TRAO
GIẢI THƠ CHO
HỒNG
THANH QUANG
Rất
thời sự, nhà thơ kiêm đại tá an ninh Hồng Thanh Quang vừa xuất thần bài thơ
viết về lũ lụt ở miền Trung.
Bài
thơ tứ ngôn liên hoàn nhị cú. Nhị cú đầu tiên lạnh ngắt như tảng băng vỡ tan ra
thành lũ để miêu tả con lũ lạnh lùng. Lạnh hơn tiền:
Xả lũ vội vàng
Cả làng cùng ngập...
Âm
hưởng anh hùng ca vang lên ca ngợi chiến công của kẻ xả lũ. Không chỉ là anh
hùng ca mà còn là nghệ thuật hùng biện, biện minh cho hành động của kẻ anh
hùng. Kẻ anh hùng ấy thực thi sức mạnh của Thần Chết với khả năng giết người
hàng loạt. "Cả làng cùng ngập" có nghĩa là cả làng cùng chết chứ
chẳng riêng ai đâu mà kêu? Đó là lí tưởng công bằng được thực thi triệt để, tất
cả đồng loạt thân xác hiến cho Hà Bá, linh hồn lên Thiên Đường để không kẻ vui
người buồn. Và như vậy, người dân ở xứ sở này đến chết cũng phải hàm ơn kẻ gieo
rắc cái chết cho mình bằng cái lí tưởng được giáo huấn khi còn sống.
Chết
chung tức là cùng chết. Chết cũng thực hiện tinh thần đại đoàn kết theo quan
điểm của ông chủ báo Đại đoàn kết!
Tiếp
theo, toàn là tra vấn hình sự, xoáy đi xoáy lại như lũ xoáy để khủng bố kẻ nào
dám chống chọi với cái chết và dám chống chủ trương xả lũ:
Nhưng để vỡ đập
Tình hình sẽ sao?
Trách nhiệm thế nào?
Những ai có lỗi?
Kẻ
xả lũ gieo rắc chết chóc mà nhà thơ đã ngợi ca thành người hùng thì ắt là dân
có lỗi. Nhà thơ đặt sự sống của dân và cái đập thủy điện kia lên bàn cân để
truy vấn. Nôm na, nếu để dân chúng mày sống thì đập bị vỡ à? Và “tình hình” rất
“tình hình”, đập bị vỡ thì trách nhiệm phải thuộc về dân, tức dân có lỗi. Thông
điệp vang lên từ trái tim nhà thơ gửi đến những người đã chết, rằng, chết như
vậy là vẻ vang để cứu lấy sự nghiệp điện khí hóa vĩ đại mà mấy ông nhớn đã làm!
Chết
không trách, không hờn. “Vui vẻ chết” mới là công dân gương mẫu theo lời dạy
của các bậc tiền bối cách mạng: “Vui vẻ chết như cày xong thửa ruộng…”. Nhà thơ
kêu gọi: “Xin đừng quá vội/ Chỉ mặt đặt tên”, nghĩa là đừng biến người hùng
thành kẻ phạm tội. Vậy là trong việc xả lũ vội vàng ấy không ai có tội. Kẻ xả
lũ giết người để cứu đập là anh hùng, người người vui vẻ chết là công dân gương
mẫu, xứng đáng làm vật hy sinh để tế thần. Theo nhà thơ, lũ lụt là chuyện
thường tình: “Tai họa thiên nhiên/ Hãy cùng chống chọi”. Và cách chống chọi
trên là tối ưu đáng được ngợi ca và lưu danh muôn thuở!
Kết
thúc bài thơ, thiên tài thi ca của thời đại chúng ta, nhà thơ kiêm đại tá an
ninh Hồng Thanh Quang, buông một câu sám rất đạo đức, cứ như lời sám trong Kinh
Thánh sau trận đại hồng thủy:
Ta đều có tội
Trong nỗi đau chung…
“Ta”
đó là tất cả chúng ta. Coi như cả làng có tội và coi như đã bị trị tội. Nếu có
nỗi đau nào đó là nỗi đau chung, hãy gánh chịu, đừng oán trách ai. Amen!
Lời
sám ấy cũng có trong kinh Koran. Và bọn IS khi giết người cũng sẽ họa theo nhà
thơ thiên tài của chúng ta!
Mở
đầu bài thơ là cả làng, kết thúc bài thơ cũng là cả làng. Cả làng đáng chết và
cả làng sám hối. Bài thơ lạnh như dao sắc và có sức mạnh hơn mười vạn âm binh.
Bài thơ cũng mang âm thanh rờn rợn của loài quạ kêu thương cho xác chết.
Cám
ơn trái tim vĩ đại của nhà thơ, vĩ đại như một cơn đại hồng thủy có thể nuốt
chửng bao nhiêu xác thối mà không buồn nôn! Xưa nay người ta hóa lệ thành thơ,
riêng Hồng Thanh Quang vui vẻ nuốt bao nhiêu xác chết, từ người đến động vật để
nhả thành thơ. Tôi tin bài thơ sẽ được lưu danh muôn thuở cùng tên tuổi Hồng
Thanh Quang!
*.
CHU MỘNG
LONG (tên thật: Châu Minh Hùng)
Địa chỉ: Khoa GD Tiểu học Mầm non, Đại học Quy Nhơn
170
An Dương Vương, phường Nguyễn Văn Cừ,
thành
phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định
Điện thoại: 0982.03.61.75
…………………………………………………………………………
- - Cập nhật từ messenger Ngô Thanh Tuấn ngày 17.10.2016.
- Bài viết không thể hiện quan điểm của trang Đặng
Xuân Xuyến.
- Vui lòng ghi rõ
nguồn dangxuanxuyen.blogspot.com khi trích đăng lại.
.
0 comments:
Đăng nhận xét