CỦA
CÔNG GIÁO
*
Tôi là người ngoài Công giáo, nhưng rất tôn trọng các tín ngưỡng..
Những xung đột giữa cộng đồng Công giáo với nhà cầm quyền trong thời gian
qua là điều không đáng có. Hơn thế, sau những xung đột đó, một số cán bộ có
chức sắc đã có những đánh giá thiếu khách quan về vai trò của giáo dân với đất
nước. Điều này không có ích cho khối đại đoàn kết dân tộc.
Để tạo được sự đồng thuận, không có cách nào khác là phải có cái nhìn
khách quan về vai trò của các tôn giáo. Xin được điểm qua một vài cống hiến của
bà con giáo dân với sự nghiệp chấn hưng nước nhà mà tôi có dịp chứng kiến suy
ngẫm.
1- Chữ quốc ngữ và nền văn minh của nhân
loại
Trước khi các nhà truyền giáo vào Việt Nam, hàng ngàn năm qua, người Việt
vẫn dùng chữ Hán hoặc bằng chữ Nôm trong các giao dịch. Nhưng đa số người Việt
Nam mù chữ và không thể đọc và viết được chữ Tàu, vì hệ thống chữ viết này quá
phức tạp.
Từ thế kỷ XVI, cùng với các phát kiến hàng hải, các nhà truyền giáo theo
các tàu buôn đến Việt Nam, họ là người tiên phong trong việc dùng mẫu tự
La-tinh để viết lại âm giọng mà họ nghe được từ tiếng Việt. Đầu năm 1625, Linh
Mục Alexandre de Rhodes đến Việt Nam , đã có một số phát âm tiếng Việt được
viết bằng chữ La-tinh rồi.
Trên cơ sở đó, Alexandre de Rhodes (1591- 1660) tiếp tục nghiên cứu, hoàn
thiện cách diễn đạt này, để rồi năm 1651, lần đầu tiên ông cho xuất bản cuốn tự
điển VIỆT-BỒ-LA tại Roma. Đây được coi là năm sinh chính thức của chữ Quốc Ngữ.
Cuộc khai sinh diễn ra tại nhà in Vatican . Chính nơi nhà in Vatican mà Việt
Nam nhận được chữ viết của mình. Như vậy, chữ quốc ngữ từ chỗ là công cụ truyền
giáo trong các nhà thờ, đã từng bước trở thành ngôn ngữ cho toàn dân Việt Nam .
Ngày nay, không ai có phủ nhận sự thuận tiện và văn minh của chữ Quốc
ngữ, chính nó đã góp phần lớn đưa đất nước Việt Nam hội nhập với thế giới dễ
dàng, đơn giản hơn nhiều ngôn ngữ khác. Những ngôn ngữ chính dùng trên thế giới
như Tiếng Anh, Tiếng Pháp… sẽ trở nên ít phức tạp hơn cho người học biết chữ
quốc ngữ, so với người dùng chữ Hán hoặc chữ Nôm. Nhưng nguồn gốc và công lao
của người sinh ra ít được người ta nhắc đến, đó là sự thiếu công bằng.
Cùng với sự xuất hiện chữ quốc ngữ, những nét văn minh phương Tây cũng
dần dần được du nhập vào Việt Nam đi kèm với Công giáo. Những hủ tục mê tín, dị
đoan như cúng tế, bói toán… khi có bệnh được thay vào đó là bệnh viện, nhà
thương bố thí, trường học cho người nghèo… Trước đây, nơi nào có Nhà thờ, thì ở
đó có thêm trường học, nhà thương cho những người không có khả năng chữa bệnh
hoặc học hành.
Ngoài ra, nếp sống quan niệm về cuộc sống cũng dần dần được đưa vào một
cách khoa học, thiết thực hơn bởi các sản phẩm văn minh phương Tây mà những
người truyền giáo mang đến cho đất nước An Nam theo bước chân truyền đạo của
họ.
Nền văn hóa làng xã, cục bộ địa phương “sau lũy tre làng” cũng dần dần
được thay đổi với cách nhìn toàn diện và tổng thể hơn. Với người Công giáo, bất
cứ chỗ nào có giáo dân cũng là anh em, với mọi người đều là con Thiên Chúa dù
khác đạo. Điều này dễ chứng minh nếu nhìn thấy bà con công giáo khắp nơi đã đổ
về Thái Hà, về Xã Đoài… khi có những biến cố mà về mặt xã hội thì không liên
quan đến những người ở xa xôi.
Những hoạt động của các Dòng tu trong Công giáo như Dòng Chúa Cứu Thế với
linh hướng phục vụ người nghèo, Dòng Phanxicô theo linh hướng “Sống với tinh
thần nghèo khó”… đã có những tác dụng thiết thực xoa dịu nỗi đau của những
người nghèo khổ trong xã hội. Nhìn những cộng đồng tu hành phục vụ tại các
trung tâm điều dưỡng, điều trị cho bệnh nhân AIDS, phục vụ những người đang
vướng vào tệ nạn xã hội, nuôi dưỡng trẻ mồ côi… đã thể hiện rõ điều này và được
xã hội công nhận.
2- Duy trì nền kinh tế nhiều thành phần
Thời bao cấp, do quan niệm thời kỳ quá độ tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội
là nền kinh tế chỉ có hai thành phần chính là Kinh tế tập thể và Kinh tế quốc
doanh. Mọi thành phần khác đều không được khuyến khích và chính thức thừa nhận.
Ruộng đất, các tư liệu sản xuất quan trọng khác và cả các loại hình dịch
vụ đều phải tập trung vào hợp tác xã. Nhưng phong trào Hợp tác hóa nông nghiệp
đã dần dần thể hiện rõ những bất cập của nó và sớm chết yểu bởi nó đi ngược với
quy luật kinh tế và cách nghĩ truyền thống của nông dân Việt Nam. Chính
vì thế có thể nói đó là một mô hình công xã ảo tưởng, nó đã tiêu diệt nền kinh
tế nông nghiệp Việt Nam từ chỗ thừa gạo xuất khẩu đến một giai đoạn từ Trung
ương đến địa phương, từ quan chức đến mỗi người dân đều chỉ lo… cái đói.
Tuy nhiên, nhiều nơi, đặc biệt là các vùng Công giáo vẫn có những gia
đình, thậm chí là có những cơ sở không gia nhập Hợp tác xã nông nghiệp dù bị
nhiều áp lực xã hội. Chẳng hạn theo tôi được biết, ở Thái Bình, Giám mục Đinh
Đức Trụ là người đã công khai khuyến khích giáo dân không nên vào Hợp tác xã vì
nó chỉ là ảo tưởng. Vì vậy bà con giáo dân vẫn kiên trì mô hình kinh tế hộ, và
sau này vào thời kỳ đổi mới, đường lối đó được thực tế chứng minh là đúng đắn.
Cả đất nước sau mấy chục năm Hợp tác hóa đã chấp nhận trở lại kinh tế cá thể.
Những hộ kinh tế cá thể không tham gia Hợp tác xã nông nghiệp, tự họ có
thể nuôi sống mình mà không cần trợ giúp của nhà nước. Hơn thế, họ còn có nông
sản dư thừa cung cấp cho thị trường đã là minh chứng sống cho việc khẳng định
đường lối Hợp tác xã nông nghiệp là sai lầm. Điều này giúp cho các nhà hoạch
định chính sách mạnh dạn khẳng định chủ trương chấp nhận nền kinh tế nhiều
thành phần.
Thời kinh tế tập trung, mọi thứ hàng hóa đều do nhà nước quản lý và đều
chịu sự phân phối từ trung ương xuống địa phương. Trong khi nhu cầu là sự đa
dạng mà nhà nước thì không thể quán xuyến hết nên trong một thời gian thực thi
chính sách này, nền kinh tế dần dần đi vào ngõ cụt, đời sống đói kém, hàng hóa
khan hiếm nghiêm trọng. Thế nên dân gian mới có câu: “Cái cứt gì cũng phân mà
phân thì… như cứt”.
Khi sự đói kém bao phủ toàn xã hội thì ở những làng công giáo, đời sống
đỡ tệ hơn nhiều. Làng Vĩnh Hòa thuộc xã Hợp Thành, quê tôi là một làng như vậy.
Vào thời điểm đó, trong cộng đồng bà con công giáo, nền kinh tế gia đình vẫn âm
thầm phát triển, đặc biệt là các nghề truyền thống. Do bị phân biệt đối xử nên
cộng đồng bà con công giáo vẫn ngầm “móc ngoặc” nhau sản xuất hàng hóa và tiêu
thụ trong cộng đồng rồi tuồn ra bên ngoài. Sau này tìm hiểu được biết thêm,
không chỉ ở làng Vĩnh Hòa quê tôi mà cả các khu vực khác đông đồng bào Công giáo
như Phát Diệm, Bùi chu… các ngành nghề phụ vẫn âm ỉ hoạt động và cung ứng hàng
hóa cho xã hội.
Nhờ sự linh hoạt đó, nên khu vực kinh tế tư nhân mà nhà cầm quyền quyết
tâm tiêu diệt đã không chết. Đặc biệt là trong cộng đồng Công giáo. Để rồi, khi
dỡ bỏ chính sách cấm đoán đó, thành phần kinh tế này được dịp trỗi dậy, làm
sinh động của nền kinh tế.
Hiện tượng này vẫn được đảng ta gọi là: “Công cuộc đổi mới do Đảng ta
khởi xướng và lãnh đạo”
3- Tiên phong hội nhập
So với các tôn giáo khác, Công giáo là cộng đồng dân cư đa sắc tộc, đa
quốc nhất. Trải dài từ Đông sang Tây, từ Bắc xuống Nam, hơn 175 nước và vùng
lãnh thổ có bà con Công giáo sinh sống, nhưng tập trung một tỷ lệ lớn nhất ở
các nước phương Tây. Chính vì sợi dây liên lạc này, nên ngay cả khi cấm đoán
đang ở vào thời điểm cao trào thì cộng đồng Công giáo vẫn duy trì liên lạc với
các tín hữu của mình ở ngoài biên giới quốc gia.
Những công trình Công giáo nguy nga, rộng lớn dành cho việc thờ tự đã là
một nét văn hóa không thể tách rời từ lâu của nền văn hóa Việt Nam. Việc xây
dựng các công trình đó đã đem đến cho Việt Nam những quan niệm ban đầu về một
lĩnh vực mới về kiến trúc và xây dựng hiện đại… thoát ra khỏi những quan niệm
xây dựng tranh tre lá nứa hoặc vôi cát từ lâu đã in sâu đậm trong quan niệm
người Việt.
Cùng với đó, những nhà truyền giáo ngoại quốc vào Việt Nam khiến nhu cầu
học tập ngôn ngữ nước ngoài cũng đã dần dần xuất hiện và cổ vũ cho sự tìm hiểu
thể giới bên ngoài bắt đầu từ những cá nhân trong chính Công giáo như Nguyễn Trường
Tộ…
Việc sinh hoạt cộng đồng đã từng bước thay đổi cách sinh hoạt truyền
thống của người Việt. Cùng kiến trúc là âm nhạc, hội họa là những môn nghệ
thuật mới tạo ra sự khác biệt trong sinh hoạt văn hóa truyền thống của người
Việt xưa. Thông qua những sinh hoạt như vậy, người Việt Nam vượt qua được chính
những định kiến, những tư tưởng cục bộ địa phương… đó được coi là những mầm
mống đầu tiên cho sự hội nhập của đất nước sau này.
Cũng cần nói thêm, cuộc di cư vĩ đại từ Bắc vào Nam năm 1954 hầu hết là bà
con Công giáo. Sau năm 75, là cuộc di tản vĩ đại sang các nước không cộng sản,
trong đó chiếm tỷ trọng lớn là bà con Công giáo. Một tỷ lệ lớn người Việt ở Mỹ
là bà con Công giáo. Họ là người có điều kiện tiếp cận với thể chế văn minh,
dân chủ phát triển ở trình độ cao.
Khi nhà nước Việt Nam mở cửa, họ là những người đầu tiên về nước hoặc là
gửi ngoại tệ về giúp thân nhân ở trong nước. Cùng với đó là hàng hóa, dịch
vụ... Điều này giúp cho Việt Nam giảm căng thẳng về sự khan hiếm kéo dài trong
những năm bao cấp. Hơn thế là cách thức tổ chức làm ăn, cách thức tổ chức đời
sống và ý thức chấp hành pháp luật của một xã hội pháp quyền.
Có thể nói, cộng đồng công giáo là những người tiên phong hội nhập.
Trên đây là những cảm nhận được của riêng tôi, có thể các bạn có những
phát hiện khác, xin mời có ý kiến tham gia!
Mời nhấp chuột đọc thêm:
- Các bài viết về
chăm sóc sức khỏe0
- Các bài viết về
Kiến thức cuộc sống0
- Các bài viết về
Chuyện làng văn0
Mời nghe Đặng Xuân Xuyến đọc bài thơ CUỒNG YÊU:
Đỗ Anh Tuyến giới thiệu
Tác giả: Phan Thế Hải - nguồn: conggiao24h.com
Ảnh minh họa sưu
tầm từ nguồn: internet
Bài viết là quan điểm riêng của các tác giả.
0 comments:
Đăng nhận xét