ĐỜI TƯ CÁC VỊ HOÀNG ĐẾ TRUNG HOA: NAM LƯƠNG CAO TỔ TIÊU DIỄN - Chuyển Ngữ: Trần Đình Hiến

Leave a Comment

 


NAM LƯƠNG CAO TỔ TIÊU DIỄN;

Ông vua bốn lần đi tu, cuối cùng bị chết đói

*

Tháng 2 năm 500, Bình Tây Tướng quân của vương quốc Tề là Thôi Cảnh Tuệ khởi binh chống lại triều đình. Quân phản loạn tôn Giang Hạ Vương Tiêu Diễn làm chủ, nhang chóng bao vây kinh thành Kiến Khang. Đại tướng gĩ thành Tả Hưng Thịnh chết trận. Vua Tề Tiêu Diễn xuống chiếu cần vương, yêu cầu binh mã trong thiên hạ kéo về kinh đô, nhưng người hưởng ứng rất thưa thớt, chỉ có Thứ Sử Nam Dụ Châu Tiêu Ý sai tướng liều chết cứu được nhà vua. 

(Dịch giả Trần Đình Hiến)

Sau khi giặc tan, quân sự của Tiêu Ý dâng lời khuyên, nói rằng: “Sau khi giặc tan kẻ có công mà không được hưởng. Là vua hiền chúa sáng mà còn không tự quyết được chuyện đó, huống chi đây là chuyện triều đình rối loạn. Nhược Bằng sau khi diệt giặc, đem quân vào triều, làm công việc ngàn năm có một như Y, Hoắc. Nếu không, lấy cớ chống ngoại xâm mà rút về Lịch dương, đó là cái cớ vẹn toàn cho Tướng quân. Nhược Bằng rời bỏ binh quyền, nhận chức quan tước thì chưa biết sẽ diệt vong ngày nào”. Tiêu Ý không nghe. Ít lâu sau, Tiêu Ý bị Tiêu Bảo Quyển ghép tội mưu phản, bắt uống thuốc độc chết.

Tiêu Ý, một con người rất giống Tống Giang trong Thuỷ Hử, trung thành đến mức ngu xuẩn, trước khi chết, ngửa mặt lên trời than rằng: “Vua bắt bề tôi chết, bề tôi đâu dám không chết. Thần có chết cũng không sao, sợ em trai thần ở Ung châu sẽ là mối lo cho triều đình”.

Lời Tiêu Ý đến tai Tiêu Bảo Quyển, nhưng nhà vua chỉ như gió thoảng bên tai. Ông vua trẻ chỉ biết có ăn chơi này hoàn toàn không hề nghĩ rằng  sau này nước Tề sẽ lại rơi vào tay em trai Tiêu Ý.

Vậy em trai Tiêu Ý là  người như thế nào? Những người am hiểu giai đoạn của lịch sử đều biết ông ta là Tiêu Diễn mà mọi người gọi là “Vua Bồ Tát”. Ông em trai này không những lật đổ triều Tề mà còn sáng lập một vương triều mới. Đó chính là triều Lương, một trong bốn triều Tống Tề Lương Trần thời Nguỵ Tấn Nam Bắc triều, còn bản thân Tiêu Diễn thì sao? Chính sử gọi ông ta là Lương Cao Tổ. Vậy Lương Cao Tổ là con người như thế nào?

 

1. MỚI SINH RA, TRONG TAY ĐÃ CÓ CHỮ “VŨ”, LỚN LÊN TRONG TAY NẮM VŨ TRANG VẬY MÀ BẢN THÂN LẠI ĐỨNG TRONG HÀNG NGŨ TÁM VĂN NHÂN.

Thời Nguỵ Tấn Nam Bắc triều chiến tranh liên miên. Các vương triều phong kiến bé nhỏ chẳng khác chơi đèn cù “anh diễn xong rồi, để tôi lên”. Các nước thay thế lẫn nhau, mà ông vua dựng nước hầu hết dân võ biền. Trong tình hình ấy, sự quật khởi của Tiêu Diễn cũng không ngoại lệ, có điều kỳ lạ là, vào cái thời mọi việc giải quyết bằng quả đấm ấy, con người mà sau đó trở thành ông vua dựng nước lại là thành viên của văn xã “Cạnh lăng bát hữu” một trong 8 người nổi tiếng về văn chương lúc bấy giờ.

Lý giải trường hợp nghịch lý này như thế nào?

Rất nhiều bộ sử, trong đó có cả chính sử, khi đề cập đến Tiêu Diễn, đều trùm lên ông vòng hào quang thần bí, “tướng mạo kỳ lạ, xương chậu dính liền, trên đầu nổi cục, bàn tay phải có chữ “vũ”, hoặc nhắc đến ông thời kỳ trưởng thành lần lượt làm Ninh Sóc Tướng quân, Quán Quân Tướng quân, Phụ Quốc Tướng quân, Đô Đốc bốn châu Ung, Lương, Nam Bắc Thái, trong tay nắm mười vạn binh mã. Nhưng sử sách bỏ sót một điểm này: dù Tiêu Diễn cùng họ với hoàng tộc nước Tề, nhưng ông xuất thân từ con nhà nghèo. Bảy người kia trong  “Cạnh lăng bát hữu” là Thẩm Ước, Tạ Thiêu, Vương Dung, Tiêu Thám, Phạm Vân, Nghiem Phảng, Lục Thuỳ đều nổi tiếng, thường được người đời nhắc đến.

Xuất đạo không lâu, Tiêu Diễn thấy tình hình không đẹp, liền khai thác một dịp tốt để ngoi lên cao, nên tìm mọi cách để chui vào tập đoàn này.

Về việc này, “Lương thư” đã dẫn một câu của nhân vật nổi tiếng Hà Hiến, câu này vô tình đã lật tẩy Diễn khi chui vào văn xã “Cạnh lăng bát hữu”: “Tiêu Lang chưa đến 30 tuổi đã giữ được chức Thị Trung, bắt đầu từ chức này, tất phú quý không để đâu cho hết”.

Hà Hiến nói vậy là có ý bốc thơm Tiêu Diễn, bởi vì bản thân Hà cho rằng Thị Trung là chức quan không thể với tới. Ai ngờ, Tiêu Diễn hoàn toàn không coi chức Thị Trung ra gì, ông ta muốn là muốn ngồi lên ngôi báu.

Tháng 10 năm 501, nịnh thần nước Tề là Nhự Pháp Trân sau khi bày mưu giết hại Tiêu Ý, liền buông lời dèm pha về Tiêu Diễn ở ngoài có những dấu hiệu phản nghịch, triều đình nên cử người đến giám sát. Nghe vậy, Tiêu Bảo Quyển cho rằng có lý, lập tức cử Phụ Quốc Tướng quân Lưu Sơn Dương dẫn ba nghìn quân đến Ung Châu, giả xưng đến nhậm chức Ba Lăng Thái Thú, lại sai một viên tướng đắc lực cầm mật chiếu lệnh cho hai anh em Trung Lang Tướng là Tiêu Dĩnh Đạt và Tiêu Dĩnh Nhiễm trú tại Giang Lăng, hợp sức cùng Lưu Sơn Dương giám sát động tĩnh ở Ung Châu, nếu Tiêu Diễn có hành động gì, lập tức đánh dẹp.

Đây có thể là một kế hoạch tốt, cân nhắc rất kỹ lưỡng. Nhưng họ không gặp may vì vấp phải một đối thủ là Tiêu Diễn.

Sau khi nghe thủ hạ mật báo, Tiêu Diễn lập tức sai Tham Quân Vương Thiên Hổ và Bàng Khánh Quốc đi Giang Lăng, qua châu huyện nào đều phân phát văn thư cho các tướng quan quân chính của địa phương, phê bình triều đình bị hôn quân chi phối, người trung không được thưởng, kẻ gian không bị trừng trị.

Bọn thủ  hạ không hiểu hành động trên của Tiêu Diễn. Trong một buổi gặp mặt, Liễu Khánh Thụ khi ấy giữ chức Biệt Giá Ung Châu, là người phát ngôn đầu tiên:

- Bẩm Chúa công, ti chức nghe nói triều đình cử Lưu Sơn Dương thống lĩnh ba nghĩa quân thuận mà xuống, phối hợp với anh em Tiêu Dĩnh Đạt tập kích tiêu diệt Ung Châu, không hiểu có chuyện ấy không?

- Đúng là có chuyện ấy.

- Vậy chúa công định liệu thế nào?

- Ta đã phái Vương Thiên Hổ, Bàng Khán Quốc đi đối phó với địch rồi.

- Hai người trong tay không một tên lính, làm sao đánh được địch? Lại nữa, ti chức nghe nói, Chúa công sai họ tán phát văn thư cho các Châu Mục, Huyện lệnh ở Giang Lăng, mà không phải là...

Liễu Biệt Giá! – Thấy Liễu Khánh Thụ nhấp nhổm không yên, Tiêu Diễn cắt lời, ý tứ thâm trầm, nói tiếp - đừng lo, Mỗ tuy bất tài, không dám ví với Quản Trọng, Gia Cát Lượng, nhưng lần này, hà hà, ta dùng giác thư, nhất định đánh lui quân triều đinhg. Lão Lưu Sơn Dương không đến thì thôi, hắn mà đến, chắc chắn sẽ nộp thủ cấp thại Giang Lăng!- Thấy Liễu Khánh Thụ nửa tin nửa ngờ, Tiêu Diễn nói tiếp bằng một giọng đầy tự tin – Các ông không tin rồi cứ đấy mà xem.

Vì sao Tiêu Diễn dám tự tin như vậy? Thì ra trong nước cờ này, có một quân cực kỳ quan trọng, đó là Vương Thiên Hổ, người mà Tiêu Diễn cử đi Giang Lăng. Vương Thiên Hổ tuy là Tham Quân của Tiêu Diễn, nhưng lại là tâm phúc của anh em Tiêu Dĩnh Đạt. Vậy trong chuyện này có điều gì khó hiểu?

Sau khi cử Vương Thiên Hổ và Bàng Khánh Thụ đi, Tiêu Diễn vô cùng hứng khởi. Đúng lúc đó, em trai Tiêu Diễn là Tiêu Hoằng Sách tới thăm. Sau khi hàn huyên một hồi, Tiêu Diễn tiết lộ bí mật với Tiêu Hoằng Sách, nói:

-Có nhiều người không hiểu chuyện Vương Thiên Hổ và Bàng Khánh Thụ đi Giang Lăng. Họ là những người không hiểu thời thế. Binh pháp có câu: ”Đạo dùng binh, đánh vào lòng người là thượng sách, đánh vào thành trì là thấp hơn: đấu trí là thượng sách, đấu lực thì thấp hơn. Ta nay cử bon Vương Thiện Hổ giao thư cho những người khác thì thư có chữ, có nội dung, nhưng bác thư anh em Tiêu Dĩnh Đạt thì là tờ giấy trắng, không có chữ, có nghĩa là mọi việc sẽ do Vương Thiện Hổ bẩm báo trực tiếp với anh em Tiêu Dĩnh Đạt. Thực ra, ta chẳng dặn Vương Thiện Hổ điều già cả. Như vậy người ta có thể phỏng đoán rất nhiều về chuyện này, và anh em Tiêu Dĩnh Đạt chắc chắn như gà mắc tóc.

-Thế là thế nào?- Tiêu Hoằng Sách không hiểu, hỏi lại.

-Rất đơn giản – Tiêu Diễn nói tiếp – Chẳng phải Lưu Sơn Dương sẽ gặp Tiêu Dĩnh Đạt đó sao? Ta nghĩ, Lưu Sơn Dương không đui không điếc, chắc chắn sẽ đoán già đoán non rất dữ về cái thư của Vương Thiện Hổ. Hiền đệ cứ đấy mà xem.

Quả nhiên, Phụ Quốc Tướng Quân Lưu Sơn Dương vốn đa nghi, nên đặc biệt nhậy cảm với những chuyện liên quan đến địch ,ta. ông ta dẫn 3000 quân xuôi dòng xuống Giang Lăng, lập tức nghe được những chuyện xung quanh lá thư của Vương Thiện Hổ, liền nghi ngờ lòng trung thành của anh em Tiêu Dĩnh Đạt ở trên bờ. Vậy là hai anh em Tiêu Dĩnh Đạt vốn trung thành với vương triều Tề, bị rơi vào cảnh ngộ khó xử.

Anh em Tiêu hốt hoảng hỏi ý kiến các thủ hạ. Quân sư Tịch Văn Sản nói:

-Tiêu Ung châu (Tiêu Diễn) nuôi quân dưỡng lính đã lâu, quân Giang Lăng của ta rất sợ binh mã Ung châu. Lưu Sơn Dương lại không tin ta. Vậy ta phải làm gì bây giờ?. Không đánh thì thôi, đánh thì cầm chắc là thua. Ngay cả nếu trời giúp mà đánh thắng rồi thì sao? Gương Thượng Thư Lệnh Tiêu Ý còn sờ sờ ra đấy. Huống hồ Chúa thượng là con người mê muội, tất sẽ vì cái chuyện cái thư của Vương Thiên Hổ mà bắt tội ta. Cổ nhân có câu: ”Kẻ nào ra tay trước thì chế ngự được người, kẻ nào ra tay sau thì bị người chế ngự”, xin Chúa công hãy suy nghĩ cho kỹ.

Lời bàn của quân sư khiến anh em Tiêu Dĩnh Đạt đưa mắt nhìn nhau không hẹn mà cùng cất tiếng hỏi:

-Vậy theo cao kiến của quân sư thì nên là như thế nào?

Tịch Văn Sản chậm rãi đưa ra một kế hoạch.

Sáng sớm hôm sau, Tiêu Dĩnh Đạt sai người gọi Vương Thiên Hổ đến, nói:- Thiên Hổ, tình cảnh bọn ta hiện nay khó khăn quá. Chúng ta là bạn cũ, ta muốn nhờ ông giupa cho một việc: Ông cho ta mượn một thứ.

-Mượn của tôi? – Vương Thiên Hổ ngơ ngác không hiểu chuyện gì.

-Đúng vậy. Nghe nói ông có quan hệ với Tướng Quân Lưu Sơn Dương. Nay Tướng Quân đang có sự hiểu lầm bọn ta. Vậy ông cho bọn ta mượn cái đầu của ông để dùng vào việc này.

Không để Vương Thiên Hổ kịp phản ứng, tả hữu nhất loạt xông lên, chém lấy đầu Vương Thiên Hổ cho vào hộp gỗ, cấp tốc sai người đem đến chỗ Lưu Sơn Dương. Lưu Sơn Dương trông thấy đầu Vương Thiên Hổ thì cả mừng, cho rằng đây là cách bày tỏ tấm lòng trung nghĩa của anh em Tiêu Dĩnh Đạt. Vậy là lập tức rời thuyền lên bờ, chỉ đem theo hơn 100 người đến Giang Lăng. Kết quả là Lưu Sơn Dương bị phục kích, bị giết không sót một người nào.

Sau khi trông thấy đầu của Lưu Sơn Dương và bức thư cam kết trung thành với đại sự do Tiêu Diễn chủ xướng, do anh em Tiêu dĩnh Đạt sai người đem đến, bọn Tiêu Hoằng Sách, Liễu Khánh Thụ như chợt tỉnh cơn mê, hiểu rằng chúa công của họ không đánh mà khuất phục đối phương, y như hệt người có võ công cao cường, chỉ ném một cánh hoa, một chiếc lá mà sát thương được kẻ địch.

 

2. ĐẶT CHỨC BÁNG MỘC, PHẾ THẠCH, THU THẬP Ý DÂN, HAI BA LẦN XUẤT GIA ĐẦU PHẬT, VÌ SAO LẠI THẾ?

 Tháng 12 năm 501, Tiêu Diễn hạ thành Kiến Khang, quốc đô của vương triều Tề. Lúc này ông vua trẻ của Tề là Tiêu Bảo Quyển đã bị người ta đầu độc chết, nhhưng Tiêu Diễn vẫn chưa tha, ông ta làm giả lênh Tuyên đức Thái hậu, truy phế Tiêu Bảo Quyển xuống chức Đong Hôn hầu.

Thanh lọc phe cánh xong xuôi, Tiêu Diễn có quân mạnh trong tay, ép Thái hậu phong cho mình các chức Trung Thư Giám, Đại Tư Mã, Lục Thượng Thư Sự.

Tháng Giêng năm sau, Tiêu Diễn lại được phong là Tướng quốc, tước Lương công, tiến thêm bước nữa, phong Cửu Tích, tước Lương Vương.

Theo thông lệ thời đó, Cửu Tích là hàm cao nhất trong triều thần, chỉ kém vua. Vua trên danh nghĩa là Tề Hoa đế Tiêu Bảo Dung thì đang ở Giang Lăng. Vì vậy lòng người xôn xao, không hiểu sẽ xảy ra chuyện gì. Những người theo Tiêu Diễn cất quân đánh Tề tranh nhau dâng thư, khẩn khoản đề nghị Tiêu Diễn lên ngôi, nhưng Tiêu Diễn không nghe.

Một hôm mưu sĩ tâm phúc của Tiêu Diễn là Thẩm Ước đến thăm Tiêu Diễn. Sau khi hàn huyên, Thẩm Ước nói:

-Lúc này nhân tâm ở Kiến Khang không ổn.

Tiêu Diễn nghe nói vậy rất ngạc nhiên, vội hỏi vì sao. Thẩm Ước nói:

-Bọn mục đồng ở Bái Tỉnh hát rằng “Hành trung thuỷ tác thiên tử” (chữ thuỷ ở giã chữ hành [tên của Diễn] làm vua), không hiểu Đại Vương đã nghe câu này chưa?

Tiêu Diễn hình như có điều uẩn khúc, lắc đầu. Thẩm Ước biết tâm trạng mâu thuẫ của Tiêu Diễn: muốn làm vua nhưng lại sợ mang tiếng cướp ngôi, bèn đưa ra một lời giải:

-Nhân tâm giờ đã đổi khác, không thể cứ giữ mãi cái chất thuần phác. Các sĩ đại phu sở dĩ vui lòng đi theo Đại vương là muốn dựa vào rồng phượng để giữ lấy phúc lộc. Ngay cả đến trẻ con cũng biết vận số nhà Tề đã hết, ai nấy đều cho rằng trời giao trách nhiệm này cho minh công. Nay Vương nghiệp đã thành mà minh công vẫn chần chừ không chiếm lấy ngôi báu là vì cớ gì? – Nói đến đây, Thẩm Ước dừng lại một lát rồi nói tiếp – Hiện nay Hoà Đế ở ngoài, kinh thành bỏ trống, đây là thời cơ trời ban. Một khi thiên tử trở lại triều đình, các công khanh ai ở vị trí người ấy, thì khi ấy minh công khởi sự, chắc chắn sẽ có người chống lại minh công.

Thẩm Ước nói có lý có lẽ, khiến Tiêu Diễn động lòng. Ít lâu sau, Tiêu Diễn cướp ngôi nhà Tề, định đô ở Kiến Khang, đổi quốc hiệu là Lương. Bản thân Tiêu Diễn lên ngôi Hoàng Đế.

Khi đã làm vua, Tiêu Diễn vẫn như ngày xưa, tuy nắm đại quyền sinh sát đối với thiên hạ, nhưng ông ta vẫn thích văn học, chú thích đạo lão.

Khi mới lên ngôi, Tiêu Diễn thấy phong khĩ xã hội nhà Tề hủ bại, nên không nắm được tình hình ở dưới, trước hiện thực ấy, Tiêu Diễn xuống chiếu, viết: “Phong tục nhà Thương biến đổi mà di phong thì chưa thịnh, dưới không thấu được lên trên kể đã lâu rồi”. Do vậy dặt chức Báng Mộc, Phế Thạch, cho phép người dân thường được phê bình triều chính, người có công lao, tài vật mà bị oan uổng thì có thể gửi đơn lên Phế Thạch.

Chiếu chỉ vừa ban ra “tính trong sáng” của triều chính tăng lên rõ rệt, nhân tâm lắng xuống, bình tĩnh lại. Buổi đầu không quan tâm đến những công việc quân quốc đại sự của nhà vua, không hiểu nhà vua đặ ra những Báng Nộc, những Phế Thạch để làm gì, thì nay đã hiểu nỗi khổ tâm của nhà vua.

Sau đó không lâu, Tiêu Diễn lại ra lệnh đặt Bác sĩ về Ngũ Kinh, lập trường học ở châu quận, dựng miếu Khổng Tử để tôn sùng Nho giáo, sử gọi là “chính sách tốt rất nhiều”.

Có chuyện thì dài, không có chuyện thì ngắn, thấm thoắt đã đến tháng 9 năm 529, thủ đô vương triều Lương Kiến Khang xẩy ra một chuyện lạ.

Vua Lương Vũ Đế bỏ nhà đi tu tại chùa Đồng Thái, ngôi chùa lớn nhất ở đô thành bấy giờ.

Tin này lan đi làm chấn động cả nước. Trong lịch sử Trung Quốc, tính đến thế kỷ thứ 6 sau công nguyên là thời mà Tiêu Diễn sống, các vương triều tuy không nhiều, nhưng xưng Cô, xưng Quả không dưới 100 người (trong đó có cả những thảo măng anh hùng và thủ lĩnh dân tộc ít người), nhưng trong số họ không một ai rũ sạch bụi hồng, cắt đứt 3000 sợ dây phiền náo, ngủ một mình bên cạnh thanh đăng cổ Phật. Ngày xưa có Hữu Do, Thái Bá vì không muốn làm vua mà bỏ trốn, nhưng đó là truyền thuyết chứ không phải tín sử. Hơn nữa, họ không phải là những ông vua đang ở ngôi.

Các văn võ đại thần chưa rỏ nguyên do thì tranh luận sôi nổi, rất nhiều người nghĩ thầm trong bụng, rằng nếu là họ thì họ có làm như vậy không? Nghĩ rồi, họ đi đến kết luận: Không. Ai lại từ bỏ sự tôn vinh của hoàng đế tối thượng? Do vậy, nhiều không nói ra miệng, nhưng trong bụng thì nghĩ rằng, có thể nhà vua đã phát điên rồi chăng?

Thực ra, nhà vua không điên chút nào. Nếu muốn tìm hiểu vì sao nhà vua cam chịu làm tôi đòi cửa Phật, thì hãy bắt đầu từ cái chết của một người khác. Người có tầm quan trọng đên như thế là Thẩm Ước.

Về Thẩm Ước thì trên ta đã nhắc tới, là người chủ mưu trong sự biến cướp ngôi nhà Tề, dựng lên nhà Lương của Tiêu Diễn. Điều này thì ai cũng biết. Nhưng nhiều người đa bỏ qua một điều, tức Thẩm Ước cũng là kẻ chủ mưu trong việc Tiêu Diễn giết Tề Hoàn Tiêu Bảo Dung.

Thì ra, sau khi cướp ngôi của Tề, lúc đầu chỉ biến Tề Hoàn xuống làm Ba Lăng Vương mà không làm gì khác. Có những lúc Tiêu Diễn thậm chí còn định đổi quận Nam Hải thành nước Ba Lăng, và cho Hoà đế đã bị phế truất đến ở đấy.

Hành động này của Tiêu Diễn khiến dư luận chính thống bàn tán. Thẩm Ước vốn là cựu thần của nhà Tề thì lại càng xấu hổ.

Tháng hai năm 513, Tiêu Diễn thết yến quần thần chúc mừng đã dẹp được sự phản loạn của Từ Đạo Giác. Khi rượu ngà ngà, Tiêu Diễn lệnh cho một cung nữ tên là Tư Hồng ra múa góp vui. Múa xong, Tiêu Diễn chếnh choáng hơi men, hỏi cung nữ Tư Hồng:

Những người có mặt hôm nay đều là những nhân vật nổi tiếng của triều đình, nhà ngươi thử nhìn xem có ai là người quen không?

Từng được rất mực sủng ái trong cung Tiêu Bảo Quyển, lòng vẫn không quên chủ cũ, Tư Hồng nhìn khắp lượt, rồi lạnh nhạt nói:

Trong những người ở đây, nô tì chỉ quen có một người.

Ai vậy?

Tướng công Thẩm Ước. Nô tì còn nhớ Thẩm tiên sinh cũng thường tham dự cuộc tụ hội như thế này, khi còn nhà Tề. Không ngờ hôm nay lại trông thấy Thẩm tiên sinh thật là quả đất tròn.

Nghe Từ Hồng mỉa mai, Thẩm Ước cố quên mà không quên được, ít lâu sau bị một thứ bệnh kỳ lạ. Nhà đại văn hào nổi tiếng với các tác phẩm “Tứ thanh bát bênh”, “Tấn thư” của ông, thương mơ thấy Tề Hoà Đế Tiêu Bảo Dung vì bị Thẩm Ước giết. Vừa thẹn vừa sợ, Thẩm Ước bí mật mời một đạo sĩ đến trừ tà tróc quỉ, bảo đạo sĩ viết lên lá bùa dòng chữ: “Chuyện cướp ngôi là do chủ ý của Tiêu Diễn, không phải do Thẩm Ước sắp đặt, Thẩm Ước cũng không liên quan đến cái chết của Hoà Đế”, có ý mách vong hồn của Tiêu Hoà Đế rằng oan có đầu, nợ có chủ đừng quấy rầy ông ta nữa.

Chuyện trên đây nhanh chóng đến tai Lương Cao Tẩu Tiêu Diễn. Nhà vua cả giận, sai người đến bên giường bênh quở mắng Thẩm Ước, Thẩm Ước vừa lo vừa sợ mà chết.

Tiêu Diễn hình như giác ngộ điều gì đó qua cái chết của Thẩm Ước. Sử chép rằng “từ đó về sau, nhà vua rất tin vào luật nhân quả”. Suy đi tính lại, nhà vua quyết chí đi tu ở chùa Đông Thái”.

Nhiều người cho rằng, chuyện đi tu của Tiêu Diễn là đùa quá hoá thật. Nói vậy, thoạt nghe tưởng có lý, nhưng thực tế nói vậy là gán ghép mà thôi. Sử chép rằng, lần đi tu này, Tiêu Diễn từng triệu tập đại hội “tứ bộ” (bốn loại đệ tử), nhà vua mặc áo cà xa, đích thân giảng “Niết bàn kinh”, “Tam tuệ kinh” cho các tăng ni, thiện nam, thiện nữ. Quần thần bỏ ra bạc triệu cho chùa Đồng Thái để chuộc vua. Nhưng bao lần đề nghị mà vua không chịu cởi bỏ áo tăng ni. Đến khi bá quan văn võ gom được rất nhiều vàng ngọc châu báu giao cho vị chủ trì chùa Đông Thái, Tiêu Diễn mới chịu trở về hoàng cung. Lần này, hoàng đế triều Lương chỉ đi tu có bốn ngày. Về sau, trong gần 20 năm, Tiêu Diễn lạ ba lần đi tu ở chùa Đông Thái, quần thần trước sau phải bỏ ra gần bốn trăm triệu quan tiền mới mua chuộc lại được nhà vua.

Việc Tiêu Diễn xuất gia tu hành có thể do thành tâm, nhưng để nhà vua hồi tâm chuyển ý, các đại thần đã phải xuất ra bốn trăm triệu, gánh nặng này đổ lên đầu trăm họ. Công việc triều chính cũng vì vậy mà lỏng lẻo.

Chỉ ít lâu sau, một cuộc phản loạn quy mô lớn đã nổ ra.

 

3. CHUYỆN LỚN CỦA ĐẤT NƯỚC MÀ KHÔNG TIN VÀO QUẦN THẦN, CHỈ TIN VÀO MƠ MỘNG ĐỦ CHO THẤY ĐẾN LÀ MÊ MUỘI. HẦU CẢNH LÀM PHẢN, CÓ TRUNG THẦN LÀ DƯƠNG CHÚC MÀ TRƯỚC DÙNG SAU BỎ, CHẾT LÀ ĐÁNG ĐỜI.

Tháng giêng năm 547, Đông Nguỵ, nước đối diện với Lương qua một con sông, xẩy ra một sự kiện lớn: Thừa tướng Cao Hoan bị ốm chết. Đại Tướng của Đông Nguỵ là Hầu Cảnh “xấu hổ vì phải đứng trong hàng ngũ với Cao Trừng (con trai Cao Hoan)”, nhân đó làm phản, chạy sang Tây Nguỵ. Vì Hầu Cảnh phản phúc không lường, ít lâu sau lại lật đổ Tây Nguỵ.

Tháng 2 năm ấy, Hầu Cảnh cử Hành Đại Thị Trung Đinh Hoà dâng biểu lên Thiên tử nhà Lương xin được sát nhập 13 chaau do Bắc Nguỵ quản hạt vào đất Lương. Vì đây là chuyện lớn, Lương Vũ Đế Truệu Diễn triệu tập quần thần bàn bạc. Các lão thần dày dạn kinh nghiệm như Thượng thư Bộc Xạ Tạ Cử cho rằng: “Xưa thông hiếu với Nguỵ, nay chứa kẻ phản Nguỵ, không tiện”. Trung Lãnh Quân Chu Dị thì lại cho rằng, Hầu Cảnh lấy hơn một nửa nước Nguỵ, thật lòng nộp cho ta để về với thánh triều. Cân nhắc kỹ thì quả là chuyện đáng mừng. Nếu không dung nạp thì e rằng sau này không cò dịp nào nữa. Thành tâm đã rõ, xin bệ hạ đừng ngại.

Chu Dị, một lão thần gian xảo, vì sao dám công nhiên có ý kiến khác với mọi người? Vốn là từ miệng một hầu cận nhà vua, lão biết chuyện Tiêu Diễn mơ thấy các Châu mục, Thái Thú, Huyện Lệnh thuộc các vùng bắc Hoàng Hà tranh nhau dâng đất quy thuật Tiêu Diễn. Vốn trong đầu chứa toàn những chuyện nhân quả báo ứng, nên khi tỉnh dậy, Tiêu Diễn vui mừng hớn hở, nói lại chuyện này cho kẻ hầu cận, và người này nói lại cho Chu Dị. Kể cũng lạ lùng, thời gian trong mộng là đêm ngày Ất Mão tháng giêng năm ấy, mà theo lời hẹn của Đinh Hoà, đặc sứ của Hầu Cảnh, được cử đến gặp Tiêu Diễn để bàn về việc “đảo chính”, nói rằng Hầu Cảnh quyết định lấy đêm Ất Mão Tháng Giêng năm ấy.

Chu Dị đoán chắc rằng, Tiêu Diễn cho việc Hầu Cảnh sang hàng, trên hợp ý trời, dưới hợp với những điều trong mộng, nên Chu Dị mới dám bác bỏ ý kiến của các triều thần, chủ trương cho hàng.

Quả nhiên, vốn rất tin vào  mộng triệu, Tiêu Diễn thấy thời gian mà  Hầu Cảnh hẹn, khớp với thời gian trong giấc mơ thì cả mừng, lập tức nghe theo đề nghị của Chu Dị, chấp thuận Hầu Cảnh đầu hàng, phong Hầu Cảnh chức Đại Tướng Quân, tước Hà Nam Vương.

Bon tạ cử tuy trong bụng cảm thấy không nên, nhưng ai dám tranh cái với những lời châu ngọc từ mệng nhà vua nói ra?

Tháng 8 nă 547, Hầu Cảnh tham lam vô độ, thấy nhà Lương không thoả mãn được túi tham của mình, bèn mượin cớ triều Lương đơn phương hoà hiếu với đông nguỵ, cất quân chống Lương.

Hầu Cảnh là con người mà Sử chép rằng “không sở trường về cung nỏ, mà chỉ giỏi mưu lược”, được biết người trong hoàng tộc là Giám Hạ Vương Tiêu Chính Đức có ý dòm ngó ngôi vua, bèn gửi thư cho Tiêu Chính Đức. Thư viết: “Đại Vương thuộc hàng thừa kết mà lại bị phế truất. Nay quy thuận Đại Vương, cảnh tuy không sáng suốt như người ta, nhưng cũng thấy việc này là phải lẽ”. Cảnh đề nghị Tiêu Chính Đức là nội ứng, hẹn khi thành công, sẽ mời Tiêu Chính Đức lên ngôi Hoàng Đế.

Vì được Tiêu Chính Đức phối hợp, nên chỉ có 8000 tàn quân và 300 chiến mã mà Hầu Cảnh không mất mấy công sức, đã đánh thắng đến kinh thành Kiến  Khang của nhà Lương.

Tháng 10 năm 548, thành Kiến Khang bị hạ, Tiêu Diễn rút vào Đài thành, trong thành cùng một số quan văn võ ủng hộ nhà vua.

Trước khi rút vào Đài thành, Tiêu Diễn đã làm những gì? nói ra không ai tin, ông vua dựng nước được am hiểu binh pháp này, sau khi lên ngôi, lại rất ghét nói về quân sự. Trước và sau khi Hầu Cảnh làm phản, Thứ Sử Ty châu Dương Nhã Nhân đã mấy lần dâng thư tố cáo Cảnh có ý làm phản, nhắc triều đình phải phòng bị. Các thư đã bị Chu Dị ỉm đi, thậm chí đến tháng 8 năm ấy (năm 548) Hầu Cảnh đã khởi binh phản loạn ở Thọ Dương, mà Chu Dị vẫn đoán chắc rằng “Cảnh không có ý qua sông”.

Vì sao Chu Dị lại chơi cái trò bưng tai bịt mắt như vậy? Vì rằng, trong nhiều năm gần vua, chỉ Chu Dị mới biết ông vua 80 tuổi này thích gì?

Lúc này Lương Vũ Đế đã già nua về thể xác, mà về tinh thần thì không còn hùng tâm tráng chí như xưa.

Lúc đầu, Tiêu Diễm chưa đến nỗi quá lẩm cẩm, cử Thượng Thư Dương Chúc đem quân bố trí, bảo vệ Đài thành đồng loạt tấn công. Dương Chúc căn cứ vào sức tiến công  của từng phía mà chống cự, Cảnh không hạ được thành, giằng co đến nửa năm. Dưới sự chỉ huy của Dương Chúc, quân dân Lương trung thành với nhà vua, lần lượt đánh lui các cuộc tấn công bằng rồng lửa, lừa gỗ và đá tảng, từ đài cao bắn vào quân của Cảnh. Hai bên hình thành thế giằng co. Nào ngờ, Tiêu Diễn sốt ruột muốn thắng nhanh, nhẹ dạ nghe lời Chu Dị, Trương Quán, ra lệnh mở toangcổng thành, ồ ạtđánh ra. Kết quả bị Hầu Cảnh đánh bại. Dương Chúc uất quá, thổ ra huyết mà chết.

Sau khi hạ Đài thành, vì sợ các đạo quân cần vươngđóng sung quanh thành Kiến khang, Hầu Cảnh không dám giết ngay Lương Vũ Đế Tiêu Diễn, mà chỉ “ tung quân đi bắt các cung nữ và vơ vét các đồ ngự dụng”. Từ đó trở đi, Lương Vũ Đế trở thành con người Cô, Quả, đúng với nghĩa của từ này :được ăn rất ít, quần áo không có, do đó lo nắng thành bệnh vì khi đó nhà vua đã 80 tuổi.

Ngày Bính Thìn tháng 5 năm ấy, Tiêu Diễn bị đối rét và bệnh tật hành hạ ở Đài Thành, lại mắc thêm chứng khô miệng. Lúc này nhà vua không có gì ăn dã mấy hôm rồi. đắng miệng quá, ông già mà cách đó không lâu còn là một vị Hoàng Đế, phều phào đòi mật ong. Ông ta không hề nghĩ rằng lúc này là lúc nào, đây là đâu, thân phận của ông thế nào? làm gì có mật ong cho ông.

Đòi mãi, đòi mãi mà không được, Tiêu Diễn rên hừ hừ, chết khát ở Đài Thành.

*

TRẦN ĐÌNH HIẾN

Địa chỉ: số nhà 45 phố Phan Bội Châu,

Quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.

 

 

 

 

.............................................................................................................

- Công ty TNHH Văn Hóa Bảo Thắng giữ bản quyền. 

- Cập nhật theo bản lưu trữ tại tại Công ty TNHH Văn Hóa Bảo Thắng.

- Vui lòng ghi rõ nguồn dangxuanxuyen.blogspot.com khi trích đăng lại.

.

0 comments:

Đăng nhận xét