CHIẾN TRANH BẢO VỆ BIÊN GIỚI PHÍA BẮC: NHỮNG HÌNH ẢNH BI TRÁNG KHÔNG QUÊN - Nhiều Tác Giả

Leave a Comment

 

CHIẾN TRANH BẢO VỆ BIÊN GIỚI PHÍA BẮC:

NHỮNG HÌNH ẢNH BI TRÁNG KHÔNG QUÊN

*


Thực hiện Lệnh tổng động viên của Chủ tịch nước, quân và dân Việt Nam đã cầm súng, chiến đấu để bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc.

Chiến sĩ Đoàn 368 pháo binh tỉnh Hoàng Liên Sơn dội bão lửa trừng trị quân Trung Quốc xâm lược, ngày 10/3/1979 sau gần một tháng Chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc nổ ra.

Ảnh: Phùng Triệu / Thông Tấn Xã Việt Nam.

Trong cuộc Chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc, chúng ta chỉ có sẵn tại chỗ 62.000 quân trong khi quân Trung Quốc xâm lược tung vào trận đánh này mà trước đó được rêu rao là "quy mô giới hạn" tới 600.000 quân.

Nguồn ảnh: Thông Tấn Xã Việt Nam.

Khi này, phần lớn các lực lượng chủ lực của chúng ta đang tham chiến ở biên giới Tây Nam với quân đội Khmer Đỏ, chống lại diệt chủng... số còn lại ở trong nước làm nhiệm vụ bảo vệ Thủ đô.

Nguồn ảnh: Thông Tấn Xã Việt Nam.

Tướng lĩnh quân Trung Quốc xâm lược đau đầu tìm phương án đối phó với quân và dân Việt Nam. Vào thời điểm này, quân đội Trung Quốc được xem là "thiếu và yếu", thứ duy nhất họ có thường là quân số, còn lại từ trang bị vũ khí, tư duy chiến tranh, chiến thuật, chiến lược đều rất kém và cổ hủ.

Nguồn ảnh: Thông Tấn Xã Việt Nam.

Từ 9h15 sáng ngày 20/2/1979, chiến sĩ Đại đội 10, Tiểu đoàn 3 bộ đội Lạng Sơn tổ chức tấn công quân Trung Quốc xâm lược, chiếm lại đồi Chậu Cảnh và đồi Cây Xanh (cao điểm 409), thuộc xã Tam Lung, huyện Văn Lãng (tỉnh Lạng Sơn), bị quân Trung Quốc chiếm đóng từ ngày 17/2/1979.

Ảnh: Hà Việt/ Thông Tấn Xã Việt Nam.

Dân quân huyện Văn Quán, tỉnh Lạng Sơn vừa bám trụ chiến đấu, vừa tổ chức vận chuyển đạn kịp thời đến trận địa phục vụ bộ đội pháo binh tiêu diệt quân Trung Quốc xâm lược, ngày 27/2/1979.

Ảnh: Hà Việt/ Thông Tấn Xã Việt Nam.

Các nữ chiến sĩ tự vệ Lâm trường Bản Phiệt, huyện Mường Khương, tỉnh Hoàng Liên Sơn (nay thuộc tỉnh Lào Cai) bám trụ chiến đấu, phối hợp với bộ đội địa phương đánh lui nhiều đợt tấn công của quân Trung Quốc xâm lược.

Ảnh: Nguyễn Trân/ Thông Tấn Xã Việt Nam.

Bác sĩ cứu chữa vết thương cho các học sinh trường Phổ thông cơ sở xã Quyết Tiến, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Tuyên bị trúng mảnh đạn pháo của quân Trung Quốc xâm lược trong khi đang vui chơi.

Ảnh: Hứa Kiểm/ Thông Tấn Xã Việt Nam.

Xe tăng quân Trung Quốc xâm lược bị quân ta đánh lật nhào trong đợt 17/2/1979.

Ảnh: Mạnh Thường/ Thông Tấn Xã Việt Nam.

Phía quân Trung Quốc xâm lược tự tin rằng với sức mạnh áp đảo của mình, chúng sẽ chiếm được toàn bộ các thị xã lớn của chúng ta ở dọc biên giới chỉ sau 3 ngày.

Nguồn ảnh: Thông Tấn Xã Việt Nam.

Tuy nhiên sự thật lại hoàn toàn ngược lại, quân Trung Quốc xâm lược đã vấp phải sự phản kháng kiên cường của quân dân địa phương, du kích và các lực lượng công an vũ trang của chúng ta đóng quân trên tuyến biên giới.

Nguồn ảnh: Thông Tấn Xã Việt Nam.

Kết quả là "cái hẹn" 3 ngày mà quân Trung Quốc xâm lược tự tin tuyên bố trước đó không bao giờ thành hiện thực, giấc mơ ngông cuồng về việc "tiến về Hà Nội chỉ 2 giờ sau khi chiếm được Lạng Sơn" cũng mãi mãi không còn được truyền thông Trung Quốc nhắc tới.

Nguồn ảnh: Thông Tấn Xã Việt Nam.

Chiến sĩ biên phòng Ngô Duy Nhung cứu sống kịp thời cháu bé này từ trong đống đổ nát do đạn pháo của quân Trung Quốc xâm lược gây ra.

Ảnh: Ngô Đình Phước / Thông Tấn Xã Việt Nam.

Chiến sĩ Đại đội 1, Tiểu đoàn 1, Đoàn M123 bộ đội Lạng Sơn chiến đấu dũng cảm, tiêu diệt hàng trăm tên Trung Quốc xâm lược tại đồi Không Tên trong 2 ngày 17-18/2/1979.

Ảnh: Long Sơn/ Thông Tấn Xã Việt Nam.

Dân quân xã Mẫu Sơn, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn bám trụ trong 7 ngày đêm, vận chuyển hàng chục tấn đạn dược, lương thực tiếp tế cho bộ đội đánh quân Trung Quốc xâm lược.

Ảnh: Long Sơn/ Thông Tấn Xã Việt Nam.

Chiến sĩ xe tăng Trung đội 1, Đại đội 2, Đoàn 407 truy kích quân Trung Quốc xâm lược ở thị xã Lạng Sơn.

Ảnh: Thế Thuần/ Thông Tấn Xã Việt Nam.

Tính ra trên toàn tuyến biên giới, nơi nhanh nhất quân Trung Quốc xâm lược cũng chỉ tiến quân được khoảng nửa cây số mỗi ngày do sức kháng cự quá mạnh của quân và dân ta.

Ảnh: Vũ khí quân Trung Quốc xâm lược bị ta thu giữ làm chiến lợi phẩm.

Nguồn ảnh: Thông Tấn Xã Việt Nam.

Một gia đình với cha và năm người con cả trai lẫn gái xung phong cầm vũ khí chiến đấu chống quân Trung Quốc xâm lược trong cuộc chiến tranh biên giới 1979.

Nguồn ảnh: Thông Tấn Xã Việt Nam.

Phóng viên Isao Takano (đeo kính) của Báo Akahata - cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Nhật Bản đi đưa tin tại thị xã Lạng Sơn những ngày đầu của cuộc chiến đấu chống quân Trung Quốc xâm lược. Anh hy sinh vào trưa ngày 7/3/1979, tại đầu đường Quang Trung, phường Chi Lăng, thị xã Lạng Sơn.

Ảnh: Minh Đạo/ Thông Tấn Xã Việt Nam.

Xe tăng quân Trung Quốc xâm lược bị bộ đội ta tiêu diệt tại Cao Bằng.

Ảnh: Mạnh Thường/ Thông Tấn Xã Việt Nam.

Chiến sĩ xe tăng Trung đội 1, Đại đội 2, Đoàn 407 truy kích quân Trung Quốc xâm lược ở thị xã Lạng Sơn với xe tăng T-34-85 - loại xe tăng được Liên Xô viện trợ cho ta từ đầu thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.

Nguồn ảnh: Thông Tấn Xã Việt Nam.

Quân Trung Quốc xâm lược mệt mỏi khi phải gánh chịu thiệt hại quá lớn.

Nguồn ảnh: Thông Tấn Xã Việt Nam.

Mời nghe nhạc phẩm TIẾNG SÚNG ĐÃ VANG TRÊN BẦU TRỜI BIÊN GIỚI

của Phạm Tuyên, do Tốp ca Đài Tiếng Nói Việt Nam thể hiện:

        

 


 

 

- ĐẶNG XUÂN XUYẾN giới thiệu -

 

0 comments:

Đăng nhận xét