(Nguồn ảnh: Internet) |
TÔI KHÔNG THỂ NHẬN LẠI
Một doanh nhân nói với tôi: - “Khi
nhân viên đã nghỉ việc dù với bất kỳ lý do nào tôi cũng không bao giờ nhận họ
trở lại làm việc trong doanh nghiệp nữa.”. Tôi tán thành với quan điểm của doanh
nhân nọ và thành thật tôi mong bạn cũng có suy nghĩ như vậy.
Tôi và bạn cùng làm thử một số phép tính sau:
1. Bạn
buộc nhân viên nghỉ việc: Có nghĩa là niềm tin bạn dành cho họ đã hết. Họ không
làm được việc gì hữu ích cho doanh nghiệp, thậm chí, họ có thể còn là thành
phần “gây rối”, “chia rẽ” đoàn kết trong doanh nghiệp nên buộc bạn cho họ nghỉ
việc, vì thế, bạn không nhận lại là lẽ đương nhiên.
(Tác giả Đặng Xuân Xuyến) |
2. Bạn
cho họ nghỉ việc: Có thể nhân viên cũ của bạn do điều kiện khách quan nào đó
mà bạn cho họ nghỉ việc, nay họ xin được trở lại làm việc thì dù họ đưa ra lý
do gì thì tôi khuyên bạn cũng không nên nhận lại vì khi bạn đã cho họ nghỉ việc,
thì có nghĩa họ thuộc thành phần có cũng được, không có cũng không sao, có nghĩa
là họ rất bình bình, không giúp được gì cho doanh nghiệp nên bạn cho họ nghỉ việc
dễ dàng. Câu trả lời của bạn với họ cũng là: Tôi không thể nhận lại.
3. Họ
làm đơn xin nghỉ việc: Nhân viên cũ đã từng làm đơn xin thôi việc thì nay họ có
nói năng thế nào, trình bày ra sao, tôi nghĩ bạn cũng đừng bao giờ nhận họ quay
trở lại làm việc cho doanh nghiệp. Trước kia họ đã cân nhắc rất kỹ, tính toán rất
nhiều nên mới viết đơn xin thôi việc, nay họ xin trở lại làm việc cho doanh
nghiệp thì dù lý do họ đưa ra thế nào, lời hứa ra sao bạn cũng thẳng thừng gạt
bỏ vì doanh nghiệp của bạn hoạt động phải có tổ chức, không phải là cái chợ.
(Trường hợp này chỉ ngoại biệt khi nhân viên
cũ xin nghỉ việc vì những lý do chính đáng, do điều kiện khách quan buộc nhân
viên cũ (lúc đó) phải viết đơn xin nghỉ việc, khiến bạn tiếc nuối khi nhận đơn
vì nhân viên đó là người tốt nết, giỏi giang hoặc mẫn cán trong công việc.)
Tóm lại, dù nhân viên cũ có đưa ra lý do thế nào và trước kia họ làm việc
ra sao, câu trả lời nên là: Tôi không thể
nhận lại. Có vậy thì doanh nghiệp của bạn mới bứt lên được.
Cơ chế kinh tế thị trường là cơ chế đầy sự biến động, đầy sự cạnh tranh, cạnh
tranh ở tất cả mọi góc độ do vậy bất kỳ sự việc nào bạn cũng đều phải cẩn trọng
cân nhắc. Không nhận lại nhân viên cũ trở lại làm việc nhưng có thể giúp đỡ họ ở
một chừng mực nào đó theo khả năng có thể của bạn để họ tạo dựng được niềm tin
trong cuộc sống, ý chí vươn lên để chiến thắng hoàn cảnh. Đó mới là việc bạn
nên làm!
(Xem thêm:
*.
ĐẶNG XUÂN XUYẾN
.............................................................................................................
- Trích trong MƯU LƯỢC GIÀNH CHIẾN THẮNG của Đặng Xuân Xuyến, NXB Văn Hóa
Thông Tin xuất bản năm 1998, NXB Thanh Niên tái bản năm 2000 -
- Vui lòng ghi rõ nguồn dangxuanxuyen.blogspot.com khi trích đăng
lại..
0 comments:
Đăng nhận xét