NHỮNG
BÀI THƠ CHỐNG GIẶC TÀU
Chùm thơ của nhiều tác giả
*
BÙI
CÔNG TỰ
Những ngư phủ anh hùng
Khi các ngư dân ra
Hoàng Sa đánh cá
trong bão bùng và giặc lạ tấn công
các anh đã trở thành người chiến sĩ
bảo vệ chủ quyền biển đảo non sông
Vùng biển ấy ta đời
đời đánh bắt
ông truyền cha, cha truyền lại cho con
Hoàng Sa ơi, thân quen từng luồng lạch
những đoàn tàu đi từ đảo Lý Sơn
Chúng đã cướp của ta
quần đảo ấy
biển của ta mà chúng cấm dân ta
các ngư phủ vẫn kiên cường bám biển
không một ngày vắng mặt ở Hoàng Sa
Chúng cướp bắt bao
lần dân ta đó
đã giam cầm, đã đánh đập dã man
giờ lại bắt chín công dân ta nữa
mối thù này muôn thuở không tan
Chín ngư phủ, chín
anh hùng nước Việt
giờ phút này đang chưa biết nơi đâu
Mai Phụng Lưu ơi, các anh còn sống sót
có ai chìm nơi đáy biển sâu
Hơn một tháng chúng
giam cầm đàn áp
lũ cướp ngày kia tội ác không ghê
biển giông tố, các anh thì đói khát
có ai chăng ra rước các anh về?
Về đi các anh, vợ
con trông đỏ mắt
mấy chục đêm rồi vắng bặt tin nhau
các anh không về ai người gánh vác
những vành tang không thể trắng trên đầu.
BÙI
MINH QUỐC
Thơ Dâng
Tôi ngước mắt vọng
trời
Trời rựng máu
Hoàng Sa
Trường Sa
Tôi cúi đầu tìm đất
Đất ứa lệ
Hoàng Sa
Trường Sa
Tôi vây giữa ngàn thông ngàn hoa
Gốc thông nào cũng khắc
Hoàng Sa
Trường Sa
Cánh hoa nào cũng nhắc
Hoàng Sa
Trường Sa
Kìa vụt hiện ngọc ngà
Người mẫu
Em lớn từ lệ máu
Hoàng Sa
Trường Sa
Ê a bên thềm miệng sữa ê a
Vỗ lòng tôi tựa sóng
Hoàng Sa
Trường Sa
Sực nghe xuân gõ cửa mọi nhà
Âm âm
rền
Hoàng Sa
Trường Sa.
ĐẶNG
XUÂN XUYẾN
Tôi thấy...
- Tặng cháu Ngô Văn
Linh -
Văn bản Đặc khu
Đánh đu câu chữ
“Nước láng giềng chung biên giới Quảng Ninh”
Chẳng yếu tố Bắc
Kinh?
Chẳng liên quan
Trung Quốc?
Chẳng thách thức
lòng dân yêu Tổ Quốc?
Bốn nghìn năm lịch
sử
Hơn nghìn năm chinh
chiến chống Tàu
Dòng dõi Vua Hùng
Con cháu Quang Trung
Trước kẻ thù
Trước giặc Tàu
Chưa một lần khiếp
sợ!
Giờ...
Chệt (*) ra vào Việt
Nam như đi chợ
Chúng gom đất, gom
nhà
Chúng lọc lừa bán
buôn ép giá
Chúng phá rừng
Chúng cướp biển Đông
Chúng biến Việt Nam
thành kho thuốc nổ
Ai “rước voi giày
mồ”?
Ai khiến triệu triệu
trái tim Việt Nam nghẹt thở?
Trường Sa
Hoàng Sa
Bauxite, Formosa...
Bao thảm họa...
Kẻ nào rước về đổ
lên đầu dân Việt?
Nên nhớ:
Ông cha ta chưa 1
lần coi giặc Tàu là bạn
Kẻ thù truyền đời
không thể gọi anh em
Hào khí nước Nam lẫm
liệt oai hùng
Đâu chịu cúi mình
trước bá quyền phương Bắc!
-------------------
(*):
Tiếng lóng gọi người Trung Quốc
*.
Hà Nội, ngày 05 tháng 09.2018
ĐỖ
TRUNG QUÂN
Không đau và rất đau
Các anh bẻ quặt tay tôi
Dẫu gì
Cũng không đau lắm
Các anh thúc cùi chỏ vào hàm tôi
Thú thật
Cũng không đau lắm
Các anh đạp vào mặt tôi
Dẫu gì
Cũng không ê ẩm lắm
Các anh dúi chúng tôi vào xe
Thú thật
Cũng chỉ ngồi chật một tí
Các anh kẹp cổ, lên gối tôi
Dẫu gì
Cũng chỉ bầm dập chút
Cái chúng tôi đau rất đau…
Cái chúng tôi bầm dập
Cái chúng tôi ê ẩm
Chính là:
Các anh thay mặt kẻ cướp nước
Bọn cướp biển
Bẻ tay, đánh đập, bắt bớ, đàn áp
CHÍNH - ĐỒNG - BÀO - MÌNH
HOÀNG
NHUẬN CẦM
Tôi không thể nào mang về cho em
Tôi không thể nào
mang về cho em
Trên những đồi biên cương chảy máu
Mắt đồng đội sau những ngày chiến đấu
Khẩu súng ghì nóng bỏng đất Hoà An.
Thương yêu quá! Việt Nam
Lựu đạn bay lẫn trong bầy chim sẻ
Con đứa lên rừng, đứa lần xuống bể
Ngảy đất trời vỡ trứng Âu Cơ.
Sao thương quá ầu ơ
Lời ru ngủ suốt chân trời góc bể
Tay nào mẹ bồng, tay nào mẹ bế
Bàn tay nào đẫm lệ dỗ Nguyễn Du.
Chưa tay nào dỗ nín được Nguyễn Du
Sao tôi thương mùa thu trăng lu
Đêm sao mai lặng lờ cá đớp
Ngày mặt trời đổ rợp bóng cây.
Tâm hồn tôi màu mây
Quân phục xanh màu lá
Việt Nam! Tôi thương quả
Tôi thương quá! Việt Nam.
Trái tim thêm một tuổi
Đất tôi yêu hàng ngày
Xin trao tôi khẩu súng
Khi mà chưa xuôi tay
Mẹ lại đưa ra trận
Khu vườn hoa mướp bay...
Việt Nam ôi yêu thương
Chữ vất vả, gian nan người quá thấu
Bao thế hệ trọn đời đi chiến đấu
Bao cuộc đời nhắc đến đã gương soi.
Sẽ còn in như dao khắc lòng tôi
Dâng đồng đội ngã trong giờ chiến đấu
Ngực áp sát cột biên cương đỏ máu
Mà môi cười tha thiết - Việt Nam ơi...
NGUYỄN
ĐÌNH CHIẾN
Gặp lại các Em
Các em nằm yên nghỉ
bên sông
Những cánh hoa hồi phủ thơm mặt đất
Anh về thăm mà khôn cầm nước mắt
Trời biên cương xanh ngắt
Mây trắng bồi hồi đỉnh chốt người đi.
Sông Kỳ Cùng đò đang đợi bên kia
Nước ngập cầu Khánh Khê, xe ta chưa sang được.
Anh vòng qua lối tắt
Tìm các em trong sắc cỏ xanh rì
Sau cơn mưa nghi ngút nắng hè
Để bóng anh trùm lên từng ngôi mộ
Hàng bia nhỏ không còn nhìn rõ chữ
Nhưng gương mặt nào anh cũng nhớ y nguyên
Anh thì thầm gọi tên mãi từng em
Như gọi tên những người thương yêu nhất
Những đứa em chung chiến hào giữ đất
Mùa xuân qua đã ngã xuống nơi này.
Chưa tròn tuổi quân nhưng các em sống trọn cuộc đời
Với đồng đội, với tình yêu biên giới
Các em ơi có nghe anh gọi
Cả đội hình đơn vị sắp qua đây
Mười năm hành quân qua bao chặng đường dài
Nay đứng trước các em anh thấy mình rõ nhất
Thấy tan đi những suy tư vụn vặt
Thấy cháy bùng bao ước nguyện thiêng liêng
Cho anh về sống lại những đêm
Đốt ngọn lửa trong gió mùa đông bắc
Ôm tấm chăn chiên còn vương bụi đất
Đi dọc chiến hào nhường hơi ấm cho em
Vẫn còn đây ôi tiếng hát hồn nhiên
Đêm đẩy mảng cùng anh vượt thác
Cả tiểu đoàn qua sông ào ạt
Em đập sóng thìa lìa cho dậy ánh trăng vàng
Các em đi khi mười tám tuổi xuân
Và để lại những trái tim trong trắng
Ở Đồng Đăng, ở Thâm Mô, Chậu Cảnh
Bên hầm sâu, trên chiến lũy pháo đài
Đất của mình chứ đất của ai,
Phải xông lên mà giữ!
Tiếng các em thét gọi nhau trong chiến hào khói lửa
Còn cháy lòng bao chiến sỹ xung phong…
Thôi các em nằm yên
Quân ta đang tiến về Cao Lộc
Đường bình độ cả trung đoàn thầm nhắc
Phải giữ yên mảnh đất các em nằm
Lửa cháy rồi trên cao điểm Bốn trăm.
NGUYỄN
TRỌNG LUÂN
Một sư đoàn hóa đá Vị Xuyên
Ba mươi mấy năm rồi ta mới gặp nhau
Sư đoàn cũ nay về vừa đại đội
Tóc hoa râm lóa nắng hè hà nội
Cùng về đây nhớ núi đá Vị xuyên
Cùng về đây nhớ khói bếp Làng Lò
Cùng thờ thẫn nhớ những chiều hang suối Cụt
Meo méo nụ cười lính pháo
Đỏ mắt lính bộ binh
Những chuyến xe lên chưa tới làng Pinh
Pháo đạn bộn bề
sân bay Phong Quang gầm chặn địch
Công binh gùi hầm lên phía trước
Gùi khói thuốc lào cho nhau
Rau khô và thư từ tuyến sau
Nhòe mồ hôi và máu
Những đêm đi qua hang đá
Tiếng bập bùng ghi ta theo mãi mấy chục năm
Ta uống rượu sau những thăng trầm
Chỉ những bạn đã chết chả bon chen gì nữa
Bạn Ở trong lèn đá
Hay rêu phủ mộ nghĩa trang
Đã bao lần chúng tôi lên mây vẫn giăng hàng
Tìm xác bạn vẫn im lìm như đá
Mây vẫn thế – điệp trùng và người xưa như hóa
đá
Đồng đội ơi mộ gác ở lưng trời
Sáng hè nay kể tên bao người bạn chúng tôi
Chúng tôi uống chén này chén thương chén nhớ
Nước mắt hòa vào rượu bập bùng lửa vẫn như
hang đá thở
Rượu chàn chề mà hóa đá lặng im
Xác bạn để ở bên Đá tạc hồn bạn tôi vào ruột
đá
Ngàn năm sau đá vẫn thì thầm
Ngàn năm sau đá vẫn mang tên 685
Mang tên một 1509
Đá mẹ đá con đá anh em và những sườn đá nhấp
nhô đồng chí
Trong chập chùng tiếng đá ngóng về xuôi
Hà Giang ơi tuổi trẻ của chúng tôi
Mấy chục năm nghe biên cương thì thầm nhắc nhở
Mắt hoa râm nhìn nhau người quê người phố
Mỗi chén rượu ngô là qua một cung đường
Xin đừng quên tên một sư đoàn
Dù nay đã chỉ còn là kỉ niệm
Nơi tổ quốc ghi tên mình trong đó
Máu sư đoàn tôi hóa hồn đá Vị xuyên
Gọi tên sư đoàn gọi tên núi Hà Giang
Gọi nhau bằng tên bình độ
Ba mấy năm tìm về nhau hát những bài rất trẻ
Nhớ mùa này biên giới vẫn mù sương
*.
Hà Nội, tháng 7.2014
NGUYỄN
VIỆT CHIẾN
Tổ Quốc nhìn từ biển
Nếu Tổ quốc đang bão
giông từ biển
Có một phần máu thịt ở Hoàng Sa
Ngàn năm trước con theo cha xuống biển
Mẹ lên rừng thương nhớ mãi Trường Sa
Đất Tổ quốc khi chập
chờn bóng giặc
Các con nằm thao thức phía Trường Sơn
Biển Tổ quốc chưa một ngày yên ả
Biển cần lao như áo mẹ bạc sờn
Nếu Tổ quốc hôm nay
nhìn từ biển
Mẹ Âu Cơ hẳn không thể yên lòng
Sóng lớp lớp đè lên thềm lục địa
Trong hồn người có ngọn sóng nào không
Nếu Tổ quốc nhìn từ
bao quần đảo
Lạc Long cha nay chưa thấy trở về
Lời cha dặn phải giữ từng thước đất
Máu xương này con cháu vẫn nhớ ghi
Đêm trằn trọc nỗi
mưa nguồn chớp bể
Thương Lý Sơn đảo khuất giữa mây mù
Thương Cồn Cỏ gối đầu lên sóng dữ
Thương Hòn Mê bão tố phía âm u
Nếu Tổ quốc nhìn từ
bao thương tích
Những đau thương trận mạc đã qua rồi
Bao dáng núi còn mang hình goá phụ
Vọng phu buồn vẫn dỗ trẻ, ru nôi
Nếu Tổ quốc nhìn từ
bao hiểm họa
Đã mười lần giặc đến tự biển Đông
Những ngọn sóng hoá Bạch Đằng cảm tử
Lũ Thoát Hoan bạc tóc khiếp trống đồng
Thương đất nước trên
ba ngàn hòn đảo
Suốt ngàn năm bóng giặc vẫn chập chờn
Máu đã đổ ở Trường Sa ngày ấy
Bạn tôi nằm dưới sóng mặn vùi thân
Nếu Tổ quốc neo mình
đầu sóng cả
Những chàng trai ra đảo đã quên mình
Một sắc chỉ về Hoàng Sa thửa trước
Còn truyền đời con cháu mãi đinh ninh
Nếu Tổ quốc nhìn từ
bao mất mát
Máu xương kia dằng dặc suốt ngàn đời
Hồn dân tộc ngàn năm không chịu khuất
Dáng con tàu vẫn hướng mãi ra khơi.
THÁI
BÁ TÂN
Mắng con
Mày láo, dám khuyên bố
Mai không đi biểu tình.
Chuyện ấy có nhà nước,
Không liên quan đến mình.
Mày nói y như đảng.
Không liên quan thế nào?
Nước là của tất cả,
Của mày và của tao.
Biểu tình chống xâm lược,
Chứ có lật ai đâu.
Không lẽ mày không biết
Cái dã tâm thằng Tàu?
Mày bảo có nhà nước.
Nhà nước hèn thì sao?
Mà ai cho nhà nước
Quyết việc này thay tao?
Xưa đánh quân Mông Cổ,
Vua còn hỏi ý dân.
Sao không thấy nhà nước
Xấu hổ với vua Trần?
Đành rằng thế mình yếu,
Phải thế nọ, thế này.
Nhưng ở đời, con ạ,
Mềm nắn, rắn buông ngay.
Bố biết con thương bố,
Lo cho bố, cảm ơn.
Con “biết sống”, có thể.
Xưa bố còn “biết” hơn.
Chính vì khôn, “biết sống”,
Tức ngậm miệng, vờ ngây,
Mà thế hệ của bố
Để đất nước thế này.
Ừ, bố già, lẩn thẩn,
Nhưng vẫn còn là người.
Mà người thì biết nhục,
Biết xấu hổ với đời.
Mai biểu tình, thế đấy.
Bố không bắt con đi,
Nhưng cũng đừng cản bố.
Cản cũng chẳng ích gì.
*.
Hà Nội, 7. 7. 2012
Mời thư giãn với nhạc phẩm PHIÊN GÁC ĐÊM XUÂN
của Nguyễn Văn Đông, qua tiếng hát Tuấn Vũ:
-
ĐẶNG XUÂN XUYẾN giới thiệu -
0 comments:
Đăng nhận xét