THƠ DỞ, VĂN DỞ...
ĐANG ĐẮT GIÁ
Kẻ viết bài này đã có hơn 50 năm kinh nghiệm
làm thơ dở, nên gã có một giác quan khá nhậy bén khi phát hiện ra thơ dở trong
các cuộc thi thơ hoặc trong các giải thưởng văn học tầm quốc gia đến các giải
thưởng thơ ca làng xã. Hơn 50 năm trước, gã đã từng được in thơ trên khá nhiều
báo (tất nhiên là báo quốc doanh), nhất là báo tỉnh (Nam Định) của gã. Khá
nhiều bài thơ của gã sến và sáo mòn như thế này, trích trong bài “Mùa
vải”:
“Quả
vải như trái tim
Hồng
tươi khi hè đến
Tiến
con tu hú chìmVào mùa hè thương mến”
Thơ của chính gã mà giờ đọc lại, gã còn ngượng
lắm. Nhưng hơn 50 năm trước, phỏng có kẻ nào liều mạng uống mật gấu
chê bài thơ rất “hồng tươi”, rất “thương mến” này của gã là dở và sáo, xin
có giời làm chứng, gã sẽ thù kẻ đó suốt đời. Xem ra, những nhà thơ được giải
thưởng các cuộc thi thơ, hoặc trong các mùa xét giải thưởng thơ thường niên của
hội này tỉnh nọ bị gã chê dở, chắc sẽ thù gã đến muôn đời muôn kiếp không tan.
Và giờ đây, ngót 70 tuổi, gã đã sản xuất ra một sự nghiệp thơ mà những bài thơ
dở (dở một cách gan ruột) đếm hoài không xuể.
Nghĩ cho cùng, ngay cả thiên tài thơ Nguyễn Du,
trong “Truyện Kiều” nếu vạch lá tìm sâu vẫn soi thấy mươi mười lăm câu
dở. Chế Lan Viên mới 16 tuổi đã cho xuất bản một siêu phẩm thơ tuyệt vời là “Điêu
tàn”; sau khi theo kháng chiến ông cho ra một tập thơ rất dở có tên là
“Gửi
tới các anh”, để rồi năm 1960 mới xuất chiêu một tập thơ có nhiều bài
hay là tập: “Ánh sáng và phù sa”. Ngay trong tập thơ rất hay này, thi tài
Chế vẫn còn có mấy bài thơ dở ví như bài: “Ngô tổng thống trong dinh thuốc độc”…
Vậy thì gã việc gì phải xấu hổ khi có rất nhiều
kinh nghiệm về thơ dở và làm thơ dở?
Hôm rồi, nhân chuyện gã phê bình ba bài thơ
nhất nhì của cuộc thi thơ trên Facebook là dở, có một bạn “còm” (phản biện) chê
gã “cũng làm thơ về váy đó thôi”, sao
dám chê bài thơ “Mùa phơi váy” là thơ xoàng xĩnh? Bạn “còm“ kia bèn trích nguyên
cả bài thơ của gã: “Bài thơ trên váy” viết cách đây hơn 30 năm trước có
in trên mạng http://gio-o.com rồi
chê ỏng chê eo là Trần Mạnh Hảo cũng là một tay làm thơ dở có hạng:
thơ TRẦN MẠNH HẢO
BÀI THƠ TRÊN VÁY
Tưởng nhớ nữ sỹ Hồ Xuân Hương
Mở
ra một cái váy trời
Qụat
cho thế sự tơi bời lá hoa
Chành
ra ba góc dư ba
Hỏm
hòm hom thế mới là văn chương
Giời
ghen ông phủ Vĩnh Tường
Đứt
đuôi nòng nọc tình dường bôi vôi
Xót
thân quả mít nằm phơi
Miệng
càn khôn ghẹo cọc trời tùm hum
Trách
Chiêu Hổ sợ hang hùm
Bao
nhiêu quân tử khuất lùm rêu con
Cái
khuôn tạo hoá méo tròn
Để
cho hậu thế mãi còn ngẩn ngơ ?
Hồng
nhan từ độ trơ trơ
Nước
non một bánh trôi bờ dại khôn
Mắt
dao cau liếc rách hồn
Ốc
nhồi xưa vẫn phơi trôn lên trời
Bao
nhiêu vua chúa qua rồi
Chỉ
còn chiếc váy tốc trời thi ca
Hà Nội 1980
Trần Mạnh Hảo
http://www.gio-o.com/TranManhHaoTho1.html
Có lẽ những vị trong các ban giám khảo các cuộc
thi thơ, các cuộc xét giải thưởng thơ hàng năm và các vị chuyên môn tâng bốc
các tập thơ dở lên thành thơ hay để kiếm lợi toàn là những nhà thơ làm thơ hay
chuyên nghiệp vào loại nhất nước? Có thể họ chưa từng làm ra một bài thơ dở bao
giờ, do đó họ không còn khả năng phát hiện ra thơ dở ở kẻ khác như gã làm thơ
dở chuyên nghiệp Trần Mạnh Hảo này. Với phương trâm của nhà thơ Tế Hanh: “Đọc câu thơ đồng chí tưởng thơ mình”, họ
– các ban giám khảo chuyên nghiệp ấy đọc thơ dở của kẻ dự thi mà cứ ngỡ thơ
mình; tình đồng chí làm họ mờ mắt, nên chấm thơ dở thành thơ hay chăng?
Kẻ viết bài này có một ông bạn làm thơ đã vào
tuổi U 80 tên Q. thi thoảng gặp nhau thưởng đùa rằng: “Mình phục chúng nó quá. Chúng nó làm bài thơ nào là thành bài thơ dở
ngay. Còn mình làm bài thơ nào giời bắt cũng thành thơ hay, muốn làm một bài
thơ dở mà than ôi không sao làm nổi”. Có lẽ những nhà thơ trong ban giám
khảo các cuộc thi thơ, cũng giống như ông bạn Q. này ở khả năng không sao làm
nổi một bài thơ dở…?
Làm thơ là quyền của mỗi người. Làm thơ hay có
khi bị chém đầu như vua thơ Cao Bá Quát, hay như vua bình văn chương Thánh Thán
thời nhà Thanh bên Trung Hoa. Chao ôi, thi tài, văn tài có khi thành đại họa
cho mình và người thân, gã chả báu. Ở ta các bác Trần Dần, Lê Đạt, Phùng Quán,
Hoàng Cầm, Phùng Cung, Hữu Loan… bị họa vô đơn chí cũng bởi tài làm thơ hay đấy
ru? Làm thơ dở cũng là quyền thiêng liêng của mỗi người. Chúng tôi, kẻ viết bài
này, chưa từng viết một bài phê bình bất cứ ông nào bà nào làm thơ dở, trừ
những bài bốc thơm khen láo và các bài thơ được giải lại rất chi là dở mà thôi.
Lỗi tôn vinh thơ dở thuộc về những ban giám
khảo. Thơ hay không chấm lại toàn chấm cho thơ dở được nhất nhì là sao? Trong
hai chùm thơ của người làm thơ trẻ Sâm Cầm được nhà thơ Phan Hoàng giới thiệu
trên internet, thấy hai bài dở nhất của cô là “Sài Gòn, Sài Gòn” và “Nấc
cụt” được ban giám khảo chọn trao giải nhất cuộc thi thơ trên Facebook.
Các bài khác trong hai chùm thơ này của Sâm Cầm đều có thể gọi là loại khá hoặc
trên trung bình. Chê hai bài thơ dở được tôn vinh kia là chúng tôi chê ban giám
khảo mắc bệnh mù thơ chứ không chê Sâm Cầm, vì cô không hề có lỗi. Xin trích ra
một số câu thơ khá xúc cảm của Sầm Cầm:
“Nắng
cong chỗ em ngồi rồi anh ạ
…
Em
đi tìm mùa thu trên những nóc nhà
…
Buổi
sáng của em trên tàn cây xanh
…
Có
con chim hót tên người vừa kịp biết
…
Bông
cúc nhỏ đã một thời đi lạc
…
Và
ta buông khi chưa kịp bắt đầu
Và
mùa thu chưa kịp về trên nóc nhà sau những đêm mất ngủ”
(Trích trong bài thơ : “Rồi cũng hút xa” của
Sâm Cầm)
“nàng
sẽ đi ngược từ phía hoàng hôn
không
đi bằng gương soi mà đi bằng đôi mắt sáng
….
có
vài người đàn bà đối diện với cơn mưa và một căn phòng
nàng
vẽ cho họ nhiều chiếc gối
vật
thể để ôm và không bao giờ nguy hại“
(trích trong bài thơ : “Nào biết trước gai đâm”
của Sâm Cầm)
Người làm thơ dở ở ta còn nhiều hơn sao
trời. Thậm chí nhìn vào góc độ truyền thông đại chúng, những người làm thơ dở
có khi còn có công gây cười giúp ta xả stress; ví như các chương trình “Chiếc
nón kỳ diệu” của anh Tuấn Tú trên VT3 làm người nghe cười vỡ bụng vì
các bác, các em, các chị dự thi thi nhau nói thơ, kể thơ bằng vè, tấu, tuy rất
là phản thơ, lại được anh Tuấn Tú khen hay….
Thơ dở đang lên giá vùn vụt. Trong hơn mười năm
gần đây, các tập thơ giở được giải có khi lên với vài ba trăm triệu. Các giải
thi thơ rời cũng được giải một hai bài giá lên vài ba chục triệu. Không có đơn
vị nào tổ chức thi thở dở văn dở cả. Họ thi thơ hay văn hay nhưng khi trao giải
thưởng lại toàn trao cho những tập thơ dở nhất, tập văn dở nhất mà thôi. Ngay
cả những đợt trao giải thường niên của đơn vị nọ, ban giám khảo mù thơ vẫn
quyết chọn những tập thơ dở nhất để trao giải mới là lạ. Những tập thơ hay của
Cát Du, Nguyễn Thị Đạo Tĩnh, Nguyễn Thị Ánh Huỳnh… đều bị loại để nhường chỗ
cho nền thơ dở lên ngôi.
Khi hầu hết các cuộc thi văn học, thi thơ không
lấy tiêu chí hay dở làm trọng, mà căn cứ vào nhiều động cơ phi văn học, thì
than ôi nền văn học nước nhà không còn nữa. Do đó, thơ dở trở thành kiểu mẫu,
thành gương soi cho lớp trẻ, cứ thế mà viết, càng dở càng hay các cháu các em
ơi, càng dở càng hi vọng được giải. Khi thơ dở được cấp quốc gia đến cấp phường
xã tôn vinh thì cũng là lúc nền văn học nước nhà đã chết.,.
Mời nhấp chuột đọc thêm:
Mời nghe Đặng Xuân Xuyến đọc bài thơ CUỒNG YÊU:
*.
TRẦN MẠNH HẢO
Địa chỉ: 21/22 Xuân Thủy, phường Thảo Điền,
quận 2, Thủ Đức, thành phố Hồ
Chí Minh.
Email: cokhicon@gmail.com
Điện thoại: 091 841 00 42
.............................................................................................................
- Cập nhật từ
email: tahongtruong@yahoo.com.vn, ngày 13.10.2017.
- Ảnh dùng minh họa cho bài
viết được sưu tầm từ nguồn: internet.
- Bài viết
không thể hiện quan điểm của trang Đặng Xuân Xuyến.
- Vui lòng ghi rõ nguồn dangxuanxuyen.blogspot.com khi trích đăng lại.
0 comments:
Đăng nhận xét