(Nguồn ảnh: internet) |
VÀI CHUYỆN TẢN MẠN VỀ
GIÁC QUAN THỨ 6
*
Những sự vật của thế giới bên ngoài vẫn được con người chúng ta và cả động
vật dùng các giác quan mắt, tai, mũi, lưỡi và cơ thể để nhận biết. Điều này có
nghĩa là chúng ta sử dụng 5 giác quan thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác
và xúc giác để nhận biết. Tuy nhiên không phải tất cả mọi sự vật, sự việc đều
có thể cảm nhận được nếu chỉ sử dụng 5 giác quan trên. Con người phát hiện ra
rằng có những sự việc rất khó tưởng tượng, vượt ra ngoài 5 giác quan nói trên.
Ví dụ như lỗ tai, bàn tay hay cánh tay của một số người có thể nhìn thấy tranh
vẽ và nhận ra được chữ viết. Nhiều người đã gọi đây là giác quan thứ 6.
Thực ra, cụm từ "giác quan thứ 6" đã xuất hiện từ lâu. Vào năm
1912 tại thành phố Mi - lan của nước Ý, có một người nuôi một con chó nhỏ,
nhưng rất buồn là nó lại bị lạc khi ông ta mang nó đi viễn chinh cùng
Na-pô-lê-ông sang Minsk. Tưởng đã mất hẳn chú chó đáng yêu ấy, không ngờ
đúng một năm sau, con cún nhỏ lại tìm được đường về với chủ của nó một cách
bình an vô sự. Khoảng cách giữa hai thành phố Mi - lan và Minsk là
2.800 cây số cho nên thật là kỳ lạ khi con chó tìm được đường về với chủ của
nó. Để tìm ra nguyên nhân của việc này, vào năm 1931, một nhà khoa học người
Đức đã nuôi mấy con cún và tiến hành cuộc thí nghiệm đi đường xa. Ba giác quan
của chó là khứu giác, thị giác và thính giác đã bị ông phá huỷ. Vậy mà,
kỳ lạ là cuối cùng bọn chúng vẫn tìm được đường về nhà. Rõ ràng rằng có một
giác quan nào đó nằm ngoài 5 giác quan cơ bản đã dẫn dắt những chú chó tìm
đường về nhà. Nhà khoa học đã đặt tên cho nó là "giác quan thứ 6".
Ở vùng Triết Giang của Trung Quốc có một loài cá là cá Ngát. Loài cá này
hàng năm vẫn bơi ra vùng biển sâu để đẻ trứng. Cá con sẽ sống tại đó trong một
thời gian, rồi sau đó kết nối thành từng đàn quay về vùng biển quê hương để
sinh sống bằng cách men theo con đường mà cha mẹ chúng đã đi qua. Chúng không
hề đi nhầm đường ngay cả khi hai giác quan là khứu giác và thính giác của chúng
bị phá huỷ ngược lại chúng còn về đúng đích. Điều kỳ lạ này có được theo người
dân đây là nhờ giác quan thứ 6.
Một ví dụ khác là về tài đưa thư của chim bồ câu. Tài này ai cũng biết. Các
nhà sinh vật học đã tiến hành nghiên cứu, tìm hiểu và phát hiện ra có một loại
tế bào trường trên thân mình của chim bồ câu. Loại tế bào này có đặc tính là
biết tìm phương hướng theo từ trường có từ tính. Nhờ đó mà bồ câu phân biệt
được phương hướng và biết đường bay cần phải đến ở đâu. Vì điều này mà có ý
kiến cho rằng cái gọi là "giác quan thứ 6" có lẽ chính là chức năng
của tế bào trường.
"Giác quan thứ 6" đã trở thành một danh từ chung mà mọi người vẫn
sử dụng để gọi cái cảm giác chưa biết, chưa được xác định. Những chức năng của
những cảm giác kỳ lạ của cá, chim, chó và cả người có nội dung khá phức tạp và
vẫn chưa được làm sáng tỏ. Tuy vậy, vẫn có thể khẳng định rằng, người ta không
thể dùng mặt, tai, lưỡi hay cơ thể để nhận biết nguồn gốc của loại vật chất
này. Song, tin tức của loại vật chất đó vẫn có thể được tiếp thu bởi cả con
người và động vật thông qua việc truyền cơ cấu cơ thể và hệ thần kinh nội tạng
lên hệ thần kinh đại não để nhận biết. Ví dụ như trong biện pháp khí công, khi
người thầy thuốc phát khí công ra, sẽ có một dòng hạt được phát ra và bức xạ
vào cơ thể của người bệnh rồi theo dây thần kinh truyền năng lượng đi, tạo ra
cảm giác có những nơi trong cơ thể bệnh nhân nóng lên. Thực tế thì bản thân cơ
thể con người cũng đã là một nguồn bức xạ hồng ngoại luôn luôn bức xạ hồng
ngoại tuyến ra xung quanh với những sóng cực nhỏ mà không nhìn thấy được bằng
mắt thường. Chúng có chiều dài từ 5 ® 20micrông. Người ta có thể chụp
lại những tia bức xạ này bằng máy cảm quan hồng ngoại tuyến. Bản thân da của
con người cũng có thể cảm nhận được loại bức xạ này. Trong việc điều trị bệnh
ung thư vú, nhằm chuẩn đoán bệnh ở thời kỳ đầu, các nhà khoa học đã chụp biểu đồ
nhiệt của cơ thể bằng nguồn tin của chính cơ thể con người. Kết quả đem lại hết
sức khả quan và nhờ đó mà rất nhiều bệnh nhân mắc bệnh này đã được cứu sống.
Người ta còn đặt những tên gọi khác cho giác quan thứ 6 như "giác quan
siêu cấp" hay "giác quan vũ trụ". Tuy nhiên, phải nghiên cứu
hiện tượng sóng điện từ của sinh vật thì mới có thể làm sáng tỏ vấn đề. Hiện
nay, "điện tử học sinh học" là một môn khoa học mới mẻ. Bộ môn này đi
sâu nghiên cứu quy luật vận động điện từ trên cơ thể sinh vật và tạo ra cơ sở
lý luận của sinh vật học thần kinh. Giữa nó và những chức năng cảm giác kỳ lạ
như việc học tập và ghi nhớ, giấc mơ, thôi miên hay tình trạng biến dị và thất
thường của thần kinh... có một mối quan hệ khăng khít.
Có thể nói, đây là một lĩnh vực mới mẻ thu hút sự quan tâm chú ý của rất
nhiều người và các nhà khoa học trên thế giới vẫn tiếp tục tiến hành công việc
nghiên cứu của họ về vấn đề này.
Mời thư giãn với clip KHOA HỌC VỀ NHÂN QUẢ BÁO ỨNG:
Mời giải trí với clip "TRÒ ĐÙA CỦA SỐ PHẬN":
*.
VŨ THỊ HƯƠNG MAI
Địa chỉ: Khu tập thể Tổng công ty 319
Long Biên - Hà Nội.
Email: huongmai8081@yahoo.com.vn
.............................................................................................................
- Cập nhật theo nguyên bản tác giả gửi qua email ngày 23.12.2016.
- Bài viết không thể hiện quan điểm của trang Đặng Xuân Xuyến.
- Vui lòng ghi rõ nguồn dangxuanxuyen.blogspot.com khi trích đăng
lại.
0 comments:
Đăng nhận xét