DƯ THỊ HOÀN VÔ LỐI NHỎ - KHÔNG BIẾT LÀM THƠ TIẾNG VIỆT - Tác giả: Đỗ Hoàng (Hà Nội)

Leave a Comment
(Nguồn ảnh: internet)
DƯ THỊ HOÀN VÔ LỐI NHỎ -
KHÔNG BIẾT LÀM THƠ TIẾNG VIỆT
*
(Nhà thơ Dư Thị Hoàn)
Nhà thơ Dư Thị Hoàn thuộc dân tộc thiểu số, người Hoa lấy chồng Việt cư ngụ ở Hải Phòng có con trai đã vào đại học nhưng đến năm đầu thập kỷ 90 thế kỷ trước tiếng Việt còn bập bẹ. Nhiều người nói tặng chị một đôi ngọc hành chị vẫn vô tư mỉm cười vui vẻ, cứ tưởng ngọc hành là ngọc bích đeo trên cổ Từ Hy Thái Hậu(!). Sau đợt seminar thơ chị ở khóa IV trường viết văn Nguyễn Du là chị bỏ về đi buôn luôn. Từ ấy đến nay chắc chị đã bỏ hẳn văn chương vì không thấy chị xuất hiện ở đâu.
Thỉnh thoảng có mấy nhà phê bình mậu dịch nhắc chị như là hiện tượng thơ nữ thập kỷ 90 nên tôi cũng viết vài lời phản biện!
Những năm ấy chị ra tập thơ Lối nhỏ và tốn không ít giấy mực ngợi ca chị. Nói cho đúng đó là tập VÔ LỐI NHỎ. Thơ chị rành là Vô lối, nói năng lung tung, tư duy lung tung lang tang, không đầu, không đũa. Xét về mặt thi pháp nghệ thuật thơ thì hầu như chị không biết gì về thơ Việt, tâm lý thưởng thức văn chương, tâm lý tình cảm của người Việt.
Điển hình là những bài khóc của chị. Tôi đã viết về chị với chuyên luân “Những phác thảo thơ Dư Thị Hoàn” in trong “Tâm cảm gửi cho đời” – Nhà xuất bản Thanh Niên năm 2011
(Tác giả Đỗ Hoàng)
Chị viết bài khóc Nguyễn Tuân, có nhà thơ Vũ Hiển trong ceminer phê bình là: “Đem bài khóc Nguyễn Tuân đặt khóc Nguyên Ngọc thì cũng không sao.” Nguyên Ngọc ngồi nghe dưới lớp mặt đỏ như gà chọi phải gượng cười vì chắc cũng thuộc phái lăng xê Dư Thị Hoàn.
Rồi bài “Mười năm tiếng khóc”- bài này nói về nỗi đau của những người Trung Quốc sống lâu đời trên đất Việt phải hồi hương do thế lực chính trị lúc bấy giờ bất hòa với nhau. Nỗi đau của người mẹ ra đi, người con ở lại, nỗi đâu không được thắp hương lên bàn thờ tổ tiên, nỗi đau chia ly, xa cách là có thật. Chỉ có nhà thơ diễn nó ra là không thật, không phải thơ ca người Việt. Nói thẳng ra là rất kém thi pháp!
“khóc cho hết hơi
khóc cho trời sập
khóc cho cột điện đổ
khóc cho tà vẹc vỡ trôi
khóc cho còi tàu im bặt 
khóc cho bàn tay lái rời bỏ vô lăng 
khóc cho đoàn tàu không dám lăn bánh…”
….
                             (Mười năm tiếng khóc  – Lối nhỏ)
Hơn bảy câu có chữ khóc như dù là khóc thật nhưng chẳng có ai rơi một giọt nước mắt.
Trong khi ca dao Việt không dùng một chữ khóc nào mà muôn đời nghe vẫn rưng rưng:
“Chiều chiều ra đứng ngõ chiều
Nhìn lên mả mẹ chin chiều ruột đau!
                              (Ca dao Việt)
Rồi bài “Đi lễ chùa” rất được nhiều nhà phê bình mậu dịch thổi kèn ngược khen nức nở: “Trong bài thơ trên, bốn nỗi đau lớn được bốn người đàn bà đặt ra như bốn câu hỏi đang chờ lời giải đáp của mỗi độc giả. Bốn nỗi đau mang bốn gương mặt khác nhau, bốn số phận khác nhau. Bài thơ đặt ra những ý tưởng ở  ngoài lời thơ  những vấn đáp ở ngoài câu thơ khiến người đọc phải nội suy cái hàm nghĩa mà nhà thơ đã đặt ra…” ((Thi Hoàng & Dư Thị Hoàn – cấu trúc hiện đại với dấu ấn phương Đông – Nguyễn Việt Chiến.)
Đây là bài Vô lối dở hơn cả nói bộ văn xuôi
“Năm người đàn bà cùng ngồi trên xe ngựa/ Tay khư khư ôm đầy vật tế lễ - Câu này là một câu kể văn xuối tuy đúng nhưng rất dở vì chẳng có thông tin gì mới.
Cùng câu kể đi lễ chùa, nhà thơ Nguyễn Nhược Pháp đã nâng lên thành thi tứ bất tử:
“Sáng nay đi chùa Hương
Hoa cỏ mờ hơi sương
Cùng thầy me em dậy
Em vấn đầu soi gương”
Nó đầy chất nhạc, tính họa, tính thơ, và rất dạt dào. Còn hai câu kể của Dư Thị
Hoàn thì khô như ngói, vô tinh vô cảm!
Câu tiếp: Người thứ nhất thở dài:
“Tội nghiệp nhất là người đàn bà không chồng”.
Có thật thế không? Chưa hẳn đúng!
Thời hiện đại phụ nữ không lấy chồng chỉ thích độc thân thì sao? Ngay cả thời xưa người ta coi gái có chồng cũng là cái nợ nần:
“Chồng gì anh, vợ gì tôi
Chẳng qua là cái nợ đời gì đây
Mỗi người mỗi nợ cầm tay
Đời xưa nợ ít, đời nay nợ nhiều”
                            (Ca dao Việt)
Câu thứ tiếp:
Người thứ hai chép miệng:
Vô phúc nhất là người đàn bà không con
Câu này cũng không đúng với người phụ nữ Việt chứ chưa nói người đàn bà Châu Âu họ không muốn đẻ con.
Người Việt coi chồng là cái nợ rồi, nhưng cói con cũng là cái nợ tiếp theo, nếu như con bị trọng tôi, phản quốc thì càng nợ hơn nữa.
Chồng con là cái nợ nần
Thà rằng ở vậy nuôi thân béo mầm!
                           (Cao dao Việt)
Và tiếp các câu sau đều là nhưng câu nói cố làm ra vẻ triết lý vặt nhưng cái thì không chính xác, cái thì sai hoàn toàn
Việc Dư Thị Hoàn chẻ từng số phận người phụ nữ để nói về từng nỗi đau một là việc làm không nên. Vì nói và kể như thế vừa không đúng, không chính xác, vừa không thể nào kể hết.
Nói về nỗi đau của phụ nữ Thanh Tâm Tài Tử đã nói từ ngàn xưa:
(Nhân sinh nử tử thị tối khổ
Nử tử tối khổ thị kỷ thân”
                          (Kim Vân Kiều truyện)
Nghĩa là:
Trong cõi thế này người nữ là khổ nhất
Trong giới nữ khổ nhất là kẻ làm đĩ”
Nguyễn Du đã dịch rất hay:
Đau dớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”
                                (Đoạn trường tân thanh)
Nhiều người khen đứt lưỡi thơ Dư Thị Hoàn bài “Êm đềm trên ghế đá”, nào là hậu hiện đại, là đại cách tân làm mới thơ Việt, nhưng thật ra đó là một bài bẩn thỉu nhất, dung tục nhất của những kẻ du thủ, du thực: anh du côn tám thẹo, gặp chị điếm giang hồ bày da, những anh chị lấy ghế đá làm giường hành lạc, lấy công viên, mặt phố làm phòng ngủ giao hoan!
Sau phút giây 
Êm đềm trên ghế đá
Anh không cài khuy áo ngực của em
                                 (Êm đềm trên ghế đá)
Dù cho là ghế đá của nhà mình đi nữa, chưa nói ghế đá công viên và hè phố  thì việc lẹo (giao hợp) nhau như các chú cầy đen cầy trắng nhảy tơ lấy đâu tử tế, lịch sự cài khuy áo cho giống cái sau “một phú huy hoàng rồi chập tối”!
Có người biện bác thời ấy các thành phố nhà cửa chật chội, các đôi vợ chồng phải đưa nhau ra công viên làm tình. Việc ấy trong có thể có thật, nhưng trong thi ca thì không nên khái quát nó như vậy đem ra làm bài học đạo đức phê phán giống đực!.
Cha ông ta nói bằng thơ mà nói hay hơn nhiều:
Trách người quân tử bạc tình
Chơi hoa rồi lại bẻ cành bán rao”
                                      (Ca dao)
Mà theo bài viết trên là đôi trai gái mới yêu nhau. Thời hiện đại yêu nhau học có thể sống thử như vợ chồng. Nhưng giao hoan trên ghế đá công viên thì chỉ có loài lục súc. Không thể khen và lăng xê những cách viết bẩn thỉu như thế này được!
Sống buông thả, lục súc như trên thì người Việt cũng đã nói và viết lâu rồi. Người ta nói bằng thơ và hay hơn nhiều, kín đáo hơn nhiều:
Chơi cho thủng trống, long chiêng
Rồi ta sẽ lấy lập nghiêm làm chồng
Chơi cho thủng trống ta bồng
Rồi ra ta sẽ lấy chồng lập nghiêm”
                                (Ca dao Việt)
Dư Thị Hoàn không biết làm thơ tiếng Việt. Tuy không vô lối  dài dòng nhạt nhẽo gượng gạo như Nguyễn Quang Thiều, cụt lủn vô cảm như Thanh Tâm Tuyền, sơ sài lòng thong gượng gạo báo công xu thời như Lê Văn Ngăn, kệch cởm khệnh khạng khô không khốc như Nguyễn Khoa Điềm, tắc tỵ như Văn Cầm Hải, hủ nút như Hoàng Vũ Thuật và dục cảm bệnh hoạn như Vi Thùy Linh…nhưng cũng thuộc loại Vô lối nhỏ!
Thơ Vô lối thua vạn lần các bản dịch nghĩa thơ nước ngoài.
Nhà thơ  hiện đại Pháp Saint John Perse, giải Nobel năm 1960 người chuyên viết về vũ trụ không gian nhưng vẫn gắn với đời thường. Thơ ông là những mảng phiêu diêu nhưng thường dùng những điệp vần và những khúc văn xuôi có nhịp điệu, có chất nhạc nội tâm.
Ngay cả  Rene Char nhà thơ Pháp hậu hiện đại nhưng rất chuẩn nhạc điệu:
Chasseur rival tu n’a rien appris
Toi qui sans hâte me  dépasses
Dans le mort que je con tredis’
(Oh la toujouis plus rose solitude)
Đỗ Hoàng tạm dịch:
Hỡi ông đối thủ đi săn, ông chẳng được gì?
Ông đừng tất bật vượt qua mặt tôi
Sự chết chóc tôi thường phủ nhận
Ôi nỗi buồn luôn mãi hồng tươi!
Dư Thị Hoàn đã đi vào cõi quên lãng hai mươi, ba mươi năm nay, không ai còn nhắc nữa.
Đang ra thì không nên viết nhưng tôi có vài lời để thưa với độc giả là bây giờ nhiều tổ chức cả tư nhân cả công quyên lăng xê nhiều sản phẩm phi văn chương và vừa lăng xê lại Dư Thị Hoàn nên phải đành lên tiếng!
Thiết nghĩ các nhà thơ dân tộc thiểu số tiếng Việt còn nói ngọng như Phú Trạm Innasara, Dư Thị Hoàn, Y Phương...  thì làm sao là người cách tân thơ Việt được. Quả là khóc hổ ngươi, cười ra nước mắt!
*.
Hà Nội, ngày 23.10.2014
ĐỖ HOÀNG
Quê quán: Cao Vân, Lệ Thủy, Quảng Bình.
Hiện sống và làm việc tại Hà Nội.
Email: donguyenhn@yahoo.com
Điện thoại: 091.336.96.52









  ..............................................................................................................
- Cập nhật theo nguyên bản tác giả gửi qua email ngày 10.07.2017
- Bài viết không thể hiện quan điểm của trang blog Đặng Xuân Xuyến.
- Vui lòng ghi rõ nguồn dangxuanxuyen.blogspot.com khi trích đăng lại.      

0 comments:

Đăng nhận xét