SỐ
PHẬN ĐIÊU LINH CỦA MĨ NHÂN
KHIÊU
VŨ CÙNG MAO TRẠCH ĐÔNG
Thượng
Quan Vân Châu sinh ra tại Vô Tích, Giang Tô. Năm 1937 khi kháng chiến chống
Nhật bùng nổ, bà mới 16 tuổi, cùng chồng tị nạn tại Thượng Hải. Ban đầu để sinh
kế, Thượng Quan Vân Châu làm nhân viên bán vé trong xưởng phim, nhưng vì có
ngoại hình nổi bật nên bà đã được ông bầu chọn làm người mẫu, trưng ảnh bà
triển lãm trên cửa sổ. Vào thời điểm đó, Thượng Hải là một “hòn đảo” trong thời
kỳ chiến tranh, có nền công nghiệp điện ảnh phồn vinh, tạo ra một số lượng lớn
các minh tinh điện ảnh. Thượng Quan Vân Châu thanh xuân và yêu kiều cũng bắt
đầu sự nghiệp diễn xuất tại thành phố đầy cơ hội này.
Năm
1940, khi Thượng Quan Vân Châu đang thử vai cho bộ phim “Vương lão hổ thưởng
thân”, bà đã được vị đạo diễn nổi tiếng Bặc Vạn Thương chọn, người cũng đã đặt
nghệ danh cho bà là “Thượng Quan Vân Châu”. Sự kiện này trở thành dấu mốc khởi
đầu cho quá trình bà bước chân vào sự nghiệp diễn xuất. Những ngày sau đó,
Thượng Quan Vân Châu không ngừng rèn luyện bản thân, hầu như đi khắp các đoàn
diễn xuất lớn nhỏ của Thượng Hải, ngay cả khi không được thù lao, bà vẫn tham
gia biểu diễn.
Dần
dần, bà trở nên nổi tiếng trong giới biểu diễn nghệ thuật với phong cách diễn
xuất biến hóa và tài năng thiên phú của mình. Trên vũ đài kịch nói, Thượng Quan
Vân Châu đã đóng một vai quan trọng trong vở “Mặt trời mọc” và “Thượng Hải dưới
mái hiên”, và trở nên nổi tiếng với vai diễn Phồn Y trong vở “Lôi vũ”. Thông
qua các bộ phim như “Nhất giang xuân thủy hướng Đông lưu” và “Thái thái vạn
tuế” v.v., bà đã trở thành gương mặt quen thuộc trên màn ảnh rộng, khắc họa các
nhân vật có tính cách khác nhau như một cô hầu gái quyến rũ và hư hỏng, một quý
cô xấu tính và hợm hĩnh, hoặc một công nhân nhà máy bị bắt nạt…
Thượng
Quan Vân Châu lúc này, giống như nghệ danh của bà – trở thành như ngọc trên
mây, chói lọi đến lóa mắt. Tuy nhiên, vận mệnh luôn nằm ngoài ý muốn của con
người. Trong bộ phim “Thái thái vạn tuế”, Thượng Quan Vân Châu có một câu nói:
“Tôi cả đời này thực là quá bất hạnh, nếu dựng thành phim thì ai xem cũng muốn
khóc”. “Nhân sinh như kịch”, vai diễn đã phảng phất phản chiếu định mệnh của
bà.
Khi
Đảng Cộng Sản Trung Quốc nắm quyền, Thượng Quan Vân Châu vừa mới bước qua tuổi
30. Đây là thời điểm mà một nữ minh tinh có thể làm được rất nhiều điều, nhưng
bà lại gặp phải một nút thắt trong sự nghiệp diễn xuất của mình. Bởi vì lối
diễn, hình tượng và khí chất của bà không phù hợp để đại biểu cho “công, nông,
binh”, Thượng Quan Vân Châu đã từng rơi vào tình huống khó xử khi không có cảnh
địa phù hợp nào để biểu diễn. Để tiếp tục sự nghiệp hoạt động nghệ thuật của mình,
bà đã chủ động tiến hành “cải tạo xã hội chủ nghĩa” bản thân, hy vọng cải biến
từ hình ảnh một “minh tinh cũ của Thượng Hải” thành một “công nhân văn nghệ của
tân Trung Quốc”.
Theo
ghi chép của kỳ san “Điện ảnh đại chúng” của Hoa lục, để rửa sạch cái gọi là
“tình ý của giai cấp tư sản”, Thượng Quan Vân Châu đã tham gia một loạt các
buổi biểu diễn gây quỹ cứu trợ thiên tai và lao quân, biểu diễn các vở kịch nói
phản ánh cuộc cách mạng công nhân. Sau những năm 1950, bà ăn ở và sinh hoạt
luôn trong rạp, diễn liên tục 131 suất với tần suất hai ba lần một ngày, và
cuối cùng bị ngất trên sân khấu do làm việc quá sức và bị viêm phổi cấp tính.
Trong
cuộc vận động “Đại chỉnh đốn văn nghệ” do Đảng Cộng Sản Trung Quốc khởi xướng,
dù bệnh tật, bà vẫn thường tham gia các cuộc hội nghị nơi “người người đều vượt
qua hủ tục”. Trong nước mắt lưng tròng, bà “chủ động phản tỉnh và kiểm thảo tư
tưởng giai cấp tư sản của bản thân”. Nhưng tất cả điều này đều vô ích.
Năm
1955, Thượng Quan Vân Châu đã ngồi ghế dự bị trong ba năm. Đạo diễn Bạch Trầm
Lực đã vượt qua ý kiến số đông, chọn Thượng Quan Vân Châu để đóng vai nữ chính,
một vị nữ y tá trưởng của đội du kích. Trong bộ phim này, bà đã triệt để phá bỏ
những hình tượng trước đây của mình về “Giao tế hoa” và “Khoát thái thái”, hoàn
toàn “thoát thai hoán cốt” theo vai diễn mới trên màn ảnh, và nhờ đó đạt được
cái gọi là “thành công” lớn.
Vào
tháng 1/1956, Thượng Quan Vân Châu nhận được một bức thư đã cải biến vận mệnh
của bà, bức thư chỉ có vỏn vẹn 10 chữ được ký tên Trần Nghị: “Đồng chí Thượng
Quan Vân Châu, xin mời đến chơi”. Khi bà đến Tòa nhà Hữu nghị Trung-Xô được chỉ
định, bà phát hiện ra rằng Mao Trạch Đông cũng đang ở đó, và Thượng Quan Vân
Châu được sắp xếp để khiêu vũ cùng ông ta trong buổi khiêu vũ. Sau đó, Thượng
Quan Vân Châu đã bí mật diện kiến Mao Trạch Đông 6 lần.
Vào
thời điểm đó, phong trào “vận động phản hữu” đang khuynh đảo giới văn nghệ sĩ,
Thượng Quan Vân Châu nguyên bị giới điện ảnh chụp mũ là “hữu phái”, đột nhiên
thời vận xoay chuyển, trở thành “đối tượng được bảo hộ trọng điểm”, chỉ tiêu
“hữu phái” bị đẩy sang một diễn viên khác thế chỗ. Giữa đó còn có những sáp
khúc nhỏ. Tác gia đại lục Thiết Lưu từng tiết lộ: Thượng Quan Vân Chân đã bị
Mao Trạch Đông lãng quên trong một thời gian, vì lý do này, bà đã tự tay chép
bài thơ “Bốc Toán tử – Vịnh mai” của Lục Du bằng vàng mỏng và gửi cho Mao Trạch
Đông, bày tỏ tình cảm cô đơn và ai oán.
Mao
Trạch Đông sau đó đã viết bài thơ hồi đáp bà, đại ý rằng: “Dù vách đá trăm
trượng băng, vẫn có cành hoa đang cười. Hoa đẹp không tranh được với xuân, chỉ
đợi xuân đến báo. Đợi đến lúc hoa dần rơi, nàng xuân trong bụi tùng cười…” Ai
có thể ngờ rằng bài thơ này, được giới thiệu bởi sách văn học Trung Quốc, lại
thực sự được sáng tạo ra dưới một bối cảnh như vậy.
Hãy
quay trở lại với Thượng Quan Vân Châu vào đầu những năm 1960. Vận mệnh của bà
như đã biến đổi hoàn toàn, gắn bó với giới quyền quý và tựa hồ như đang đạt đến
đỉnh cao thứ hai của cuộc đời. Tuy nhiên, bước ngoặt của định mệnh luôn khiến
người ta không thể ngờ tới.
Năm
1966, Thượng Quan Vân Châu được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú và ngay lập tức
được tiến hành phẫu thuật. Hai tháng sau, bà lại bị ung thư não, bất tỉnh và
phải trải qua một cuộc phẫu thuật não lớn. Tuy nhiên, hoàn cảnh ngoài phòng
bệnh còn nguy hiểm hơn, các phim “Vũ đài thư muội” và “Tảo xuân tháng hai” của
bà bị phê phán là “đại độc thảo” trong giới văn học nghệ thuật. Vào một buổi
chiều, Thượng Quan Vân Châu – người vẫn chưa bình phục, đã bị một nhóm tạo phản
phái kéo đến phim trường để phê đấu.
Theo
hồi ức của Vi Nhiên, con trai của Thượng Quan Vân Châu: đại gia đình anh đã bị
phá hoại vào thời điểm đó, các bức tường của hành lang đầy tên của mẹ anh, bị
đánh dấu thập đỏ ở khắp mọi nơi; cánh cửa bị đập thủng nhiều lỗ, và vỡ như tổ
ong. Thượng Quan Vân Châu phải chịu nhiều cáo buộc như “minh tinh xã hội cũ”,
“tác phong sinh hoạt hư hỏng”, “đóng chính toàn phim bại hoại” và các tội danh
khác, và bị buộc phải báo cáo cho “chuồng bò” của xưởng phim mỗi ngày”, “ở đó
mà học tập, lao động, viết hối cải, bị phê phán”.
Tạp
chí “Điện ảnh đại chúng” ghi lại: “Thượng Quan Vân Châu thường bị phái tạo phản
dùng những thanh sắt dày quấn vải đánh đập, và có vô số cuộc diễu phố, phê đấu
và vũ nhục thân nhân”. Tháng 9/1966, Xưởng điện ảnh Thượng Hải tổ chức một đại
hội phê đấu, trong đó bà bị phái tạo phản cắt ảnh thành hình “máy bay phản
lực”, chịu đựng những lời lăng mạ và đánh đập dã man. Những khán khách điên
cuồng tỏ vẻ “trung thành với đảng” lao lên sân khấu đấm đá bà cho đến khi bà
bất tỉnh.
Đến
năm 1968, Cách mạng Văn hóa chuyển sang “Cuồng phong đỏ” mà Mao Trạch Đông đã
thổi bùng lên để “làm trong sạch hàng ngũ”. Điều mà Thượng Quan Vân Châu không
ngờ tới là mối quan hệ đặc biệt của bà với Mao Trạch Đông đã giúp bà thoát khỏi
“vận động phản hữu”, nhưng cuối cùng lại đẩy bà xuống vực sâu.
Theo
hồi ức của tác gia đại lục Thiết Lưu, Giang Thanh (vợ Mao) đã từng chặn một bức
thư của Thượng Quan Vân Châu gửi cho Mao Trạch Đông trong văn phòng cơ mật, sau
đó lật ngược ‘lọ giấm’, đánh ghen Thượng Quan Vân Châu. Qua trào lưu điên cuồng
của Cách mạng Văn hóa, Giang Thanh, người đang nắm quyền, bắt đầu điên cuồng
báo thù.
Thượng
Quan Vân Châu bị đóng khung là “đặc vụ chiến lược từ thời Quốc dân đảng”. Bắt
đầu từ tháng 9/1968, “Tổ chuyên trách vụ Thượng Quan Vân Châu” do Giang Thanh
điều khiển và “Tổ chuyên trách Thượng Quan Vân Châu” do Lâm Bưu bí mật thành
lập, đã liên tiếp bức bách bà viết chi tiết về việc qua lại của bà với Mao
Trạch Đông. Tuy nhiên, Thượng Quan Vân Châu chưa bao giờ viết những tài liệu
khiến tổ chuyên trách “hài lòng”.
Thượng
Quan Vân Châu đã hy vọng rằng Mao Trạch Đông sẽ đến để cứu mình, nhưng Mao
Trạch Đông từ chối mở miệng. Chúng ta không biết lý do cụ thể, nhưng chúng ta
chỉ có thể đoán, có lẽ Mao Trạch Đông tin rằng những “tân nhân” trẻ đẹp có thể
tìm thấy ở khắp mọi nơi, và không đáng phải liều lĩnh vì “người cũ”.
Vào
ngày 22/11, hai vị khách không mời đã đến Xưởng phim Thượng Hải để thẩm vấn
Thượng Quan Vân Châu với danh nghĩa “ngoại điều”. Trong một căn phòng nhỏ,
những người thẩm vấn vây quanh bà và buộc bà phải viết những tài liệu sẽ “không
được tiết lộ ra bên ngoài, nhưng phải thành thật thú nhận bên trong”.
Thượng
Quan Vân Châu không trả lời được, đầu tiên họ đấm đá, sau đó dùng đế giày da
tát vào má bà. Sau hơn hai tiếng đồng hồ, họ đuổi Thượng Quan Vân Châu đang hấp
hối ra khỏi nhà và ra lệnh cho bà phải viết “lý lịch” rõ ràng vào ngày mai, nếu
không sẽ phải chịu trách nhiệm về hậu quả.
Vi
Nhiên mô tả nỗi kinh hoàng của mẹ mình sau khi bị đánh đập trong bài báo phỏng
vấn: “Khi trở về từ ‘chuồng bò’, khuôn mặt của mẹ tôi bị đánh và sưng tấy, khóe
miệng chảy máu, mắt bà đờ đẫn, cơ thể co rúm vì run sợ”.
Khi
trở về nhà vào đêm hôm đó, Thượng Quan Vân Châu, thân mình đầy vết thương,
không thể viết ra các tài liệu mà “tổ chức” muốn. Không thể tiếp tục đối mặt
với nỗi tủi nhục và đau khổ vô tận, vào lúc 3 giờ sáng ngày 23/11/1968, đợi khi
màn đêm thâm u nhất, bà đã nhảy xuống cửa sổ tầng 4 tự vẫn. Bà tắt thở trên
đường đến bệnh viện khi chỉ mới 48 tuổi.
Vi
Nhiên cho biết, sau khi mẹ rơi khỏi lầu, thân thể bà đã đập mạnh vào thùng rau
lớn ở chợ rau dưới nhà, máu bắn tung tóe trên lá rau. Khi đó, người dân nghe
tiếng động liền chạy đến ứng cứu. Sau đó người dân chợ rau đã dùng vòi nước cao
su rửa sạch vết máu trên lá rồi tiếp tục bán cho người tiêu dùng.
Vi
Nhiên không ngạc nhiên khi nghe về điều đó, anh nói: “Trong thời buổi khan hiếm
vật chất ấy, những hành động tàn nhẫn như vậy không quá khó hiểu; hơn nữa, con
người thời đó dường như đã quen với những kiểu tử vong bất thường”.
Những
năm huy hoàng nhất của Thượng Quan Vân Châu chính là vào thời kỳ chiến loạn ở
Thượng Hải, nhưng sau khi thành lập cái gọi là “Trung Quốc mới”, vận mệnh của
bà đã hướng tới suy bại và điêu linh. Thượng Quan Vân Châu đã trải qua ba cuộc
hôn nhân và có hai con, một trai một gái, nhưng trong những giây phút cuối đời,
không có ai ở bên cạnh. Diêu Diêu, đứa con gái duy nhất luôn theo sát bà, đã
chết trong một vụ tai nạn xe hơi 7 năm sau khi bà qua đời.
Trong
các cuộc vận động chính trị ngày càng leo thang như chỉnh phong, phản hữu, Cách
mạng Văn hóa, Thượng Quan Vân Châu đã hết lần này đến lần khác nhẫn nhục và
nhượng bộ, thậm chí vì sự nghiệp điện ảnh của mình, vì theo đuổi cái gọi là
“tiến bộ”, bà đã nhẫn tâm bỏ rơi người chồng thứ ba đang phải chịu “quản chế
lao động” vì bị người khác hãm hại.
Tuy
nhiên, bà không ngờ rằng, những cơn bão của Đảng Cộng Sản Trung Quốc đã “hủy
hoại tất cả” giấc mơ điện ảnh, ngay cả cuộc đời của bà cũng không thoát khỏi
kết cục đen tối.
Mời
nhấp chuột đọc thêm:
- Các bài viết của
(về) tác giả Đoàn Mạnh Thế0
- Các bài viết của
(về) tác giả Nguyễn Khôi0
- Các bài viết của
(về) tác giả Thái Quốc Mưu0
- Các bài viết của
(về) tác giả Châu Thạch0
- Các bài viết của
(về) tác giả Nguyễn Bàng0
- Các bài viết của
(về) tác giả Dương Ninh Ninh0
- Các bài viết của
(về) tác giả Vũ Thị Hương Mai0
- Các bài viết của
(về) tác giả Bùi Đồng0
- Các bài viết của
(về) tác giả Đỗ Anh Tuyến0
- Các bài viết của
(về) tác giả Nguyễn Thanh Lâm0
Mời nghe Đặng Xuân Xuyến đọc bài thơ CUỒNG YÊU
của Đặng Xuân Xuyến do Đinh Dũng dựng video:
*.
ĐOÀN
MẠNH THẾ (sưu tầm và giới thiệu)
Địa chỉ: Số nhà 12 Ngách 32 Ngõ 133 phố Hồng Mai
quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội.
..............................................................................................................
- Cập nhật theo nguyên bản tác giả gửi qua email
ngày 11.07.2017.
- Bài viết không thể hiện quan điểm của trang Đặng
Xuân Xuyến.
- Ảnh dùng minh họa cho bài viết được sưu tầm từ
nguồn: internet.
- Vui lòng ghi rõ
nguồn dangxuanxuyen.blogspot.com khi trích đăng lại.
0 comments:
Đăng nhận xét