(Nguồn ảnh: Internet) |
NGƯỜI TRÙNG TÊN
- Truyện ngắn Lưu Xuân Thanh -
Hội trường đã kín chỗ ngồi. Đai diện ban tổ
chức lên tuyên bố lý do và làm các thủ tục buổi Hội Trường kỷ niệm 65 năm ngày
thành lập trường (cấp 3) phổ thông trung học X. Ông Phan Qúy Tùy chẳng
quan tâm những gì đang diễn ra. Ông đang tìm kiếm xem có ai quen trong số
hơn năm trăm người hội tụ nơi đây. Qúa đông, ông thất vọng về lại chỗ
ngồi. Bỗng có một người đem lẵng hoa, một người dìu ông già ăn mặc sang trọng
lên hàng ghế đầu. Hội trường đứng lên, vỗ tay…Ban tổ chức trân trọng giới thiệu
ông: Giáo sư Tiến sỹ nguyên vụ trưởng, nguyên là một trong những Hiệu trưởng
nhà trường … Ông Tùy nhận ra cố nhân, bất chấp tất cả, ông đến chào thày giáo
cũ:
- Em chào thày!
- Chào em, xin hỏi em tên gì?
- Thưa thày, em là Phan Qúy Tùy ạ.
- Tùy nào, thày chưa kịp nhớ …
- Tùy bạn của Hải mà hơn năm mươi năm
trước, thày đã tuyên dương vào sáng thứ hai tại sân trường sau lễ chào
cờ …
- A à à… Thày nhớ ra rồi. Tùy đã cứu
Hải, cháu thầy khỏi chết đuối. Em đã trở về sau cuộc chiến. Thầy vẫn nhớ cậu
học sinh giỏi, cá tính mạnh mà ngoan. Hậu duệ của cụ trạng nguyên… Vậy mà có
thời gian người ta đồn em đã chiêu hồi chính quyền Sài Gòn!
- Thưa thày …
*
(Tác giả Lưu Xuân Thanh) |
Làng tôi có hai người tên Tùy. Đó là Phan Qúy
Tùy và Vũ Thiện Tùy. Thiện Tùy hơn Qúy Tùy ba tuổi. Cả hai là học sinh trường
này, Thiện Tùy học trên Qúy Tuỳ hai lớp. Thiện Tùy đã học Đại học Bách khoa Hà
Nội. Anh nhập ngũ rồi vào học trường Sĩ Quan 200 Sơn Tây binh chủng thông tin.
Qúy Tùy đã học Đại học Tổng Hợp. Cũng nhập ngũ vào học trường Sỹ Quan Sơn
Tây khoa Trinh sát. Sau đó cả hai cùng vào Nam chiến đấu. Quý Tùy vô Nam năm 1966.
Thiện Tùy vô Nam
năm 1965. Đứa ở Sư đoàn 2, đứa Sư đoàn 3. Vẫn gặp nhau trong những đợt
chỉnh huấn chính trị và tập huấn quân sự. Nhưng rồi xảy ra biến cố!...
Qúy Tùy đăng ký với Ban Tổ Chức xin phát biểu
và Qúy Tùy đã đăng đàn. Nội dung tóm tắt sau đây.
Kính thưa thầy cô kính mến
Xin phép các thầy cô, được nói riêng với các
bạn học sinh
Các bạn học sinh thân mến ,
Tôi là Phan Qúy Tùy cựu học sính của trường.
Rất may mắn hôm nay có mặt dự hội trường. Xin
phép Ban Tổ Chức và thầy cô được phát biểu vài lời:
Trước hết em xin chia buồn với thầy TC nguyên
hiệu trưởng trường ta. Đến nay vẫn chưa tìm được hài cốt cháu của thầy đã hy
sinh ở chiến trường B.
Chúng ta có mặt đông đủ hôm nay là điều may
mắn, niềm vui lớn. Tôi xin phép được trình bầy rõ và minh oan cho một cựu học
sinh trường ta. Bị quê hương ruồng bỏ vì đã “chiêu hồi” chế độ Sài Gòn
trước đây.
Anh Vũ Thiện Tùy khi đó (1969) là tham mưu
phó tiểu đoàn, thuộc Sư 2 trực tiếp chỉ huy tổ công tác chuẩn bị chiến trường.
Bị lọt vào ổ phục kích của quân Sài Gòn. Các anh đã chiến đấu anh dũng đến viên
đạn cuối cùng. Bốn người đã hy sinh tại chỗ. Thiện Tùy bị bắn gẫy cả hai
tay. Nên bị bắt sống cùng hai chiến sỹ. Họ đều bị thương. Ty chiêu hồi đã biết
được tên tuổi, chức vụ, quê quán của Thiện Tùy. Ngày hôm sau tiếng loa trên máy
bay xưng danh là Thiện Tùy kêu gọi “quân chính quy Bắc việt hay về với chính
nghĩa quốc gia…” . Truyền đơn thả xuống như bươm bướm …
Cơ quan tình báo nội tuyến của Quân giải
phóng đã xác minh là không có ai tên là Vũ Thiện Tùy chiêu hồi. Nhưng, ngoài
Bắc đã có chứng cứ rõ ràng là những lá truyền đơn. Chính quyền địa phương coi
gia đình Thiện Tùy như kẻ phản bội. Thu hồi ruộng đất cấp cho Tùy (đất phần
trăm)… Không thể chịu được sụ nhục nhã đó, cha mẹ và cô em gái của Tùy đã bỏ
làng ra đi lên mãi chân Đèo Khế, huyện Đại Từ, Thái Nguyên, đốt rừng trồng lúa.
Ông bà qua đời trong cùng một năm (1983). Cô em gái biệt tích chẳng biết
còn hay đã chết…
Với thời gian, trắng đen sẽ rõ ràng. Sự
thật vẫn là sự thật. Mọi chuyện sẽ đi vào lãng quên! Nếu như không có cuộc gặp
gỡ tình cờ, cứ như xếp đặt của trời đất. Đó là lần Qúy Tùy đi dự đám cưới con
gái ông cựu hiệu trưởng trường cấp 1 Thị Cầu (ngày ông tập kết ra Bắc).
Ngồi cùng bàn với Tùy là con bà chi ruột ông. Rượu vào lời ra. Cậu chủ tiệm bán
đồ điện, cầm ly rượu sang bàn Tùy. Tay cụng ly
miệng nói to: Mời chú Tùy cạn ly. Cậu ngồi kề tôi liền hỏi: “Anh tên là Tùy ?”.
Đúng. Một vài phút im lặng, sau đó cậu ấy nói: Cho đến nay tôi vẫn còn nhớ một
người Bắc cũng tên Tùy…
Tùy hơi ngại, im lặng, định lảng sang chuyện
khác. Sợ cậu ta biết và kể lại chuyện Thiện Tùy chiêu hồi là đúng! Qúy
Tùy sẽ đau đớn, nếu đó là thật. Cậu ta nói tiếp:.. đã làm tôi tiếc và kính phục.
Qúy Tùy thở phào nhẹ nhõm. Rồi cậu ta kể lại sự việc xảy ra trên chiếc trực
thăng do cậu ấy lái. Chúng tôi chở các anh ấy về bệnh viện băng bó, chữa vết
thương. Không biết bằng cách nào, sức mạnh nào? Anh ấy đã dùng hai chân đạp
mạnh ra khỏi của máy bay, rơi xuống rừng Plâyme (Gia Lai). Qúy Tùy nghẹn
ngào và liên tục hỏi anh. Yêu cầu anh cho biết những ai biết việc này, giờ họ ở
đâu v.v
Mười hai ngày sau Hai Huy (Sĩ quan VNCH lái
máy bay năm đó) đã cầm đưa Qúy Tùy hai tờ giấy vở học trò có những lời kể
của anh và ba người lính Việt Nam Cộng Hòa ngồi trên máy bay ký tên. Có xác
nhận của chính quyền ba xã ở ba tỉnh khác nhau. Nhìn ba con dấu đỏ chói như máu
của Thiện Tùy! Đó là ngày 12.02. 1984. Ngày 16 Qúy Tùy lên tầu về quê. Đã làm
sáng tỏ hành động dũng cảm (anh hùng) của Thiện Tùy với làng xã và huyện. Minh
oan cho bạn hoàn tất.
Nhưng, đã quá muộn! Cha mẹ Tùy vẫn uất
ức nơi chín suối !!!...
Xin cảm ơn thầy cô và các bạn. Nhân đây tôi
cũng xin nghiêng mình tưởng nhớ đến các bạn học sinh của trường ta đã dũng cảm
hy sinh trên các chiến trường Miền Nam, Lào, Cam Phu Chia, biên giới phía Bắc
đánh quân xâm lược Trung Quốc.
Xin cảm ơn! Xin cảm ơn
Chừng khoảng vài giây im lặng. Sau đó tiếng
vỗ tay kéo dài vang hội trường. Mắt Qúy Tùy nhòa lệ rồi đọng thành giọt rớt
xuống những bông hoa các bạn học sinh vừa lên tặng. Để nguyên mắt lệ, Tùy xuống
chỗ thầy giáo cũ ngồi, khom người cúi xuống ôm chặt vị giáo sư già. Nước mắt
ướt áo thầy!
…
*.
LƯU XUÂN THANH
(Tên thật: Lưu Quang Thái)
Địa chỉ: Phường Nhơn
Phú, tp Quy Nhơn, Bình Định.
Email: luuquangthaibd@gmail.com
.
.
…………………………………………………………………………
- Cập nhật theo nguyên bản tác giả gửi qua email ngày 16.04.2016.
- Bài viết không thể hiện quan điểm của trang blog Đặng Xuân Xuyến.
- Vui lòng ghi rõ nguồn dangxuanxuyen.blogspot.com khi trích đăng
lại.
.
0 comments:
Đăng nhận xét