BỊ GIAM CẦM, HUY ĐỨC CÓ TỦI THÂN KHÔNG? - Tác giả: Đông La (Hải Dương)

Leave a Comment

 


BỊ GIAM CẦM,

HUY ĐỨC CÓ TỦI THÂN KHÔNG?

*

 

(Tác giả Đông La)

Thông tin chính thức Huy Đức bị bắt đã mấy ngày, nhưng chỉ có những đài, báo, tổ chức ngoại quốc sống bằng nghề chống Việt Nam, luôn nhai lại những giọng điệu quen thuộc về “nhân quyền”, “tự do ngôn luận”, đã chõ mõm vào chuyện nội bộ của Việt Nam. Có điều, bọn bất lương, thất đức này đã cố tình không hiểu, Việt Nam mà theo ý chúng là sẽ dần đi tới chỗ hỗn loạn, chiến tranh như ở các nước Ukraina, Iraq, Libya, Afghanistan, Pakistan, v.v… Việt Nam từng đánh thắng “hai đế quốc to” để giành lại nền độc lập, tự chủ, có lẽ nào lại chịu tác động của bọn bất lương để hại mình.

Khi bị giam cầm Huy Đức có tủi thân không khi đến, hôm nay, không có bất cứ ai từng tay bắt mặt mừng, từng viết về mình, như Nguyễn Quang Thiều, Lê Kiên Thành, Nguyễn Quang Lập, Phạm Xuân Nguyên, Đỗ Trung Quân, Nguyễn Đình Bin, Nguyễn Xuân Diện, v.v… lên tiếng trực tiếp bênh vực mình, phản đối chuyện công an bắt mình.

*

Một bạn gởi qua tin nhắn facebook một bài thơ của Nguyễn Quang Thiều đăng bâng quơ khi các báo đưa tin Huy Đức bị bắt, với cách viết không ai hiểu gì cả. Theo Einstein, “Nếu anh không thể giải thích một điều một cách đơn giản thì anh chưa hiểu điều đó đủ rõ”. (If you can't explain it simply, you don't understand it well enough). Tương tự, vì cả trình độ lẫn tài năng của Thiều đều rỗng tuếch, Thiều không thể viết ra đơn giản một điều gì đó rõ ràng có giá trị cho độc giả hiểu, còn những quan điểm sai trái thì Thiều lại càng không dám nói rõ, nên Thiều đã viết với “phong cách” ú ớ, tung hoả mù như vậy. Dù vậy, qua ý nghĩa của những mảnh câu chữ, ta cũng có thể hiểu được sự ám chỉ. Với câu “Vuông vải trắng khổng lồ trùm kín chúng ta”, “vải trắng” thường dùng trong lễ tang; và với 2 câu: “Trong những thân thể hoảng loạn/ Chúng ta đang thuộc về một ngày cuối tháng 6”. Bài thơ được xuất bản 2010, Thiều đăng lại đúng vào ngày báo chí đưa tin Huy Đức bị bắt, phải chăng Thiều muốn ám chỉ việc bắt Huy Đức như phủ lên xã hội Việt Nam tấm vải tang khổng lồ, trùm lên dân chúng Việt với những “thân thể hoảng loạn”?

*

Ngô Bảo Châu từng ca ngợi Cù Huy Hà Vũ khi bị bắt như: “Kinh Kha người nước Vệ...”. Về Nguyễn Quang Lập khi bị bắt, Châu cũng viết: “nhà văn này đã sớm tỏ rõ ông chính là một trí thức thứ thiệt, có cái nhìn sắt bén về thế thái nhân tình, về hiện tình xã hội – chính trị Việt Nam…”. Châu từng ký tên vào THƯ KHẨN GỬI CHỦ TỊCH NƯỚC VỀ VỤ BẮT GIỮ CÔ PHƯƠNG UYÊN, một cô sinh viên rải truyền đơn, trương cờ vàng ba sọc đỏ, giăng biểu ngữ viết bằng máu lợn “Đảng Cộng sản chết đi” và có âm mưu đặt bom tượng Bác Hồ; và Châu cũng viết thư phản đối Trường Đại học Sư phạm Hà Nội thu hồi luận văn của cô Nhã Thuyên đã ca ngợi thơ Nhóm Mở Miệng, một loại thơ bẩn thỉu, thô tục, diễu cợt cả Chúa, Phật, Lãnh tụ, kêu gọi chống phá, lật đổ, v.v…

Như vậy, “mâm” chống phá nào Châu cũng dự phần, đều lên tiếng ủng hộ. Vì vậy, Châu đã bị dư luận phản đối, và chính Huy Đức từng lên tiếng bênh vực Châu: “Danh tiếng của Giáo sư Ngô Bảo Châu là có thật chứ không phải là một sản phẩm của truyền thông để quý vị có thể sử dụng truyền thông, ngay cả chính thống, mà hạ bệ”. Vậy mà hôm nay Huy Đức bị bắt, Châu lại câm tịt, Huy Đức có cay đắng không?

Có lẽ Huy Đức cần thông cảm, khi Châu mới nổi tiếng, đã hùng hổ lên tiếng bênh vực tất cả những kẻ chống phá, như để trả công cho những nước đã dạy dỗ rồi tôn vinh mình. Nhưng với Tổ quốc Việt Nam, sau rất nhiều năm Châu vô tích sự, người dân Việt dần nhận ra bản chất Châu hiện nguyên hình là một kẻ chống phá, còn dám láo với cả Bác Hồ, giờ Châu đã hết thời, trở thành như con gà rù, nên buộc phải câm lặng trước việc Huy Đức bị bắt.

*

Riêng hai người là Nguyễn Quang Lập và Phạm Xuân Nguyên dù không lên tiếng bênh vực trực tiếp Huy Đức, nhưng cũng đã lên tiếng bênh vực một cách gián tiếp.

Nguyễn Quang Lập, 8-6-2024, trên facebook, sau khi Huy Đức bị bắt, đã đăng lại bài “Viết nhân Huy Đức bị mất việc ở Sài Gòn tiếp thị, năm 2012”. Bên cạnh tỏ ý “cùng hội, cùng thuyền” với Huy Đức, nhưng Lập lại rất vô văn hoá, như đâm thêm một nhát làm đau thêm “thằng em”, bởi Lập đã “Body shaming” (miệt thị ngoại hình, hành động bây giờ được xem là tội ác), cứ xoáy vô vào cái răng vẩu của Huy Đức mà đùa tếu:

“… thằng Nguyên (Phạm Xuân Nguyên) dắt mình đi gặp nó… nó bắt tay mình, nói, chào anh… cái miệng cười tươi. Mà cũng chẳng biết nó có cười hay không nữa, có khi nó chỉ xòe bộ răng vẩu ra thôi, hi hi… Nó giống thằng Nguyên, từ ngày vợ bỏ đắt sô kinh khủng, ngồi đâu cũng thấy nó lúi húi reply tin nhắn đám chân dài, nhưng cũng chỉ thấy các em vè vè lượn quanh, không thấy em nào dám cắn câu, hoặc cắn hờ phát rồi bỏ chạy cả.

Mình có giới thiệu Huy Đức cho một cô, cô này nghe mình tán dương Huy Đức thì háo hức lắm, bố trí năm lần bảy lượt mới gặp được, gặp xong cô này nhắn tin, nói, ui ui chú ơi... xấu xấu…

Còn việc bênh vực Huy Đức, có lẽ cũng cần thông cảm với Nguyễn Quang Lập, bởi chắc Lập không thể quên chuyện mình cũng từng bị bắt, mà nếu tái phạm thì tội sẽ tăng rất nặng.

Nhớ lại chuyện ngay khi Nguyễn Quang Lập bị bắt, trên email có người viết cho tôi: “Chao anh! Mang den cho anh mot tin vui day... thang cha Lap (que choa ) Bi bat roi ... Như là lời phán của anh đó ...” Ngày đó, Nguyễn Quang Lập từng nhạo báng cả Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: “Đánh chuột phải giữ lấy bình, hay phải giữ lấy mình”? “Ném chuột sợ vỡ bình – Buồn thay Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng”.

Câu “ném chuột phải giữ bình quý” là lời dạy quý giá của tiền nhân nên ông Nguyễn Phú Trọng nói vậy là hoàn toàn đúng đắn. Vì vậy Nguyễn Quang Lập cố tình nhạo báng một ông Tổng Bí thư thực thi trọng trách là đánh vào quyền lực tối cao của thể chế chính trị, làm mất ổn định xã hội.

Khi thấy Nguyễn Quang Lập bị bắt, có người viết “Dù anh Lập bị bắt nhưng di sản tinh thần của người cầm bút chân chính sẽ còn mãi với thời gian. Thân thể nhà văn ở trong lao nhưng tinh thần của anh vẫn ngoài lao, đồng hành tự do cùng hàng triệu bạn đọc”. Vậy ta xem lại chút văn chương của Lập xem thế nào.

Nguyễn Quang Lập đã dùng tài văn của mình xỏ xiên, bôi bác ngày 30-4:

Tôi làm tình cô giáo tôi trong niềm hân hoan không phải lần đầu trong đời biết thế nào là làm tình khiến tôi cứ chọc lung tung, sốt ruột cô phải cầm lấy nhét thẳng vào cái hõm xác suất luôn bằng một, mà vì vui sướng vô biên đón nhận tin chiến thắng... Ngày 30-4 quả là ngày trọng đại”. Dường như Lập cũng cố bắt chước cho giống văn tục tĩu của đàn anh Nguyễn Huy Thiệp- viết về kỷ niệm tuổi học trò, Lập viết: “từng cùng lũ bạn trẻ con bảy, tám tuổi góp tiền lại xử sờ bướm bạn gái”; rồi chuyện “đít thằng Thanh đang nhoáy trên bụng thím L”.

Về gương anh hùng của Tô Vĩnh Diện, Lập viết bài “Nhớ Trần Dần” kể chuyện Phùng Quán nói chuyện với Trần Dần nói mình (Nguyễn Quang Lập) bảo “pháo chèn Tô Vĩnh Diện chứ không phải Tô Vĩnh Diện chèn pháo... Trần Dần vỗ tay đánh bốp kêu to: Hay! Giỏi! Thông minh”. Trên Blog Quê choa Lập nhắc lại: “khi kéo pháo lên dốc, đã đứt dây, anh Diện chạy không kịp thì bị chèn thôi”.

Về chuyện vị trí an táng Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã được thực hiện theo di nguyện của bác, đã được Đảng và Nhà nước tôn trọng. Vậy mà thằng “Lập què” viết trên facebook đểu cáng hết mức, đổ tiếng ác cho người con Bác Đại tướng dùng xác chết của cha mình để kinh doanh, chọn chỗ chôn như vậy là để phục vụ dự án du lịch!!! Tôi đã viết: “Thằng Lập này đã bị tai nạn suýt chết một lần, tức đã bị quả báo, nay viết như trên dường như muốn tích ác để mong được quả báo nữa!” Lập què đã phải viết lời xin lỗi trên blog. Nhưng sao xóa đi được cái nhìn bần tiện, cái gì cũng suy ra từ tiền như vậy! Phải chăng Lập nhìn mọi thứ cũng như Huy Đức từng nhìn lịch sử qua lỗ đồng xu mà tôi đã viết”.

Một lần vào đọc trang blog của bạn Hòa Bình thấy Hòa Bình chửi tục “Đ. mẹ thằng Lập” khi Nguyễn Quang Lập, để bênh Huy Đức, đã cho việc “tra tấn bằng vôi bột, bị đóng đinh, gí điện, bị đánh đến tàn phế… như những gì mà nhiều người trong số họ từng đối xử với đối phương của mình ở Phú Lợi, Côn Đảo, Phú Quốc, Chuồng cọp Sở thú và hàng trăm nhà tù khác khắp miền Nam” không phải là tội ác mà chỉ là “đấu tranh để khai thác thông tin từ các tù binh trong cuộc chiến”.

Một nhân cách như vậy thì Nguyễn Quang Lập để lại di sản gì?

*

Phạm Xuân Nguyên trên facebook 9-6-2024 đăng bài “TỰ THÁN”, viết:

Thương Huy Đức đang bị tạm giam ở trại B14 (Thanh Liệt, Thanh Trì, Hà Nội), nghĩ về nhân tình thế thái, tôi nhớ bài thơ “Tự thán” được cho là của Nguyễn Trãi. Trong sách Đầu xứ Tố có dẫn ra lời nhận xét của Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu về bài thơ này: “Tâm sự anh hùng khó thể người ngoài biết được đau đớn”.

Thật là khấp khểnh, vô học, thật láo khi Phạm Xuân Nguyên liên tưởng về “nhân tình, thế thái” chuyện Huy Đức, một thằng phạm pháp bị bắt, với số phận vị anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi!

Trước đó, Phạm Xuân Nguyên cũng rất hèn, không viết mà mượn tay Nguyễn Thị Tịnh Thy ca ngợi Huy Đức với bài: “HUY ĐỨC, ANH CHẾT CŨNG ĐƯỢC RỒI!”, viết:

Huy Đức viết báo, viết sách “Bên thắng cuộc”; tất cả những chữ nghĩa ở đó, là chính con người anh: trí tuệ, trách nhiệm, chính trực, can đảm, dấn thân, vô uý và chấp nhận hy sinh”. Giống như Huy Đức viết trong “Bên thắng cuộc”, những sĩ quan Ngụy tự sát sau 30-4-1975 là “tuẫn tiết”, tức chết vì nghĩa lớn, vậy Nguyễn Thị Tịnh Thy viết như trên, đúng là đã coi Huy Đức là một sĩ quan Ngụy thứ thiệt! Mượn tay Nguyễn Thị Tịnh Thy như vậy, vậy Phạm Xuân Nguyên là ai?

*

Phạm Xuân Nguyên là một đảng viên, nguyên là một trưởng phòng của Viện Văn học, nguyên Chủ tịch Hội Nhà Văn Thủ đô Hà Nội, đã nhận huy hiệu 30 năm tuổi Đảng và 2 huy hiệu chiến sĩ trong sạch, vậy mà từng có tên trong “Danh Sách 72” kẻ đòi thay Hiến pháp, phủ nhận công lao và loại bỏ quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Nguyên cũng đã từng cùng Nguyên Ngọc tham gia BAN VẬN ĐỘNG THÀNH LẬP VĂN ĐOÀN ĐỘC LẬP để quấy rối, chống phá.

Với tư cách Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội, Phạm Xuân Nguyên đã có những hành động nguy hiểm, đó là việc trao những giải thưởng văn học cho những tác giả, tác phẩm không xứng đáng, như đã trao tặng “thành tựu trọn đời” cho Huệ Chi và Nguyên Ngọc, những người đã có những hành động chống phá thể chế có hệ thống, đã tặng “thành tựu trọn đời” cho Trần Dần, người làm loại thơ với: “những thằng thịt, con truồng, những jờ joạc, giao cấu… Jao cấu théinnipipédé jọc lọc chè fic… Jao cấu jứt jít sẹo thuốc jụn nõ điếu”… Hội Nhà Văn Hà Nội của Phạm Xuân Nguyên cũng đã trao giải thưởng cho Tập thơ “Sẹo độc lập” của Phan Huyền Thư, một loại thơ ú ớ, ngô ngô ngọng ngọng, còn bị tố là đạo văn.

Khi ông Nguyễn Văn Lưu phê phán Luận văn Thạc sĩ của Nhã Thuyên đã viết ở trên, Phạm Xuân Nguyên đã tặng cho ông Lưu cái ác danh “Phê bình chỉ điểm”, rồi nghênh ngang khoe: “đã được tôi nói lên tại diễn đàn của hai cuộc họp quan trọng… do Hội đồng Lý luận Phê bình Văn học Nghệ thuật Trung ương và Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức” có Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Trưởng Ban Tuyên giáo Đinh Thế Huynh tham dự, ba ông Hồng Vinh, Đào Duy Quát, Hữu Thỉnh chủ trì.

Tóm lại, Phạm Xuân Nguyên là thằng cơ hội, một loại ung nhọt của thể chế, một hậu quả của lỗi hệ thống, một điển hình về loại cái tôi cao, trí thấp, tâm tối. Chỉ buồn là sao lại có tình trạng “rắn rết nghênh ngang phun nọc trên diễn đàn” như vậy. Có thời kỳ Hội Nhà Văn Hà Nội cứ họp Đại hội là sẽ bầu Phạm Xuân Nguyên làm Chủ tịch, vậy các hội viên của Hội Nhà Văn Hà Nội, thủ đô của một nước Việt Nam “Ngàn năm Văn hiến”, là loại người gì?

Và rồi muộn còn hơn không, “Trong một cuộc họp, nhà thơ Bằng Việt công bố văn bản của Sở Nội vụ Hà Nội thông báo Phạm Xuân Nguyên không được tham gia Ban chấp hành Hội nhà văn Hà Nội khóa sắp tới”, và “Phạm Xuân Nguyên đã tỏ “khí phách”, "nhanh nhảu từ chức”.

Hành động của Phạm Xuân Nguyên đã thành hệ thống. Nguyên thường xuất hiện trên những trang báo có khuynh hướng chống Việt Nam (như BBC). Từ việc lớn là chống lại chủ chương của Đảng và Nhà nước giữ gìn mối quan hệ láng giềng với Trung Quốc, ở trên tuyến đầu trong cuộc biểu tình chống Trung Quốc, đến việc ủng hộ những người có tư tưởng sai trái và phạm pháp như Lê Công Định, Phương Uyên và Nhã Thuyên, Trương Duy Nhất, v.v…

Khởi đầu Phạm Xuân Nguyên từng theo đuôi Nguyên Ngọc, ca ngợi cuốn “Nỗi buồn chiến tranh” của Bảo Ninh với cái lập luận mù lương tri khi viết về “anh chiến sĩ giải phóng” như thế này: “Cuộc chiến được mô tả trong tác phẩm này … những người lính là những con người bị vất vào cuộc chiến, buộc phải bắn giết nhau”.

Như vậy, về độ độc hại nguy hiểm thì Phạm Xuân Nguyên không hề thua Huy Đức, và cũng như Huy Đức, Phạm Xuân Nguyên cũng xứng đáng “nhập kho” từ lâu rồi!

 

Mời nhấp chuột đọc thêm:

- Chuyện làng văn0

- Các bài viết của (về) tác giả Đông La0

- Các bài viết của (về) tác giả Kiều Mai Sơn0

- Các bài viết của (về) tác giả Thái Hạo0

- Các bài viết của (về) tác giả Phạm Lưu Vũ0

- Các bài viết của (về) tác giả Nguyễn Quang Thiều0

 

Mời nghe Đặng Xuân Xuyến đọc bài thơ QUÊ NGHÈO:

*.

Thành phố Hồ Chí Minh 11-6-2024

ĐÔNG LA (tên thật: Nguyễn Văn Hùng)

Địa chỉ: quận Bình Thạnh, thành phố Sài Gòn

Email: donglasg@gmail.com

 

 


 

 

.............................................................................................................

- Cập nhật từ messenger facebook Vũ Thị Hương Mai ngày 11.06.2024.

- Ảnh dùng minh họa cho bài viết được sưu tầm từ nguồn: internet.

- Bài viết không thể hiện quan điểm của trang Đặng Xuân Xuyến.

- Vui lòng ghi rõ nguồn dangxuanxuyen.blogspot.com khi trích đăng lại.

0 comments:

Đăng nhận xét