần thiết về nhân dạng. Nó chứng tỏ rằng chú bé nữ của bà mẹ trước tiên phải chết để cho chú bé nam có thể sinh ra.

Đặc điểm thứ ba của nghi lễ khai tâm là việc trải qua những thử thách ác độc, thường bi kịch và bao giờ cũng công khai trước mọi người. Rạch mông, cắt bao quy đầu trước tuổi thành niên, rạch sâu vào dương vật. Ngay cả những người Tahiti dịu dàng lưỡng tính cùng thực hiện một thứ cắt bao quy đầu coi như nghi lễ chuyển đổi đối với những chàng trai trẻ. Đây là cơ hội cho chàng trai trẻ chứng tỏ rõ cho mọi người thấy lòng dũng cảm của mình, đôi khi tỏ rõ sự thản nhiên của anh ta trước đau khổ và luôn coi thường cái chết. Sự đối đầu với cái chết được biểu hiện bằng sự đau đớn thể xác và tình cảm về sự cô đơn, nó đánh dấu chấm hết tình trạng trẻ con hay là tình trạng thuộc về mẹ và đi vào thế giới trái ngược của người đàn ông. Những vết sẹo là những chứng cứ không thể xâm phạm của sự thay đổi trạng thái đã được tiến hành chỉ một lần thôi và mọi người trong bộ tộc đều nhìn thấy và đều biết.

Các cậu bé được mang đi thật xa trong rừng, bị đánh bằng những chiếc đũa, đánh đến lúc cơ thể đầy những vết lằn. Trong bốn ngày sau đó, chúng bị làm nhục và bạc đãi hầu như không ngừng. Những người khai tâm luân phiên nhau quất chúng bằng những cây tầm ma làm cơ thể chúng chảy máu. Họ cưỡng bức cho những đứa trẻ nôn bằng cách bắt chúng nốc vào mồm máu và nước đái lợn để tẩy uế mọi chất nữ đã dồn chứa từ lúc mới sinh. Sự chấn thương của đau đớn, sự hôi hám của nôn mửa không ngừng, sự bẩn thỉu, tiếng kêu, và nỗi khủng khiếp được cảm nhận đã đặt các chú bé trong một tình trạng thể xác và tâm lý cực kỳ khốn cùng. Sau khi nghỉ vài tiếng đồng hồ, những người khai tâm rạch vào rốn để phá huỷ những thứ cặn bã kinh nguyệt, khía dái tai và đốt cánh tay. Máu chích tụ lại sau đó được đắp vào dương vật. Người ta nói với lũ trẻ rằng máu nàu (nữ) sẽ làm tan dương vật của chúng, các cậu bé trai lúc đó ở trong tình trạng choáng váng không thể tưởng được. Nhiều cậu thân thể đầy máu, ngất đi hoặc trở nên hoàn toàn cuồng loạn.

Ngay sau đó người khai tâm sẽ báo cho chúng biết rằng chúng đang chết... Rồi người ta chăm sóc lũ trẻ, người ta sẽ đặt một cái tên nam giới cho chúng, đồng thời tiếp tục rạch đều đặn vào thái dương. Đây là những sự kiện chính đánh dấu toàn bộ giai đoạn thứ nhất của nghi lễ khai tâm, nó còn có nhiều giai đoạn khác nữa.

Porter Pode đã hỏi những chú bé và những người khai tâm về tình cảm cá nhân của họ trong những thử thách này. Nhiều người nói với ông họ lấy làm tiếc vì những sự đau đớn ấy, nhưng họ cho rằng chúng cần thiết cho các chú bé trai. Đó là cái giá phải trả để chuyển qua từ tình trạng nữ dễ bị tổn thương sang tình trạng nam mạnh mẽ. Còn những cậu bé thì tỏ ra tuyệt vọng sâu sắc, chúng tâm sự về cảm thức bị mẹ mình phản bội, họ đã không che chở cho các cậu, họ tâm sự về những thù địch với người cha - người đồng lão tra tấn chúng. Nhưng phần lớn các cậu bé tập sự ấy đều  nói lên lòng kiêu hãnh của chúng vì được trải qua chuyện đó và còn sống sót. Những chú bé được mẹ nuông chiều nhất, những chú bé nhiều tính nữ nhất là những kẻ chịu đựng những thử thách này tồi nhất. Chúng nói có cái gì đó đã bị đổ vỡ bên trong chúng. Chúng đã cắt đứt dây rốn và cảm thấy  một tình đoàn kết mới mẻ với người nam. Điều này đã được hình thành do một quyền năng không tranh cãi được và do sự tách khỏi mối hiểm nguy nữ.

 

&. Bài học của các nghi lễ khai tâm:

Đầu tiên phải công nhận rằng những nghi lễ này chỉ liên quan đến các cậu con trai, còn các cô gái có nghi lễ vô cùng ngắn và ít nặng nề hơn. Đến nỗi Maurie Godelier phải hỏi liệu có thể nói tới "một nghi lễ khai tâm đích thực" đối với người phụ  nữ không? Làm sao so sánh được mười năm ròng tách rời giới và bốn nghi lễ lớn để chia tách cậu bé khỏi bà mẹ, và hai tuần lễ cần thiết để biến một nữ thanh niên thành một cô gái sắp cưới. Những nữ thanh niên này chỉ trải qua vài ngày sống trong một thế giới đặc biệt nữ trước khi trở lại cuộc sống gia đình và thường nhật như cũ. Chỉ đơn giản có điều các cô bắt đầu phải nhân tăng những cuộc sống thăm viếng và phục vụ bố mẹ chồng tương lai.

Bài học thứ nhất là tính nam chỉ đạt được bằng những khúc quanh co, nó càng dài và đau đớn khi sự cộng sinh mẹ - con trai càng kéo dài. Để tiến hành sự tái xã hội hoá có tính chất cơ bản thì cậu bé trai cần phải làm rung chuyển những cánh cửa, cả cánh cửa sự sống, cả cánh cửa sự chết". Những nghi lễ ấy có thể tỏ ra kỳ quái và man rợ đối với mọi người trong những xã hội công nghiệp, nhưng chúng lại là những giải đáp cho một nhu cầu mà các trẻ nam khắp toàn cầu đều cảm nhận thấy được công nhận như một người đàn ông; được là những người đã cắt đứt với sự yếu mềm và sự phụ thuộc của thời thơ ấu.

Ngày nay, trong xã hội chúng ta khi những nghi lễ đã mất hết ý nghĩa của chúng thì sự chuyển hoá lại càng có vấn đề lớn bởi vì nó không được xác nhận bằng những chứng cứ nổi bật. Ở Hoa Kỳ, người ta quan tâm rất nhiều đối với những chàng trai từ chối lớn lên và trở thành những người đàn ông có trách nhiệm. Họ từ chối mọi quan hệ tình cảm với phụ nữ mà noi gương theo các chàng thanh niên. Đó là lý do mà nhiều người nói rằng họ luyến tiếc những nghi lễ cổ về khai tâm.

Đến đây có thể thấy những cậu bé trai ngay từ khi còn rất nhỏ đã được giáo dục, rèn luyện để khẳng định tính "nam" của mình. Những nghi lễ ấy là điều kiện để sinh ra một người đàn ông mới, một người đích thực, rũ bỏ mọi sự lây nhiễm nữ.

----------------

(Trích từ ĐỒNG TÍNH LUYẾN ÁI VÀ NHỮNG HỆ LỤY

 của Nguyễn Thị Lan Anh ; Nhà xuất bản Thanh Hóa - 2008)

 

Mời nhấp chuột đọc thêm:

- Vài cảm nhận khi xem phim BỐ GIÀ (web drama) của Trấn Thànhl

- Hôn quân Lưu Tử Nghiệp và vai diễn của Trương Dật Kiệtl

- Tản mạn chuyện giới tính của “sao”l

- Tản mạn chuyện nghệ danh của các “sao” Việtl

- Kỷ niệm khó quên thời là lính văn nghệl

 

Mời nghe Khề Khà Truyện đọc truyện ngắn

CHUYỆN CU TỐ LÀNG TÔI của Đặng Xuân Xuyến:

*.

NGUYỄN THỊ LAN ANH

Địa chỉ: Khu Bình Minh, phường Phạm Ngũ Lão

thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương.

Email: nguyenthilananh80@yahoo.com

 

 

 

 

 

..............................................................................................................

- Cập nhật theo nguyên bản tác giả gửi qua email ngày 18.01.2016.

- Bài viết không thể hiện quan điểm của trang Đặng Xuân Xuyến.

- Ảnh dùng minh họa cho bài viết được sưu tầm từ nguồn: internet.

- Vui lòng ghi rõ nguồn dangxuanxuyen.blogspot.com khi trích đăng lại. 

0 comments:

Đăng nhận xét