(Nhà văn, nhà giáo Ngô Văn Giá) |
NGÔ VĂN GIÁ - ĐỆ NHẤT ANH HÙNG
CỦA “HỘI ĐỒNG CHUỘT”
Tôi đã viết một bài về đề tài này nội dung về cuộc hội đồng mày râu ăn hiếp
quần thoa. Tôi không có ý định viết nữa, vì rõ ràng văn chương mậu dịch cũng
như các tiến sĩ giấy ở Việt Nam nay đã lên hơn 24.000 người, nhiều như vỏ sò vỏ
hến, hay nói chính xác hơn, số quân này nhiều gần gấp 100 lần lực lượng đặc
công, thì chẳng có gì đặc biệt để ta nghiên cứu. Nhưng với việc phế truất luận
án của Nhã Thuyên, cũng với việc xã hội có rất nhiều người quan tâm, tôi thấy
mình không thể mũ ni che tai, thấy “chết” mà không lên tiếng cứu. Thế là tôi
muốn viết.
Trước hết tôi xin nói rõ quan điểm của mình: tôi cũng chẳng thấy thơ của
nhóm Mở Miệng có gì hay cả, như họ
thừa nhận thơ họ chỉ là thứ rác rưởi. Nhưng tôi sẵn sàng và luôn sẵn sàng ủng
hộ họ theo cách nghĩ “Mọi cái vĩ đại phải
đặt trên sự cực đoan, còn cái vững chắc chỉ đặt trên những thứ bình thường”.
(Tác giả Nguyễn Hoàng Đức) |
Nhóm Mở Miệng không cách tân bút
pháp và tư tưởng, họ chỉ sáng tạo bằng thái độ muốn quẫy đạp, phản xạ lại thói
quen, dùng rác phản lại rác, thơ họ dù rác rưởi nhưng vẫn còn hơn thơ cứt tươi
của đại ca mậu dịch Thanh thảo “Tôi mơ cứt ngập nhà anh”, và của Phạm
Đương ăn cắp cả vương miện “Giờ thứ 25” đặt lên đầu tác phẩm của
mình mà vẫn qua mặt được ban giám khảo cả sơ lẫn chung, ẵm giải đề huề.
Cách tân chưa nói, nhưng về thái độ hay tâm lý làm thơ, Mở Miệng đã chiến thắng, bằng chứng là
có cả nhóm giáo sư tiến sĩ đóng vai ban giám khảo đã lần theo cái bóng nổi
tiếng của họ muốn phết danh cho bản thân mình, và ăn theo mấy từ “cách tân dữ dội”.
Xưa kia, và cũng theo lẽ thường, người giới thiệu người khác, người khác
kém cỏi thì người giới thiệu phải chịu trách nhiệm. Luận văn của Nhã Thuyên
được điểm mười tuyệt đối, khi bị phế truất, thì ban giám khảo phải chịu trách
nhiệm, một là “mù” không thấy giải, hoặc “giả mù” để trao giải. Nhưng may quá
than ôi, xã hội chủ nghĩa chúng ta lâu nay vẫn có thói quen “bảo vệ cán bộ”,
báo chí có đụng đến hạng đầu đường xó chợ thấp cổ bé họng thì đụng, chớ có đụng
đến thượng tầng kiến trúc mà mang vạ. Cán bộ của ta, ta phải bảo vệ, thậm chí
nếu kỷ luật thì “đá bóng lên trên”, được thăng chức nữa kia. Và vụ Nhã Thuyên
cũng không ngoại lệ, người ta truất luận án của cô, nhưng vẫn để nguyên cho ban
giám khảo được gối cao ngủ kỹ. Thành ra các vị vẫn im hơi tại vị theo lối “ngậm
miệng ăn tiền”.
Trong cả đám rùa im bặt tiếng đó, thì kìa nhảy ra một đệ nhất anh hùng là
Ngô Văn Giá “dám” lên tiếng bảo vệ em học trò của mình. Nhưng anh ta bảo vệ
bằng cách gì? Bằng trí tuệ ư? Phó giáo sư, tiến sĩ mà không nói chuyện trí tuệ
thì nói chuyện gì? Vậy mà cái tưởng là hiển nhiên này lại không đúng, anh ta
nói bằng trí khôn che chắn biện hộ, làm mẽ. Người Trung Quốc có nói: Kẻ trí thì
hay trá! Anh Giá đã xử dụng chính binh pháp này. Tôi sẽ nói điều này không võ
đoán mà hoàn toàn dựa vào văn bản.
Ngô Văn Giá viết bài “Luận văn, phê bình luận văn và…”
Trời ơi, kỳ án văn chương Nhã Thuyên có tên gọi đàng hoàng, tại sao anh Giá
lại dùng một cái tên xa xôi như vậy? thực ra đó là cách muốn giải trung tâm, xí
xóa, ỡm ờ, xuê xoa cho qua vấn đề. Viết thế có khác gì khi bàn về vụ cướp nhà
băng anh sẽ viết “Về cửa ra vào, hệ thống điện của nhà kho…” Hoặc về vụ giết
người anh viết “Về dao và súng cùng cơ thể…” Vả lại đầu đề có vài chữ sao lại
nói nửa chừng với dấu “…” Đây hoàn toàn là cách ấm ớ như người Việt bảo:
Người khôn ăn nói nửa chừng
Làm cho kẻ dại nửa mừng nửa lo
Ai là khôn, ai là dại ở đây? Tất nhiên anh Giá cho rằng học trò của ta thì
dại, dân trí của ta thì dại, ta là phó giáo sư mà không khôn à, vậy thì tại sao
lại không làm cho chúng “nửa mừng nửa lo”. Ở đời người khỏe bắt nạn người yếu.
Người khôn giăng bẫy người dại. Nhưng đó là thứ khôn ngoan vặt vãnh của tâm lý
tiểu nông. Còn về đạo đức người đàng hoàng họ phải biết cách nâng đỡ người khác
lên. Mới có vài chữ đã nhi nhoe trí trá để ăn thua đời, thật là tủi thân cho
đám tiến sĩ mậu dịch!
Rồi anh Giá trích dẫn các vấn đề 1,2,3 về học thuật nghe có vẻ khoa học lắm
nhưng kỳ thực là để che chắn câu giờ.
Anh Giá viết “gồm cả tôi và những
người đang lên tiếng phê phán cô ấy đã hết thời rồi.”
Hết thời ư, sao lại cứ muốn chấm luận văn của người khác? Câu này còn muốn
trá hàng, muốn người ta xuê xoa bỏ qua cho mình, nhưng trong đó cũng gài luôn
một cái giá mặc cả “tôi thì hết thời,
nhưng cả những ai phê phán tôi cũng hết thời nhé”.
Anh Giá viết: “Tôi thích tinh thần
trẻ trong lao động khoa học, trong lao động viết. Họ đọc, học, viết với một
tinh thần say mê vô tư, không vụ lợi, nhằm truy cầu học vấn và tri thức, nỗ lực
xác lập tư cách trí thức của mình. Thế thôi.”
“Tôi thích…” Một vị phó giáo sư
sao lại có thể viết mấy chữ “tôi thích…” trong văn bản liên quan đến danh dự và
cuộc đời của người khác?! Những người mẹ phải rửa đít cho con, không ai thích
cả, nhưng đó là bổn phận phải làm. Một chiếc đầu máy hơi nước xịt ra toàn bụi
than, rồi lò nóng chảy, chẳng có người thợ máy nào thích cả, nhưng xã hội cần
nó vì nó giúp ích cho sự tiến bộ. Một nguyên tử phóng xạ không ai thích cả,
nhưng mọi người buộc phải nể trọng sức mạnh của nó… Đã làm thầy mà vẫn còn “tôi
thích…” thì có khác gì mấy đứa trẻ còn quyệt mũi ở nhà quê?!
Cuối cùng anh Giá bàn đến “Lòng chẳng nỡ”…
Nghĩa là anh bàn đến tình cảm với ý định “một trăm cái lý không bằng một tí cái tình”. Anh kết thúc bằng câu
“Đến đây, tôi thấy mình nên dừng lại.”
Trời ơi, một nhà khoa học đàng hoàng thì phải trình bày đến nơi đến chốn,
tại sao vấn đề đang diễn giải lại bị cắt cụt ngủn như vậy? Có phải vì: danh
không chính nên ngôn không thuận?! Và có phải cái học của người Việt vẫn chỉ là
thứ đòi làm quan mà chẳng đạt tới sự thấu đáo cũng như trách nhiệm?!
Người Việt có câu “Trẻ cậy cha già
cậy con”, các anh chưa già mà đã nhận mình hết thời thì có phải muốn phủi
tay không? Người Trung Hoa có câu “một
ngày làm thầy một đời làm cha”. Tại sao? Vì cha chỉ là người có công leo
lên giường với dụng cụ truyền sinh. Còn làm thầy thì phải là trí tuệ, vậy mà
anh Giá lại từ chối trí tuệ: “Khi viết những
dòng này, ngay từ đầu tôi tự dặn mình không để bị rơi vào những tranh cãi (dù
là học thuật hay ý thức hệ) đang bị gây
nhiễu.”
Như vậy thì còn nước non gì nữa?! Người đời nói “thuyền to sóng cả”, hoặc Kinh Phúc Âm có viết: “Kẻ được cho nhiều sẽ bị đòi lại nhiều”.
Thi hào Goethe viết: “Cuộc sống là bổn
phận ngay cả khi nó chỉ diễn ra trong khoảnh khắc”. Đúng vậy, làm giáo sư
rồi tiến sĩ, không thể sống ngoài bổn phận, chỉ muốn chức tước bổng lộc cao, ăn
theo người nổi tiếng để tôn vinh mình, đến khi gặp bất lợi lại ù chạy, phủi tay
trong im lặng. Nhưng cuộc đời đâu có dễ chiều trí khôn của đám hủ nho, tưởng
dùng binh pháp sống hơn đời ư? Hãy nhìn Trung Quốc cả nghìn năm dậm chân tại
chỗ không tiến bộ, đến mức lãnh tụ Tôn Trung Sơn bảo “Người Trung Quốc chưa hề
có các cuộc cách mạng về tư tưởng, tôn giáo và tự do, chỉ có các cuộc đánh lộn
giành đất đai, ghế và đàn bà”. Còn giới trí thức Việt Nam thì sao?
Tìm một mống học đến đầu đến đũa cũng khó. Ngay như anh Ngô Văn Giá kia, viết
có một bài thanh minh thanh nga vài trăm chữ đã dùng trí khôn để thập thò “tôi thấy mình nên dừng lại.”
Nhưng đâu có dễ vậy, mũi tên đã bắn đi chẳng lẽ thu hồi được lại, danh dự
đã phai chẳng lẽ thu về theo bảo bối “ăn nói nửa chừng”. Anh Giá cũng như đồng
đội của anh, phải có trách nhiệm trình bày luận văn của Nhã Thuyên hay ở chỗ
nào, tại sao nó lại được điểm 10 tuyệt đối? Nếu không vậy, các anh có thể khen
hay chê bất kể ai mà không cần bằng chứng à? Qua đây, tôi cũng xin thông điệp
với anh Giá rằng: người như anh, và những người giống anh chưa hề có bất kỳ một
khả năng gì để tiếp cận văn chương đâu. Chưa nói đến sáng tạo, cái công tâm đầu
tiên không có! Đi dọc cả đời văn mà vẫn nói chuyện “văn học bụng - kiểu tôi thích”… thì hy vọng gì con thuyền
nan bé nhỏ bản năng đó có thể cập được bất kỳ bến cảng nào của đại dương. Sau
kỳ án Nhã Thuyên, các anh muốn chui hang dế ẩn nấp ư? Tôi sẽ đổ nước vào hang
cho đến lúc các vị phải chui ra. Nào xin mời những chú “dế”, một là chui ra hay
rúc đầu vào?!
*
Hà Nội, 03 tháng 04.2014
NGUYỄN HOÀNG ĐỨC
Địa chỉ: Số nhà 100, đường Nguyễn Xiển
(ngã 4 Nguyễn Trãi - Nguyễn Xiển)
quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.
Email: Paulnguyenhoangduc@gmail.com
.................................................................................................................
- Cập nhật từ email donguyenhn@yahoo.com gửi ngày 14.10.2016.
- Bài viết không thể hiện quan điểm của trang blog Đặng Xuân Xuyến.
- Vui lòng ghi rõ
nguồn dangxuanxuyen.blogspot.com khi trích đăng lại.
0 comments:
Đăng nhận xét