(Cầu Long Biên, Hà Nội những năm 1940 - Nguồn ảnh: Harison Foman) |
HÀ NỘI QUÊ TÔI
& LỜI BÌNH CỦA
NGUYỄN NGỌC KIÊN
HÀ NỘI QUÊ TÔI
Tôi là người lao động, thế thôi!
Nhưng quê tôi:
Hà Nội!
Nơi tôi có mẹ già, mảnh đồng quê ngát hương đồng nội, thơm phố phường chật chội bon chen
Nơi tôi có người cha không quản phận nghèo hèn, gắng nuôi con không thua bè kém bạn.
Đất quê tôi không lũ cao nắng hạn
Chỉ chân trời trên nóc bếp cheo leo
Tuổi thơ tôi những năm tháng leo trèo
Bắt bọ ngựa,
dính ve,
trèo me,
ném sấu.
Lời rủ rê của lũ ve yêu dấu
Gọi hè về thúc nở những mùa chơi.
Cơm nguội vàng háo hức giục bàng rơi
Sông Hồng xoáy trong tôi dòng nước mát
Gió quê tôi đêm ngày vi vút nhắc:
Giếng Ngọc là của tôi
Giọt nước mắt tổ tông ngàn năm hãy còn nhức nhối trong đời
Cho tôi hiểu vì sao người Hà Nội, huyền thoại rồi còn rời rợi yêu thương.
Văn Miếu là của tôi
Pho sách thơm cha ông tạc để đời cho tôi hiểu vì sao người Hà Nội đốt trầm trong lúc đọc thơ.
Chùa Diên Hựu là của tôi!
Đóa sen tâm bừng nở ngát cõi người cho tôi hiểu vì sao người Hà Nội cấp gạo thuyền giặc chết khỏi tha hương.
Tháp Bút - Đài Nghiên là của tôi
Tả Thanh Thiên xao xuyến cả cõi trời, cho tôi hiểu vì sao người Hà Nội nâng cốm vòng trong những lá sen tươi.
Hồ Tây là của tôi!
Tấm gương trong mây hất tóc dỗi trời, cho tôi hiểu tình yêu người Hà Nội vì đâu mà vời vợi mênh mang.
Hồ Gươm là của tôi!
Lẵng hoa tươi thiên nhiên kết dâng người, thơm như môi con gái, mềm mại như tuổi dậy thì, liễu ven hồ chớp chớp làn mi... Đẹp đến thế sao mang tên Hoàn Kiếm? Lẵng hoa trời nền văn hiến trổ bông.
Đài liệt sĩ vô danh là của tôi
Và em là của tôi: Sự sống thiêng liêng kết bằng máu thịt người, cho tôi hiểu lẽ đời giản dị! Báu vật của đời được phép ví với em...
Tôi là người lao động
Thế thôi!
Nhưng quê tôi, Hà Nội!...
Nhưng quê tôi:
Hà Nội!
Nơi tôi có mẹ già, mảnh đồng quê ngát hương đồng nội, thơm phố phường chật chội bon chen
Nơi tôi có người cha không quản phận nghèo hèn, gắng nuôi con không thua bè kém bạn.
Đất quê tôi không lũ cao nắng hạn
Chỉ chân trời trên nóc bếp cheo leo
Tuổi thơ tôi những năm tháng leo trèo
Bắt bọ ngựa,
dính ve,
trèo me,
ném sấu.
Lời rủ rê của lũ ve yêu dấu
Gọi hè về thúc nở những mùa chơi.
Cơm nguội vàng háo hức giục bàng rơi
Sông Hồng xoáy trong tôi dòng nước mát
Gió quê tôi đêm ngày vi vút nhắc:
Giếng Ngọc là của tôi
Giọt nước mắt tổ tông ngàn năm hãy còn nhức nhối trong đời
Cho tôi hiểu vì sao người Hà Nội, huyền thoại rồi còn rời rợi yêu thương.
Văn Miếu là của tôi
Pho sách thơm cha ông tạc để đời cho tôi hiểu vì sao người Hà Nội đốt trầm trong lúc đọc thơ.
Chùa Diên Hựu là của tôi!
Đóa sen tâm bừng nở ngát cõi người cho tôi hiểu vì sao người Hà Nội cấp gạo thuyền giặc chết khỏi tha hương.
Tháp Bút - Đài Nghiên là của tôi
Tả Thanh Thiên xao xuyến cả cõi trời, cho tôi hiểu vì sao người Hà Nội nâng cốm vòng trong những lá sen tươi.
Hồ Tây là của tôi!
Tấm gương trong mây hất tóc dỗi trời, cho tôi hiểu tình yêu người Hà Nội vì đâu mà vời vợi mênh mang.
Hồ Gươm là của tôi!
Lẵng hoa tươi thiên nhiên kết dâng người, thơm như môi con gái, mềm mại như tuổi dậy thì, liễu ven hồ chớp chớp làn mi... Đẹp đến thế sao mang tên Hoàn Kiếm? Lẵng hoa trời nền văn hiến trổ bông.
Đài liệt sĩ vô danh là của tôi
Và em là của tôi: Sự sống thiêng liêng kết bằng máu thịt người, cho tôi hiểu lẽ đời giản dị! Báu vật của đời được phép ví với em...
Tôi là người lao động
Thế thôi!
Nhưng quê tôi, Hà Nội!...
*.
LÊ MAI
LỜI BÌNH:
(Tác giả Nguyễn Ngọc Kiên) |
Tôi đã đọc nhiều bài thơ viết về Hà Nội. Xưa nay có khá nhiều thơ hay viết
về Hà Nội. Chẳng hạn Thăng Long hoài cổ của Bà Huyện Thanh Quan. Đọc xong ta có
một cảm giác bâng khuâng hoài cổ. Hay buổi sớm mùa thu Hà Nội cứ man mác trong
bài “Đất nước” của Nguyễn Đình Thi thời kỳ kháng chiến:
Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội
Những phố dài xao xác hơi may
Người ra đi đầu không ngoảnh lại
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy
Giờ đọc đến «Hà Nội Quê tôi», cái cảm giác đọng lại trong tôi là rất lạ. Lạ
về cảm xúc và cấu tứ! Những người lớn lên học hành rồi công tác ở Hà Nội thì
nhiều. Nhưng không phải ai cũng là Hà Nội gốc. Lê Mai sinh ra và lớn lên ở Hà
Nội. Đúng như lời tự sự của nhà thơ:
Tôi là người lao động, thế thôi!
Nhưng quê tôi:
Hà Nội!
Rồi những kỷ niệm của tuổi ấu thơ - ai chẳng có thời như thế. Lời thơ như những lời tâm sự
thủ thỉ. Và chỉ có những người Hà Nội
gốc mới viết được như thế này:
Đất quê tôi không lũ cao nắng hạn
Chỉ chân trời trên nóc bếp cheo leo
Tuổi thơ tôi những năm tháng leo trèo
Bắt bọ ngựa,
dính ve,
trèo me,
ném sấu.
Lời rủ
rê của lũ ve yêu dấu
Gọi hè về khúc nở những mùa chơi.
Còn “những mùa chơi” là mùa gì thì chỉ người trong cuộc mới hiểu được. Tiếp
theo là cái điệp khúc “... là của tôi” được lặp đi lặp lại nhiều lần. Sau mỗi
lần như vậy, tác giả như tự hỏi rồi lại tự trả lời. Thì ra kiến thức về Hà Nội
của một người Hà Nội bị dồn nén bấy lâu, nay mới có dịp bung ra qua những lời
thơ mộc mạc, giản dị. Đơn giản:
Tôi là người Hà Nội
Thế thôi!
Điểm nhấn của bài thơ là những Giếng Ngọc, Văn Miếu, Tháp Bút, Chùa Diên Hựu,
Hồ Gươm và Hồ Tây. Một Hà Nội thật tinh tế:
“Pho sách thơm cha ông tạc để đời cho
tôi hiểu vì sao người Hà Nội đốt trầm trong lúc đọc thơ”. Và đây nữa: “Tả Thanh Thiên xao xuyến cả cõi trời, cho
tôi hiểu vì sao người Hà Nội nâng cốm vòng trong những lá sen tươi.”
Hà Nội của ta nhân văn lắm: “Cho tôi
hiểu vì sao người Hà Nội, huyền thoại rồi còn vời vợi yêu thương.”. Hà Nội
cũng thật anh hùng, thật nhân đạo: “Đóa
sen tâm bừng nở nát cõi người cho tôi hiểu vì sao người Hà Nội cấp gạo thuyền
giặc chết khỏi tha hương”.
Có người cho rằng, chuyện cấp gạo thuyền và ngựa cho quân giặc Minh trở về
là chuyện của toàn dân ta, là chính sách nhân đạo của Nguyễn Trãi, sử sách cũng đã ghi. Chứ đâu phải chuyện của
riêng Hà Nội. Người đọc dễ dàng cho qua câu thơ có tính “vơ vào” này vì tác giả
quá yêu Hà Nội.
Tất cả “...là của tôi” để cuối cùng nhà thơ chốt lại: “Và em là của tôi!
Sự sống thiêng liêng kết bằng máu xương người, cho tôi hiểu mình lẽ đời giản dị!»
Tục ngữ Mường có câu: “Người ta là hoa của đất”. Trong phép tu từ tiếng Việt xưa nay chỉ thấy ví “người đẹp như hoa”. Người viết bài này chỉ duy nhất thấy cách ví: «Ở đây hoa cũng đẹp như người», tức là so sánh đối tượng cần so sánh với vật so sánh. Và bây giờ lại thấy Lê Mai viết: «Báu vật của đời được phép ví với em!»
Tôi thì hiểu rằng đây là cách viết xuất thần của tác giả!
Sự sống thiêng liêng kết bằng máu xương người, cho tôi hiểu mình lẽ đời giản dị!»
Tục ngữ Mường có câu: “Người ta là hoa của đất”. Trong phép tu từ tiếng Việt xưa nay chỉ thấy ví “người đẹp như hoa”. Người viết bài này chỉ duy nhất thấy cách ví: «Ở đây hoa cũng đẹp như người», tức là so sánh đối tượng cần so sánh với vật so sánh. Và bây giờ lại thấy Lê Mai viết: «Báu vật của đời được phép ví với em!»
Tôi thì hiểu rằng đây là cách viết xuất thần của tác giả!
Tóm lại “Quê tôi Hà Nội” là một bài thơ hay cách viết rất độc đáo. Tác giả
thay mặt cho những người lao động Thủ đô nói lên được những tâm tư, suy nghĩ và
niềm tự hào chính đáng của mình. Bởi vì:
Tôi là người lao động,
thế thôi!
*.
Hà Nội, 09/2016
NGUYỄN NGỌC KIÊN
Địa chỉ: 95 ngõ 144, phường Quan Nhân,
quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.
Email: ngockien62@gmail.com
Điện thoại: 091.296.38.69
.
........................................................................................
- © Tác giả giữ bản quyền.
- Cập nhật theo nguyên bản của
tác giả gửi qua email ngày 21.10.2016
- Vui lòng ghi rõ
nguồn dangxuanxuyen.blogspot.com khi trích đăng lại.
0 comments:
Đăng nhận xét