PHAN HOÀNG CHÊ THƠ DỞ TRÊN FACEBOOK LÀ THỨ RÁC RƯỞI GÂY NGỘ ĐỘC... - Tác giả: Phùng Hoài Ngọc (Hà Tây)

2 comments

 

PHAN HOÀNG CHÊ THƠ DỞ TRÊN FACEBOOK

LÀ THỨ RÁC RƯỞI GÂY NGỘ ĐỘC...

*

(hay là, Bàn về tài năng phó chủ tịch

Hội nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh)

 

(Tác giả Phùng Hoài Ngọc)

Chưa có dịp đọc thơ văn Phan Hoàng phó chủ tịch Hội nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh. Mấy bữa nay nghe cộng đồng mạng xã hội chửi anh nhiều quá vì anh lập ngôn “Thơ  dở trên fây búc là thơ rác rưởi gây ngộ độc hơn cả ngộ độc thực phẩm” ngay trên facebook của anh. Tôi tò mò vào đọc facebook của Phan Hoàng để biết thơ văn anh ta thế nào. Lát sau chủ trang đóng sập cửa, huỷ bỏ facebook vì chịu không nổi cơn bão chửi của cộng đồng.

Vấn đề thơ dở và thơ hay thì các nhà lý luận phê bình còn chẳng dám phân biệt. Họ chỉ nêu ra tiêu chuẩn thơ hay, không dám đả động đến thơ Dở. Thơ hay thì đọc, thơ dở thì bỏ qua, mắc mớ gì mà ngộ độc. Thơ là tiếng lòng của con người, thể hiện cảm hứng tự do dân chủ và vô tư… Đặc biệt nhà thơ Phan Hoàng lại ghét Fây búc đến mức bảo rằng Thơ Dở đăng trên facebook làm cho người ta ngộ độc, còn nặng hơn ngộ độc thực phẩm. Phan Hoàng cũng thuộc giới ghét facebook và cảnh cáo thiên hạ, đồng tư tưởng với các nữ Tiến sĩ Đoàn Hương, MC Tạ Bích Loan, và đặc biệt ông Cục trưởng Cục phát thanh truyền hình Nguyễn Danh Lâm và nhiều quan chức khác. Họ bảo facebook làm tha hoá con người (!) Lý luận về thơ dở của Phan Hoàng rất vu vơ… Thơ Dở trên báo giấy, trên sách, trên Ti vi đài phát thanh thì sao lại được nhà thơ ưu tiên châm chước?

Phan Hoàng tự quảng cáo tập tản văn “Sài Gòn ngọt từ da thịt ngọt ra”, chút nữa ta hãy bàn cái tựa đề. Hãy xem Phan Hoàng dẫn câu thơ cụ Đồ Chiểu thế nào trong bài tiểu luận “Tinh thần nghĩa hiệp Lục Vân Tiên thời nay”.

 Phan Hoàng chép thơ Đồ Chiểu thế này:

Có câu kiến nghĩa bất vi,

Lâm nguy bất cứu mạc phi anh hùng”.

Anh PHAN HOÀNG à, dẫn thơ cụ Đồ Chiểu phải cho chính xác. Anh viết như vậy là vu oan cho cụ Đồ rồi.

Cụ Đồ Chiểu viết hai câu trên thế này cơ:

“Nhớ câu kiến ngãi bất vi

Làm người thế ấy cũng phi anh hùng“.

Hoàng đã học Văn trường Khoa học Xã hội - Nhân văn, có biết chữ “mạc” và chữ “phi” đồng nghĩa không? (mạc 莫 và phi 非cùng nghĩa là: không.Chỉ dùng một chữ là đủ rồi) . Chẳng lẽ anh bảo cụ Đồ Chiểu nói cà lăm hay sao?

Tập sách “Sài Gòn ngọt từ da thịt ngọt ra“?

 “Da thịt” được hiểu là bên ngoài, bề ngoài, vẻ ngoài  trong sự tương phản với “tấm lòng” bên trong. “Da thịt” vốn ở ngoài còn đi ra đâu nữa? Câu thơ của Phan Hoàng đã lộn ngược, lập dị lại còn đắc chí đặt làm tựa đề cho cả tập sách. Biên tập viên đi đâu mà để lọt câu thơ “rác rưởi” thế chứ. Có người bảo anh Hoàng viết sách quảng cáo cho bột nêm, bột ngọt quán ăn.

 

Phan Hoàng lập ngôn lý luận thơ

Lý luận thơ Việt tiếp thu ảnh hưởng phương Tây thường gọiNàng Thơ để chỉ chất thơ, phong cách thơ trữ tình, nói chung chỉ cảm hứng thi ca nghệ thuật. Hai tiếng Nàng Thơ gợi ra sự trân trọng ngưỡng mộ đức tính phụ nữ bất kể thân phận người ấy nổi trôi 12 bến nước ra sao. (Nàng Thơ xuất phát từ hình ảnh các nữ thần Muse trong Thần thoại Hy Lạp, đó là một nhóm 3 hoặc 7 vị thần theo các dị bản. Người Việt khoảng đầu thế kỷ 20 dịch các Muse là “Nàng thơ”).

Ăn theo điển tích trên, Phan Hoàng lập ngôn lý luận thế này “Thơ hay như người phụ nữ có duyên”. Anh tách biệt Thơ ra khỏi những người phụ nữ kém duyên. Thế là, nhà thơ đã hẹp hòi hoá, thô thiển hoá lý luận của thiên hạ rồi.

Phần trên trang chủ mới giới thiệu vài nét sơ sơ về chữ nghĩa của Phan Hoàng - phó chủ tịch Hội Tao đàn Sài Gòn Hồ Chí Minh.

Sau đây trình bày một cặp thơ XƯỚNG - HOẠ trên tao đàn Fây búc. Bài Hoạ có mối quan hệ hữu cơ và nhân quả với bài Xướng. Có Xướng thì mới có Hoạ. Không dưng ai hoạ làm chi cho mất thì giờ.

Tuỳ ý bạn đọc bình phẩm theo cách hiểu riêng. Còn tôi chẳng hiểu gì và vô cảm với bài thơ xướng. Nhưng lại hiểu cảm được bài thơ hoạ của Tiến sĩ Chu chính vì đọc bài xướng mà tôi không hiểu gì. Bài Hoạ là một cách tranh luận phản biện độc đáo nhất.

BÀI XƯỚNG

Tiếng thì thầm - thơ Phan Hoàng (đã đăng khắp nơi rồi)

 

Ở giữa hơi nước và mây lạnh

tôi nghe thì thầm

tiếng giữa hoan lạc và thụ tinh.

 

Ở giữa sấm chớp và mưa giăng

tôi nghe thì thầm

tiếng giữa chuyển dạ và sinh nở.

 

Ở giữa áp thấp và bão tố

tôi nghe thì thầm

tiếng giữa hấp hối và cái chết.

 

Thì thầm giao hưởng bất tận

tuần hoàn qua những đại dương phận người lênh đênh

cuốn cánh buồm tôi trôi mê mải hải lưu buồn

đau những chân trời tư tưởng tật nguyền

câu thơ neo bờ nước mắt.

 

BÀI HOẠ

“Giao hưởng” (thơ rác của Chu Mộng Long họa thơ đài các của Phan Hoàng)

 

Ở giữa khe nước và cỏ lau 

tôi nghe thì thào 

tiếng chịch xã giao và trứng rụng.

 

Ở giữa quán bia và góc phố

tôi nghe rì rào 

tiếng nước tiểu và tiếng ói mửa.

 

Ở giữa chợ người và hội thơ 

tôi nghe ồn ào

tiếng đánh rắm và tiếng thơ ca.

 

Thì thào rì rào ồn ào giao hưởng bất tận

tuần hoàn qua những món chịch xã giao ăn bẩn đái bậy và ỉa bậy

cuốn đời tôi trôi dạt bãi rác xác thân cầy

đau lòng chó ló mó món dồi tư tưởng cao sang 

câu thơ neo bờ nước thải.

 

HỘI ANH CHỊ KẺ CẢ

Hội Nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh với tham vọng giữ vai trò “Trung tâm văn học miền Nam tự phong” đã bỏ công đi rủ rê gạ gẫm những cây bút tỉnh thành khác về làm “hội viên” của mình mặc dù họ có Hội tỉnh thành riêng, ngang hàng với Thành phố Hồ Chí Minh rồi. Rủ rê mời mọc rồi xét“kết nạp” người ta để tỏ ra mình là hội đàn anh, chiếu trên, đẳng cấp cao hơn, như thế thực là thiếu khiêm tốn. Không ít người nhẹ dạ háo cái danh Hội lớn Thành phố Hồ Chí Minh cũng lục tục nộp tác phẩm để xin “kết nạp”, có cây bút ở xa tận cùng đất nước, có người ở tận Hà Nội, vốn đang sinh hoạt ở Hội quê mình cũng nộp đơn vào Hội Nhà văn Sài Gòn, để được Phan Hoàng lãnh đạo chỉ giáo làm thơ!

Vậy có câu đối rằng:

Chiếc áo thụng không làm nên linh mục,

Thẻ hội viên chẳng tạo được nhà văn

----

Nguồn: https://anlacminh.blogspot.com/2018/04/the-hoi-vien-chang-tao-uoc-nha-van.html

*.

PHÙNG HOÀI NGỌC

Quê quán: Đông La, Hoài Đức, Hà Tây.

Thường trú: Long Xuyên, An Giang.

 

 

 


 

…………………………………………………………………………

- Cập nhật từ Messenger facebook Trần Hải Sơn  ngày 13.04.2018.

- Bài viết không thể hiện quan điểm của trang Đặng Xuân Xuyến. 

- Vui lòng ghi rõ nguồn dangxuanxuyen.blogspot.com khi trích đăng lại.

.

2 nhận xét:

  1. Kẻ xôi thịt này giờ lại leo cao chui sâu hơn vào bộ máy lãnh đạo của tập thể văn thơ quốc doanh,còn quản lý tờ "ngôn luận" của hội nhà văn. Thật loạn

    Trả lờiXóa
  2. Rác rưởi phan hoàng

    Trả lờiXóa