MỜI ĐỌC:

Chủ Nhật, 13 tháng 8, 2023

SỰ 'TỬ TẾ' CỦA LIÊN XÔ TRƯỚC ĐÂY VÀ NGA HIỆN NAY ĐỐI VỚI VIỆT NAM - Tác giả: Lê Xuân Nghĩa ; Trần Chí Cường giới thiệu

 


S "T T" CA LIÊN XÔ TRƯỚC ĐÂY

VÀ NGA HIN NAY ĐỐI VI VIỆT NAM

*

Nga ủng hộ yêu sách phi pháp của Trung Quốc đối với Hoàng Sa và Trường Sa mang tính lịch sử và kế thừa

Không phải mãi bây giờ Nga mới ủng hộ và đứng về phía Trung Quốc trong yêu sách “đường lưỡi bò” phi pháp. Mà thực tế từ năm 1951, Liên Xô đã đề nghị trao hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam cho Trung Quốc

Cụ thể:

Năm 1951, Chính phủ Quốc gia Việt Nam đã được mời tham dự Hội nghị San Francisco về chấm dứt chiến tranh tại châu Á - Thái Bình Dương và lập quan hệ với Nhật Bản thời hậu chiến. Hội nghị có 51 nước tham gia. Tại Hội nghị, Ngoại trưởng Liên Xô đã đề nghị trao hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho Trung Quốc. Đề nghị này đã bị Hội nghị bác bỏ với 46 phiếu chống, 3 phiếu thuận. - Về 3 phiếu thuận này có lẽ là Trung - Xô và ?. Hiện tôi chưa tìm ra tên quốc gia thứ 3 “bí ẩn” này

Tại Hội nghị, Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao của chính thể Việt Nam Cộng Hòa Trần Văn Hữu tuyên bố: “Việt Nam rất là hứng khởi ký nhận trước nhất cho công cuộc tạo dựng hòa bình này. Và cũng vì vậy cần phải thành thật lợi dụng tất cả mọi cơ hội để dập tắt những mầm mống các tranh chấp sau này, chúng tôi xác nhận chủ quyền đã có từ lâu đời của chúng tôi trên quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa”. Tuyên bố này của Thủ tướng Trần Văn Hữu không bị quốc gia nào phản đối hay bảo lưu.

Tiếp đó, trong Hoà ước giữa Trung Quốc và Nhật Bản ngày 28-4-1952, Trung Quốc ghi nhận việc Nhật Bản từ bỏ mọi quyền đối với hai quần đảo như nội dung đã được ghi trong văn kiện Hội nghị San Francisco (năm 1951) mà không hề yêu cầu Nhật Bản trả lại cho Trung Quốc hai quần đảo. Việc này là bằng chứng cho thấy Trung Quốc đã gián tiếp thừa nhận tuyên bố chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo tại Hội nghị San Francisco.

Năm 1988, Trung Quốc thảm sát bộ đội Việt Nam ở đào Gạc Ma, Trường Sa. Đích thân Bộ trưởng Quốc phòng lúc đó là Đại tướng Lê Đức Anh đề nghị Liên Xô cử một chiếc tàu chở nước tiếp tế cho bộ đội ở Trường Sa, như một thông điệp về sự hiện diện của Liên Xô ở khu vực đó, nhưng bị từ chối. Mặc dù lúc đó, Hiệp định về An ninh Việt Nam với Liên Xô và Hạm đội Thái Bình Dương của Liên Xô thì đang đóng ở cảng Cam Ranh vẫn còn hiệu lực.

Nó đau đớn đến độ Đại tướng Lê Đức Anh phải thốt lên rằng "Ngay cả một cái tàu nước Liên Xô cũng không giúp mình, thì trông cậy gì vào những việc khó hơn?”

Ngày 5.9.2016, Tổng thống Putin công khai với thế giới về lập trường ủng hộ “đường lưỡi bò” phi pháp trên biển Đông, nơi liếm trọn 2 Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, khi Toà Trọng tài về Công ước Quốc tế về Luật biển năm 1982 tuyên “đường lưỡi bò” trên biển Đông do Trung Quốc nguỵ tạo ra là phi pháp và bác bỏ hoàn toàn.

Phát biểu trước báo giới tại thành phố Hàng Châu, Trung Quốc ngày 5.9.2016, Tổng thống Putin khẳng định rằng Nga ủng hộ lập trường của Trung Quốc trong vụ kiện Biển Đông, đồng thời phản đối các nước bên ngoài khu vực can thiệp vào vấn đề Biển Đông.

Liên quan đến phán quyết của tòa trọng tài (thành lập theo Phụ lục 7 của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển) đối với vụ kiện Biển Đông giữa Philippines và Trung Quốc, Tổng thống Putin khẳng định Nga đứng về phía Trung Quốc.

Ông Putin nói: "Chúng tôi thống nhất và ủng hộ lập trường của Trung Quốc trong vấn đề này, không công nhận quyết định mà tòa đưa ra. Đây không phải là lập trường chính trị mà hoàn toàn về mặt pháp lý".

Như vậy, xuyên suốt từ thời Liên Xô, đến nay là Nga, họ gần như chưa bao giờ đứng về phía Việt Nam, dù Việt Nam có đầy đủ bằng chứng pháp lý và lịch sử đối với chủ quyền ở 2 Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, và đó là “máu thịt” của Việt Nam. Trái lại, họ luôn đứng về phía Trung Quốc.

----------

Tham khảo thêm các comment từ:

https://www.facebook.com/profile.php?id=100010391022051

 

Mời nhấp chuột đọc thêm:

- Cuộc chiến tranh Biên giới 1979l

- Những bài thơ chống giặc Tàul

- Chiến tranh biên giới phía Bắc: những hình ảnh bi tráng không quênl

- Những tấm bản đồ do Trung Quốc và Nhật Bản phát hành không ăn cướp Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Naml

- Không được quên tội ác của bá quyền Trung Quốcl

- Trận chiến cầu Khánh Khê và giờ học lịch sửl

- Vị Xuyên ơi! Nỗi đau không quên!l

- Bàn thêm về nước Nam Việt của Triệu Đà và lịch sử nước Việt Naml

- Gạc Ma - Nỗi đau không được quênl

- Vạch trần dã tâm thâm đọc của Trung Quốc nhằm độc chiếm biển Đôngl

- Vai trò của Mao Trạch Đông trong chiến dịch tiến chiếm Hoàng Sa năm 1974l

- Cuộc chiến chống quân Trung Quốc xâm lược: Hoàng Sa năm 1974l

l

 

Mời nghe Đặng Xuân Xuyến đọc bài thơ QUÊ TÔI:

Trần Chí Cường giới thiệu

Tác giả: Lê Xuân Nghĩa - nguồn facebook: Xuân Nghĩa Lê

Ảnh minh họa sưu tầm từ nguồn: internet

Bài viết là quan điểm riêng của các tác giả.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét