Văn hóa tâm linh:
TÍN
NGƯỠNG DÂN GIAN
(đang cập nhật, chưa ra sách)
*
Cập nhật ngày
27 tháng 06 năm 2023
MẠN ĐÀM VỀ
CÂU:
“TAM NAM
BẤT PHÚ”
*
Ngạn ngữ người Việt có
câu:
“Tam nam bất phú
Tứ nữ bất bần”
Hiểu đơn giản:
Gia đình nào sinh được
(chỉ) 3 người con trai thì gia đình đó không thể giàu. Còn gia đình nào sinh
được (chỉ) 4 người con gái thì gia đình đó không thể nghèo.
Lý do:
Con trai thường hay lêu
lổng, không chí thú làm ăn, cha mẹ lại phải chi phí những việc lớn cho các “quý
tử” như: Học hành, cưới vợ, làm nhà... nên tốn hết tiền bạc của cha mẹ đã kiến
tạo, vì thế mới nghèo.
Con gái thường chịu
thương chịu khó, cha mẹ không phải chi phí các việc lớn như gia đình có con
trai nên tiền của tích góp được mà trở nên giàu. (Ngày xưa con gái không được
đi học, khi lấy chồng thì cơ bản gia đình chồng lo cho đám cưới (thông qua
thách cưới của họ nhà gái)
Đấy là hiểu đơn giản là
sinh nhiều (3) con trai sẽ nghèo nhưng theo thiển nghĩ của tôi thì cổ nhân chỉ
mượn câu “tam nam bất phú” để ám chỉ
điều “huyền bí và tối kỵ” của con số 3 huyền cơ trong văn hóa tín ngưỡng của
người Việt, nếu không đã không có câu “Tứ
tử trình làng” để nói về sự vinh hoa phú quý của một gia đình khi sinh được
bốn người con trai (?). Ngay trong câu “Tam
nam bất phú / Tứ nữ bất bần” đã là một đôi câu đối hoàn chỉnh về sự huyền
bí (sinh, tử, sang, hèn...) của các con số 3 và 4 trong tín điều của người
Việt. Rất tiếc, tôi mò mẫm mà đoán vậy, chứ trình độ và sự hiểu biết của tôi
chỉ a bờ tờ nên không thể hiểu để lý giải được ẩn ý của người xưa khi nhắc tới
con số 3 trong “tam nam bất phú”, vì
thế mới giãi bày lên đây để mong nhận được sự chỉ giáo quý báu của quý vị.
Trở lại với câu ngạn
ngữ: Tam nam bất phú / Tứ nữ bất bần
xem thực tế (chỉ có 3 trai hoặc 4 gái) có phải vậy không?
Thật sự rất khó đưa ra
câu trả lời vì nếp sống bao đời của người Việt về đường con cái là phải “có nếp
có tẻ”, phải có “thằng cu nối dõi” nên sẽ rất hiếm trường hợp nhà “chỉ có 3
thằng con trai” hoặc “chỉ có 4 đứa con gái”. Vì thế , “đối tượng” tra cứu cần
được mở rộng: Nhà có 3 anh em trai + 1, 2 chị (em) gái và nhà có 4 chị em gái +
1, 2 anh (em) trai.
Vậy trong trường hợp: 3
TRAI + 1, 2 GÁI thì lời đúc kết của cổ nhân có đúng thế không?
Xin thưa: Không phải
vậy! Thực tế, nhiều gia đình sinh 3 con trai mà kinh tế (bố mẹ) vẫn thuộc diện
khá giả, có gia đình còn thuộc diện giàu “nứt đố đổ vách”, “tư sản hiện đại”.
Sự giàu có đó còn kéo dài đến tận đời con, đời cháu sau này...
Vậy nên hiểu câu: “Tam nam bất phú” như thế nào? Theo thiển
ý của người viết, chữ phú ở đây không nên hiểu theo nghĩa chỉ sự giàu có mà
hiểu theo nghĩa chỉ sự phú quý thì mới thấy được “ẩn ý” mà cổ nhân đúc kết.
Qua kiểm chứng những gia
đình có 3 anh em trai (chỉ 3 anh em trai rất hiếm gặp, mà cơ bản có thêm chị em
gái) tôi thấy thường sảy ra (ít nhất là 2/3) các tình huống
- Bất hòa trong gia
đình, kể cả sau này khi 3 anh em trai đã yên bề gia thất.
- Tai họa xảy ra cho 1
trong 3 người con trai: Nặng thì có người chết sớm (thường là chết trẻ, chưa có
con cái), nhẹ thì bị tàn tật như thối tai, què chân hoặc những chứng bệnh nan y
khó chữa..
- Đường hôn nhân của 1
trong 3 anh em trai gặp phải trắc trở, thiếu may mắn, không được trọn vẹn.
Có lẽ, đây mới là điều
mà cổ nhân đúc kết: Nhà có 3 anh em trai thì khó có được sự phú quý, phúc thọ.
Tôi đã vào google để tra
cứu những “liên quan” về câu ngạn ngữ TAM NAM BẤT PHÚ nhưng rất tiếc, kể cả làm
thế nào để cải “tam nam bất phú” cũng
không tìm được nên đành mạo muội đưa ra đề xuất như sau:
- Ba anh em trai nên
sống xa nhau (về khoảng cách địa lý), càng xa càng tốt.
- Bố mẹ nên nhận một
người con trai làm nghĩa tử, hoặc nếu bố mẹ khuất bóng rồi thì ba anh em cùng
nhận thêm một anh hoặc em trai kết nghĩa.
- Nên làm con nuôi dòng
họ khác (gia đình nghĩa phụ phải có con trai) để tránh cảnh huynh đệ tương tàn
và đem lại may mắn cho bản thân.
- Lấy đức để cải số.
Vài dòng tản mạn về câu
thành ngữ: TAM NAM BẤT PHÚ, hy vọng sẽ nhận được chỉ giáo của mọi người để câu
thành ngữ TAM NAM BẤT PHÚ không còn là nỗi ám ảnh, hãi sợ của nhân gian...
*/
Hà Nội, ngày 07 tháng 12
năm 2012
ĐẶNG XUÂN XUYẾN
CHỌN TUỔI
XÔNG NHÀ
- VÀI
LƯU Ý CẦN BIẾT
*
Tục chọn tuổi người xông
đất đầu năm (sau giao thừa) đã có từ xa xưa, với niềm tin người đầu tiên xông
nhà sẽ mang đến những may mắn, phúc lộc cho gia chủ, để mọi chuyện trong năm
mới được hanh thông, vừa ý. Vì thế, cứ mỗi độ xuân về, chuẩn bị đón chào năm
mới, người Việt ta thường rất cẩn trọng trong việc chọn tuổi người xông đất, để
kỳ vọng một năm mới gia đình được đắc lộc, sai tài...
Thường thì người ta chọn
con trai xông nhà, ít ai lại chọn phụ nữ xông nhà vào ngày tết (kể cả về nhà
mới) vì người ta tín đàn ông là khí dương, khí thịnh, là mặt trời, là biểu
tượng cho sự cương cường, dũng mãnh nên sẽ đem đến sự sung túc no đủ, sinh sôi
cường thịnh về công danh, tài lộc... viên mãn trọn năm cho cả gia đình.
Câu ngạn ngữ “GÁI THẬP
TAM NAM THẬP LỤC” ngoài việc phản ánh về độ tuổi sinh sản của từng giới (tính)
cũng là quan niệm của dân gian về độ tuổi của người được tính sẽ “linh nghiệm”
trong việc xông đất. Người xưa cho rằng dưới tuổi 13 nếu là con gái, dưới tuổi
16 nếu là con trai thì vẫn còn là trẻ con, chưa có khả năng sinh sản nên nếu
xông đất sẽ không đem lại sự sinh sôi nảy nở về tài lộc cho gia chủ mà còn đem
đến những phiền nhiễu, hao hụt, thay đổi do tính nhõng nhẽo, thất thường của
con trẻ, vì thế, dân gian kiêng kỵ người xông nhà chưa đến độ tuổi sinh sản. Do
không biết nên nhiều người thường bảo con mình hoặc nhờ đứa trẻ hàng xóm xông
đất vì tin rằng đứa trẻ còn ngây thơ, trong sáng, đang độ tuổi phát triển sẽ
đem đến những may mắn cho gia đình mà không biết rằng đó là độ tuổi không đẹp
cho việc xông nhà mà dân gian kiêng kỵ.
Việc kén người (tuổi)
xông nhà thường được chọn trong TAM HỢP TUỔI, ví dụ: Người tuổi Ngọ thì nhờ
người tuổi Dần, tuổi Tuất (Dần - Ngọ -
Tuất), người tuổi Tỵ thì nhờ người tuổi Dậu, tuổi Sửu (Tỵ - Dậu - Sửu), người tuổi Hợi thì nhờ người tuổi Mão, tuổi Mùi (Hợi - Mão - Mùi)... xông nhà sẽ đem lại
những may mắn, cát hỷ theo sở cầu của gia chủ.
Theo tín ngưỡng dân gian
thì những người trong tam hợp tuổi khi kết hợp với nhau thường đem
lại những may mắn, lợi lộc... vượt trội cho nhau ở nhiều lĩnh vực như kết bạn,
làm ăn, tình duyên, hôn nhân... chứ không riêng việc xông nhà và đây cũng là
cách chọn tuổi (người) xông nhà đơn giản, dễ tìm mà “kết quả” lại dễ ưng ý.
Về cách chọn người xông
nhà trong tam hợp tuổi, người viết lưu ý: không phải cứ trong tam hợp tuổi là
năm nào xông nhà cũng đẹp mà phải tránh những năm thuộc TAM TAI, ví dụ:
- Người tuổi Dần - Ngọ - Tuất kỵ các năm Thân - Dậu - Tuất
- Người tuổi Tỵ - Dậu - Sửu kỵ các năm Hợi - Tý - Sửu
- Người tuổi Hợi - Mão - Mùi kỵ các năm Tỵ - Ngọ - Mùi
- Người tuổi Thân - Tý - Thìn kỵ các năm Dần - Mão - Thìn
Vì thế, những năm tam
tai không nên nhờ người tam hợp tuổi xông nhà sẽ rước thêm họa hoạn, xui xẻo
cho bản thân và gia đình.
Vì chưa thấy tài liệu nào
đề cập đến việc tránh người tam hợp tuổi xông nhà vào những năm
tam tai nên người viết thiển nghĩ, những năm thuộc tam tai vốn dĩ đã là
năm xấu cho Mệnh chủ mà người xông nhà cũng có bản Mệnh không được tốt đẹp,
cũng đen đủi như gia chủ thì việc kén người xông nhà trong tam hợp tuổi chẳng
khác gì tự chuốc thêm sự rủi ro, đen đủi cho bản thân và gia đình, vì thế trong
các năm tai tai nên chọn người thuộc nhị hợp hoặc người được tuổi xông nhà,
nhất là người tuổi được sao Thái Dương chiếu hạn, tránh nhờ người tam hợp tuổi
xông nhà để giảm thiểu vận xấu cho bản Mệnh. Cũng lưu ý bạn đọc: đây là quan
điểm riêng của người viết, bạn đọc chỉ nên coi đó là gợi ý,
tham khảo khi kén tuổi xông nhà cho ngày đầu năm mới.
Ngoài việc chọn tuổi
người xông nhà trong tam hợp tuổi, tín ngưỡng dân gian cũng chọn người có
tuổi nhị hợp xông nhà cho nhau, ví dụ: Người tuổi Ngọ với người tuổi
Mùi, người tuổi Tý với người tuổi Sửu, người tuổi Tỵ với người tuổi Thân, người
tuổi Dần với người tuổi Hợi... Người ta tín rằng những người có tuổi nhị hợp
xông nhà cho nhau thì công việc sẽ thuận buồm xuôi gió, hạnh phúc gia đạo sẽ
được ấm êm, như ý… nên mọi người thường tự xem, tự nhờ người nhị hợp (tuổi)
xông nhà mà không cần tìm đến tư vấn của các ông thầy, bà thầy hành nghề lý số.
Tuy vậy, người viết cũng lưu ý bạn đọc nên tránh mượn tuổi người (tuổi) nhị hợp
xông nhà vào các năm thuộc năm tam tai của họ để lộc tài được vẹn toàn hơn.
Bên cạnh việc nhờ người
trong tam hợp tuổi hoặc nhị hợp tuổi xông nhà, dân gian còn chọn người có sao
(hạn) Thái Dương chiếu bản Mệnh (năm mới), sau phút giao thừa là người đầu tiên
bước chân vào nhà (đất) để tăng lộc, tiếp tài cho gia chủ thêm thịnh vượng. Đây
là cách mà dân gian tín nhất vì ít có những điểm hạn chế, kiêng kỵ khi chọn là
người xông đất. Những lưu ý, cần kiêng kỵ với người xông đất, người viết sẽ đề
cập ở cuối bài.
Để chọn người có sao
Thái Dương chiếu bản Mệnh trong năm, bạn đọc tra cứu theo bảng hạn sao Cửu Diệu
sau:
Ngoài các cách chọn tuổi
(người) xông nhà theo THẬP NHỊ CHI như người viết đã trình bày, dân gian còn
nhiều cách chọn tuổi xông nhà, ví dụ như căn cứ vào các quy luật tương sinh,
tương hòa của ngũ hành như Mệnh Kim với Mệnh Thủy, Mệnh Thủy với Mệnh Mộc, Mệnh
Mộc với Mệnh Hỏa, Mệnh Hỏa với Mệnh Thổ, Mệnh Thổ với Mệnh Kim ... hoặc căn cứ
vào mối quan hệ tương sinh của THẬP CAN để chọn người xông nhà, ví như Bính với
Tân, Ất với Canh, Đinh với Nhâm, Mậu với Quý, Kỷ với Giáp... để chọn người xông
nhà, cầu mong một năm mới được bình an, tăng tài phát lộc cho cả gia đình.
Dù chọn tuổi người xông
nhà theo cách nào thì người xông nhà phải đáp ứng những yêu cầu sau:
- Tuổi không được xung
khắc, tương hại hoặc hình phạt với tuổi của chủ nhà.
- Năm mới không thuộc
năm tam tai của tuổi người xông nhà.
- Người xông nhà là
người khỏe mạnh, may mắn, con cái đề huề, đặc biệt không đang trong thời gian
vận áo xám.
Thực ra, tục chọn tuổi
người xông đất chỉ giải quyết ý niệm tâm linh, cầu mong phúc lộc đến với bản
thân và gia đình cho tinh thần được thoải mái vì thế cũng không nên quá câu nệ,
cầu kỳ trong việc chọn tuổi người xông nhà, nếu chọn được tuổi người xông nhà
ưng ý thì tốt còn nếu không chọn được tuổi người xông nhà như ý muốn hoặc người
xông nhà đến ngẫu nhiên, tuổi không được đẹp cho việc xông nhà thì cũng đừng vì
điều đó mà buồn bực, làm cho không khí ngày tết kém vui, kẻo lại như các cụ đã
nói sẽ “giông cả năm” về niềm tin, tình cảm.
Thưa bạn!
Chỉ còn vài ngày nữa sẽ
tiễn biệt năm Ất Mùi, chuẩn bị đón chào năm mới Bính Thân, xin gửi tới quý bạn
đọc và gia quyến lời chúc một năm mới an khang thịnh vượng!
(- p/s: Bài viết này dùng cho các năm, không riêng cho năm Bính Thân.)
*.
Hà Nội, ngày 26 tháng
Chạp năm Ất Mùi (2015)
ĐẶNG XUÂN XUYẾN
ĐỘN LỤC
NHÂM
(a: Sơ Độn)
Độn Lục Nhâm là gì? Là
cách bấm độn để tìm (biết) xem giờ bắt đầu tiến hành một công việc nào đó thuộc
giờ tốt hay giờ xấu, ảnh hưởng tới kết quả thế nào, do ông Lý Thuần Phong (602
- 670) người Trung quốc sáng chế. Ban đầu, Độn Lục Nhâm chỉ dùng cho việc xem
xuất hành lành dữ ra sao, nhưng dần dà Độn Lục Nhâm được ứng dụng xem tất cả
các việc trong cuộc sống, đời người.
Vậy Độn Lục Nhâm có đáng
tin không?
Xin kể vài chuyện về
“bấm độn” của nhà thơ, nhà ứng dụng kinh dịch Nguyễn Thanh Lâm để bạn đọc chiêm
nghiệm.
Câu chuyện thứ nhất:
Năm 2003, một lần nhà
thơ Nguyễn Thanh Lâm đến thăm tôi ở Công ty Văn hóa Bảo Thắng. Trong lúc ngồi
chờ, khi nghe tôi nói với khách hàng: - “Chị
có cần ứng (tiền) trước không? Nếu cần, chị đợi nửa tiếng nữa, kế toán ở ngân
hàng về, em bảo cô ấy viết phiếu tạm ứng.”, ông liền “bấm bấm bấm” rồi tủm
tỉm cười, nói với khách hàng của tôi: - “Đặng
Xuân Xuyến có ý tốt, muốn tạo thuận lợi cho chị nhưng theo tôi, chị ghi nhận
lòng tốt của cậu ấy là đủ, còn tiền, có sớm thì cũng phải vài hôm nữa chị mới
nhận được vì hôm nay, Đặng Xuân Xuyến không có tiền.”. Dù đã biết tài “dùng
dịch để độn” của nhà thơ nhưng tôi vẫn “cười thầm” ông vì mấy hôm trước, mấy
tỉnh điện về thông báo tiền đã chuyển về tài khoản Công ty Văn hóa Bảo Thắng
nên chuyện “Đặng Xuân Xuyến không có tiền” là không thể. Có vẻ đọc được suy
nghĩ của tôi, ông nheo mắt: - “Cậu không
tin anh à? Kế toán về là cậu nhăn mặt ngay. Hết cả cười thầm anh.”. Ông vừa
dứt lời, Trần Thị Thái Loan và Đặng Xuân Phương ở ngân hàng về, bước vào, cả 2
đều ỉu xìu mặt, lắc đầu: - “Tiền chưa về!”.
Tôi điện cho khách và đều nhận được câu trả lời: - “Sáng nay mới ký lại lệnh chi vì mấy hôm trước ghi sai số tài khoản Công
ty Văn hóa Bảo Thắng nên ngân hàng hồi lại.”
Câu chuyện thứ hai:
Năm 2007, cũng tại Công
ty Văn hóa Bảo Thắng, cũng vô tình được nghe “chuyện tình” mà Trần Hải Sơn
“nhăn nhó” với tôi, ông bấm độn rồi nói với Trần Hải Sơn: - “Cậu an tâm. Nhà gái sẽ tự xuống nước. Hôn lễ
vẫn cử hành đúng như ý của gia đình nhà cậu”. Dù biết tài bấm độn của nhà
thơ nhưng tôi vẫn nghi ngờ, không tin lời ông vì như lời của cậu em Trần Hải
Sơn thì gia đình bên kia không chấp nhận chàng rể kém con gái họ nhiều như thế.
Họ đã chọn được chàng rể tương lai “xuất chúng” hơn cậu em Trần Hải Sơn nhiều
mặt. Họ cũng đã cho người tới “dằn mặt” Trần Hải Sơn vài trận, đã làm cho cậu
có phần nhụt chí, buông xuôi.... nên cả tôi và Trần Hải Sơn đều nghĩ câu “Hôn lễ vẫn cử hành đúng như ý của gia đình
nhà cậu” chỉ là lời động viên, an ủi...
Mười ngày sau, Trần Hải
Sơn điện cho tôi, hớn hở: - “Anh ơi nhà
gái ô kê rồi. Bố mẹ vợ đã đánh tiếng mọi việc sẽ theo ý bên nhà trai quyết”.
Chuyện nhà thơ, nhà ứng
dụng kinh dịch Nguyễn Thanh Lâm độn quẻ với độ chính xác cao (tôi may mắn được
là người kiểm chứng) còn nhiều, nhưng trong khuôn khổ bài viết này, tôi chỉ kể
lại 2 câu chuyện trên để bạn đọc (gián tiếp) thêm “trải nghiệm” về phép độn
quẻ, để tìm câu trả lời cho niềm tin vào phép độn quẻ.
Trở lại với nội dung
chính của bài viết:
Phép tính Độn Lục Nhâm
thế nào?
Theo phép Độn Lục Nhâm
thì tính trên bàn tay trái và bàn tay được chia làm sáu cung, như hình
vẽ:
Phép Độn Lục Nhâm căn cứ
vào tháng (nguyệt), ngày (nhật) và giờ (thì) dự định khởi sự công việc để bấm
độn xem kết quả công việc sẽ như thế nào.
Muốn bấm độn, người ta
lấy bàn tay trái, chia làm sáu cung như hình minh họa, cụ thể:
1. Đại An ở cung Dần thuộc
Kim
2. Lưu Niên ở cung Tỵ
thuộc Thủy
3. Tốc Hỷ ở cung Ngọ
thuộc Hỏa
4. Xích Khẩu ở cung Mùi
thuộc Kim
5. Tiểu Cát ở cung Tý
thuộc Mộc
6. Không Vong ở cung Sửu
thuộc Thổ
Bắt đầu từ tháng Giêng
khởi từ cung Dần (số 1), xuôi đến tháng Hai tại Tỵ (số 2), tiếp đến tháng Ba
tại Ngọ (số 3), tháng Tư tại Mùi (số 4), tháng Năm tại Tý (số 5), tháng Sáu tại
Sửu (số 6), rồi lại tiếp tục tháng Bảy trở lại cung Dần (số 1), tháng Tám tại
Tỵ (số 2), tháng Chín tại Ngọ (số 3), cứ thế xuôi đi cho đến tháng mình độn quẻ
(tháng định khởi ự công việc) ở cung nào thì bắt đầu từ cung ấy khởi tính ngày
mồng một và tính xuôi qua sáu cung trên cho đến ngày mình độn quẻ (ngày dự định
khởi sự công việc) ở cung nào thì dừng lại. Rồi từ cung đấy, khởi là giờ
Tý, tính xuôi đến giờ độn quẻ (giờ dự định khởi sự công việc) là giờ gì và đóng
ở cung nào tức là trúng quẻ ở cung ấy.
Lưu ý: Tháng, ngày, giờ để độn quẻ đều tính theo tháng, ngày,
giờ âm lịch.
Ví dụ: Một người đi xa,
xuất hành vào giờ Tỵ (9-11), ngày 14 tháng 12 (Chạp).
Cách tiến hành Độn Lục
Nhâm như sau:
Bắt đầu từ tháng Giêng
khởi từ cung Dần (số 1), thì tháng 12 (Chạp) ở cung Sửu, lại bắt đầu mồng một
tại cung Sửu cho đến cung Dần là ngày 14. Lại khởi ngay giờ Tý tại cung Dần
tính xuôi cho đến giờ Tỵ thì vào cung Sửu. Cung Sửu là quẻ Không Vong.
Được quẻ rồi, thì căn cứ
vào quẻ mà đoán cát hung.
Ý nghĩa 6 quẻ trong phép
Độn Lục Nhâm như sau:
Đại An: Mọi việc đều tốt đẹp.
Nhà cửa yên lành, người xuất hành được bình yên. Gặp bạn hiền, được thết đãi ăn
uống, có tiền. Có thể gặp quý nhân giúp đỡ.
Lưu Niên: Triệu bất tường, tìm
bạn không gặp lại thêm có sự cãi cọ, miệng tiếng, chia ly. Cầu tài, cầu quan
nên hoãn lại vì mờ mịt, khó thành. Có nhiều cản trở trong việc làm nên hành sự
thật cẩn thận, chắc chắn.
Tốc Hỷ: Vạn sự may mắn, xuất
hành được bình yên, cầu quan được hanh thông, thuận lợi. Có tài có lộc, cầu sao
được vậy, gặp thầy, gặp bạn,... nhiều việc vui mừng.
Xích Khẩu: Quẻ xấu, có khẩu thiệt,
thị phi. Cẩn thận bị mất của hoặc bị thương tích. Vợ chồng có sự cãi cọ, chia
rẽ. Đề phòng gặp chuyện đói kém, cãi cọ, lây bệnh...
Tiểu Cát: Có tài, có lộc, buôn
bán có lời, mọi việc đều vui vẻ, hòa hợp, có bệnh cầu sẽ gặp thày gặp thuốc, sẽ
khỏi, người nhà đều mạnh khỏe. Đây là quẻ may mắn, rất tốt.
Không Vong: Bệnh tật, khẩu thiệt,
vợ con ốm đau, mất trộm mất cắp. Cầu tài không có lợi hay bị trái ý, xuất hành
gặp hạn, việc quan phải đòn, gặp ma quỷ cúng lễ mới an. Quẻ này xấu nhất trong
sáu quẻ.
.
Cách tính giờ xuất hành
tốt, xấu của Lý Thuần Phong
(Ngày âm + Tháng âm +
Khắc định đi) trừ 2, rồi lấy kết quả chia cho 6 và sau đó căn cứ vào số dư để
tra bảng dưới đây, ước đoán kết quả thế nào.
KHẮC ĐỊNH ĐI là thời
gian (số giờ) ta chọn để xuất phát tiến hành công việc:
Từ 11g 00 đến 01 g00 Khắc 1
Từ 01g 00 đến 03 g00 Khắc 2
Từ 03g 00 đến 05 g00 Khắc 3
Từ 05g 00 đến 07 g00 Khắc 4
Từ 07g 00 đến 09 g00 Khắc 5
Từ 09g 00 đến 11 g00 Khắc 6
- Số dư 1 (Đại An): Mọi việc đều tốt đẹp.
Nhà cửa yên lành, người xuất hành được bình yên. Gặp bạn hiền, được thết đãi ăn
uống, có tiền. Có thể gặp quý nhân giúp đỡ.
- Số dư 2 (Tốc Hỷ):. Vạn sự may mắn,
xuất hành được bình yên, cầu quan được hanh thông, thuận lợi. Có tài có lộc,
cầu sao được vậy, gặp thầy, gặp bạn,... nhiều việc vui mừng.
- Số dư 3 (Lưu Niên): Triệu bất tường, tìm
bạn không gặp lại thêm có sự cãi cọ, miệng tiếng, chia ly. Cầu tài, cầu quan
nên hoãn lại vì mờ mịt, khó thành. Có nhiều cản trở trong việc làm nên hành sự
thật cẩn thận, chắc chắn.
- Số dư 4 (Xích Khẩu): Quẻ xấu, có khẩu thiệt,
thị phi. Cẩn thận bị mất của hoặc bị thương tích; Vợ chồng có sự cãi cọ, chia
rẽ. Đề phòng gặp chuyện đói kém, cãi cọ, lây bệnh...
- Số dư 5 (Tiểu Cát): Có tài, có lộc, buôn
bán có lời, mọi việc đều vui vẻ, hòa hợp, có bệnh cầu sẽ gặp thày gặp thuốc, sẽ
khỏi, người nhà đều mạnh khỏe. Đây là quẻ may mắn, rất tốt.
- Số dư 6 và 0 (Không
Vong): Bệnh tật, khẩu thiệt, vợ con ốm đau, mất trộm mất cắp.
Cầu tài không có lợi hay bị trái ý, xuất hành gặp hạn, việc quan phải đòn, gặp
ma quỷ cúng lễ mới an. Quẻ này xấu nhất trong sáu quẻ.
Ví dụ:
1. Quý vị định khởi sự
(công việc) vào lúc 10 giờ sáng (hoặc tối) ngày 12 tháng 10 (âm lịch). Cách
tính để biết giờ đó đi có được việc hay không như sau:
{(12 + 10 + 6) - 2} : 6
= ?
{(28) - 2} : 6 = ?
{26} : 6 = 4 dư 2
Tham chiếu với ước đoán
của Lý Thuần Phong thì số dư 2 thuộc
giờ Tốc Hỷ, cho kết quả: - Vạn sự may mắn, xuất hành được bình yên,
cầu quan được hanh thông, thuận lợi. Có tài có lộc, cầu sao được vậy, gặp thầy,
gặp bạn, gặp vợ (gặp chồng), nhiều việc vui mừng.
2. Quý vị định khởi sự
(công việc) vào lúc 12 giờ trưa (hoặc đêm) ngày
15 tháng 10 (âm lịch). Cách tính để biết giờ đó đi có được việc hay không như
sau:
{(15 + 10 + 1) - 2} : 6
= ?
{(26) - 2} : 6 = ?
{24} : 6 = 4 dư 0
Tham chiếu với ước đoán
của Lý Thuần Phong thì số dư 0 thuộc
giờ Không
Vong, cho kết quả: - Bệnh tật, khẩu thiệt, vợ con ốm đau, mất trộm mất cắp. Cầu tài không có
lợi hay bị trái ý, xuất hành gặp hạn, việc quan phải đòn, gặp ma quỷ cúng lễ
mới an.
&.
Thưa bạn!
Để độn quẻ đạt tới độ
như nhà thơ, nhà ứng dụng Kinh Dịch số 1 đất Hà thành: Nguyễn Thanh Lâm, hoặc
như soạn giả Lưu Xuân Thanh, phải là người có “tâm”, có “bản lĩnh” và
đặc biệt phải là người có “cơ duyên”
với Kinh Dịch mới “ngộ” được “Linh hồn
Kinh Dịch là thời và Kinh Dịch là hóa sinh, biến thiên, bất biến và vô lượng biến
dịch” (Nguyễn Thanh Lâm), thì độn quẻ mới giỏi, mới có độ chính xác cao.
Trong phép Độn Lục Nhâm
có sơ độn, trung độn, đại độn... Bài viết này lược soạn phép Độn Lục Nhâm đơn
giản nhất (sơ độn) cho chính người viết tự ứng dụng độn quẻ khi xuất hành, khởi
sự công việc. Nếu bạn có hứng với việc tự độn quẻ khi chuẩn bị khởi sự công
việc mà chưa biết Độn Lục Nhâm là gì thì bài ĐỘN LỤC NHÂM (sơ độn) này có thể
coi là “cẩm nang sơ đẳng” để ứng dụng.
*.
Hà Nội, 23 tháng 11.2016
ĐẶNG XUÂN XUYẾN
CƯỚI HỎI VÀ
NHỮNG KIÊNG
KỴ NÊN BIẾT
*
Hôn nhân là việc trọng
đại của đời người, ảnh hưởng đến sự hưng thịnh của gia đình và gia tộc, vì thể
người Việt Nam ta rất cẩn trọng trong việc chọn thời gian (tuổi tác, ngày tháng
năm...) tổ chức hôn lễ cho con cháu để tránh những rủi ro như hôn nhân tan vỡ,
hiếm muộn con cái, sự nghiệp của vợ chồng bế tắc…
Kiêng kỵ trong dân gian
thì rất nhiều và có những kiêng kỵ chúng tôi thấy thật sự không cần thiết vì
không phù hợp với lối sống hiện đại, vì thế, khi soạn bài CƯỚI HỎI VÀ NHỮNG
KIÊNG KỴ NÊN BIẾT, chúng tôi chỉ giữ lại những kiêng kỵ mà theo thiển nghĩ của
chúng tôi là “hợp lý”, phù hợp với niềm tin “có thờ có thiêng, có kiêng có
lành” của ông cha ta.
Hy vọng bài viết sẽ hữu
ích với bạn đọc.
*
Cách tính tuổi Kim Lâu
Dân gian có câu:
“Một, ba, sáu, tám Kim
Lâu
Dính vào sạt nghiệp vỡ
đầu còn may”
Vì thế, nhiều người vẫn
nghĩ tuổi Kim Lâu là tuổi âm lịch có con số đuôi là 1, 3, 6, 8. Ví như: 21, 23,
26, 28, 31, 33, 36, 38... nên cứ vào những năm đó là cấm tiệt những chuyện liên
quan tới hỷ sự. Đó là cách hiểu không đúng về cách tính tuổi Kim Lâu.
Cách tính tuổi Kim Lâu
được tính như sau:
Lấy tuổi nữ (tuổi âm
lịch) trừ đi 9, hoặc chia cho 9, số dư cuối cùng nhỏ hơn 9, chẳng hạn: là 1; 3;
6; 8 thì những năm đó là năm Kim Lâu.
Hóa giải vận xấu khi buộc phải cưới hỏi vào
năm Kim Lâu
Nếu vì lý do nào đó buộc
phải cưới vào năm Kim Lâu thì dân gian có cách hóa giải vận xấu của tuổi Kim
Lâu như sau:
1. Tổ chức cưới hỏi sau
ngày Đông Chí:
Không chỉ riêng ngày
cưới mà cả các ngày dạm ngõ, ăn hỏi... đều tiến hành sau ngày Đông Chí. Đây là
cách hóa giải tốt nhất cho việc cưới hỏi phạm vào tuổi Kim Lâu.
2. Tổ chức cưới hỏi sau
ngày sinh nhật của cô dâu
Cách hóa giải này ít
được dùng nhưng trong một số trường hợp đặc biệt, không thể đợi đến ngày Đông
Chí thì có thể tiến hành các việc dạm ngõ, ăn hỏi, cử hành hôn lễ sau ngày sinh
nhật (tính theo ngày âm lịch) của cô dâu.
Năm tuổi của cưới xin là những năm nào?
Theo tín ngưỡng dân gian
thì mỗi người sinh ra đều cầm tinh một con vật trong 12 con giáp. Và cứ sau 12
năm sẽ lại đến năm tuổi của mỗi người, ví dụ: Người tuổi Ngọ thì cứ đến năm Ngọ
là năm tuổi; người tuổi Thân thì cứ đến năm Thân là năm tuổi... Tuy nhiên,
trong lĩnh vực hôn nhân thì cách tính năm tuổi lại khác với thông lệ.
Cụ thể theo bảng sau:
TRAI TUỔI |
GÁI TUỔI |
TRÁNH CƯỚI VÀO NĂM |
Mùi Thân Dậu Tuất Hợi Tý Sửu Dần Mão Thìn Tỵ Ngọ |
Mão Dần Sửu Tý Hợi Tuất Dậu Thân Mùi Ngọ Tỵ Thìn |
Tý Sửu Dần Mão Thìn Tỵ Ngọ Mùi Thân Dậu Tuất Hợi |
Muốn có cuộc sống hôn
nhân hạnh phúc, thuận lợi thì nên tránh kết hôn vào những năm “tuổi” đã liệt kê
ở trên.
Mẹo hóa giải khi buộc phải cưới hỏi vào năm
tuổi
Vì lý do nào đấy mà buộc
phải kết hôn vào những năm tuổi thì dân gian có những cách hóa giải như sau:
1. Bán con cho Thần
Thánh:
Khi hai vợ chồng sinh
đứa con đầu lòng thì làm nghi lễ “bán con”, còn gọi là “bán cửa”, “bán khoán”,
ra đình, chùa, miếu, phủ.
Thường thì người ta hay
làm lễ “bán khoán” đứa trẻ cho Đức Ông, Mẫu hoặc Đức Thánh Trần vì dân gian tín
các vị thần ấy không những bảo vệ cho đứa trẻ mà còn ban phước cho đứa trẻ và
cho cả bố mẹ đứa trẻ được may mắn, an lành.
2. Cho con làm con nuôi
người khác:
Khi đứa con mới sinh ra
thì cho đi làm con nuôi (tất nhiên là đứa trẻ vẫn ở với cha mẹ để. Thủ tục cho
làm con nuôi chỉ là hình thức) hoặc là làm theo cách “bỏ đường bỏ chợ”.
Thường thì người ta chọn
những gia đình đông con, nhiều cháu, phúc đức nhiều đời, gửi làm con nuôi để
đứa trẻ được hưởng “hồng phúc” của cha mẹ nuôi, đồng thời cũng hóa giải cho
những vận hạn mà cha mẹ đứa trẻ có thể gặp phải.
Tìm tháng tốt - xấu cho con gái xuất giá
Tháng xuất giá cho con
gái có 2 điều tốt là tháng Đại lợi hoặc tháng Tiểu lợi và có 4 điều xấu cần
phải tránh là:
Phòng Phu chủ - Kỵ với người chồng
Phòng Thê chủ - Kỵ với người vợ
Phòng Công cô - Kỵ với cha mẹ chồng
Phòng Nhạc thân- Kỵ với
cha mẹ vợ
BẢNG XẤU - ĐẸP THÁNG XUẤT GIÁ (trang blog Đặng
Xuân Xuyến)
Theo bảng trên thì đẹp
nhất là cưới vào tháng Đại Lợi, sau đến tháng Tiểu Lợi (là tháng Phòng Mai
nhân) nhưng muốn dùng tháng Tiểu Lợi thì mối lương duyên đó phải không có do
mai mối. Nếu trai, gái mồ côi thì có thể cưới hỏi vào các tháng Phòng Công cô
hoặc Phòng Nhạc thân. Còn các tháng thuộc Phòng Phu chủ (người chồng), Phòng
Thê chủ (người vợ) thì tuyệt đối không tiến hành các việc liên quan tới hỉ sự.
Cưới xin cần tránh những ngày nào?
Cưới xin kỵ tổ chức vào
những ngày xấu như Nguyệt Kỵ, Vãng Vong, Hoang Vu, Không Phòng, Nguyệt Đối,
Nguyệt Yểm, Tu La, Tam Nương... Cưới hỏi vào những ngày này, chủ việc cô đơn,
hạnh phúc không bền, hôn nhân dễ gãy đổ....
Ngày Nguyệt Kỵ là những
ngày: 05, 14 và 23.
Ngày Tam Nương là những
ngày: 03, 07, 13, 18, 22, và 27
Các ngày xấu khác được
liệt kê theo các bảng sau:
Bảng 1: Các ngày xấu theo tháng (âm lịch)
Bảng 2: Các ngày xấu
theo bốn mùa
Trong những ngày xấu
được liệt kê ở bảng 1, thì những ngày Tu La Cướp Giá có thể tiến hành hôn lễ
được, tuy nhiên nên thật cẩn thận trên đường khi rước dâu về nhà trai.
Chọn ngày giờ Hoàng Đạo cho cưới xin như thế
nào?
Cưới xin là việc trọng
đại của đời người, ảnh hưởng tới sự hưng thịnh của gia đình, dòng tộc nên người
Việt ta rất cẩn trọng trong việc chọn ngày, kén giờ cho các việc hỷ sự. Đó là
những ngày Hoàng Đạo, giờ Hoàng Đạo, là khung thời gian (ngày, giờ) được các vị
thần (các sao) tốt, thiện tâm chủ trực, thường ban phước lành, may mắn nên dân
gian tín dùng cho các việc trọng đại, để cầu may, rước phúc.
Ngày Hoàng Đạo là các
ngày Trực Trừ, Nguy, Định, Chấp, Thành, Khai, gồm các sao: Thanh Long, Minh
Đường, Kim Đường, Ngọc Đường, Tư Mệnh, Kim Quỹ, Thiên Đức, Nguyệt Đức. Trong đó,
các sao: Thanh Long, Minh Đường, Kim Quỹ, Thiên Đức là những sao tốt, rất lợi
cho hỷ sự.
Cách chọn ngày, giờ đẹp
(Hoàng Đạo) cho cưới hỏi được tiến hành theo trình tự: Sau khi đã tìm được
tháng tốt cho việc xuất giá, người ta sẽ căn cứ vào tháng dự định tổ chức lễ
cưới để chọn các ngày Hoàng Đạo (bảng 3).
Bảng 3: Coi ngày xấu đẹp theo
tháng (âm lịch)
Từ kết quả đã chọn ở
bảng 3, đối chiếu với bảng 1 và bảng 2 để loại bỏ những ngày không tốt cho cưới
hỏi, rồi tra Lịch Vạn Niên xem đó là ngày Trực gì? có sao đẹp nào? Nếu là ngày
Trực Định, Khai, Thành, có sao Thanh Long, Minh Đường, Kim Quỹ thì đó là những
ngày đẹp, rất tốt cho việc cưới hỏi. Ngày đã ấn định chọn làm ngày cưới hỏi,
nếu thêm được sao Thiên Đức thì đẹp càng thêm đẹp. Cách tính ngày có sao Thiên
Đức như sau: Bắt đầu là tháng Giêng, xuôi đến tháng Chạp là cuối cùng, theo thứ
tự: Tỵ, Mùi, Dậu, Hợi, Sửu, Mão, Tỵ, Mùi,
Dậu, Hợi, Sửu, Mão.
Sau khi đã ấn định ngày
cưới hỏi, người ta sẽ chọn giờ lành để tiến hành hỷ sự theo bảng 4: Các
giờ Hoàng Đạo trong ngày, như sau:
12 GIỜ |
NGÀY THEO ĐỊA CHI |
|||||
TÝ - NGỌ |
SỬU - MÙI |
DẦN - THÂN |
MÃO - DẬU |
THÌN - TUẤT |
TỴ - HỢI |
|
Giờ Tý (23-01) |
KIM QUỸ |
Thiên Hình |
THANH LONG |
TƯ MỆNH |
Thiên Lao |
Bạch Hổ |
Giờ Sửu (01-03) |
KIM ĐƯỜNG |
Chu Tước |
MINH ĐƯỜNG |
Câu Trần |
Nguyên Vũ |
NGỌC ĐƯỜNG |
Giờ Dần (03-05) |
Bạch Hổ |
KIM QUỸ |
Thiên Hình |
THANH LONG |
TƯ MỆNH |
Thiên Lao |
Giờ Mão (05-07) |
NGỌC ĐƯỜNG |
KIM ĐƯỜNG |
Chu Tước |
MINH ĐƯỜNG |
Câu Trần |
Nguyên Vũ |
Giờ Thìn (07-09) |
Thiên Lao |
Bạch Hổ |
KIM QUỸ |
Thiên Hình |
THANH LONG |
TƯ MỆNH |
Giờ Tỵ (09-11) |
Nguyên Vũ |
NGỌC ĐƯỜNG |
KIM ĐƯỜNG |
Chu Tước |
MINH ĐƯỜNG |
Câu Trần |
Giờ Ngọ (11-13) |
TƯ MỆNH |
Thiên Lao |
Bạch Hổ |
KIM QUỸ |
Thiên Hình |
THANH LONG |
Giờ Mùi (13-15) |
Câu Trần |
Nguyên Vũ |
NGỌC ĐƯỜNG |
KIM ĐƯỜNG |
Chu Tước |
MINH ĐƯỜNG |
Giờ Thân (15-17) |
THANH LONG |
TƯ MỆNH |
Thiên Lao |
Bạch Hổ |
KIM QUỸ |
Thiên Hình |
Giờ Dậu (17-19) |
MINH ĐƯỜNG |
Câu Trần |
Nguyên Vũ |
NGỌC ĐƯỜNG |
KIM ĐƯỜNG |
Chu Tước |
Giờ Tuất (19-21) |
Thiên Hình |
THANH LONG |
TƯ MỆNH |
Thiên Lao |
Bạch Hổ |
KIM QUỸ |
Giờ Hợi (21-23) |
Chu Tước |
MINH ĐƯỜNG |
Câu Trần |
Nguyên Vũ |
NGỌC ĐƯỜNG |
KIM ĐƯỜNG |
(Lưu ý: Những chữ
in hoa là giờ Hoàng ðạo (TƯ MỆNH, THANH LONG...); những chữ in thường là giờ
Hắc ðạo (Nguyên Vũ, Bạch Hổ, Câu Trần....).
Có nên cưới hỏi vào những ngày Bất Tương?
Một số trang web chuyên
về văn hóa tâm linh cho rằng ngày Bất Tương là ngày đại kiết, dựng vợ gả
chồng vào những ngày này thì thật tuyệt vời, sẽ chẳng phải lo lắng bất cứ điều
gì. Các trang web trên đưa ra luận cứ rất trừu tượng, khiên cưỡng: “Âm Dương bất tương: Can Dương (+) hòa hợp
với Chi Âm (-) thì tốt cho cả nam lẫn nữ.”, để khẳng định: Ngày Bất Tương
là ngày đại kiết, tuyệt đẹp cho muôn việc, nhất là việc cưới hỏi.
Nếu đã dùng Âm Dương của
Can Chi để lý giải thế nào là ngày Bất Tương thì phải căn cứ vào nguyên lý của
Âm Dương là cùng dấu thì đẩy, trái dấu thì hút, để lý giải căn nguyên nào dẫn
đến sự khác biệt giữa “Can Dương (+) hòa
hợp với Chi Âm (-)” với “Can Âm (-)
phối hợp Chi Dương (+)”, mà lại cho kết quả đối lập: tương hợp > < cụ tương
(kỵ - khắc)? Và ngay trong nhiều trường hợp, ngày cũng thuộc “Can Dương (+) hòa hợp với Chi Âm (-)”
nhưng tại sao những ngày như thế lại không xếp vào ngày Bất Tương như các trang
web đã liệt kê? Các trang web đó không lý giải (được) điều đó, và cũng không
chỉ ra: Phải căn cứ vào đặc tính và lý tính (Âm Dương Ngũ Hành) của ngày (Bất
Tương) để xem ngày đó có phạm vào ngày kỵ cưới hỏi? có đẹp cho hỷ sự? có hợp
với tuổi của cô dâu, chú rể?. Và nữa, sự bất nhất, sai lệch về các ngày Bất
Tương giữa các trang web, giữa các bài ngay trong cùng một trang web thì độ
“tin cậy” của những bài viết đó là con số không.
Chúng tôi tán đồng quan
điểm của nhà ứng dụng kinh dịch Nguyễn Thanh Lâm, khi ông giải thích về ngày
Bất Tương: “Bất Tương là không hợp nhau,
không hội kiến được với nhau, Trời nói đằng Trời, Đất nói đằng Đất, chả bao giờ
gặp nhau cả. Bất Tương về dịch thì trên dịch Càn dưới dịch Cấn của Độn là trốn,
không thể hợp nhau được nên ngày này không thể tiến hành các việc trọng đại như
làm nhà, cưới hỏi, khai trương.”.
Chúng tôi thì cho rằng:
ngày Bất Tương có ngày đẹp, ngày xấu nên không thể tín ngày Bất Tương như một
số trang web chuyên về văn hóa tâm linh đã khuyến cáo để tránh những xui xẻo,
không may đến với đôi vợ chồng mới. Theo quan điểm của chúng tôi, khi chọn ngày
cưới hỏi, cần gạt bỏ những ngày Bất Tương ra khỏi danh sách lựa chọn để việc
chọn ngày được chuẩn tín hơn.
Kiêng cưới hỏi vào tháng 7 âm lịch
Theo tín ngưỡng của dân
gian thì tháng 7 (âm lịch) gọi là tháng cô hồn vì tháng này Diêm Vương ra lệnh
mở Quỷ Môn Quan cho các cô hồn, ma quỷ được thoát về dương thế và các cô hồn,
ma quỷ đó buộc phải trở lại địa ngục trước 12 giờ đêm của ngày Rằm tháng 7. Vì
thế, tháng 7 âm lịch, nhất là những ngày nửa đầu của tháng, âm khí rất mạnh,
nếu tiến hành các việc lớn, hỷ sự như tậu nhà, khai trương, cưới hỏi... sẽ thu
hút các vong hồn đến phá phách, gây bất lợi cho gia chủ.
Hơn nữa, theo truyền
thuyết dân gian thì tháng 7 âm lịch là tháng Ngưu Lang - Chức Nữ (vợ chồng
Ngâu), gắn với chuyện tình duyên trắc trở, bi ai của Ngưu Lang - Chức Nữ, khiến
trời đất cảm thương, cũng âm u, mưa dầm rả rích suốt tháng. Cưới hỏi vào những
ngày này không thuận về thời tiết còn e vận tình duyên bi ai của vợ chồng Ngâu
vào Tân Lang - Tân Nương nên việc hỷ sự cần tránh tiến hành vào tháng “Ngâu”
này.
Người ta kiêng cưới hỏi
hoặc làm các việc hệ trọng vào tháng 7 âm lịch là vì những lý do như thế.
Kiêng cưới vào ngày Mùng 1 hoặc ngày Rằm
Theo tín ngưỡng dân gian
thì ngày Mồng Một và ngày Rằm là ngày lễ của Phật, là ngày linh thiêng nên cần
tránh mọi sự “uế tạp”. Nếu cưới vào những ngày này sẽ đem đến những xui xẻo về
đường con cái, thậm chí giảm tuổi thọ của Tân Lang - Tân Nương vì đã phạm vào
đại kỵ là làm “chuyện ấy” (tân hôn) vào những ngày cần phải giữ gìn sự thanh
tịnh cả thể xác lẫn tâm hồn.
Một lý do nữa là theo sự
đúc kết kinh nghiệm của cổ nhân thì vào những ngày trăng tròn (ngày Rằm), tâm
sinh lý của con người có nhiều ức chế, xáo trộn, dễ dẫn đến những hành vi tiêu
cực như trộm cắp, đánh nhau, tự tử… khiến cổ nhân phải than rằng: “Nguyệt viên nhân khuyết” (Trăng tròn
người khuyết - khi trăng tròn thì con người rất dễ mất mạng). Vì thế mà tín
ngưỡng dân gian đã đưa ra kiêng kỵ việc cưới hỏi vào những ngày này.
Kiêng kỵ với mẹ chồng
Theo nghi lễ cưới hỏi
dân gian thì mẹ chồng chỉ được tới nhà cô dâu làm lễ xin dâu. Còn lúc đón dâu,
mẹ chồng phải tránh mặt để mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu sau này không bị mâu
thuẫn.
Khi đám rước dâu về đến
đầu ngõ, mẹ chồng sẽ cầm bình vôi hoặc chùm chìa khóa lánh mặt đi chỗ khác. Dân
gian tín rằng, bình vôi hoặc chùm chìa khóa là biểu tượng của tài sản trong nhà
nên việc nắm bình vôi hoặc chùm chìa khóa là biểu tượng mẹ chồng tiếp tục nắm
giữ tài sản, để tài lộc gia đình được sinh sôi nảy nở. Khi con dâu làm lễ gia
tiên nhà chồng xong, hai họ đã yên vị thì mẹ chồng mới xuất hiện để đi chào và
cảm ơn hai họ.
Người ta kiêng như thế
để tránh mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu sau này bị mâu thuẫn.
Kiêng kỵ với cô dâu
Vào ngày cưới, cô dâu
phải ngồi trong phòng kín, tuyệt đối không để họ hàng nhà trai thấy mặt trước
khi chú rể vào đón. Khi theo chú rể về nhà chồng, cô dâu cũng tuyệt đối không
được quay đầu lại hoặc tỏ ra quyến luyến, khóc lóc với mẹ đẻ. Người ta kiêng
như vậy để tránh việc duyên lành bị gãy đổ, cô dâu không chu toàn với chồng,
với gia đình nhà chồng.
Trong trường hợp, cô dâu
đang mang bầu thì khi về đến nhà chồng phải đi vòng ra cửa sau để vào nhà, nếu
nhà chồng không có cửa sau thì cô dâu phải trèo tường hoặc bước qua một chiếc
chậu bồ kết nướng với than hồng, để xua đuổi điều xui xẻo, tuyệt đối không được
đi vào từ cửa chính vì sẽ làm cho tài lộc nhà chồng bị ảnh hưởng.
Kiêng kỵ với mẹ cô dâu
Trong ngày cưới, người
ta kiêng để mẹ cô dâu xuất hiện khi đoàn rước dâu chuẩn bị đưa dâu về nhà chồng
vì sợ tình mẫu tử làm quyến luyến cô dâu, nước mắt của cô dâu hay của người mẹ
trong ngày cưới cũng đều không tốt cho hạnh phúc đôi lứa nên khi đó, mẹ cô dâu
phải lánh mặt.
Cũng có nơi kiêng cả
việc bố cô dâu đưa con gái về nhà chồng vì quan niệm, con gái đã gả bán cho nhà
chồng thì phúc phận của người con gái phục thuộc vào hồng phúc nhà chồng nên
người bố tránh đưa con gái về nhà chồng để giữ cho hạnh phúc con cái không bị
vía của gia đình bố mẹ đẻ ảnh hưởng.
Kiêng kỵ với phòng tân hôn
Phòng tân hôn là phòng
ngủ của đôi vợ chồng, là nơi quan trọng để hai vợ chồng bắt đầu một cuộc sống
mới, vì vậy tránh trang trí các vật dụng sắc nhọn, các cây có gai dễ tạo ra “âm
khí” làm hòa khí vợ chồng bị ảnh hưởng. Tuyệt đối không cho người “vía nặng”
như: góa chồng, hôn nhân trục trặc, hiếm muộn con cái, đang có tang hoặc đang
mang thai... bước vào phòng tân hôn, để giữ may mắn về tình yêu, về đường con
cái cho đôi vợ chồng trẻ.
Giường cưới phải là
giường mới, không dùng giường cũ, không cho người khác ngồi trên giường tân hôn
để giữ lộc, giữ may mắn cho vợ chồng mới.
Người được chọn trải
giường tân hôn phải là người phụ nữ đã có gia đình, con cái đuề huề, có “cả
nếp, cả tẻ”, làm ăn phát đạt. Nếu mẹ chồng có đủ những tiêu chuẩn trên thì có
thể trải giường cưới.
Trang trí xong giường
cưới, người ta sẽ khép cửa phòng lại và không cho bất kỳ ai vào trong đó. Khi
đoàn rước dâu về tới nhà, cô dâu chú rể sẽ là người đầu tiên vào phòng tân hôn,
sau đó mới đến họ hàng, bè bạn.
Hình thức cưới chạy tang trong dân gian
Vận áo xám là vận rất
xấu nên người ta kiêng kỵ rất kỹ trong nhiều việc, nhất là những việc hỷ sự như
cưới hỏi, về nhà mới, khai trương cửa hàng... Thời gian cư tang là 3 năm nếu là
con cái chịu tang bố mẹ, 1 năm nếu là cháu chịu tang ông bà,... Trong thời gian
cư tang, người ta tránh mọi việc hỷ sự, nhất là việc cưới hỏi.
Hình thức cưới chạy tang
xuất phát từ tục kiêng kỵ này: Khi nhà có người ốm sắp mất mà hai gia đình đã
có cơi trầu dạm ngõ, hoặc đã có sự “qua lại thăm hỏi” thì nhà trai mang lễ vật
sang nhà gái xin cưới. Đám cưới được tiến hành nhanh chóng, khách dự là người
ruột thịt và bạn bè thật thân thiết của cô dâu chú rể.
Trường hợp ngày cưới đã
được ấn định nhưng đột ngột có người nhà mất thì cũng dùng hình thức cưới chạy
tang: gia đình không phát tang mà tiến hành gấp lễ xin dâu, rồi cưới nhanh.
Cưới xong, mới được phát tang.
*
Như trên chúng tôi đã
viết: Kiêng kỵ trong dân gian thì rất nhiều và có những kiêng kỵ chúng tôi thấy
thật sự không cần thiết vì không phù hợp với lối sống hiện đại, vì thế, khi
soạn bài CƯỚI HỎI VÀ NHỮNG KIÊNG KỴ NÊN BIẾT, chúng tôi chỉ giữ lại những kiêng
kỵ mà theo thiển nghĩ của chúng tôi là “hợp lý”, phù hợp với niềm tin “có thờ
có thiêng, có kiêng có lành” của ông cha ta.
Nếu quý bạn đọc chưa “an
tâm”, cần cẩn trọng hơn, có thể gõ google để tra tìm thêm những kiêng kỵ mà bài
viết của chúng tôi không (chưa) đề cập đến.
*.
Hà Nội, 27 tháng 08 năm
2017
ĐẶNG XUÂN XUYẾN
NGƯỜI SÁT
ÂM LÀ NGƯỜI
NHƯ THẾ NÀO
*
Theo tín ngưỡng dân gian thì người Sát
Âm là người có thể nhìn thấy người âm, thậm chí nghe được người âm nói chuyện
nhưng không giao tiếp (trò chuyện) được với người âm. Điểm đặc biệt ở người Sát
Âm là dễ bị các âm linh mượn xác để nhập vong. Còn những người hoặc "có
cốt tiên" (là những “tiên cô tiên cậu”, những "nguyên thần"... ở
cõi Trời vì lý do nào đó mà đầu thai chuyển kiếp xuống cõi Trần), hoặc là
"người của Tứ Phủ", có số "Mở Phủ Trình đồng" thì có thể
giao tiếp với người âm, thậm chí còn tương tác tình cảm (ái, ố, hỉ, nộ) với
người âm như hai người ở cùng một cõi.
Ngoại trừ những người có khả năng giao
tiếp ngôn ngữ nói với người âm - là nhóm người rất ít trong xã hội, có thể
chuyện trò, tương tác với người âm như 2 người đang sống mà không lo sợ sẽ bị
người âm "bắt hồn" về cõi Âm ti - Địa phủ, ví như giấc mơ trong câu
chuyện sau:
"Hoảng hốt thấy tủ sách cạnh cầu thang không còn. Nhìn vào thì phòng
trống trơn. Định lên tầng thì một nhóc trai trong xó nhà vọt chạy. Đuổi theo
nhưng không kịp, quay về lại thấy bố con anh Quý cùng 1 thanh niên đang dọn
phòng.
Định đi ngủ thì 5 thanh niên vào chào tạm biệt.
Hỏi: - Các cậu là ai?
Áo đen trả lời: - Quấy quả anh đủ rồi.
Áo vàng cười nhạt: - Anh tò mò thế.
Giật mình hỏi: - Là mấy vong vẫn trêu tôi?
Áo trắng toét miệng: - Biết làm gì?
Sợ quá, tỉnh giấc. Ngó đồng hồ: 3 giờ 45.
Người mệt nên mơ vậy?
Ghi lại để kiểm chứng."
- thì những người khác (số đông trong xã
hội) như: người Sát Âm, người không thuộc người Sát Âm, cũng không thuộc người
"cốt tiên", không thuộc "người Tứ phủ" sẽ không thể trò
chuyện với người âm. Trong giấc mơ gặp người âm, những người thuộc nhóm này
không chuyện trò, tương tác được với người âm mà chỉ có thể hoặc người âm nói
còn người dương nghe, hoặc người dương nói còn người âm nghe, hoặc có những
tương tác về hành động nhưng tuyệt không có trao đổi về ngôn ngữ nói giữa 2
người, ví như giấc mơ trong câu chuyện dưới đây:
"Đêm qua, khi lơ mơ ngủ thấy lởn vởn bóng người ngồi xuống giường, cười
lẳng lơ, tình tứ lắm. Tự dưng lại có ý thích kỳ quặc: muốn hôn người âm xem cảm
giác thế nào, liền nháy mắt, mời gọi. Khuôn mặt xinh xinh cúi xuống, phả làn
hơi lạnh ẩm ướt vào mặt, liền giật mình hoảng hốt: nếu bị hút hết dương khí thì
sao? liền đẩy khuôn mặt đó ra nhưng không được. Bực, chửi: - "Mẹ mày! Muốn
đọa xuống chín tầng địa ngục à!". Khuôn mặt đó liền nhòa đi rồi biến mất.
Tỉnh giấc, không biết là mơ hay đã gặp người âm thật.
Từ sáng đến giờ, thi thoảng nghĩ đến giấc mơ vẫn thấy lạnh người."
nên nếu ai đó trong nhóm người này
"đột nhiên" có cuộc giao tiếp bằng ngôn ngữ nói với người âm thì
người đó đã "bị âm linh bắt hồn", sự sống chỉ còn được tính theo
ngày, theo tháng.
Cũng lưu ý rằng, môn Tử Vi Trung Quốc có
sao Âm Sát, là sao của linh giới thuộc nguyệt hệ, chỉ đóng ở các cung: Dần, Tí,
Tuất, Thân, Ngọ, Thìn, được an theo tháng, thứ tự an như sau: 1 (7): Dần, 2
(8): Tí, 3 (9): Tuất, 4 (10): Thân, 5 (11): Ngọ, 6 (12): Thìn. Sao Âm Sát không
thuận cho cuộc sống của người phàm tục nên Âm Sát đóng ở đâu sẽ đem đến những
cản trở, những phiền toái, thậm chí là bất hạnh cho nơi Âm Sát cư trú. Ví dụ:
Âm Sát đóng tại Điền Trạch thì nhà cửa thường có ma quỷ. Âm Sát đóng tại Quan
Lộc thì hay dính vào mê muội mà phá nát sự nghiệp, gia đình. Âm Sát đóng tại
Phu Thê thì hôn nhân dễ gặp cảnh âm dương cách biệt. Âm Sát đóng tại Thiên Di
thì thường là người cô độc, ngại giao tiếp, mê muội với những chuyện hư ảo...
Tử Vi Việt Nam không có sao Âm Sát nhưng
trong tín ngưỡng của người Việt thì có người Sát Âm, đó là những người thường
không may mắn trong cuộc sống, hay gặp những chuyện nằm ngoài khả năng chế ngự
của con người.
Người Sát Âm có thể là người “yếu bóng
vía” nhưng không hẳn tất cả những người Sát Âm đều là người “yếu bóng vía”.
*.
Hà Nội, ngày 26 tháng 05-2021
ĐẶNG XUÂN XUYẾN
BÀN THÊM VỀ CÂU
'TAM NAM BẤT PHÚ'
*
Năm 2012, khi viết "Mạn Đàm Về Câu "Tam Nam Bất Phú",
tôi có đưa ra vài ý kiến:
"Qua kiểm chứng những gia đình có 3
anh em trai (chỉ 3 anh em trai rất hiếm gặp, mà cơ bản có thêm chị em gái) tôi
thấy thường sảy ra (ít nhất là 2/3) các tình huống
- Bất hòa trong gia đình, kể cả sau này
khi 3 anh em trai đã yên bề gia thất.
- Tai họa xảy ra cho 1 trong 3 người con
trai: Nặng thì có người chết sớm (thường là chết trẻ, chưa có con cái), nhẹ thì
bị tàn tật như thối tai, què chân hoặc những chứng bệnh nan y khó chữa..
- Đường hôn nhân của 1 trong 3 anh em
trai gặp phải trắc trở, thiếu may mắn, không được trọn vẹn.
Có lẽ, đây mới là điều mà cổ nhân đúc
kết: Nhà có 3 anh em trai thì khó có được sự phú quý, phúc thọ.
Tôi đã vào google để tra cứu những “liên
quan” về câu ngạn ngữ TAM NAM BẤT PHÚ nhưng rất tiếc, kể cả làm thế nào để cải
“Tam nam bất phú” cũng không tìm được
nên đành mạo muội đưa ra đề xuất như sau:
- Ba anh em trai nên sống xa nhau (về
khoảng cách địa lý), càng xa càng tốt.
- Bố mẹ nên nhận một người con trai làm
nghĩa tử, hoặc nếu bố mẹ khuất bóng rồi thì ba anh em cùng nhận thêm một anh
hoặc em trai kết nghĩa.
- Nên làm con nuôi dòng họ khác (gia
đình nghĩa phụ phải có con trai) để tránh cảnh huynh đệ tương tàn và đem lại
may mắn cho bản thân.
- Lấy đức để cải số.
Vài dòng tản mạn về câu thành ngữ: TAM
NAM BẤT PHÚ, hy vọng sẽ nhận được chỉ giáo của mọi người để câu thành ngữ TAM
NAM BẤT PHÚ không còn là nỗi ám ảnh, hãi sợ của nhân gian..."
Thời điểm đó chưa có tác giả nào lý giải
về quan niệm của cổ nhân với câu "Tam
nam bất phú" hiểu (tác họa cụ thể) như thế nào nên những luận giải của
tôi chỉ dựa vào những chiêm nghiệm cá nhân khi tôi tự quan sát, tự khảo cứu gần
một trăm gia đình có 3 anh em trai mà tôi được nghe, được biết.
Những kết luận tôi đã tổng kết trong bài
viết “Mạn Đàm Về Câu "Tam Nam Bất
Phú"” có phần còn "quá nhẹ" nếu đem đối chiếu với những
trường hợp đặc biệt dưới đây:
1 - Tai họa
xảy ra cho 1 trong 3 người con trai: Nặng thì có người chết sớm (thường là chết
trẻ, chưa có con cái), nhẹ thì bị tàn tật như thối tai, què chân hoặc những
chứng bệnh nan y khó chữa...
Trường hợp này nếu đem đối chiếu với anh
em ông Dương Chí Dũng - Dương Tự Trọng thì trời xanh đã quá "nghiệt
ngã" khi thẳng tay giáng đại họa xuống anh em nhà ông Dương Chí Dũng, biến
“chuyện” của anh em họ thành bi kịch gia đình chỉ vì hai chữ "Tam Nam":
Dương Chí Dũng (nguyên là Cục trưởng Cục
Hàng hải) và Dương Tự Trọng (nguyên là Phó Giám đốc Công an thành phố Hải
Phòng), là những người có địa vị trong xã hội nhưng số phận của anh em nhà họ
Dương lại cực kỳ bi đát: Người anh bị tử hình, người em lĩnh án 16 năm tù giam,
gia đình ly tán, khốn đốn. Không ít người ngậm ngùi cho anh em họ, nhất là
người em Dương Tự Trọng đa tài, trọng tình trọng nghĩa. Người ta truy tìm căn
nguyên dẫn đến “đại nạn” chết người đó nhưng đều không tìm được câu trả lời
thỏa đáng. Và rồi người ta đành tặc lưỡi: Âu đó là số phận, là ý Trời.
Vâng! Nếu tin theo thuyết Định Mệnh thì
đó là ý Trời, là sự sắp đặt của Thiên Mệnh mà con người chỉ là những số phận đã
được lập trình sẵn, sẽ bất khả kháng, vô
thức mà tuân thủ. Và nếu biết được dưới 2 ông Dương Chí Dũng và Dương Tự Trọng,
còn có một người em trai mất sớm do tai nạn giao thông thì những người tin vào
thuyết Thiên Mệnh sẽ đỡ mất công vò đầu bứt trán để tìm câu trả lời tại sao đại
họa lại rơi vào gia đình ông Dương Tự Trọng. Câu “Tam nam bất phú” đã linh nghiệm để giải thiêng tất cả những gì nhà
họ Dương đã được hưởng phúc. Từ một gia đình thuộc diện “danh gia vọng tộc”,
thoáng chốc họ trắng tay, trở thành “những kẻ tội đồ”.
2. - Đường
hôn nhân của 1 trong 3 anh em trai gặp phải trắc trở, thiếu may mắn, không được
trọn vẹn.
Ở trường hợp này nếu đem đối chiếu với
ba anh em trai nhà danh hài Võ Hoài Linh thì "họa" đó quá bé nhỏ so
với những gì mà anh em nhà danh hài đang phải hứng chịu:
Nghệ sĩ hài Hoài Linh, tên đầy đủ là Võ
Nguyễn Hoài Linh, sinh năm 1969, là con trưởng của một gia đình có 6 anh chị em
(3 trai, 3 gái). Là người tài danh và giàu có nhưng cuộc sống hôn nhân của Hoài
Linh cũng gặp những phiền muộn không ai muốn có: Ly thân rồi ly hôn sau một
thời gian chung sống. Trở về Việt Nam phát triển sự nghiệp, gặp Mr.Đàm (sinh
năm 1971), khi anh chàng “thợ cắt tóc” Huỳnh Minh Hưng chuyên hát lót trong các
chương trình ca nhạc, đang cố bắt chước cho thật giống cách lấy hơi nhả chữ và
thần thái của diva Thanh Lam, để lấn chân vào “Sô Bít” Việt, “chàng” danh hài
họ Võ tên Linh đã đem lòng cảm mến đặc biệt, rồi bỏ công bỏ của "đầu tư"
để tạo nên một Đàm Vĩnh Hưng ca sĩ với những ca khúc nghe vừa lạ vừa quen, vừa
đủ để gây ấn tượng mới mà lạ với khán thính giả: Bình minh sẽ mang em đi, Tình
ơi xin ngủ yên, Một trái tim
tình si ...
Từ "hiện tượng Bình minh sẽ mang
em đi...", Đàm Vĩnh Hưng vụt sáng thành ngôi sao, sở hữu lượng fan hùng
hậu và được các fan cuồng phong tặng những mỹ từ: “Mít Tơ Đàm”, "Ông hoàng
nhạc Việt"... Từ đấy, hễ nhắc tới Đàm Vĩnh Hưng là khán thính giả sẽ nhắc
đến Võ Hoài Linh với trầm trồ câu phương ngữ: "Chỉ có đàn ông mới thật sự đem lại hạnh phúc cho đàn ông!"
Rồi người em trai út của anh, ca sĩ
Dương Triệu Vũ, sinh năm 1984, đẹp trai, hát hay, cũng từng đăng đàn bố cáo
trước cư dân mạng về tình cảm anh (Dương Triệu Vũ) dành cho Đàm Vĩnh Hưng
"có lẽ là tình yêu", còn
nồng ấm hơn tình tri kỉ và tuyên bố “không
có ý định lấy vợ”.
Một gia đình có 3 người con trai mà tới
2 người gặp những trái ngang, trắc trở trong hôn nhân truyền thống thì quả thật
tạo hóa đã quá nghiệt ngã với 3 anh em nhà họ Võ.
Chưa dừng lại chuyện hôn nhân gặp trắc
trở, trái ngang thì những lùm xùm trên mạng gần đây về Hoài Linh lại giáng
những đòn chí mạng vào người con trai trưởng của gia đình họ Võ. Chưa thoát ra
khỏi những cáo buộc của bà Nguyễn Phương Hằng (vợ của ông Huỳnh Uy Dũng, chủ sở
hữu Khu du lịch Đại Nam) về mối quan hệ có nhiều nghi vấn cộng sinh với
"thần y" Võ Hoàng Yên, người đang bị cư dân mạng quy tội là lừa đảo,
gạt tiền, giết người,... thì Võ Hoài Linh lại dính tiếp những tố cáo "lợi
dụng tự do tín ngưỡng" để hầu đồng trục lợi, làm biến tướng đạo thờ Mẫu
của người Việt. Đặc biệt, những cáo buộc "ám chỉ" của bà Ma Sơ Vui Vẻ
(Nguyễn Thị thu Hương) tố "H.L là
con bóng già, bóng chúa, nuôi hơn 20 trai đẹp trong nhà bắt phục dịch tình dục
để thỏa mãn dục tính mới giới thiệu cho bước chân vào "sô bít"..."
có sức công phá cực mạnh, làm cộng đồng mạng sôi sục. Sóng trước chưa lặng,
sóng sau đã dồn dập trào đến, cư dân mạng lại tiếp tục tố Hoài Linh "cố ý chiếm đoạt gần 14 tỷ đồng của các nhà
hảo tâm quyên góp cứu trợ khẩn cấp đồng bào miền Trung bị bão lũ"...
Sự nghiệp và danh tiếng của Hoài Linh đang đứng trước nguy cơ bị nhấn chìm
trong những làn sóng lên án, tẩy chay ngày càng cao của cộng đồng mạng.
3. Những đề xuất "hóa giải" vận xấu khi rơi vào thế "Tam nam bất phú" đề cập trong bài “Mạn Đàm Về Câu "Tam Nam Bất Phú"”
như:
"- Ba anh em trai nên sống xa nhau
(về khoảng cách địa lý), càng xa càng tốt.
- Bố mẹ nên nhận một người con trai làm
nghĩa tử, hoặc nếu bố mẹ khuất bóng rồi thì ba anh em cùng nhận thêm một anh
hoặc em trai kết nghĩa.
- Nên làm con nuôi dòng họ khác (gia
đình nghĩa phụ phải có con trai) để tránh cảnh huynh đệ tương tàn và đem lại
may mắn cho bản thân.
- Lấy đức để cải số."
sẽ tác động tích cực không nhiều và cũng
rất khó để nhìn thấy nhân quả báo ứng cụ thể bởi mỗi người (chúng sinh) đều
phải tuân thủ nghiêm ngặt những khắc chế của luật Nhân Quả, đều phải tự chịu
trách nhiệm với những việc đã làm từ các tiền kiếp. Câu "Đức năng thắng số" có giá trị rất
lớn trong việc giáo dục con người hướng thiện, hành thiện nhưng những việc
thiện ấy có góp phần cải số được không? cải số được nhiều hay ít thì không chỉ
phụ thuộc vào những việc tích đức hành thiện đã làm tại kiếp này, mà còn phụ
thuộc vào phúc báo được hưởng hay nghiệp quả phải trả ở kiếp này của mỗi người.
Vì thế, cũng đừng nên mong phúc báo nhãn tiền khi làm việc thiện mà hãy cứ dốc
lòng làm việc thiện, coi việc tích đức hành thiện như việc đem lại niềm vui nho
nhỏ cho mình, cho người, cho cuộc sống thêm đáng yêu thì rồi tới một ngày sẽ
tích tiểu thành đại, những việc thiện của quý vị sẽ thành công quả!
4. Lời
kết:
Việc người viết nhắc tới gia đình ông
Dương Tự Trọng và danh hài Võ Hoài Linh cùng những người thân của ông Võ Hoài
Linh trong bài viết, hoàn toàn không có ý khơi lại nỗi đau hay làm tổn thương
tới bất kỳ ai mà chỉ mượn những chuyện buồn đó (đã xuất hiện dày đặc trên các
trang báo mạng) để cùng bạn đọc dùng yếu tố văn hóa tâm linh thử luận giải sự
linh ứng (nếu có) của câu "Tam nam
bất phú" sẽ tác họa tới số phận của con người trong vài trường hợp cụ
thể.
Ông Dương Tự Trọng, ông Dương Chí Dũng
công tội - đúng sai thế nào thì đã có những phán quyết của Tòa. Còn danh hài Võ
Hoài Linh có phạm tội hay không? phạm những tội nào phải chờ các cơ quan chức
năng điều tra kết luận. Điều tôi muốn lưu ý khi viết thêm vài suy nghĩ về câu “Tam nam bất phú” là: Sự khắc chế nghiêm
ngặt của luật Nhân Quả thật quá tàn khốc, sẽ không chừa bất kỳ ai! Sự thành đạt
dù đã đạt tới điểm "vua biết mặt",
"chúa biết tên", "vạn vạn người ngưỡng mộ" nhưng nếu
nghiệp tạo ra quá nặng thì tất sẽ bị "nghiệp quật" đến bầm dập tả
tơi, thậm chí còn bị giáng xuống đại họa thành những bi kịch gia đình, sẽ xóa
bằng sạch tất tật những thành quả do công đức đã vất vả tạo nên.
Căn nguyên để chúng sinh phải chịu báo
ứng của nghiệp quả đều từ 3 chữ THAM - SÂN - SI mà ra, vì thế biết chế ngự,
biết buông bỏ Tham - Sân - Si để bình thản trước sự chế tài công bằng đến khắc
nghiệt của luật Nhân Quả là việc nên biết, nên làm, phải không thưa quý vị?!
*.
Hà Nội, chiều 30 tháng 05-2021
ĐẶNG XUÂN XUYẾN
VẨN VƠ VỀ
CHUYỆN
NGỰA MUỐN
HÓA RỒNG
*
- Nhân chuyện Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh
Long vừa bị khởi tố -
Đã tuổi ngựa thì chạy ở dưới đất thôi
cho đắc dụng, hợp với lẽ tự nhiên của đạo Trời Đất lại viển vông đòi vút bay
tận trời cao. Ừ, nếu chót ham hố thế thì cũng thôi mà làm con chim sâu đi, vừa
thỏa thích lượn lờ trời cao, vừa nhẩn nha bắt sâu bọ để chén cho phĩnh cái bụng
lại giúp môi trường được xanh sạch đẹp còn tạo thêm chút công quả, biết đâu nhờ
thế sẽ được Trời cao thương tình miễn giảm tội rắp tâm “lách luật” mà cố phạm
luật Trời, lại cứ khăng khăng đòi hóa Ngựa thành Rồng, mà phải là Rồng xanh nữa
cơ thì oạch cái rớt xuống tận vực thẳm là “oạch” quá đúng với "quy trình” “kiến
tạo".
Ừ, cũng lạ. “Chạy” đến được “ghế” đấy mà
ngồi vào chắc cũng tốn bao sức lực cơ mưu, cũng lắm Thầy tướng thuật lý số phò
tá ủ mưu sao không lưu ý câu: "Lợi 48 - thiệt 54" cổ nhân đã
nhắc nhở?! Sao chỉ hiểu vế cổ nhân lưu ý: 48 tuổi được hưởng nhiều lợi lộc thì
54 tuổi sẽ gánh chịu nhiều thiệt hại về người hoặc của mà không chịu hiểu cố
nhân chủ tâm nhắc nhở: giai đoạn từ 48 đến 54 tuổi hãy chủ ý buông bỏ Tham Sân
Si, sống thiện tâm, tạo nhiều phúc lành giúp đỡ chúng sinh để tự tiêu trừ Họa Nghiệp
sẽ quật vào các năm 57, 58, 59 tuổi nếu đương số Phúc báo được hưởng quá mỏng?
Các cụ cũng nói "49 chưa qua 53 đã
đến" vậy mà năm 53 tuổi (2018) không những không bị Hạn vật mà còn
được thăng chức thăng quyền, đến năm 2020, vào tuổi 55 lại được thăng quyền
thăng chức thêm lần nữa, được hưởng Phúc báo như thế là may mắn, đã hơn khối
người vậy mà không lo tích thiện tu thân để kéo dài Phúc báo lại hí hửng tưởng
ảnh hưởng của câu "lợi 48 thiệt 54"
đã hết nên cố chén thật đẫy, cho bóng nhẫy môi, cho phĩnh cái bụng... mà không
biết rằng đến hết tuổi 60 mới tập tễnh bước ra khỏi vòng khắc chế của Hạn kỳ
này.
Cổ nhân cũng lưu ý: họa phúc có thể đến
trước hoặc đến sau trong vòng 1 năm, không nhất thiết phải đúng Hạn kỳ nên đừng
bao giờ chỉ nhăm nhắm nhìn vào mấy con số 48, 49, 53, 54 mà quên rằng đấy chỉ
là những con số mốc để nhắc nhở chúng sinh phải lo sống thiện, tạo nhiều phúc
lành thì mới mong được an ổn trong vòng 12 năm Thái Tuế cương tỏa.
Nhìn gương anh Tổng đốc Nguyễn Đức Chung
(sinh năm 1967) cách đây vài năm mà không rút kinh nghiệm: 2013 ở phía nửa sau
của tuổi 47, ứng với câu "lợi 48 thiệt
54" thì "lợi" đến sớm hơn vài tháng, anh ấy chễm chệ ngồi
lên ghế Tổng đốc đất Rồng Bay bổng lắm lộc nhiều, khối kẻ rỏ rớt rỏ dãi thòm thèm...
Thế mà anh ấy vẫn cứ cố vét thêm cho thật nhiều lợi lộc thì năm 2020 (tính tuổi
âm lịch là 54) anh ấy phải rơi vào vòng lao lý với 3 vụ trọng án để khép lại
cho đúng Hạn kỳ, cho đủ Quả báo để Nghiệp quật như chế tài của Luật Luân hồi
Nhân quả.
Uầy... Vơ vẩn vài câu linh tinh về
chuyện Ngựa muốn hóa Rồng vừa để mua vui, vừa có thêm bài đưa lên trang blog
Tiếng Lòng và Trang Đặng Xuân Xuyến.
Thứ 6, ngày làm việc cuối tuần, chúc các
"tình yêu" tràn đầy năng lượng!
*.
Hà Nội, sáng 11 tháng 06-2022
ĐẶNG XUÂN XUYẾN
VÀI LAN MAN
VỀ HẠN KỲ 48 - 54 TUỔI
CỦA ÔNG CHU
NGỌC ANH
*
Ông Chu Ngọc Anh sinh ngày 17 tháng 6
năm 1965 tại Thái Hòa, Ba Vì, Hà Tây. Trước khi bị khởi tố bắt tạm giam ngày 7
tháng 6 năm 2022, ông là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng Sản Việt
Nam, Chủ tịch thành phố Hà Nội. Di sản để lại trong cuộc đời hoạt động chính
trị của ông là "bộ mặt cười cười" và 2 câu nói trứ danh "để
đời": "Hà Nội mà bung mà toang
tôi sẽ chịu trách nhiệm." và "Cứ
thế mà chơi thôi.".
Tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo phòng,
chống dịch Covid -19 thành phố Hà Nội chiều ngày 02 tháng 12 năm 2020, ông Chu
Ngọc Anh đã chắc nịch cam kết: “Nếu Hà
Nội mà bung, mà toang, hứa với các đồng chí, tôi chịu trách nhiệm.".
Thời điểm đó dịch Covid -19 tại Hà Nội còn ở mức rất thấp: tổng cộng năm 2020
có 173 trường hợp mắc Covid-19, không có trường hợp nào tử vong. (Theo
vietnamplus.vn: chiều ngày 10 tháng 12 năm 2020, tại buổi làm việc với Bộ
trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long và Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội
Chu Ngọc Anh, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Khắc Hiền cho biết tính đến
10/12/2020, Hà Nội ghi nhận tổng cộng 173 trường hợp mắc Covid-19, không có
trường hợp tử vong.). Ngay sau đó, dịch Covid-19 bùng phát tại Hà Nội. Theo số
liệu thống kê từ trang nhandantv.vn thì ngày 5 tháng 1 năm 2021, thành phố Hà
Nội ghi nhận 2.506 ca mắc mới, và số ca mắc mới không ngừng tăng sau ngày
05/01/2021 nhưng ông Chủ tịch thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh không một lời "trách
nhiệm". Bức xúc quá, tôi đã làm bài thơ HÀ NỘI MÀ "TOANG", tuy
lời lẽ có quá đáng nhưng vẫn chưa đủ để xả ức chế.
HÀ NỘI MÀ "TOANG"
(Lời ông Chủ
tịch Hà Nội Chu Ngọc Anh: Hà Nội
mà "toang"
(virus Vũ Hán), tôi sẽ chịu trách nhiệm!)
.
"Toang mẹ nó rồi" chả thấy
"ai"
Bỏng mép nhờn môi nhại vai hài
Có phải cúm Tàu se miệng lại
Mặt giấu vào trong nhẩm tấu hài.
*.
Hà Nội, 18 tháng 02-2021
ĐẶNG XUÂN XUYẾN
Nhìn vào một số mốc theo tuổi âm lịch
của ông Chu Ngọc Anh trong Hạn kỳ 48-54 có những lưu ý:
*. Năm 2013 - 49 tuổi:
- Tháng 3:
là Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam khóa XI,
giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Phú Thọ.
- Tháng 4:
là Ủy viên dự khuyết Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam khóa XI,
giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Phú Thọ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ.
*. Năm 2015 - 51 tuổi:
Tháng 9: là
Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam khóa XI, giữ
chức Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.
*. Năm 2016 - 52 tuổi:
- Tháng 1:
là Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam khóa XII, giữ chức
Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.
- Tháng 4:
Chủ tịch nước bổ nhiệm giữ chức Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.
*. Năm 2020 - 56 tuổi:
- Ngày 29
tháng 9: Chủ tịch nước ký Quyết định phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Chủ tịch Ủy
ban nhân dân thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2016–2021.
Thì con đường thăng tiến của ông Chu
Ngọc Anh dường như có sự sắp đặt theo cơ cấu bồi dưỡng nhân sự cho những vị trí
chủ chốt, rơi đúng vào Hạn kỳ 48-54 mà cổ nhân đã khuyến cáo phải biết buông bỏ
Tham-Sân-Si, sống thiện lương, tạo phúc lành... để tránh nạn kiếp sẽ rơi vào
các năm 49, 53, 54 tuổi và những năm cuối vòng khắc chế của Thái Tuế.
Đây chính là Hạn kỳ thăng tiến nhanh
nhất cũng là Hạn kỳ tai tiếng nhất, gây nhiều tội ác nhất của ông Chu Ngọc Anh.
Chỉ riêng trong vụ Việt Á (viết tắt của Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Á), ông
Chu Ngọc Anh đã cùng đồng bọn gián tiếp đẩy 43.041 đồng bào bị thiệt mạng vì
mắc Covid-19 (thông tin từ Bộ Y tế 28/4/2022), làm thất thoát rất lớn ngân sách
Nhà nước, phá hoại và làm khánh kiệt nền kinh tế đất nước với di họa không nhỏ.
Nếu không vì tham vọng quyền lực thì ông Chu Ngọc Anh sẽ không dấn sâu vào trò
chơi quyền lực để ngày càng lún sâu vào Nghiệp chướng. Những năm tháng thăng
tiến liên tục của ông Chu Ngọc Anh vào những năm 2013, 2015, 2016, 2020 và Đại
nạn ngày 07/06/2022 (ngày Bộ Công an ra Quyết định Khởi tố, Lệnh bắt tạm giam
với ông Chu Ngọc Anh) được ví như những phút giây hồi quang phản chiếu của
người lâm trọng bệnh.
Kết cục như ngày hôm nay là do Số Mệnh
an bài hay do ông Chu Ngọc Anh tự tạo thêm Nghiệp?!
*.
Hà Nội, sáng 15 tháng 06-2022
ĐẶNG XUÂN XUYẾN
VÀI MẠN ĐÀM
VỀ CÂU
49 CHƯA QUA
53 ĐÃ TỚI
*
Sau 2 bài viết “Vơ vẩn về chuyện Ngựa muốn hóa Rồng” và “Vài lan man về Hạn kỳ 48-54 tuổi của ông Chu
Ngọc Anh”, tôi nhận được một số chất vấn căn cứ vào những tài liệu nào
để tôi đưa ra luận điểm: - Cổ nhân chủ tâm nhắc nhở: giai đoạn từ 48 đến 54
tuổi hãy chủ ý buông bỏ Tham - Sân - Si, sống thiện tâm, tạo nhiều phúc lành
giúp đỡ chúng sinh để tự tiêu trừ Họa Nghiệp sẽ quật vào các năm 57, 58, 59
tuổi nếu đương số Phúc báo được hưởng quá mỏng?
Xin thưa đấy là suy luận của riêng tôi
dựa vào những quan sát, ghi chép của tôi từ các mối quan hệ nơi tôi sinh sống
và thu lượm trên các phương tiện truyền thông về những người ở độ tuổi có liên
quan tới 2 câu: "49 chưa qua 53
đã tới" và "lợi 48
thiệt 54" mà cổ nhân đã đúc kết.
Tôi cũng đã tìm kiếm trên google luận
giải về 2 câu: "Lợi 48 thiệt 54"
và "49 chưa qua 53 đã tới" vì
sách tôi đã đọc chưa có cuốn nào viết về 2 câu này để tham khảo nhưng tôi không
tìm thấy bất cứ lời luận giải nào về câu "Lợi 48 thiệt 54" nên tự đối chiếu vận hạn của những người
tôi đã biết qua tiếp xúc, qua nghe kể và đọc được trên các phương tiện truyền
thông ... để xác tín đúc kết của cổ nhân về câu "Lợi 48 thiệt 54" theo kết quả tự kiểm chứng: 48 tuổi được
hưởng nhiều lợi lộc thì 54 tuổi sẽ gánh chịu nhiều thiệt hại về người hoặc của.
Còn câu: "49 chưa qua 53 đã đến"
thì rất nhiều trang web về văn hóa tâm linh có giải thích, nhưng phần lớn không
thuyết phục, thậm chí có những luận giải còn rất vớ vẩn, ngô nghê, dù bài viết
nêu rõ nguồn trích dẫn với những tên tuổi tầm cỡ trong “giới” nghiên cứu về văn
hóa tín ngưỡng dân gian.
Mời quý vị cùng tôi điểm qua 3 cách lý
giải được nhiều trang web văn hóa tâm linh đăng tải để tìm câu trả lời: Những
luận giải về câu "49 chưa qua 53
đã đến" đó có đáng tin?
1. Ông Lương Gia Tĩnh, Viện phó Viện Phật Giáo Học Việt Nam:
- “49
là năm “hạn” Tam Tai, còn 53 là tuổi Kim Lâu. Hai “hạn” này đều nặng, tránh làm
việc lớn.”
Đây là cách giải thích ổn nhất, tuy ông Lương
Gia Tĩnh cho rằng “49 (tuổi) là năm “hạn”
Tam Tai” là khiên cưỡng vì năm 49 tuổi là Hạn của năm TUỔI, có sao Thái Tuế
chủ về quan sự, khẩu thiệt, hao tốn tiền bạc, ốm đau, tang chế, chỉ có 4 tuổi:
Thìn, Tuất, Sửu, Mùi vừa là Hạn của năm Tuổi vừa là Hạn Tam Tai (tai họa vào 3
năm liên tiếp) nhưng để dễ hiểu với người không hiểu về các thuật ngữ trong tín
ngưỡng dân gian thì ông Lương Gia Tĩnh gộp cả 12 tuổi vào năm Hạn Tam Tai ở
tuổi 49 có thể chấp nhận được.
Thực ra, năm 49 tuổi là Hạn năm Tuổi, có
sao Thái Tuế chủ về quan sự, khẩu thiệt, hao tốn tiền bạc, ốm đau, tang chế,...
nhưng nặng hơn các Hạn năm tuổi khác bởi nam giới chịu thêm Hạn sao Thái Bạch
và 4 tuổi: Thìn, Tuất, Sửu, Mùi còn chịu thêm Hạn Tam Tai. Cả 3 loại Hạn này
đều thuộc hạng nặng nên Hạn chồng Hạn mà năm 49 tuổi người ta mới sợ hơn các
Hạn năm Tuổi khác.
Còn năm 53 tuổi đúng là năm Kim Lâu, năm
có nhiều sao xấu, gây bất lợi cho sức khỏe, thậm chí là tính mạng và những việc
trọng đại của đời người.
Nếu xét về Hạn năm 49 tuổi thì nam giới
thường bị ảnh hưởng nặng hơn nữ giới bởi nam giới chịu thêm Hạn sao Thái Bạch
và nặng nhất là nam giới 4 tuổi: Thìn, Tuất, Sửu, Mùi vì phải chịu tiếp thêm
Hạn Tam Tai, trong khi nữ giới được sao Thái Âm phù trợ. Ngược lại, ở tuổi 53
nam giới được sao Thái Âm phù trợ còn nữ giới lại bị sao Thái Bạch tác họa nên
ở tuổi 53 Hạn ở nữ giới thường nặng hơn nam giới. Đấy là xét trên lý thuyết,
còn thực tiễn thì Hạn nặng hay nhẹ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó yếu tố “hội
tụ nhân duyên” ảnh hưởng nhiều nhất tới Phúc Báo hay Quả Báo của mỗi người.
Cũng lưu ý với bạn đọc về cách tính năm
Kim Lâu: Cách thứ nhất là cách của dân gian thường tính những năm tuổi âm lịch
có số đuôi: 1, 3, 6, 8 là năm Kim Lâu, tuy cách này chưa thật chuẩn nhưng có
thể dùng được. Cách thứ 2, cách các thầy lý số thường dùng là lấy tuổi âm lịch
chia cho 9, nếu có số dư: 1, 3, 6, 8 thì năm đó mới tính là năm Kim Lâu.
2. Chuyên gia phong thủy Trần Ngọc Kiệm:
- “Theo
quy luật của tạo hóa thì từ khi thai nghén, con người đã theo chu kỳ 7x7. Theo
đó, các mốc có số 7 như 7 giờ, 7 ngày, 7 tuần, 7 tháng, 7 năm đều đánh dấu sự
thay đổi quan trọng. Cụ thể, 7 năm thứ nhất phát triển chiều ngang, 7 năm thứ
hai phát triển chiều cao, 7 năm thứ ba phát dục, 7 năm thứ tư phát triển cơ
bắp, 7 năm thứ năm phát triển trí tuệ, 7 năm thứ sáu phát triển toàn diện, 7
năm thứ bảy dừng lại, ổn định, dần suy giảm. Mà 7 x 7 = 49 sẽ hết một chu kỳ,
có thể sẽ bị diệt vong, cũng có thể sẽ phát triển chu kỳ tiếp theo.
Đó là sự sinh, còn xét ở sự tử thì khi con người mất đi cũng theo luật
tạo hóa, cái gì sinh trước sẽ mất trước, sinh sau mất sau. Do đó, người ta mới
có lễ Tứ Cửu (49 ngày). Cũng theo quy luật đó thì hết vòng 49, 53 thì mọi sự
lại tốt đẹp, hồi xuân”.
Đây là cách giải thích rất “bá đạo”, nói
bừa, nói lấy được. Nếu theo cách “luận giải” của “Chuyên gia phong thủy” Trần
Ngọc Kiệm thì khi áp dụng vào đối tượng khảo cứu là NGƯỜI sẽ hiểu 7 năm đầu
sinh ra, đứa trẻ (người) phát triển bề ngang, từ 8 tuổi đến 14 tuổi đứa trẻ
(người) phát triển chiều cao, từ 15 đến 21 tuổi đứa trẻ (người) phát dục....
Như thế rất nhảm nhí, phản thực tế, phản khoa học. Lại nữa: "xét ở sự tử thì khi con người mất đi cũng
theo luật tạo hóa, cái gì sinh trước sẽ mất trước, sinh sau mất sau. Do đó,
người ta mới có lễ Tứ Cửu (49 ngày). Cũng theo quy luật đó thì hết vòng 49, 53
thì mọi sự lại tốt đẹp, hồi xuân”. Ông “Chuyên gia phong thủy” Trần Ngọc
Kiệm không cho bạn đọc biết "cái gì"
mà ông nói cụ thể là cái nào? Quy luật sinh - diệt cụ thể của “cái gì” ra sao? Và buồn cười hơn nữa là Lễ
Tứ Cửu (còn gọi là Chung Thất) là Lễ cúng 7 lần giỗ vía người mới chết (theo
nghi lễ Đạo giáo thì tính từ ngày chết, cứ 7 ngày phải cúng 1 giỗ cho một vía,
sau 7 lần giỗ vía (ngày 49) thì người chết mới được siêu độ để chuẩn bị bước
tiếp vào vòng luân hồi nhưng để giản tiện người Việt Nam ta chỉ cúng giỗ lần
thứ 7) ông Trần Ngọc Kiệm cũng lôi vào “ăn ké” để “biện giải” về Hạn tuổi 49,
Hạn tuổi 53 mặc dù Lễ Tứ Cửu chả dính dáng tới lời giải thích về Hạn kỳ 49-53!
Đây là cách tung hỏa mù làm rối trí
người đọc bởi những dẫn giải ngô nghê, vớ vẩn chẳng ăn nhập gì với câu: "49 chưa qua 53 đã đến", đã làm
méo mó ý nghĩa thực của câu ngạn ngữ "49
chưa qua 53 đã đến" mà Ông Cha ta lưu ý con cháu: Đó là những năm có
nhiều sao xấu, gây bất lợi cho sức khỏe, thậm chí có thể nguy hại tới tính mạng
và ảnh hưởng xấu với những việc trọng đại của đời người nên làm việc gì cũng
phải thật cẩn trọng.
Tôi không hiểu “Chuyên gia phong thủy” Trần
Ngọc Kiệm có hiểu được những điều ông đã nói (viết) hay không và ông nói (viết)
như thế để làm gì?!
3. Giáo sư Nguyễn Trường Tiến, Hội Cơ học Đất và Địa kỹ thuật công
trình Việt Nam:
- “Câu
“49 chưa qua, 53 đã tới” mang ý nghĩa phiếm chỉ một loạt tuổi từ 49 - 53 chứ
không hoàn toàn gói gọn trong hai tuổi ấy. Xét về mặt khoa học, ở vào khoảng
tuổi này đồng nghĩa với việc người ta đã bước sang nửa kia của đời người. Sức
khỏe bắt đầu giảm sút, sức đề kháng kém hơn, nguy cơ ngã bệnh cao hơn, xương
cốt yếu hơn… Do đó mà nhiều người bị bệnh, thậm chí là thiệt mạng.
Về mặt tâm linh, từ tuổi 49 - 53 ứng vào con số 5 (là số ngũ hành, gồm
sinh - lão - bệnh - tử - sinh). Nếu ai đó vượt qua được nghĩa là họ đã thay đổi
nhịp sinh học để bước vào một chu kỳ phát triển mới trong đời.”
Tôi thấy rất lạ khi Giáo sư Nguyễn
Trường Tiến khẳng định "Về mặt tâm
linh, từ tuổi 49 đến 53 ứng vào con số 5" mà không đưa ra lời lý giải
tại sao 5 độ tuổi đó lại ứng vào con số 5? Chắc Giáo sư gán 5 tuổi 49, 50, 51,
52, 53 là số Ngũ hành vì 5 độ
tuổi đó có số đếm tương ứng với 5 hành: Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ? Vậy nếu
suy diễn theo cách của Giáo sư Nguyễn Trường Tiến thì từ tuổi 48 đến 54 sẽ ứng
vào con số 7? và con số 7 đó ứng vào số
nào? Các tuổi 49, 50, 51, 52, 53 trong “tổ hợp con số 7” có còn là số Ngũ hành? Giáo sư giải thích thế nào
khi cùng 1 tuổi lúc ứng với số này lúc ứng với số khác? lúc là số Ngũ hành lúc lại không là số Ngũ hành?
Có lẽ Giáo sư Nguyễn Trường Tiến làm
trong ngành xây dựng, thấy mọi người chuộng cầu thang 5 bậc vì cầu thang 5 bậc
thể hiện đầy đủ các yếu tố thuận lợi của Ngũ hành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ nên
khi đếm từ 49 đến 53 có 5 độ tuổi liền gán là số Ngũ hành? Sợ người đọc, người
nghe không hiểu số Ngũ hành là gì nên ông chua thêm: (là số ngũ hành, gồm: Sinh
- Lão - Bệnh - Tử - Sinh)? Trời! Sinh - Lão - Bệnh - Tử là quy luật tự nhiên
của đời người và người ta áp dụng trình tự quy luật đó vào ứng dụng trong phong
thủy, ví như số tầng (lầu) ngôi nhà, số bậc cầu thang,... tránh số 4 là số Tử
(chết) để mong đem lại may mắn, tốt đẹp cho gia chủ, Giáo sư Nguyễn Trường Tiến
lại đem ứng dụng vào độ tuổi của con người?! Nếu thế thì tuổi 49, 53 “được” rơi
vào chữ Sinh là Tốt Đẹp, lại còn
là “số Ngũ hành” nữa thì thật
hoàn mỹ? Vậy cổ nhân lưu ý con cháu phải cẩn trọng ở 2 tuổi này làm gì? Mà thực
tế thì ai cũng biết ở 2 tuổi 49, 53 là dễ sảy ra mất mát đau thương hơn hẳn các
năm tuổi khác!
Tôi không biết các bài đăng trên các
trang web đó trích dẫn đúng nguyên văn lời Giáo sư Nguyễn Trường Tiến hay đã “biên
tập” lại? Nếu họ trích dẫn đúng nguyên văn lời Giáo sư Nguyễn Trường Tiến thì
hệ lụy của nói ẩu, viết ẩu sẽ rất nguy hại tới nhận thức chung về văn hóa tín
ngưỡng trong cộng đồng, nhất là khi tác giả là người mang học hàm Giáo sư!
*.
Hà Nội, sáng 21 tháng 06-2022
ĐẶNG XUÂN XUYẾN
TẢN MẠN MẤY
CHUYỆN
VỀ TÍN NGƯỠNG
*
Trong giới "ông đồng bà cốt",
còn gọi là "con nhà Tứ Phủ"... có một quy tắc bất thành văn với những
thầy bói, thầy cúng, thầy địa lý... là không được xem hoặc cúng tế miễn phí, nếu
phạm phải điều cấm kỵ gọi là "phá khẩu" này thì "ông đồng bà cốt"
đó phải đóng cửa "Tịnh khẩu" (không nói) ở trong nhà 3 ngày để tránh
bị Thánh phạt. Và khi thực hành các nghề bói toán "con nhà Tứ Phủ" chỉ
được lấy mức tiền thù lao đủ để sống qua ngày, không được lợi dụng "việc
nhà thánh" mà trục lợi làm giàu.
Tôi nghĩ đấy chỉ là cái cớ biện ra, được
tô vẽ thêm yếu tố tâm linh thần bí của các ông đồng bà cốt để tiện cho họ khi hành
nghề chứ chả có thần thánh nào quở mắng trách phạt tội "phá khẩu" cả.
Cũng tương tự câu: “Thiên cơ không thể tiết lộ, đạo pháp không truyền sáu
tai” (Thiên cơ bất khả tiết lộ, đạo pháp bất truyền lục nhĩ) chỉ là cớ để
ngụy biện của các ông đồng bà cốt vì có thể họ không giải thích được thắc mắc của
"con nhang đệ tử", của khách xem, hoặc có thể họ lợi dụng cớ đó để viện
lý do này lý do kia mà "chặt chém" những người đang mê muội cuồng tín
vào thế giới mê tín dị đoan cho ngọt tay.
Nói về tín ngưỡng dân gian cũng nhiều
chuyện trái ngược nhau đến lạ. Ví như kiêng kỵ chung của người Việt Nam ta là
không ăn thịt chó vào mấy ngày đầu năm đầu tháng âm lịch để tránh gặp phải những
điều đen đủi không may cho cả năm cả tháng thế nhưng người dân ở thôn Yên Trường,
xã Trường Yên, huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây (nay tạm thuộc địa phận Hà Nội) lại
có tục ăn thịt chó mấy ngày đầu năm âm lịch để cầu may! Hay tín ngưỡng của người
dân ở miền Bắc kiêng ăn thịt vịt vào mấy ngày đầu tháng âm lịch để tránh vận đen
đeo bám nhưng người miền Trung ở một số tỉnh như Quảng Ngãi, Quảng Trị,... lại
tín việc ăn thịt vịt vào những ngày đầu tháng âm lịch sẽ chiêu nạp may mắn!
Hôm trước, có bạn đọc trẻ tuổi hỏi mấy
chuyện quanh chữ "vận" trong niềm tin tín ngưỡng rồi than thở số cậu ấy
không may mắn, tôi nói với bạn trẻ đó rằng: - Cháu tin con người có số
mệnh để lựa theo số mà thuận theo tự nhiên, để tin đời có nhân
quả báo ứng mà sống thiện tâm không phải để nghe các ông đồng bà cốt
cúng bái giải hạn, di cung hoán số... mà chuốc họa vào thân. Tuổi còn trẻ đừng
quá coi trọng mấy chuyện tâm linh, tín ngưỡng mà thành mê muội,
không tốt đâu cháu.
Sáng nay, bạn đọc trẻ khác hỏi tôi Phật
giáo có tin con người có số mệnh không? Tôi trả lời: - Phật giáo quan niệm con
người tạo tác ra Nghiệp nên con người có thể thay đổi, chuyển hóa Nghiệp báo của
chính mình từ xấu thành tốt hoặc ngược lại thông qua những việc làm của chính mình
vì thế Phật giáo phủ nhận con người có số mệnh. Còn cháu, nếu tin con người có
số mệnh, chịu ảnh hưởng chi phối của thuyết Thiên Mệnh thì cũng nên nhớ tới câu
ngạn ngữ "Đức năng thắng Số" mà giữ tâm thiện và hành thiện thì sẽ
chuyển biến được phần nào số mệnh theo hướng tích cực.
Giờ giới trẻ mê muội vào thế giới tâm
linh huyền bí nhiều hơn trước và sự mê muội có vẻ ngày càng nặng. Chính quyền cấp
phép tràn lan cho các doanh nghiệp xây dựng những "tổ hợp tâm linh" to
đẹp trong những quần thể đền chùa hoành tráng để các doanh nghiệp "kinh
doanh chùa chiền" và các nhà giả sư "bắt tay nhau" tận dụng mọi
cơ hội móc túi người mê tín. Sư mà dẫn dắt "thiện nam tín nữ" làm lễ
dâng sao giải hạn, cúng "oan gia trái chủ", và rao giảng tầm bậy tầm
bạ "càng nghèo thì càng phải bố thí nhiều mới mong được giàu có",...
Nhảm nhí như thế hỏi sao mà các tín đồ, các "con nhang đệ tử" không
thêm u mê, nền tảng văn hóa-đạo đức xã hội không xuống cấp?!
Khi soạn cuốn VÀO CHÙA LỄ PHẬT NHỮNG ĐIỀU
CẦN BIẾT, Nhà xuất bản Văn Hóa Thông Tin xuất bản năm 2006, tôi xây dựng câu chuyện:
"Có hai bố con người hành khất đúng
ngày mồng một nọ đi qua một ngôi chùa. Nhìn cảnh du khách thập phương đang náo
nức sửa lễ dâng Phật, cô bé tủi thân vì không có đồ lễ dâng Phật, liền quỳ xuống
nức nở khóc. Vái lạy từ xa Đức Phật từ bi bằng lòng thành kính, cô tiếp tục dắt
người cha mù lòa đi ăn xin độ nhật.
Đến một ngày nọ, do đói lả lâu ngày, người
cha kiệt sức qua đời, cô bé khóc gào thảm thiết. Khi nước mắt đã cạn thì đôi mắt
của cô trở thành tàn phế. Mò mẫm dọc đường, cô lạc vào một khu rừng đầy thú dữ,
ma quỷ. Đúng lúc lũ quỷ dữ định ăn thịt cô thì bỗng một vầng hào quang sáng chói
làm thú dữ, ma quỷ bỏ chạy. Cô bé như được phép màu làm sáng trong đôi mắt trở
lại, và kỳ lạ hơn, cô đã trở thành một thiếu nữ xinh đẹp, kiều diễm.
Ngước mắt nhìn lên không trung, cô thấy
Phật Bà Quan Thế Âm đang nhìn cô trìu mến. Cô vội quỳ xuống tạ ơn thì Bồ Tát dịu
dàng nói: Những giọt nước mắt thành tâm của con cúng ta năm xưa, giờ giúp con,
ta vẫn còn nợ con nhiều lắm.
Nói xong, Bồ Tát mỉm cười rồi biến mất, để
lại một mùi hương thơm thoảng nhẹ giữa rừng.
Như vậy, đâu cứ phải là mâm cao cỗ đầy,
là những món ăn cao sang mỹ vị sẽ được Phật chứng. Cô gái hành khất kia làm gì
có xôi, giò, gà, rượu để cúng dường Phật mà vẫn được Phật thương, Phật giúp. Những
giọt lệ thành tâm của cô cao hơn tất cả những đồ lễ của khách thập phương vì những
mâm sang cỗ quý ấy người ta đến cửa chùa để cầu xin phú quý chứ đâu có thành tâm
thờ Phật. Vậy thì làm sao Phật có thể chứng cho họ!”
dựa theo quan điểm của Phật giáo: Nghiệp
do chính cá nhân tạo tác nên chỉ có chính cá nhân đó bằng tâm niệm, hành động của
mình mới làm thay đổi được Nghiệp báo hay Phúc báo của bản thân để bạn đọc của
VÀO CHÙA LỄ PHẬT NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT không bị nhóm giả sư và hội buôn thần bán
thánh mê hoặc lừa đảo móc hầu bao cúng kiếng cho lòng tham của chúng.
*.
Hà Nội, ngày 15 tháng 04-2023
ĐẶNG XUÂN XUYẾN
CHUYỆN THUẬT
SỐ ỨNG NGHIỆM
VỚI MAO TRẠCH
ĐÔNG
*
Tôi đã viết 3 bài về sự lặp đi lặp lại những
con số trong cuộc đời của một số người như sự sắp đặt sẵn của số mệnh:
- Duyên
nợ với con số 7: sự trùng hợp ngẫu nhiên hay sự sắp đặt của số mệnh
- Những
con số “duyên nợ” của các danh nhân.
- Những
chuyện trùng lặp khó giải thích.
Hôm nay, tôi lược soạn lại chuyện Mao Trạch
Đông, lãnh tụ Cộng sản Trung Quốc, với những con số “định mệnh” ứng nghiệm vào
cuộc đời ông ta để bạn đọc giải trí: CHUYỆN THUẬT SỐ ỨNG NGHIỆM VỚI MAO TRẠCH ĐÔNG.
Nghe kể, khi trận động đất lớn nhất thế
kỷ 20 xảy ra ở Trung Quốc ngày 28 tháng 07 năm 1976 tại tỉnh Hà Bắc khiến toàn
thành phố Đường Sơn bị hủy diệt và hơn 250.000 người bị thiệt mạng, Mao Trạch
Đông, lãnh tụ của đảng Cộng sản Trung Quốc đã nói: “Trời giáng hoạ là điềm tận
số” vì theo tín ngưỡng dân gian Trung Quốc thì mỗi khi “trời đất nổi giận giáng
họa” là lúc vua chúa hết phần dương số. Sau đó không lâu, ngày 09 tháng 09 năm 1976
Mao Trạch Đông qua đời.
Cũng từ sau ngày Mao Trạch Đông tận số,
chuyện thuật số ứng nghiệm với ông ta được râm ran kể lại:
Khi còn ở Hương Sơn, Mao Trạch Đông hỏi
một đại lão hòa thượng học thuật cao siêu "khi nào thì nên vào Trung Nam
Hải". Đại lão hòa thượng lẳng lặng viết 2 số 99. Mao Trạch
Đông lại hỏi ông ta giữ được quyền vị bao lâu? Đại lão hòa thượng lại lẳng lặng
viết 4 số 8341.
Ngày 9 tháng 9 năm 1949, Mao Trạch Đông
vào Trung Nam Hải, đổi phiên hiệu đội bảo vệ của ông ta thành "Bộ đội
8341" và hỏi những người học vấn cao siêu về 2 thuật số 99 và 8341 nhưng
không ai giải nghĩa được. Chỉ đến khi Mao Trạch Đông chết thì 2 thuật số trên
mới được hóa giải: Mao Trạch Đông chết vào ngày 9 tháng 9, thọ 83 tuổi
(1893-1976) và tại vị 41 năm (1935-1976).
Một điều trùng lặp nữa là 2 số 99 không
chỉ dự báo đúng ngày Mao Trạch Đông tiến vào Trung Nam Hải mà còn dự báo chính
xác ngày ông ta qua đời: Ngày 9 tháng 9.
Tiện đây tôi kể thêm chuyện những con số
“duyên nợ” giữa tôi với cố nhà văn Lê Mai:
Số 5 với sự kiện bắt
đầu:
- Ngày 5 tháng 3-2017: Lần đầu biết mặt
nhà văn Lê Mai (tên thật là Lê Văn Hùng) khi ông cùng nhà thơ Nguyễn Khôi đến
nhà tôi ở 7/61 Nguyễn Văn Trỗi, Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội.
- Ngày 5 tháng 6-2019: Nhà thơ Nguyễn
Khôi đề nghị đăng lại bài ông bình thơ Lê Mai trên blog Trang Đặng Xuân Xuyến
để động viên tinh thần nhà văn Lê Mai đang kiên cường chống bạo bệnh. Cảm động
tình yêu mến của nhà thơ lão niên với người em, người bạn văn chương, tôi ngồi
đọc 7 truyện ngắn của Lê Mai đã đăng trên blog Trang Đặng Xuân Xuyến để viết
đôi dòng cảm nhận về truyện ngắn của ông. Đây cũng là lần đầu tôi đọc truyện
ngắn của nhà văn Lê Mai.
Số 6 với sự kiện kết
thúc:
- Ngày 6 tháng 6-2019: Viết xong bài cảm
nhận về truyện ngắn của nhà văn Lê Mai, đưa lên facebook và blog cá nhân, cũng
gửi một số trang báo mạng đăng bài: VỀ TRUYỆN NGẮN CỦA LÊ MAI.
- Ngày 6 tháng 9-2019: Nhà thơ Nguyễn
Khôi báo tin nhà văn Lê Mai vừa giã từ cõi tạm. Hưởng thọ 67 tuổi.
Điều trùng lặp kỳ lạ nữa là nhà văn Lê
Mai ra đi ở tuổi 67, số năm cuối của tuổi (7) trùng với số truyện ngắn (7) của ông
đã được blog Trang Đặng Xuân Xuyến giới thiệu.
Và kể thêm chuyện những con số “định mệnh”
của ông cựu Chủ tịch thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung:
Ông Nguyễn Đức Chung sinh ngày
03/08/1967.
Những trùng lặp với
con số 3 (ngày sinh):
- Làm
Giám đốc Công an Hà Nội: 3 năm 3 tháng (09/2012-12/2015).
- Khởi
tố cùng lúc 3 vụ trọng án.
Những trùng lặp với
con số 8 (tháng sinh):
- Bị bắt tạm giam ngày 28/08/2020.
- Bị bắt tại địa chỉ (nhà riêng): 88
Trung Liệt, Đống Đa, Hà Nội.
*
Hà Nội, ngày 17 tháng 4 năm 2023
ĐẶNG XUÂN XUYẾN
Quý vị tìm bài đăng riêng lẻ để xem ảnh minh họa do khuôn khổ của blog nên chúng tôi hạn chế đưa ảnh minh họa vào bài ở trang chuyên mục này.
-----------------------------------
Cập nhật ngày 27/06/2023
.
0 comments:
Đăng nhận xét