(Nguồn ảnh: internet) |
Vài nhận xét về bài
thơ
GÁNH HÁT của Đặng Xuân Xuyến
Gánh hát
Ngẩng mặt lên anh
Quệt nước mắt đi anh
Dừng thôi mấy trò “con hát”
Đời vốn đủ đắng cay mặn chát
Nếm cả đi anh để thấu hiểu lẽ đời
Đừng đắp điếm nụ cười
Đừng ép niềm tin đem tráo đổi
Chẳng phải quan tham
Chẳng cố phạm sai lầm
Hà tất ngán mặt sắt đen sì xét xử
Hà tất khiếp lòng người giận dữ
Chẳng sợ làm ma trong tù
Chẳng sợ tòa tuyên án tử
Ngẩng đầu lên để không thẹn sống hèn.
Thôi nín đi mấy anh mấy chị
Thương vay khóc mướn thế đủ rồi
Bữa sáng người ta ăn
Bằng cả tháng nhà đông con không cần chi tiêu
tằn tiện
Chai rượu người ta uống
Hơn tháng đẫm lưng mồ hôi đám người lao động
Người ta ở nhà lầu
Người ta đi xe hơi
Con cái ngông nghênh tiêu tiền chẳng phải
nghĩ
Tiền ở đâu ra
Của ông của cha
Hay thiên hạ xót nghèo đã nhón tay “lại quả”.
Đúng sai đã có quan tòa
Anh hãy ngẩng cao đầu
Thử một lần làm đấng trượng phu
Và đám mấy người kia
Đâu cần rủ nhau khóc mướn.
*.
Hà Nội, sáng 16 tháng
01.2018
ĐẶNG XUÂN XUYẾN
(Tác giả Phạm Đức Nhì) |
LỜI BÌNH:
Cám ơn Đặng Xuân Xuyến đã gởi cho tôi đọc bài thơ GÁNH HÁT.
Sau đây là vài nhận xét xổi.
Những cái dở:
1/ Tứ qua Ý không đủ dữ kiện để liên tưởng. Tôi có thể đoán Đặng Xuân
Xuyến đang muốn nói đến ai. Chỉ đoán. Chưa chắc đã đúng. Nhiều người đọc khác
mù tịt.
2/ Giọng điệu kẻ cả, thường không nhận được thiện cảm của người đọc.
3/ “Đúng sai đã có quan tòa”: Nói
như thế không thuyết phục. Công lý của những cuộc xử án ở Việt Nam hơi bị
“thiếu niềm tin”.
4/ Thế trận của bài thơ không chặt chẽ. Một đôi chỗ hở sườn.
5/ Cái tựa không hay. Đoạn kết chưa đắt, ấn tượng không sâu.
Những cái hay của bài thơ:
1/ Hình thức thơ: Phóng khoáng tự do. Có được cái nhìn và thói quen
như thế không phải dễ. Rất nhiều nhà thơ tiếng tăm vẫn bị trói buộc bởi thể
thơ, vẫn chấp nhận trói tay chui vào trong cũi. Cũi xấu, cũi đẹp, cũi cũ, cũi
mới cũng đều là CŨI.
2/ Vần thoang thoảng vừa độ - không quá ngọt như các thể thơ truyền
thống, không khô cứng như thơ tự do (không vần).
3/ Thơ nhất khí liền mạch, không có những bảng Stop làm khựng dòng chảy của
tứ thơ.
4/ Ngôn ngữ, hình tượng là thế mạnh của Đặng Xuân Xuyến. Nó hỗ trợ rất nhiều cho việc
chuyển tải tứ thơ.
5/ Cảm xúc tầng 3 - thứ cảm xúc tươi mát nhất, cao cấp nhất có xuất hiện
nhờ tác giả viết trong lúc cao hứng. Nhưng những khiếm khuyết về thế trận đã
trì kéo không cho cảm xúc đó lớn mạnh hơn.
Tóm lại bài thơ chỉ ở mức trung bình nhưng tôi thấy tác giả thủ đắc một số
kỹ năng rất quan trọng, đặc biệt làm thơ lúc có hứng - truyền được cảm xúc tầng
3 vào thơ. Nếu giải quyết được những khuyết điểm ở trên, chọn được tứ thơ hay
thơ Đặng Xuân Xuyến có nhiều cơ hội đi tới bến.
*
Mời thư giãn với nhạc phẩm LÀNG TÔI
của Văn Cao qua tiếng hát Hương Lan:
*.
League City, 17 tháng 01.2018
PHẠM ĐỨC NHÌ
Địa chỉ: League
City , Hoa Kỳ.
Email: nhidpham@gmail.com
.
…………………………………………………………………………
- Cập nhật theo nguyên bản tác giả gửi qua email ngày 17.01.2018.
- Bài viết không thể hiện quan điểm của trang blog Đặng
Xuân Xuyến.
- Vui lòng ghi rõ nguồn dangxuanxuyen.blogspot.com khi
trích đăng lại.
DVD sang thăm nhà, được đọc những nhận xét về bài thơ GÁNH HÁT.
Trả lờiXóaDVD thấy rằng, mỗi điểm hay, dở cần được chứng minh cụ thể. Nếu chỉ nêu ý kiến chung chung thì ít thuyết phục.
DVD sang thăm nhà, xin chia sẻ ít dòng, chúc nhà thơ vui khỏe, cảm xúc sáng tác luôn dạt dào!
Em cám ơn bác đã ghé thăm và khích lệ. Kính chúc bác sức khỏe, may mắn, nhiều sáng tác hay!
XóaAnh Phạm Đức Nhì đưa ra những khen chê chung chung như thế không thuyết phục. Bài thơ này tôi đánh giá là hay và người viết rất dũng cảm khi dám viết ra những dòng thơ như thế.
Trả lờiXóaĐây không phải là bài Bình Thơ. Cũng không phải là một "bài viết" đúng nghĩa.
Trả lờiXóaAnh Đặng Xuân Xuyến gởi cho tôi bài thơ mới sáng tác có ý nhờ tôi cho vài nhận xét. Tôi quý cái tình của tác giả nên gởi thư riêng cho anh đưa ra vài nhận xét "xổi" để một người yêu thơ thấy được cái mạnh cái yếu của mình.
Tôi nghĩ là anh Xuyến hiểu được tâm ý của tôi và cũng không ghét bỏ những nhận xét ấy nên mới đem phổ biến.
Ngoài anh Đặng Xuân Xuyến, tôi không có ý định thuyết phục bất cứ một người nào khác.
Tôi đã có lần comment với nhà thơ Lê Hoàng và nhà văn Thái Quốc Mưu:
Trả lờiXóa“Thưa chú Lê Hoàng, chú Muu Thai! Khen thì ai cũng muốn nghe, cháu cũng không ngoại lệ nhưng cháu cũng rất thích nghe những nhận xét chân thực, miễn là những nhận xét đó đừng mượn cớ chân thực để nhục mạ, xúc phạm danh dự người khác. Cháu đã viết trong bài “TƯNG TỬNG 7 CHUYỆN CŨNG NGUYỄN ĐĂNG HÀNH” cuối năm 2018 là chú Châu Thạch ưu ái phong cách tình khác lạ của ẨM TRỜI mà viết lời bình chứ bài thơ “Ẩm Trời” của cháu không hay. Ở bài “ĐỌC NGUYỄN XUÂN DƯƠNG BÌNH THƠ” cháu cũng viết chú Nguyễn Xuân Dương vì yêu thơ, vì nâng niu những cảm xúc do thơ đem lại mà hào phóng khen tặng bài thơ Rét Cằn của cháu. Tất nhiên bài thơ Rét Cằn không dở nhưng đạt được như những lời chú Nguyễn Xuân Dương đã phóng bút khen ngợi thì vẫn còn nhiều khoảng cách. Cháu cũng vài lần cám ơn anh Phạm Đức Nhì khi anh ấy nhận xét chân thực về một số bài thơ của cháu như "Gánh hát", "Tiệc Rượu Trong Mơ", "Quê Nghèo".... Cháu dài dòng như thế để 2 chú hiểu cháu là thật lòng rất muốn nghe những góp ý chân thực!”
Vâng, đấy là lý do tôi đưa những lời “nhận xét xổi” của anh Phạm Đức Nhì lên trang nhà. Tôi trân quý chữ TÂM trong những nhận xét rất thật của anh Phạm Đức Nhì, đấy là đức tính quý không phải ai cũng có.
Tôi nghĩ, lời nói thật dù ở tình huống nào cũng rất đáng trân quý!
Lần nữa cám ơn nhà thơ, nhà phê bình văn học Phạm Đức Nhì!