Ả ĐIẾM CHỌI LƯỠI
VỚI CÁN BỘ THƠ
*
(Tác giả Nguyễn Hoàng Đức) |
Họp hành tổng kết giữa chiều,
nhậu nhẹt đón chào quà cáp cho lãnh đạo xong xuôi, chủ - cán - thơ nhảy lên
chiếc siêu xe đỏ mầu ớt của mình nhắm phía tây nam thành phố… Giống như nhiều
đồng nghiệp, ông đi một mình, tự lái xe cho an toàn, khỏi phải mất tiền thuê
lái xe, được tự do đi lại gặp gỡ chỗ này chỗ kia mà không bị chú tài ngồi kè kè
giám sát.
Chủ cán thơ đánh tay lái rẽ về
hướng trung tâm giải trí Vạn Hoa, đó là cái tên bên ngoài thôi, thực chất đó là
một thanh lâu tổng hợp, có từ hát Karaoke bàn tay vàng, cho đến giầy cao su,
hay thử súng kẹt khe… gọi chính xác đó là khu liên hợp thiên thai… Cám thấy
hứng chí, Cán Thơ hạ kính xuống rít luồng gió mạnh vào lồng ngực, tăng nhạc
nhảy to lên, người đung đưa cảm giác mình như cao bồi miền Tây đang cưỡi ngựa
cùng khẩu côn giắt bên hông.
Gái… Gái trẻ đứng tua tủa san sát
ngay từ sảnh… cảm giác như không phải gái đứng trong những khối bê tông, mà với
những phụ kiện nhỏ bé mỏng manh, gái đang hóa những khối bê tông thành bãi tắm
toàn nắng, phơi ra những bắp vế, ngực nổi, cánh tay trần với cặp mông đứng vẹo
cố thoát khỏi đường cong vênh ra khỏi mép áo tắm như đang thách thức dụng vọng
của đàn ông. Cán Thơ chợt nghĩ: đàn bà, chỉ cần họ để tụt lớp vải khỏi vai hay
ngực hoặc vòng ba thì đã phơi lộ và chỉ dẫn về giới tính hay giá trị đầy đủ về
nàng hơn bao giờ hết. Dạo này Cán Thơ cũng mới ti toe tập vẽ, gặp vài họa sĩ
hay nhà điêu khắc, họ tạc tượng đàn bà thường tảng lờ hay giấu chiếc đầu của
nàng đi, họ còn bảo: với giới tính và sắc dục cực lạc của đàn bà thì cần gì cái
đầu, từ cổ chảy xuống đôi gò lớn rồi qua eo lượn cặp đùi khép hờ là đã ra lắm
rồi, cần gì cái đầu của phái yếu nữa? Cái đầu đó có tham gia gì nhiều vào giá
trị của họ đâu mà cần!
Đỗ xe xong, Cán Thơ đi lên tầng
lửng. Chi chít gái đứng khoe đùi và mông. Cán Thơ vẫn bỏ qua mặc cho các ả
buông những lời mời gọi lả lơi “đi với em anh à!” Lên đến gác lửng, Cán Thơ
bỗng để ý đến một cô cứng tuổi ngồi sâu trong một ngăn được sắp xếp đặc biệt.
Ngang hông cô có một bảng gỗ nhỏ với hàng chữ “Xuất đặc biệt!”
- Kìa anh giai, đi đâu mà mãi -
lâu chưa tới? – Má mì mặt trát đầy phấn đi lại đón Cán Thơ.
- Chào ma ma tổng quản!- Cán Thơ
đáp. - Cho tôi hỏi tại sao, có cô hơi cứng, hơi… hơi không đẹp kia lại ngồi một
chỗ đặc biệt như thế?
- À, đó là dịch vụ mới có đặc
biệt của bọn em!
- Đặc biệt cái gì?
- Trước hết đặc biệt vì giá.
- Giá thế nào?
- Nói chung gấp ba xuất bình
thường!
- Tại sao vừa già hơn vừa xấu hơn
lại đòi giá cao hơn?
- Đấy là sáng kiến mới do một
chuyên gia miền núi chuyên buôn trầm hương về đòi hỏi và cố vấn.
- Cố vấn thế nào?
- Ông ta bảo, vào đây chỉ giống
nhà thổ cho đám xích lô ba gác. Chủ yếu là “tầu nhanh” xoẹt một cái, ăn bánh
rồi móc túi trả tiền. Tóm lại khi bao đạn được vơi thì ví phải vơi theo. Ở Tàu
á, người ta quan niệm, đàn bà đem lại lạc thú nhiều nhất cho đàn ông là phải
“đào hồng chỉ kỷ” - ở đó người ta không chỉ xúc giác dâm mà còn được khẩu dâm,
rồi thính dâm, tâm tình trao đổi để cân bằng âm dương chứ đâu phải lúc nào cũng
hùng hục như bổ củi…
- Hay… Hay quá… Tôi cũng nhất trí
với ông ta. Cho tôi cô ấy đi! Bố trí cho tôi căn phòng tử tế nhé!
- Đại ca yên tâm, tiền gấp ba tất
nhiên mọi thứ đều khác, đại ca sẽ có phòng đẹp, cả ban công ngắm cảnh.
- Tên em là gì?
- Em là Đào Hồng Tri Kỷ, theo tên
ngài cố vấn nhà hàng đặt. Nhưng anh cứ gọi Tri Kỷ là được rồi.
- Thế chỉ có tri kỷ mà không tri
các cái khác à?
- Xin lỗi ông anh, người ta đã
gọi bọn em là “Hà Thiên Lộn”, còn bọn em gọi nhau là “máy để ngoài quần”, nên
anh không cần hỏi có Tri cái đấy không! Mà thực ra là tri về cái não, chứ cái
ấy cứ đem ra dùng như vốn tự có bản năng, chứ Tri gì cái thứ ba lạng ấy! Còn
tên anh?
- Anh là Chủ - Cán – Thơ, nhưng
em gọi “Cán Thơ” là được!
- He He He… Híc Híc… - Tri Kỷ ôm
miệng cười.
- Sao em cứ cười hoài vậy?
- Em thấy mặt anh cũng sáng sủa,
sao lại dùng từ Chủ - Cán – Thơ? Nó vừa cồng kềnh vưa tối tăm. “Chủ” là ông chủ
thì em biết rồi. Còn “Cán – Thơ” nó là gì?
- Thì anh là cán bộ có chân trong
nhà nước, nên dù anh làm thơ thì vẫn là Cán Thơ.
- Xưa nay người ta chỉ gọi nhà
thơ hay thi nhân, thi sĩ, chứ ai lại gọi là “cán bộ thơ” như anh?
- Em đùa đấy à, mình có hân hạnh
gì thì mình phải gọi cho hết chứ. Em tưởng vào được biên chế làm cán bộ là dễ
đấy à. Cơ quan anh kia kìa, bao nhiêu đứa làm hợp đồng nhiều năm còn chưa được
xét vào biên chế đề làm cán bộ.
- Em tưởng, đã làm thơ thì nhà
thơ là đủ lắm rồi!
- Em nhầm, đó là ngày xưa. Còn
bây giờ ta có nhà nước hùng mạnh, được làm cán bộ thì là danh dự lớn chứ, vậy
tại sao ta không gọi tên mình cả cán bộ , cả thơ, gọi tắt là cán - thơ?! Này mà
em thích đáo để hay hiền dịu?
- Dào ơi, anh ở trên trời rơi
xuống à, đàn ông bây giờ hiền dịu bị gọi là “lại cái” đấy. Ngày xưa chưa có máy
móc đàn bà còn trọng đàn ông cơ bắp, bây giờ gái quê còn phóng xe máy vèo vèo
thồ rau ra chợ… Giờ người ta trọng đàn ông có trí tuệ, mà muốn có trí tuệ thì
phải sắc sảo. mạnh mẽ chứ lù đù như gà rù thì trí tuệ cái gì.
- Anh cũng thích con gái sắc sảo,
chứ cũng không thích hiền! Này má mì bảo em cũng thông kim bác cổ lắm nên mới
làm Đào hồng tri kỷ.
- Ôi dào, đó cũng là chuyện vặt
anh à, xưa kia làm điếm để chiều lòng quan chức gái thanh lâu cũng cầm kỳ thi
họa đấy.
- Em thử cho anh biết tí kiến
thức của em đi, xem cái nghề “đưa người cửa trước, rước người cửa sau” của em
ăn nhằm gì với Cán Thơ sáng tạo của anh?
- Anh đúng mới chỉ là cán thơ nên
chẳng biết gì? Nghề điếm của bọn em còn đi vào danh ngôn của lịch sử, có mấy vụ
quốc gia đại sự lớn nào không có bóng của điếm… còn nhà thơ các anh á, ngay cả
Lý Bạch kia cũng chỉ là thứ cà lơ vòng ngoài.
- Nó thế nào, cô không chứng minh
được là không đùa với tôi được đâu!
- Đấy nào mỹ nhân kế, không phải
tung điếm vào mua chuộc sao, rồi “nữ nhi trường tình, anh hùng đoản khí” – anh
hùng đoản khí sao chọi với sắc dục trời cho tức là “trò chơi” của tạo hóa. Rồi
cả danh ngôn áp đặt trên toàn thế giới: “vàng thử lửa, đàn bà thử vàng, và đàn
bà thử đàn ông”… còn nhiều lắm, bỗng nhiên tôi không nhớ hết được, nhưng cần đó
cũng đủ rồi. Còn thơ của các anh ư? Nhân gian chỉ trề môi “thơ thẩn”…
- Ái chà, cô cũng đanh đá thật!
Cô thấy tôi là nhà thơ rồi dìm hàng à?
- Giá trị ở mọi vật đều nằm ở bản
thân chúng, anh là vàng ai dám hạ anh xuống thành rơm? Nhưng mà nói thế thôi
anh… - Tri Kỷ bỗng hạ giọng, dí một trái bồng đảo vào ngực Cán Thơ cách rất
quyến rũ bạo liệt…- nghề của anh và em là đồng hóa với nhau đấy???
- Ái chà, cô biết tay tôi! – Cán
Thơ đẩy Tri Kỷ ra. – Cô dám bằng vai phải lứa với tôi à? Không chứng minh được
thì cô chết với tôi!
- Anh là thi nhân gì mà thô lỗ
vậy! Mà anh đúng là thi nhân cán bộ nên chỉ đến mức đó. Chuyện trò với tri kỷ
thì phải biết thương hoa tiếc ngọc chứ, anh cứ sồn sồn thô lỗ vậy à. Ngay từ
đầu, tôi đã bào nghề thơ của anh thấp hơn nghề điếm của tôi. Điếm luôn ở trung
tâm của lịch sử. Còn thơ bên lề chưa có mặt! Vừa rồi, tôi thương anh nên bảo
“điếm và thơ đồng qui nhau, là muốn nâng chức cho anh,” sao anh lại đùng đùng
thô lỗ… nếu anh thấy tôi không đáng làm tri kỷ thì ta thôi vậy…”
- Ấy chết, câu chuyện của em và
anh còn chưa kết thúc mà. Nó đồng qui thế nào hả em, anh nghĩ mãi mà không hiểu
sao điếm và thơ là đồng qui với nhau?
- Bác em bảo, làm nghề thì phải
mệt nhọc, phải ra mồ hôi, thì việc kiếm tiền mới đáng trọng. Đằng này, điếm bọn
em làm tiền bằng rên la sung sướng thì ai trọng được. Còn nghề thơ của các anh
chẳng phải bắt đầu bằng cách rỉ tai sung sướng, trải chiếu hát xoan, hát xẩm,
tuồng chèo với nhau, ê a làm lục bát để hát thơ… chẳng phải nghề lấy tiền đề là
rủ rê bỏ làm co quắp tỉ tê hát hò đòi sung sướng ư? Anh cãi được thì cãi đi,
chứ đừng có cáu…
- Ừ, xét kỹ là thế thật. Người ta
hát hò, rồi ngâm thơ để sung sướng chứ có ai muốn khổ!
- Anh ra đây! - Tri kỷ vẫy cho
Cán Thơ ra ban công chỉ tay vào góc để những chậu cây cảnh. – Anh nhìn đi!
Cán Thơ nhìn xuống thấy mấy cô
mặc váy ngồi xổm, tốc váy lên, đốt tờ giấy rồi hua hua vào chỗ kín.
- He He… Hí Hí Cán Thơ cười long
sòng sọc
- Anh cười cái gì? Hay lắm đấy mà
cười!
- Ơ cái cô này, sao lại cáu với
anh. Chẳng phải làm thế là lạc hậu lắm sao?!
- Họ làm thế để đốt vía đấy! Khi
không gặp khách, đứng mốc ra, họ đành đốt vía vào chỗ đó để nó phá ách tắc đi!
- Thế anh mới cười đó là lạc hậu!
- Thế các anh tưởng mình không
đốt vía đấy à?
- Bọn tôi đốt vía chỗ nào? – Cán
Thơ gằn giọng.
- Bọn điếm chúng tôi đốt vía chỉ
từ trôn khôn lên lỗ. Còn nhà thơ, cán thơ như anh khi làm thơ phải lo chỗ ngồi
cho đít trước thì không phỉa đốt vía từ đít là gì. Nhưng các anh không đốt từ
trôn lên lỗ mà đốt lên tim, lên óc, vòng xuống tay mong viết mấy vần thơ vụn.
- Hu Hu Hu… sao cô lại sỉ vả tôi
đến mức ấy!
- Anh cứ khóc đi cho nhẹ người!
- Cô nhẫn tâm quá, thấy người
khác buồn, thì cô phải ngăn “đừng khóc nữa”, chứ sao lại bảo “cứ khóc đi”!
- Vì anh khóc có ra nước mắt đâu
mà lo! Vả lại tôi vừa truyền cho anh bí quyết lớn nhất của nghề điếm.
- Sao! – Cán Thơ thảng thốt giật
mình như điện giật.- Bí quyết đó thế nào?
- Các điếm dạy nhau, khi ái ân
hãy rên to hết cỡ để bọn đàn ông tưởng bở được phục vụ hết mình sung sướng. Sẽ
boa mạnh tay hơn.
- Hu Hu Hu… cám ơn em… thế thì
anh cũng sẽ khóc to hết cỡ Hu Hu … cấp trên ơi, em chức còn thấp, giải thưởng
còn ít, bổng lộc cũng còn thiếu thốn lắm, mong cấp trên thương cho… Hu Hu Hu…
*.
Hà Nội, sáng 15 tháng 12/2021
NGUYỄN HOÀNG ĐỨC
Địa
chỉ: Số nhà 100, đường Nguyễn
Xiển
(ngã 4 Nguyễn Trãi - Nguyễn Xiển)
quận Thanh Xuân, thành phố Hà
Nội.
Email: Paulnguyenhoangduc@gmail.com
.............................................................................................................
- Cập nhật từ
messenger facebook Vũ Thị Hương Mai ngày 17.12.2021.
- Ảnh dùng minh họa cho bài viết được sưu tầm từ
nguồn: internet.
- Bài viết không thể hiện quan điểm của trang Đặng
Xuân Xuyến.
- Vui lòng ghi rõ
nguồn dangxuanxuyen.blogspot.com khi trích đăng lại.
.
0 comments:
Đăng nhận xét