CONDOLEEZZA RICE
BÀ CỐ VẤN AN NINH MỸ
Condoleezza Rice sinh ngày 14 tháng 11 năm 1954 tại Berminghum thuộc bang
Alabama của Mỹ. Là con gái độc nhất trong một gia đình thuộc tầng lớp trung lưu
trong xã hội Mỹ. Bố - mẹ bà là giáo viên của một trường trung học không mấy tên
tuổi. Lúc bấy giờ bang Alabama
là bang vốn nổi tiếng về sự kỳ thị chủng tộc.
Vào đầu những năm của thập kỷ 60 Barminghum trở thàh trung tâm đấu tranh vì
nhân quyền cho người da đen. Gia đình bà và những người da hàng xóm phải tạo
hàng rào phòng thủ quanh nơi ở, tự bảo vệ mình trước các cuộc tấn công của
những người da trắng. Bản thân Condoleezza Rice phải học trường dành cho trẻ da
đen. Tất cả những nghiệt ngã này đã có tác động tích cực tới Rice làm cho bà
càng thêm rắn giỏi và trưởng thành. Rice rất thông minh và chịu học hỏi. Khi
mới 3 tuổi Rice đã học thuộc các gam nhạc, biết phân biệt một cách chính xác độ
trầm bổng của các nốt nhạc. Rice không chỉ xuất sắc trong lĩnh vực âm nhạc mà
lĩnh vực thể thao, ngôn ngữ bà cũng rất giỏi. Đứng trước đám đông diễn thuyuết
và trình bày các ý tưởng của bản thân và của cả một bộ máy quyền lực một cách
trôi chảy và thuyết phục đó là nhờ vào công cụ tuyệt vời là khả năng ngôn ngữ
mà bà đã được học.
Năm 1967 bà cùng gia đình chuyển đến Đenver
(bang Colorado ),
2 năm sau Rice vào học tại trường Tổng hợp hải quan khi cô tròn 15 tuổi. Do trí
thông minh và chịu khó học hỏi cô đã trở thành sinh viên năm thứ nhất trong khi
đó cô đang hoàn thành chương trình học cuối phổ thông. Trong cô lúc này xuất
hiện niềm đam mê nghiên cứu lịch sử và văn học Nga. Người có công lao to lớn
trong việc hướng nghiệp và đỡ đầu cho bà đó là cha của cựu ngoại trưởng Mỹ (bà
M.Albrright) là ông Jozep Corbel một người Séc di tản hiện là giảng viên ở Denver .
Bà xứng đáng là một tiến sỹ khoa học bởi bản thân bà sở hữu một loạt học vị
khoa học danh dự đáng kính và là tác giả của cuốn sách "Nước Đức thống
nhất và công cuộc cải tổ Châu Âu", "Kỷ nguyên Gorbachov",
"Người đồng minh không đáng tin cậy", "Liên Xô và quân đội Tiệp
Khắc". Đặc biệt đề tài quan hệ giữa Liên Xô và quân đội Tiệp Khắc còn được
Rice làm đề tài viết luận văn Tiến sỹ. Tuy luận văn Tiến sỹ của bà bảo vệ trước
Hội đồng khoa học lớn không thành công nhiều lắm nhưng không phải vì thế mà
luận án của bà bị đánh trượt, uy tín của bà trong lĩnh vực khoa học vẫn tiếp
tục được củng cố và phát triển đi lên. Bà là một phụ nữ thành đạt tương đối
sớm. Ở tuổi 26 bà đã là giảng viên đại học Stenford ở California . Mười năm sau bà vinh dự bước lên
vị trí phó hiểu trưởng trường đại học Stenford danh giá này, mặc dù từ trước
đến nay vị trí này chỉ dành cho những nhà khoa học nam đã bước qua tuổi trung
niên với mái đầu đã bạc. Trong cương vị mới này bà tỏ ra là người rất có năng
lực, linh hoạt và rất nghiêm khắc, làm việc có nguyên tắc.
Trong lĩnh vực chính trị Condoleezza Rice được coi là một người thực tế và
nhạy bén, bà trở thành nhân vật không thể thiết trong quá trình tranh cử của
tổng thống Bush (tổng thống thứ 13 của nước Mỹ). Bà được coi là nhà tư tưởng
chủ đạo trong việc đưa ra các sáng kiến tranh cử của Bush. Trong bài phát biểu
trả lời phỏng vấn của báo "Thời báo New
York " bà đã gây cho dư luận cảm tình sâu sắc. Đó
là Mỹ cần phải sẵn sàng ứng phó, đẩy lùi các mối đe doạ nghiêm trọng tại các
điểm nóng quan trọng như: Vấn đề Trung Đông, bán đảo Triều Tiên, eo biển Đài
Loan... và không nên phân tán lực lượng vào các chiến dịch hoà bình như ở khu
vực Balkans.
Ngoài vị trí là cố vấn an ninh, Condoleezza Rice còn là thành viên hội đồng
giám đốc một loạt các công ty liên doanh lớn củ Mỹ trong đó có tổ hợp dầu khí
Seoron đồng thời tham gia vào hội đồng tư vấn quốc tế Câu lạc bộ ngân hàng
J.P.Morgan.
Dưới con mắt của tổng thống Bush bà là một người co vai trò thân tín và có
nhiều kỳ vọng và bà trợ lý tổng thống về các vấn đề an ninh. Đối với Tổng thống
bà là "người phụ nữ biết cách lý giải cho tổng thống về tất cả các vấn đề
đối ngoại một cách dễ hiểu, đồng thời là giám đốc điều hành thạo việc, một
người truyền đạt các ý tưởng đầy trách nhiệm" (lời của tổng thống Push).
Ông coi bà như một bạn thân thiết đáng tin cậy nhất, một tâm hồn nhiệt thành và
nhân hậu.
Đối với tổng thống Push - ngoại trưởng Colin Powell cũng như là cánh tay
đắc lực của tổng thống - sau phó tổng thống Dick Cheney. Nhưng hình ảnh ông
Powell theo chính dư luận báo chí Mỹ thì ngày càng bị lu mở, ảnh hưởng của
Powell trong việc kiến thiết và điều hành chính sách đối ngoại hầu như bị vầng
hào quang của Condoleezza Rice che lấp.
Nhân dân Mỹ thời gian gần đây rất quan tâm tìm hiểu ai là người điều hành
chính thức chính sách đối ngoại của Mỹ và mọi người nghĩ ngay tới Condoleezza
Rice. Bà đã nhiều lần đàm phán trực tiếp với tổng thống Nga Putin trong khi ông
Powell chỉ được tiếp xúc với ông Putin có vài phút khi ông tháp tùng tổng thống
Bush tới thăm Slovenia .
Một người quản lý cho sự việc đó là tài vì bà Rice rất giỏi tiếng Nga,
nhưng không hẳn như thế. Tại hội nghị thượng đỉnh G8 tại Genoa , Powell không được tháp tùng tổng thống
mà người tháp tùng tổng thống lại là cố vấn Rice. Khi tổng thống Bush được nữ
hoàng Elizabeth
mời thăm Vương quốc Anh thì Condoleezza Rice ở bên cạnh tổng thống trong lâu
đài Buckingham, còn ngoại trưởng Powell phải trú tại khách sạn bên ngoài.
Không chỉ trong công việc bà Rice mới tháp tùng và đi cùng tổng thống Bush
mà ngay cả trong sinh hoạt thường nhật, riêng tư của gia đình tổng thống thì bà
cũng được mời tham gia. Bà thường xuyên được tổng thống mời đi nghỉ cuối tuần
cùng gia đình ông tại David, còn Powell thì chưa được mời. Trước khi tổng thống
Pust khởi hành chuyến công du sang châu âu, người giải thích, cố vấn mục đích
đối ngoại của chuyến công du đó không phải là ông ngoại trưởng - phụ trách
ngoại giao mà lại là bà cố vấn an ninh quốc gia Condoleezza Rice. Thậm chí
Condoleezza Rice còn được tổng thống Bush mời ăn cơm tại nhà riêng và cùng ông
xem đấu bóng bầu dục.
Thời gian đầu thì bà Rice thường chỉ hoạt động ở hậu trường và chỉ muốn làm
trung gian giữa Rumsfeld (từng là bộ trưởng quốc phòng dưới thời Richard Nixon
và cũng là người sẽ kiên trì bảo vệ đường lối chính sách của các tổng thống
tiền nhiệm Ronald Reagan và Georgo Bush) và Powell nhưng càng ngày bà cố vấn an ninh hoạt động
càng mạnh mẽ công khai hơn và nghiêng hẳn về phe bảo thủ. Từ đó bà trở thành
thân tín với tổng thống, vị trí của bà bao giờ cũng đứng cao hơn Powell trong
con mắt Bush.
Tuy là một chính khách vô cùng cứng rắn và khá nổi tiếng và có vai vế trong
nhà trắng nhưng bà vẫn là một phụ nữ khá hấp dẫn bởi tính cách nữ tính của
mình. Đó cũng là lý do để bà làm cho bao nhiêu đấng nam nhi phải nghiêng ngả.
Một trong những người đó bị bà "hớp hồn" đó là tân thủ tướng Israel
ông Ariel Sharon, ông đã quả quyết là ông không hề xao xuyến, mất tập trung khi gặp các yếu nhân
Hoa Kỳ, ngoại trừ bà cố vấn an ninh Mỹ Condoleezza Rice, ông cảm thấy bà hấp
dẫn khi họ có dịp gặp nhau vào mùa hè qua đến nỗi ông không còn tập trung vào
những gì mà bà đang nói. Ông thú nhận với chương trình tin tức "Tôi phải
thú nhận là tôi đã mất tập trung trong buổi nói chuyện với bà Rice bởi vì bà ta
có ngoại hình quá đẹp". Đó có lẽ là tình cảm chân thực của một người đàn
ông (đã quá tuổi 70 và đã từng trải qua 2 lần kết hôn không thành) đối với một
người phụ nữ độc thân ở cái tuổi 45. Có lẽ đối với bà vấn đề quan trọng nhất
vẫn là làm chính trị, nó đã mang lại cho bà vinh quang và danh vọng. Đồng thời
đó cũng là nấc thang để bà có thể tiến tới một vị trí cao hơn. Nhưng trở thành
chính khách nổi tiếng ở tuổi 45 đó là cả một cố gắng phấn đấu học tập, rèn
luyện, cống hiến. Có vao trò to lớn kiến thiết con đường ngoại giao của nước
Mỹ, sao cố vân an ninh quốc gia - Tiến sỹ Henry Kissinger (dưới thời tổng thống
Nixon - 1969 - 1973). Chính vì thế trong bộ máy chính quyền Bush không thể
thiếu Condoleezza Rice.
*
NGUYỄN XUÂN
Địa chỉ: Thôn Lạc Cầu, xã Giai Phạm
huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên.
Email: phamchienthang1980@yahoo.com.vn
.
........................................................................................
- © Tác giả giữ bản quyền.
- Cập nhật theo nguyên bản của
tác giả gửi qua email ngày 20.06.2017
- Vui lòng ghi rõ
nguồn dangxuanxuyen.blogspot.com khi trích đăng lại.
.
0 comments:
Đăng nhận xét