Truyện sử Trung Quốc: VƯƠNG TRIỀU TẦN - Tác giả: Nguyễn Xuân (Hưng Yên)

Leave a Comment
(Tần Thủy Hoàng)
Truyện sử Trung Quốc: 
VƯƠNG TRIỀU TẦN
*
Nhà Tần ở vùng Tây Bắc Trung Quốc, được thành lập tương đối muộn vào năm Tân Mùi 770 khi Chu Bình Vương dời đô sang Lạc ấp, Chu Bình Vương đã phong cho vua nhà Tần làm chư hầu và đóng đô ở phía Tây. Nhà Tần tuy kém văn minh nhất so với các nước chư hầu lớn mạnh thời "Ngũ Bá", và "Thất hùng" nhưng nhà Tần có đất đai rộng phì nhiêu (có cánh đồng thành đô ở Tứ Xuyên), địa thế hiểm trở (cửa hàm cốc) nên nhà Tần không bị nước khác quấy phá.
Đến thời Tần Mục Công (từ năm Nhâm Tuất 659 Tr.cn đến năm Canh Tý 621 Tr.cn). Tần Mục Công trọng dụng Do Dư từ đất Khuyển nhưng ở Phương Tây, mua được Bá Lý Hề từ đất Sở ở Phương Đông, lại đón được Kiển Thúc tại nước Tống và Phi Báo, cống Tôn Chi tại nước Tần. Trong số các nhân vật trên, tiêu biểu nhất là Bá Lý Hề, một thời phải làm nghề chăn ngựa, nhưng Tần Mạc Công biết Bá Lý Hề tài giỏi, nên phong cho Bá Lý Hề làm Đại phu. Bá Lý Hề đã tích cực học tập nền văn hoá tiên tiến của miền Trung Nguyên, đồng thời cải tổ lại nền chính trị của nước Tần, từ đó nước Tần trở nên hùng mạnh và cường thịnh. Nước Tần dần dần thôn tính các bộ lạc du mục lân cận. Tần Mạc Công đã xưng làm bá chủ vùng Tây nhưng nhà Tần luôn luôn tìm cách phát triển sang phía đông nhưng lần nào cũng bị nước Tấn chặn lại.
Đến thời Tần Hiếu Công làm vua từ năm Canh Thân 361 Tr.cn đến năm Quý Mùi 338 Tr.cn. Tần Hiếu Công đã Trọng dụng Thương Ưởng (390 Tr.cn - 338 Tr.cn) Thương Ưởng là một nhà chính trị theo đường lối pháp Gia. Thương Ưởng đã thực hành cải cách pháp luật, thay đổi phong tục trong dân gian, làm cho bá tánh đều được sống trong bình yên, sung túc, nhờ đó mà nước Tần trở nên phồn vinh thịnh vượng, bá tánh sẵn sàng góp sức với quốc gia, chư hầu bằng lòng thân thiện phục tùng nước Tần, Quân Tần đã đánh thắng được quân đội của nước Sở, Vua nước Sở lúc đó là Sở Tuyên Vương, phải xin giải hoà với Tần Hiếu Công. Đất đai của nước Tần được mở rộng hàng nghìn dặm, từ đó về sau khiến nước Tần càng trở nên hùng mạnh  hơn.
Đến thời Tần Huệ Văn Vương (từ năm Giáp Thân 377 Tr.cn đến năm Bính Thân 325 Tr.cn) Tần Huệ Vương dùng mưu kế của Trương Nghi, gồm thu được đất Tam Xuyên, thu phục được Ba Thục, phía bắc lấy được thượng quận, phía nam lấy được Hán Trung, bao gồm cả Cửu Di, chế ngự được nước Yên phía Đông chiếm được đại hình hiểm trở của thành cao, cắt được vùng đất phì nhiêu phá hoại được kế hoạch "hợp tung" của sáu nước là Hàn - Triệu - Nguỵ - Yên - Sở và Tề, khiến cho sáu nước phải quy ssang phụng sự cho nước Tần.
Đến thời Tần Chiêu Vương (từ năm Bính Dần 295 Tr.cn đến năm Canh Tuất 251 Tr.cn). Năm Quý Dậu 288 Tr.cn Tần Chiêu Vương xưng đế ở phía Tây, đồng thời cũng trong thời gian đó nước Tề xưng đế ở phía đông. Cả nước Tần và nước Tề có tham vọng thống nhất Trung Quốc, và thực lực hai nước cũng tương đương như nhau.
Nước Tần có Tô Tần, thực hiện thành công thuật "tung hoành" mà bất ngờ xuất hiện xảy ra lúc đó là nước Yên yếu kém đã đánh thắng được Tề mạnh hơn. Sự ngẫu nhiên đó trong lịch sử đứng về mặt khách quan mà nói, đã tạo điều kiện cho nước Tần thống nhất Trung Quốc về sau này.
Giữa thời chiến quốc và thất hùng các nước lúc nào cũng nhìn nhau lom khom, vô số người muốn thống nhất Trung Quốc không phải là ít, nhưng đứng về mặt thực lực mà nói về cuối thời thất hùng chỉ có nước Tần và Tề là hai nước có đủ điều kiện để thống nhất Trung Quốc, nhưng sau khi Tề suy sụp thì cục diện giữa Tần và Tề đã bị xoá bỏ, cho nên nước Tần đã vươn lên thành một cường quốc hàng đầu rất dễ dàng từ đó nước Tần đã trở thành, nước đóng vai trò thống nhất của Trung Quốc, để làm nên một trang mới cho lịch sử Trung Quốc.
Về danh nghĩa thì nhà Đông Chu vẫn còn tồn tại trong thời chiến quốc, nhưng cũng chỉ như một nước chư hầu nhỏ khác, nhà Đông Chu không được nước nào kính trọng và cống nạp. Đến năm Ất Tỵ 256 Tr.cn. Tần Chiêu Vương đã tiêu diệt nhà Đông Chu. 10 năm sau đó, vào năm ất Mão 246 Tr.cn. Doanh Chính mới 13 tuổi lên làm vua nước Tần, về sau này khi thực sự nắm quyền vào năm Quý Hợi 238 Tr.cn. Tần Doanh Chính đã trọng dụng Lý Tư. Lý Tư tiếp tục thực hiện đường lối Pháp Gia giúp Tần Doanh Chính thống nhất Trung Quốc.
Từ năm Tân Mùi 230 Tr.cn đến năm Canh Thìn 221 Tr.cn Tần Doanh Chính bắt đầu tiêu diệt Lục Quốc thống nhất Trung Quốc, năm Tân Mùi 230 Tr.cn Tần tiêu diệt nước Hàn. Năm Quý Dần 228 Tr.cn Tần tiêu diệt nước Triệu, năm Bính Tý 225 Tr.cn. Tần tiêu diệt nước Nguỵ; Năm Mậu Dần 223 Tr.cn Tần tiêu diệt Sở; năm Kỷ Mão 222 Tr.cn Tần tiêu diệt nước Yên và vào năm Canh Thìn 221 Tr.cn Tần Doanh Chính tiêu diệt nước Tề hoàn thành sự nghiệp thống nhất Trung Quốc. Sau đó Tần Doanh Chính xưng làm Hoàng Đế, sử gọi là Tần Thủy Hoàng, Tần Thuỷ Hoàng chia đất nước ra làm quận, huyện, đồng thời cũng từ đây Trung Quốc chính thức bước vào thời kỳ phong kiến và thời kỳ phong kiến ở Trung Quốc nó đã kéo dài đến năm Tân Hợi 1911. Thời gian tổng cộng của nó là 2132 năm.
Việc Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Quốc đã mở ra một thời đại mới trong lịch sử Trung Quốc. Sở dĩ Tần Thủy Hoàng thống nhất được Trung Quốc là do nhiều nguyên nhân khách quan chủ yếu là do nhà Tần đã sử dụng đường lối Pháp Gia. Trước đó Mạnh Tử đã từng nói: "Người nào biết dùng nhân để trị thiên hạ thì sẽ thống nhất được Trung Quốc nhờ sử dụng đường lối Pháp Gia thì lời tiên đoán của Mạnh Tử đã sai. Nhưng phải thấy rằng, nhân dân Trung Quốc do trải qua một thời gian dài loạn lạc, họ muốn có một cuộc sống an cư lạc nghiệp được sống trong cảnh thái bình, vì vậy Tần Thuỷ Hoàng thống nhất Trung Quốc đã đáp ứng được nguyện vọng to lớn của nhân dân. Nhưng việc lấy được "thiên hạ" và giữ được "thiên hạ" lại hoàn toàn khác nhau đường lối Pháp Gia của Tần Thủy Hoàng trong thời kỳ chưa thống nhất đất nước thì còn phù hợp và sau khi thống nhất Trung Quốc đường lối đó đã không còn phù hợp chính vì vậy mà Vương triều nhà Tần chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn ngủi 15 năm từ năm Canh Thìn 221 Tr.cn đến năm ất Mù 206 Tr.cn. Vương triều nhà Tần truyền nổi được ba đời đế Vương, thế thứ cụ thể như sau.

1. TẦN THỦY HOÀNG (259 Tr.cn - 210 Tr.cn)
Tần Thủy Hoàng sinh năm Nhâm Dần 259 Tr.cn - mất năm Tân Mùi 210 Tr.cn. Hưởng dương 49 tuổi. Mẹ của Tần Thuỷ Hoàng là một ái thiếp của thương nhân Lã Bất Vi, tên là Triệu Cơ. Khi Triệu Cơ mang được hai tháng thì được Lã Bất Vi đem dâng cho Từ Sở (Dị nhân) đang làm con tin ở nước Triệu, về sau này Dị Nhân được về Tần và làm vua nước Tần tức là Trang Tương Vương. Cũng nhờ trời khiến xui có chân mệnh đế Vương ra đời nên cái thai của Triệu Cơ (với là Bất Vi) mãi 12 tháng mới khai hoa nở nhuỵ. Dị Nhân không sao biết được đó là con của Lã Bất Vi, Dị Nhân còn lấy họ của Triệu Cơ mà đặt tên cho con là Triệu Chính và sau khi được làm vua nước Tần. Đã được làm thái tử và sau này chính là Tần Thủy Hoàng đế.
Tuy nhiên khi được sinh ra Triệu Chính lại được sinh ra ở Hàm Đan (kinh đô của nước Triệu) và sau đó mới được đón về Tần. Khi Dị Nhân lên ngôi vua xưng hiệu Trang Tương Vương liền phong cho Lã Bất Vi làm thừa tướng, Triệu Cơ làm hoàng hậu và Triệu Chính làm thái tử.
Sau khi làm vua được ba năm Trang Tương Vương bị bệnh và được Lã Bất Vi chăm lo thuốc thang, trong vòng một tháng thì Trang Tương Vương mất, từ đó Lã Bất Vi thường vào cung tư thông với thái hậu, đồng thời Lã Bất Vi liền lập Triệu Chính lên ngôi Tần Vương đó là năm Tần Thuỷ Hoàng 13 tuổi tức là năm Ất Mão 246 Tr.cn. Nhưng quyền nhiếp chính thì do Lã Bất Vi và thái hậu buông rèm nhưng tư chất thông minh, chí khí cao trọng hơn người, nên việc gì Triệu Chính cũng tự chủ, không để thái hậu và Lã Bất Vi chen vào nữa và quyết đoán mọi việc, vì vậy Lã Bất Vi cũng bắt đầu sợ hãi. Nhưng thái hậu thì lại ngày càng đa dâm, đòi Lã Bất Vi vào cung hầu hạ liên tục. Lã Bất Vi liền nghĩ đến việc tìm người thật cường tráng thay thế mình và kẻ này được Lã Bất Vi lựa chọn là Lao Ái. Tuy nhiên mọi chuyện đều không qua được mắt của Tần Vương.
Lúc đó nước Tần là một trong bảy nước mạnh nhất thời bấy giờ. Tần Vương Chính chủ trương thống nhất Trung Quốc bằng võ lực và khi đọc bộ sách "Bộ Hàn Phi Tử" Tần Vương Chính rất ngưỡng mộ Hàn Phi Tử và năm Đinh Mão 234 Tr.cn Tần Vương Chính đã gặp Hàn Phi Tử và Hàn Phi Tử đã ở lại giúp Tần Vương Chính. Tuy nhiên Hàn Phi Tử đã bị bạn học của mình là Lý Tư ghen tài mà hãm hại.
Sau đó Tần Vương Chính còn dẹp Lao Ái, giết hai con của Lao Ái với Triệu Cơ. Tần Vương Chính còn đày Thái hậu ra U Cung Hoắc Dương giảm bớt lương thực và cho quân sĩ canh rất nghiêm ngặt. Sau khi 27 vị quan can ngăn Tần Vương nên đưa thái hậu về Hàm Dương phụng dưỡng, bị Tần Vương giết chết xác chất thành đống. Đến người thứ 28 là Mao Tiêu liều chết khuyên Tần Vương Chính. Tần Vương Chính đã cho đón mẹ mình về Hàm Dương. Còn về phần Lã Bất Vi để trừ hậu hoạ Tần Vương Chính đã viết thư gửi cho Lã Bất Vi, nên Lã Bất Vi đã uống thuốc tự tử.
Nếu như theo các nhà sử học của phương tây thì Tần Vương Chính, chính là một trong những vĩ nhân cổ kim. Ông chỉ cầm quyền chính thức 23 năm mà làm cho nước Trung Hoa thay đổi hẳn, thống nhất về mọi mặt, mở mang thêm bờ cõi thành một đế quốc lớn thời thượng cổ.
Năm 230 Tr.cn. Tần Vương Chính tiêu diệt nước Hàn và năm 228 Tr.cn tiêu diệt nước Triệu năm 225 Tr.cn tiêu diệt nước Nguỵ. Như vậy ba nước Hàn - Triệu - Nguỵ được thành lập từ năm Mậu Dần 403 Tr.cn đến đây đã bị Tần tiêu diệt.
Năm 223 Tr.cn Tần Vương Chính tiếp tục tiêu diệt nước Sở. Năm 222 Tr.cn tiêu diệt nước Yên và năm 221 Tr.cn tiêu diệt nước Tề thống nhất toàn bộ Trung Quốc lập nên một sự nghiệp vĩ đại mà người xưa chưa từng có.
Sau khi thống nhất Trung Quốc, để củng cố địa vị thống trị và xác lập quyền uy của mình. Trong một buổi thiết triều Tần Vương Chính đã nói với các đại thần rằng: "Nay thiên hạ đại định thế". Và Tần Vương Chính cho rằng công đức của mình ngang hàng với Tam Hoàng Ngũ Đế. Chính vì vậy mà các quan đại thần mới xưng tụng Tần Vương Chính là "Đức quá Tam hoàng, công cao Ngũ đế". Qua một hồi bàn luận mới quyết định đổi danh hiệu "Tần Vương" thành "Hoàng đế" có nghĩa là bao gồm cả Tam hoàng và Ngũ đế sau lại thêm chữ thủy vào, gọi là Thủy Hoàng đế (vị Hoàng đế đầu tiên) theo cách tính của Tần Thủy Hoàng thì con ông sẽ gọi là Nhị thế, Tam thế, cháu chắt cứ thế truyền nối nhau cho đến Vạn thế. Nhưng Tần Thủy Hoàng lại không ngờ được rằng Vương triều nhà Tần lại ngắn ngủi trong lịch sử Trung Quốc, chỉ tồn tại có 15 năm (221 Tr.cn đến 206 Tr.cn) truyền được hai đời sau khi Nhị thế (Hồ Hợi) chết, Vương Tử Anh lên thay thì bị cuộc khởi nghĩa nông dân đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc lật đổ.
Tuy nhiên mọi chuyện đó cũng đều có nguyên do của nó. Không phải ngẫu nhiên mà các nhà sử học Trung Quốc về sau đều cho rằng Tần Thủy Hoàng tư cách tầm thường, tính tình hung dữ, rất tin dị đoan, nên các sử gia Trung Quốc đã chê bai Tần Thủy Hoàng (điều này như ở trên - nếu so sánh với các sử gia phương tây thì quan điểm của các sử gia Trung Quốc và phương tây có sự khác nhau khi đánh giá về Tần Thuỷ Hoàng).
Mặt khác sau khi thống nhất Trung Quốc. Tần Thuỷ Hoàng đế lại tự xưng là "Trẫm" bề tôi tâu gọi khi tâu bẩm thì gọi là "Bệ hạ". Tần Thủy Hoàng đế lấy viên ngọc họ Hoà để cho thợ giỏi chế ra cái ấn truyền ngôi có khắc tám chữ: "thu mệnh ư thiên ký thọ vinh xương". Tần Thủy Hoàng đế còn theo ngũ hành mà tính nước Tần theo hành thuỷ, y phục cờ quạt đều lấy màu đen. Hành thuỷ số sáu nên các đồ dùng cũng phải theo số ấy. Về thiên tượng thì Tần Thuỷ Hoàng cho lấy ngày sác tháng người làm tháng giêng, các lễ triều hạ cũng ở trong tháng đó. Chữ "chính" được đổi thành chữ "chinh" để khỏi phạm huý tuy chữ Chinh không được nhưng không ai nói ra. Sau đó Tần Thuỷ Hoàng còn nghe theo lời của Lý Tư, chia nước thành 36 quận, mỗi quận có một thứ uý, một giám ngự sử, bao nhiêu binh khí đều cho mang về Hàm Dương thiêu huỷ. Tần Thủy Hoàng lại cho mang hết nhân tài hào kiết về Hàm Dương, tổng cộng có đến 20 vạn nhà. Tần Thủy Hoàng phong cho Lý Tư làm thừa tướng, Triệu cao làm Lang Trung Lệnh, còn các tướng võ như  Mông Vũ, Mông Điền đều phong cho vạn hộ.
Và trong thời gian đó Tần Thuỷ Hoàng còn tiếp tục thi hành đường lối pháp trị: "Mọi việc đều dùng pháp luật để quyết định, không dùng nhân đức ân nghĩa" để cai trị nhân dân. Tần Thuỷ Hoàng còn xoá bỏ triệt để chế độ phàm phong chư hầu của nhà Chu thành lập một cơ cấu quan liêu hoàn chỉnh từ Trung ương đến địa phương dưới sự khống chế trực tiếp của hoàng đế. Đồng thời sau khi thống nhất Trung Quốc, Tần Thuỷ Hoàng còn cho xây dựng rất nhiều cung điện mà lớn nhất là cung A Phòng và Lăng Li Sơn. Trong đó cung A Phòng có quy mô rất rộng lớn có thể chứa được một vạn người, việc xây dựng cung A Phòng. Tần Thủy Hoàng đã dùng 700.000 tù nhân để xây dựng, chở đá từ các núi phương Bắc xuống, chở gỗ từ các rừng phương Nam lên. A phòng chính là tên một người tình của Tần Thuỷ Hoàng                                             
Về sau năm 206 Tr.cn khi vào Hàm Dương. Hạng Vũ (233 - 202 Tr.cn) đã cho "cửa thiên cung A phòng" trong hơn ba tháng mà vẫn chưa cháy hết điều đó nó cho thấy cung A Phòng nó rộng lớn đến như thế nào. Ngoài ra xung quanh kinh đô Hàm Dương Tần Thuỷ Hoàng còn cho xây dựng gần 270 cung điện nữa, bắt chước theo mẫu các lâu đài, cung điện của sáu nước thời chiến quốc (khi chiếm được kinh đô của một nước chư hầu nào Tần Thuỷ Hoàng sai người vẽ kiểu cung điện của nước đó để về xây dựng lại y hệt tại Hàm Dương).
Còn Lăng Li Sơn là ngôi mộ của Tần Thủy Hoàng được xây dựng từ năm 221 Tr.cn. Lăng được xây dựng ở chân núi Li Sơn ở phía đông Hàm Dương, thuộc địa phận huyện Lâm Đồng tỉnh Thiểm Tây Trung Quốc ngày nay, cách Tây An 50 km về phía đông, toạ độ hướng bắc, bên trên bao bọc bởi một lớp đất đắp nổi cao 76m. Từ bắc đến nam dài 350m. Từ tây sang đông rộng 354m, trên mặt đất chung quanh lăng còn có hai lớp tường thành diện tích thành bên ngoài là 2km2, có cửa giữa hai lớp thành có các giác lâu, cung tẩm, chùa chiền v.v... Và trong cung thành còn có vô số của quý báu. Sau khi Tần Thuỷ Hoàng chết. Tần Nhị Thế chôn cất Tần Thủy Hoàng tại lăng Li Sơn và chôn luôn cả những người thợ ở Trong lăng để bịt đầu mối. Vì những người thợ này biết được bí mật của lăng.
Năm 1974 một phần Lăng Li Sơn đã được khai quật công cuộc khai quật tiến hành nhiều năm. Những hiện vật phát hiện được tại Lăng Li Sơn (đặc biệt là tượng gấm đội quân Tần) sẽ cung cấp những tư liệu quý giá về chính trị, kinh tế, xã hội, quân sự và văn hoá nghệ thuật của Trung Quốc cổ đại.
Ngoài ra, trong việc xây cất, Tần Thuỷ Hoàng còn cho xây dựng Vạn Lý Trường Thành sự thực nhiều khúc thành đã được các nước Yên, Triệu, Nguỵ xây từ thời trước, sau khi thống nhất Trung Quốc Tần Thủy Hoàng đã cho nối liền chúng lại kéo dài củng cố thêm để thành một thành luỹ duy nhất dài hơn 5000km. Vạn Lý Trường Thành (một lý = 576m).  Để xây dựng Vạn Lý Trường thành Tần Thủy Hoàng đã huy động hơn hai triệu người. Mới từ mờ sáng phu phen đã bắt đầu lao động khổ sai. Do công việc lao động quá khổ cực nên số người chết ngày càng nhiều. Trong nhân gian Trung Quốc còn truyền lại câu truyện nàng Mạnh Khương, thương nhớ chồng đã đi mười ngàn dặm để thăm chồng bị bắt đi xây dựng Vạn Lý Trường Thành tới nơi thì chồng cũng chết rồi, chung quanh chỉ là rừng núi đã, không biết kiếm xác chồng ở đâu, nàng tuyệt vọng khóc suốt ngày suốt đêm đến nỗi chính tường thành cũng mũi lòng nút ra một đoạn, và bộ xương của chồng nàng bị chôn sống đã hiện ra trong đá. Nàng liền làm lễ táng cho chồng và sau đó nàng đã gieo mình xuống sông tự vẫn.
Chính công việc xây dựng Vạn Lý Trường Thành hao người tốn của nhân dân khổ cực cho nên họ sẵn sàng đứng lên để đấu tranh lật đổ nhà Tần mà tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa do Trần Thắng và Ngô Quảng lãnh đạo năm 209 Tr.cn.
Vạn Lý Trường thàh là một hệ thống phòng thủ giúp cho Trung Quốc ngăn chặn được các cuộc xâm lăng của người Hung nô từ phương Bắc. Ngày nay Vạn Lý Trường Thành là một di tích lịch sử thu hút khách du lịch ngoại quốc.
Tần Thuỷ Hoàng thống nhất được Trung Quốc chính là nhờ thực hiện đường lối pháp trị, nhưng đường lối đó nó đã không còn phù hợp sau khi đã thống nhất Trung Quốc. Đặc biệt là sự kiện "đốt sách chôn học trò" năm Mậu Tí 213 Tr.cn. Tần Thuỷ Hoàng đã nghe theo lời Lý Tư đốt sách và chôn sống 460 nho sinh. Chính sự việc đó đã dẫn đến sự chống đối càng đông của nho sinh và nhân dân làm cho nhà Tần lâm dần vào sự sụp đổ.
Như vậy khi nói về Tần Thuỷ Hoàng một nhân vật lịch sử tài ba mà lại có kết cục ngắn ngủi và hết sức bi thảm. Nhưng phải thừa nhận rằng Tần Thủy Hoàng đã có công thống nhất Trung Quốc đã lập được một đế quốc vào bậc nhất thế giới thời bấy giờ. Tần Thủy Hoàng đã thực hiện được rất nhiều công trình về nội trị, tổ chức hành chính, thống nhất ngôn ngữ, văn tự, xây cất, đắp đường mở mang cương vực, đáng được gọi là vĩ đại.

2. TẦN NHỊ THẾ (230 Tr.cn - 209 Tr.cn)
Tần Nhị Thế, tên là Hồ Hợi, sinh năm 230 Tr.cn và mất năm 209 Tr.cn. Cha của Hồ Hợi là Tần Thủy Hoàng - Doanh Chính, Mẹ là Hồ Cơ. Hồ Hợi lớn lên từ thâm cung, theo học ngục pháp với hoạn quan Triệu Cao, tư chất thông minh bình thường, kém xa so với người anh cả là Phù Tô.
Nhưng trong số hơn 20 người con trai của Tần Thuỷ Hoàng thì Hồ Hợi lại là người được Tần Thuỷ Hoàng yêu quý nhất, do đó Hồ Hợi luôn luôn được ở gần Tần Thuỷ Hoàng. Năm 210 Tr.cn. Hồ Hợi lúc này đã 20 tuổi, cùng Tần Thuỷ Hoàng đi tuần du khắp nơi và lúc trở về thì Tần Thuỷ Hoàng bị bệnh nặng và mất, Tần Thủy Hoàng hưởng dương được 49 tuổi. Trước khi mất Tần Thuỷ Hoàng có ra lệnh cho Triệu Cao viết di chiếu lập công tử Phù Tô làm vua. Nhưng thừa tướng Lý Tư do dùng đường lối pháp gia làm nhiều việc tàn nhẫn không được Phù Tô coi trọng, nếu để Phù Tô lên làm vua, thì Lý Tư có nguy cơ sẽ mất chức Tể Tướng, còn Triệu Cao lúc đó là Trung xa phủ lệnh đã từng hầu hạ ba đời vua nhà Tần là Chiêu Tương Vương, Trang Tương Vương và Tần Thuỷ Hoàng. Nhưng Triệu Cao là một con người đầy dã tâm, y vốn là một tên hoạn quan bị mất chức năng "đàn ông" không thoả mãn được dục vọng của mình cho nên Triệu Cao muốn dùng quyền lực có ở trong tay mình để trả thù đời. Nếu để công tử Phù Tô lên làm vua thì Triệu Cao chắc chắn sẽ không được trọng dụng nữa. Cho nên Triệu Cao đã cùng với Lý Tư bàn bạc và quyết định sửa đổi di chiếu, bức công tử Phù Tô phải chết và truyền chỉ chiếu giả tôn Hồ Hợi lên làm vua, tức là Tần Nhị Thế. Sau khi lên làm vua, để trả ơn cho Triệu Cao và Lý Tư. Hồ Hợi vẫn để Lý Tư làm thừa tướng và thưởng rất nhiều vàng bạc, còn Triệu Cao thì được Hồ Hợi phong làm Lang Trung Lệnh.
Nhưng Hồ Hợi vốn là một người bình thường, nhưng lại độc ác và tàn nhẫn, tất cả các mỹ nữ ở cung mà chưa có con đều bị tuẫn táng. Những người thợ sau khi xây dựng Lăng Li Sơn và chôn cất Tần Thuỷ Hoàng xong, Hồ Hợi ra lệnh chôn sống tất cả những người thợ đó.
Đồng thời để củng cố quyền lực của mình. Hồ Hợi bàn với Lang Trung Lệnh Triệu Cao đem giết hơn hai mươi người anh của mình, do đó tất cả những người con của Tần Thuỷ Hoàng đều bị tiêu diệt, chỉ trừ Hồ Hợi. Cùng với các công chúa, các đại thần của Tần Thủy Hoàng như Nông Điền và em là Nông Nghị đều bị giết, và quần thần ai nấy đều nơm nớp lo sợ đến tính mệnh của mình.
Mặt khác Triệu Cao do không được thoả mãn dục vọng của mình, nên y đã quyết tâm trả thù đời bằng cách giết người làm trò vui, đặc biệt là giết đàn bà con gái, y thấy những người bị giết, bị đánh đập la thét, nên y vô cùng thoả thích. Còn Hồ Hợi thì cũng đắm chìm vào tửu sắc, tham lam và tàn bạo, mọi việc đều tin và nghe theo lời của Triệu Cao và Lý Tư. Nhưng sau đó Hồ Hợi lại tin Triệu Cao, buộc tội thừa tướng Lý Tư và đem Lý Tư ra chém ngang lưng ở thành Hàm Dương, và bức hại cựu thần họ Phùng là Phùng Khứ Tật và Phùng Kiếp phải tự tử, do vậy mà người chết nằm đầy trên đường, lòng dân oán hận. Hồ Hợi lại còn tiếp tục cho xây dựng tiếp cung A Phòng (cung A Phòng được xây dựng năm 213 Tr.cn) cho hoàn chỉnh do đó tốn nhiều nhiều nhân tài và vật lực, nhưng cung A Phòng vẫn chưa được xây hoàn chỉnh. Năm 209 Tr.cn khi cuộc khởi nghĩa nông dân do Trần Thắng và Ngô Quảng lãnh đạo có quy mô ngày càng lớn, nên Hồ Hợi phải cho ngừng xây dựng cung A Phòng (về sau khi Hạng Vũ vào Hàm Dương ra lệnh đốt cung A Phòng, lửa cháy rực trời, trong ba tháng lửa mới tắt).
Hồ Hợi lên làm vua, tiêu xài vô độ, tăng thuế khoá thêm lao dịch nặng nệ. Chính vì vậy dân tình oán giận, nông dân đứng lên khởi nghĩa và to lớn nhất là cuộc khởi nghãi do Trần Thắng và Ngô Quảng lãnh đạo, sau khi nghĩa quân đã chiếm xong Vũ Môn Quan, đang tiến tới gần kinh đô. Hồ Hợi kinh sợ, vội vàng đại xá thiên hạ, điều động quân lính ở Ly Sơn tiến đánh nghĩa quân, nhưng lực lượng nghĩa quân lớn mạnh. Nên Quân nhà Tần liên tiếp bị thất bại. Tình thế nguy cấp. Triệu Cao liền sai con rể là Diêm Nhạc (Diêm Nhạc lấy con gái nuôi của Triệu Cao) và em trai là Triệu Thành dẫn quân hơn ngàn người tiến vào cung Vọng Di giết Hồ Hợi. Khi Diêm Nhạc đưa quân vào cung giết hết mười tên lính ở cung Vọng Di, Hồ Hợi vừa tức vừa sợ, gọi gấp thị vệ nhưng không một ai đến hộ giá. Diêm Nhạc buộc Hồ Hợi phải tự sát. Hồ Hợi luôn miệng van xin, muốn được cầu kiến Triệu Cao, nhưng yên cầu đó của Hồ Hợi không được Diêm Nhạc đồng ý. Hồ Hợi lại khẩn cầu từ bỏ ngôi vị hoàng đế, làm chân đầu quận nhưng vẫn không được, Hồ Hợi lại xin một chân vạn hộ hầu, vẫn không được, Hồ Hợi lại xin được làm dân thường nhưng Diêm Nhạc vẫn không cho. Cuối cùng Hồ Hợi không còn con đường nào khác dành phải tự tử. Như vậy Hồ Hợi mới chỉ làm vua được hơn một năm, năm Hồ Hợi mất là năm 209 Tr.cn. Và Tần Nhị Thế Hồ Hợi hưởng dương được 21 tuổi. Sau đó Vương triều nhà Tần chỉ còn tồn tại được ba năm nữa, thì bị cuộc khởi nghĩa của Hạng Vũ và Lưu Bang làm cho nhà Tần sụp đổ hoàn toàn năm 206 Tr.cn. Như vậy Vương triều nhà Tần chỉ tồn tại được có 15 năm. trước đó Tần Thủy Hoàng có xem một quyển sách tên là "thiên lục bí quyết" trong đó có câu: "vong Tần dã, Hồ dã". Tần Thuỷ Hoàng biểu là nhà Tần mất do người Hồ ở Phương Bắc xâm chiếm, cho nên Tần Thuỷ Hoàng đã lo sợ cho xây dựng Vạn Lý Trường Thành và chiến tranh Tần - Hồ kéo dài gần 10 năm, xương tráng phơi đầy trên khắp thung lũng, bên dưới chiến hào Vạn Lý Trường Thành. Nhưng thực ra câu "Vong Tần Dã, Hồ Dã" có nghĩa rất rõ là" "Kẻ làm mất nước Tần chính là Hồ Hợi". Thật đáng tiếc cho giấc mộng của Tần Thuỷ Hoàng, ông muốn đời sau của mình sẽ truyền nối được mãi mãi đến vạn thế, nhưng giấc mộng đó đã khong thành vì nhà Tần chỉ tồn tại được có 15 năm thì bị diệt vong.

3. TẦN TỬ ANH (216 Tr.cn - 206 Tr.cn)
Tần Tử Anh là con của Tần Thủy Hoàng. Năm 210 Tr.cn, Tần Thủy Hoàng chết, Lý Tư lúc đó đang là thừa tướng, còn Triệu Cao là một tên hoạn quan, nhưng lúc đó cũng đang được làm Lang trung lệnh.
Tần Thủy Hoàng trước khi chết đã để lại di lại chiếu lập công tử Phù Tô là con trưởng lên nối ngôi. Nhưng Triệu Cao đã thông đồng với thừa tướng Lý Tư lập di chiếu giả đưa Hồ Hợi lên làm hoàng đế, đó là Tần Nhị Thế. Nhưng Tần Nhị Thế không có tư chất làm vua và chỉ nghe theo lời của Triệu Cao, mặt khác Tần Nhị Thế còn ra sức ăn chơi phá phách cho nên Triệu Cao đến lúc thấy Nhị Thế không còn có lợi cho mình, nên y đã giết chết Tần Nhị Thế năm Nhâm Thìn 209 Tr.cn. Sau đó Triệu Cao đã lập Tử Anh lên làm hoàng đế, đó chính là Tần Tử Anh, vị hoàng đế thứ ba của Vương triều nhà Tần.
Tần Tử Anh lên làm vua, còn  Triệu Cao thì lên làm thừa tướng. Nhưng lúc bấy giờ cuộc khởi nghĩa nông dân đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc do Trần Thắng và Ngô Quảng lãnh đạo dã làm cho nhà Tần có nguy cơ sụp đổ hoàn toàn.
Năm Ất Mùi 206 Tr.cn quân khởi nghĩa nông dân tiến vào Hàm Dương, quân nhà Tần bị đánh bại, trước tình hình đó Triệu Cao giết chết luôn Tần Tử Anh. Như vậy Tần Tử Anh làm vua tính ra gần được ba năm và quân khởi nghĩa tiến vào làm Hàm Dương, phóng hỏa đốt cung điện trong đó có cung A phòng, lửa cháy hơn ba tháng mới dập tắt. Nhà Tần đến đây coi như đã bị tiêu diệt hoàn toàn. Tổng cộng vương triều nhà Tần chỉ làm hoàng đế được có 15 năm. Tần Thuỷ Hoàng đã từng mơ ước sau này con cháu ông sẽ truyền ngôi được hàng vạn năm, nhưng mới chỉ  đến thời Tần Tử Anh, tổng cộng truyền nối được ba đời thì nhà Tần đã bị tiêu diệt. Nguyên nhân chính của nó là do nhà Tần tiếp tục sử dụng chính sách Pháp Gia, đường lối Pháp Gia nó đã giúp cho Tần Thủy Hoàng thống nhất được thiên hạ, nhưng thời kỳ "lấy" thiên hạ và thời kỳ "yên định" xã hội sau đó có khác nhau, trước hết ở chỗ căn cứ vào nguyên tắc nói trên để đặt ra pháp độ "yên định" xã hội và nhà Tần sở dĩ diệt vong, không phải vì Tần Thủy Hoàng là một người độc đoán, cố chấp ý riêng mình, mà là không biết ngoái đầu nhìn lại để đặt ra các pháp độ giữ lấy thành quả. Không biết lấy tinh thần thống trị theo "vương đạo", "nhân nghĩa" thay thế cho tinh thần "ưa dối trá và sức mạnh" cho nên sự mất nước của nhà Tần là không thể tránh khỏi.
*
NGUYỄN XUÂN
Địa chỉ: Thôn Lạc Cầu, xã Giai Phạm
huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên.
Email: phamchienthang1980@yahoo.com.vn
.





…………………………………………………………………………
- © Tác giả giữ bản quyền.
- Cập nhật theo nguyên bản tác giả gửi qua email ngày 28.12.2015 
- Vui lòng ghi rõ nguồn dangxuanxuyen.blogspot.com khi trích đăng lại.

0 comments:

Đăng nhận xét