(Nhà thơ Bùi Cửu Trường, thứ 2 từ trái sang phải) |
ĐỌC: RÉT BÂN NHỚ MẸ
-
NGÀY 8 THÁNG 3
*
RÉT BÂN NHỚ MẸ
.
Rét Bân vương má con hạt mưa
Kiểu mưa Bân này dễ ho, mẹ ạ
Chân mẹ ấm không / rét Đài sương giá?
Tay mẹ cóng không / rét Lộc buốt tê?
Mẹ ơi!
Từ hồi Mẹ đi
quanh con hơ hoác trống.
Mưa Bân chắt lọc
từ li ti hương xuân rất trong
Tình mẹ ấm nồng
gom nhặt từ tháng ngày vất vả
tháng ngày ngược xuôi tất tả
lần hồi mẹ áo nâu sờn...
Mưa Bân rất tròn
mỏng dầy xếp giọt
Trời thương Nàng Bân, Trời ban rét ngọt
Con xin Trời cho con nắng tươi
cho con thấy nụ cười
nhóng nhánh hạt na đen của mẹ.
Rét Bân rất nhẹ
Đủ lùa thông thống tháng ba.
Đủ cuốn tuổi đông con
về Mẹ chốn bao la
Tìm hơi ấm Mẹ.
*.
Hà Nội, 08 tháng
03.2019
BÙI CỬU TRƯỜNG
(Tác giả Đặng Xuân Xuyến) |
LỜI
BÌNH:
Sáng ngày 8 tháng 3, tôi
được đọc một bài thơ tự sự, viết về MẸ của nhà thơ, bác sĩ Bùi Cửu Trường.
Bài thơ có tựa đề: RÉT
BÂN NHỚ MẸ.
Tôi ấn tượng với bài thơ
ở ngay những câu đầu:
"Rét Bân vương tay con hạt mưa
Kiểu mưa Bân này dễ ho mẹ ạ
Mẹ đủ ấm không / khi trời lạnh giá?
Mẹ đủ ấm không / khi đất buốt tê?"
Những câu thơ tự sự giản
dị, mộc mạc, trĩu nặng nỗi niềm, từ hạt mưa vương vào tay, gợi nên nỗi lo dịu
dàng thường trực: "Kiểu mưa Bân này dễ ho mẹ ạ", rồi đột nhiên
thay đổi tâm trạng, từ dàn trải tâm sự sang dồn nén những lo lắng:
"Mẹ đủ ấm không/ khi trời lạnh giá?
Mẹ đủ ấm không/ khi đất buốt tê?"
Khiến người đọc sững lại,
rồi trầm lặng khá lâu trước sức ám ảnh của những hình ảnh xuất hiện trong những
thước phim rất ngắn. Đến đây, người đọc mới vừa thốt lên lời đồng cảm cùng tâm
trạng xót thương của người con hiếu đễ với người Mẹ đã khuất, thì lại vỡ òa cảm
xúc bằng những câu tự sự lắng đầy nước mắt. Sự nhớ thương trong đau xót, cút
côi được dồn nén đến tận cùng bởi những câu thơ ngấn lệ, trầm buồn:
“Mẹ ơi
Từ hồi Mẹ đi
quanh con hơ hoác trống.”
3 chữ “hơ hoác trống”
đã diễn tả tất cả sự nhớ thương - mất mát - cút côi của người con khi mất Mẹ.
Tôi thích 4 câu thơ:
"Rét Bân vương tay con hạt mưa
Kiểu mưa Bân này dễ ho mẹ ạ
Mẹ đủ ấm không / khi trời lạnh giá?
Mẹ đủ ấm không / khi đất buốt tê?"
được viết ban đầu hơn so
với 4 câu đã được nhà thơ chỉnh sửa.
Bởi theo cảm nhận của
riêng tôi thì 4 câu chưa chỉnh sửa rất gợi cảm xúc với người đọc. Câu “Rét
Bân vương tay con hạt mưa” gợi tâm trạng chông chênh, chới với của người
con giữa trời mưa rét khi cô đơn, vắng (mất) Mẹ. Sự lặp lại cụm từ 4 chữ:
"Mẹ đủ ấm không" ở 2 câu cuối khổ thơ: “Mẹ đủ ấm không /
khi trời lạnh giá?” - “Mẹ đủ ấm không / khi đất buốt tê?" nghe
chân chất, mộc mạc, như tự nhiên bật ra trong tâm thức nhà thơ trước cái lạnh
giá của tiết trời và chính sự lặp lại cụm từ 4 chữ ấy đã làm câu thơ thêm day
dứt, xót xa. Câu thơ lấy nước mắt người đọc bởi sự tự nhiên, chân chất ấy.
Nhưng với 2 câu thơ đã chỉnh sửa: “Chân mẹ ấm không / rét Đài sương giá?”
- “Tay mẹ cóng không / rét Lộc buốt tê?” thì sự cẩn thận về kiến thức,
sự cầu toàn về ý thức tay nghề đã lấy đi nét mộc mạc, dung dị, khiến câu thơ
trở nên thiếu nhựa. Sự rành mạch "rét Đài" - "rét Lộc" - “rét Bân” vì
sự cầu toàn... ở 2 câu thơ trên là không cần thiết, bởi theo thiển nghĩ của người
viết, sự rành rẽ câu chữ như thế khiến bạn đọc khó "phiêu" cùng bài
thơ để khám phá và cảm thụ bài thơ, cũng vì thế mà làm bài thơ bớt hay.
Là kẻ lười đọc thơ nhưng
tôi lại thích đọc thơ Bùi Cửu Trường, có lẽ vì cách dùng từ ngữ của bà khá độc
đáo, sáng tạo nhưng vẫn giữ được chất dân dã, chân quê. Những câu: “Từ ngày mẹ đi/ quanh con hơ hoắc trống”, "lần
hồi mẹ áo nâu sờn .."/ "Nhóng nhánh hạt na đen của Mẹ."
hay: "Rét Bân rất nhẹ/ đủ lùa thông thống tháng ba/ đủ cuốn tuổi Đông
con" trong
RÉT BÂN NHỚ MẸ, tuy chưa phải là những câu thơ thật hay, những câu thơ tài hoa
nhưng những câu thơ đậm dấu ấn rất riêng của Bùi Cửu Trường như thế thì không
phải dễ làm, không phải cứ muốn là viết được.
Mời thư giãn với nhạc phẩm XUÂN NÀY CON VỀ MẸ Ở ĐÂU
của Nhật Ngân, qua tiếng hát Quang Lê:
*.
Hà Nội, chiều 08 tháng 03.2019
ĐẶNG XUÂN XUYẾN
.
…………………………………………………………………………
- © Tác giả giữ bản quyền.
- Vui lòng ghi rõ nguồn dangxuanxuyen.blogspot.com khi trích đăng
lại.
.
Bài thơ thực ra cũng chỉ ở mức bình thường,chưa thể cho là hay được nhưng bài bình thì lại quá xuất sắc trong "nhiệm vụ" làm đẹp bài thơ.
Trả lờiXóa