BÁO
VĂN NGHỆ
LÀM
MỚI SỔ HƯU
*
Nguyễn Thị Lan Anh giới thiệu
(Ảnh minh họa sưu tầm từ nguồn: internet
Bài viết là quan điểm riêng của các tác giả)
Tác giả: Dạ Ngân
CHUYỆN BÁO VĂN NGHỆ
Tôi đi về quê 1 tuần, vừa mới
lên. Tôi nghĩ nhiều suốt chuyến đi, không phải chuyện Lương Ngọc An và Dạ Thảo
Phương mà là chuyện cái lồng báo Văn Nghệ mà tôi đã làm việc ở đó 10 năm 1998 –
2008. Thực sự tôi không muốn viết gì về cái quãng ấy, Hồi ký tôi cũng không
nhắc đậm. Đơn giản vì tôi không lần nào trở lại nơi ấy khi tôi về hưu, đơn giản
vì tôi đã tuyên bố ra khỏi Hội nhà văn Việt Nam năm 2013. Đơn giản vì nơi ấy
không còn khiến mình vui hay buồn với nó.
Sau khi tốt nghiệp Viết Văn
Nguyễn Du khóa 5 (1993 – 1997), tôi có đơn xin việc gửi nhà thơ Nguyễn Khoa
Điềm lúc đó là Bộ trưởng Bộ Văn Hóa & Thông Tin kiêm Tổng thư ký Hội nhà
văn Việt Nam. Khi biết tôi sẽ được nhận về cơ quan Hội, nhà văn Anh Đức ủy viên
Ban chấp hành lừng lẫy nhiều nhiệm kỳ giẫy lên “Cô ta mà về đó tôi không ra Hà Nội họp đâu đấy”. Eo ơi, chính nhà
thơ Hữu Thỉnh nói với tôi việc ấy và ngạc nhiên. Nhưng tôi không ngạc nhiên,
bởi vì Nam bộ có hai nhà văn đình đám là Anh Đức và Nguyễn Quang Sáng thì tôi
chỉ thân với Nguyễn Quang sáng mà thôi. Bạn văn vong niên có thể trà dư tửu hậu
với nhau chủ yếu vì liên tài và hợp tính cách.
Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm thuyết
phục Hữu Thỉnh khi ấy là Tổng Biên tập báo, rằng “Văn Nghệ cần một nhà văn Nam bộ có mặt và làm biên tập ở đó, có vẫn hơn
không”. Thời Nguyên Ngọc, báo Văn Nghệ được lên bờ, sau đó người ta hất
Nguyên Ngọc đi thì báo Văn Nghệ lại xuống ruộng và sau Linh Nghiệm, báo Văn
Nghệ đã xuống hố, một cú đạp “Thấy chưa,
chúng nó là lũ nguy hiểm như thế đó, thấy chưa?” Anh Thân chồng tôi yêu Văn
Nghệ thời Nguyên Ngọc, tiếc cho Văn Nghệ và nói một câu hình ảnh “Lần này thì người ta kẹp Hữu Thỉnh dưới háng
rồi”.
Từ Linh Nghiệm in tháng 7 năm
1992 đến khi tôi về Văn Nghệ, nhà văn Trần Huy Quang đã được bổ nhiệm trưởng
ban Văn (thay cho nhà văn Hoàng Minh Tường sang cơ quan Hội). Cho thấy điều gì?
Cho thấy cả Tổng Biên tập Hữu Thỉnh và nhà văn Trần Huy Quang đã thoát hiểm cho
dù chiếc kim cô của cả hai không biến mất.
Cái khung nhân sự chính báo Văn Nghệ
khi ấy gồm những nhà văn đã xế: Trần Quốc Thực ban Thơ, Hồng Phi ban Lý luận
phê bình (khi Hồng Phi nghỉ hưu thì nhà thơ Phạm Đình Ân thay thế), ban Văn
dưới Trần Huy Quang còn có nhà văn Phạm Thị Minh Thư, ban Văn học nước ngoài là
chị Thành Đức Trinh Bảo rất trẻ, Ban thư ký có nhà thơ Bế Kiến Quốc và họa sĩ
Thành Chương, Ban Biên tập gồm Tổng Biên tập Hữu Thỉnh và phó Tổng Biên tập nội
dung Nguyễn Khắc Trường, phó Tổng Biên tập hành chính Trương Vĩnh Tuấn. Còn có
hào quang của Văn Nghệ Trẻ với nhóm Nguyễn Quang Thiều, Nguyễn Quang Lập,
Nguyễn Thành Phong, họa sĩ Lê Tâm, phóng viên trẻ Phong Điệp và Dạ Thảo Phương…
Thực tình có thể tôi liệt lê chưa đủ, do Ban thư ký Văn Nghệ (già) và Văn Nghệ
Trẻ ở cạnh khu vực quan trọng của Tổng Biên tập, các ban khác mỗi ban một phòng
bé tí, cắm cúi xuống đống bản thảo tú hụ, ít thời gian đến cái khu quan trọng
ấy.
Tôi làm gì? Chân ướt chân ráo
được phân làm phóng viên kiêm phụ trách mảng Bút ký - Phóng sự. Sau Nguyên Ngọc
thì đừng hòng Tổng Biên tập Hữu Thỉnh dám in những bút ký vang dội, đích thân
tôi được phân công đi viết về nghề than hầm lò ở Quảng Ninh, về giàn khoan dầu
khí ở biển Đông (có tài trợ). Khi Cuộc thi truyện ngắn năm 2000 đến hồi cuối,
nhà văn Nguyễn Khắc Trường bỗng dưng bảo “Dạ
Ngân nhảy sang ôm Cuộc thi nhé, để mảng Ký - Phóng sự cho Minh Thư".
Lần ấy khôi nguyên là nhà văn Trần Hạ Tháp (Huế). Cuộc thi thứ hai 2003 - 2004
tôi được quán xuyến trọn vẹn và đã tìm thấy hai gương mặt nối trội: Phạm Duy
Nghĩa và Nguyễn Hiệp. Cuộc thi thứ 3 vào năm 2006- 2007, nhân vật gay cấn là
Ngô Phan Lưu sĩ quan Việt Nam Cộng Hòa đi cải tạo về. Tôi trưởng Ban sơ khảo,
tôi trực Cuộc thi, là thành viên Ban chung khảo nhưng gần họp chấm giải, bỗng
dưng Tổng Biên tập Hữu Thỉnh bảo “Từ nay
Trung Trung Đỉnh về làm phó Tổng Biên tập, phụ trách ban Văn luôn, Dạ Ngân được
nghỉ chế độ chuẩn bị hưu nhé”. Một cuộc đảo chánh ban Văn và Cuộc thi ư,
nhưng không ai kể cả Trung Trung Đỉnh có thể tước khỏi tay tôi những bản thảo
của những nhà văn tôi đã chăm chút suốt gần 2 năm qua. Trung Trung Đỉnh là
thành viên mới bổ sung Ban chung khảo (vì là phó Tổng Biên tập mới), muốn vun
vén giải khôi cho một nhà văn quân đội bè bạn thân thiết. May sao những tác
phẩm của Ngô Phan Lưu thuyết phục quá, cuộc họp cũng không sóng gió nhiều và
kèm với Ngô Phan Lưu là tác giả trẻ măng Hồ Thị Ngọc Hoài.
Tôi nói dông dài một tí để thấy
rằng khi phó Tổng Biên tập Nguyễn Khắc Trường ở đó thì Tổng Biên tập Hữu Thỉnh
và phó Trương Vĩnh Tuấn như vợ với chồng, hục hặc mỗi ngày nhưng không bỏ được
nhau. Càng ngày tờ Văn Nghệ càng xa rời hơi thở cuộc sống, dễ dãi và có lúc
không giấu được mùi thị trường tài trợ. Lúc nào Tổng Biên tập cũng gằn anh em
trong cuộc họp “Chúng ta phải nuôi nhau,
làm mọi cách để nuôi nhau”. Không ai biết có bảo trợ từ ngân sách hay
không, ai cũng nghĩ mình là của nợ để Ban Biên tập phải vắt chân lên lo, phải
vắt tay lên trán nghĩ cách “kiếm tiền nuôi nhau”.
Một tờ Văn Nghệ chợ chiều. Có một
ngày gọi là vui và đủ mặt là liên hoan Tết, tối ấy nhất định phải có Tố Hữu mà
cánh văn phòng gọi là “món bánh chưng ninh nhừ”. Trên bục ngài Tố Hữu nói miên
man, ngay phía dưới là Tổng Biên tập Hữu Thỉnh ngồi ngay ngắn gật gù, luôn luôn
thẳng lưng và chăm chú gật gù. Giữ anh em ngồi lại tới phút chót là phần xổ số
có quà tranh của họa sĩ Thành Chương, thật tuyệt vời khi ai đó trúng một bức
tranh của anh ấy.
Tôi đã cố giữ mình ở cái chợ
chiều ấy: Tổng Biên tập chiến binh, phó Tổng Biên tập chiến binh, thì tôi cũng
chiến binh (dù Anh Đức không ưa), tôi tận tâm và tôi không bao giờ in truyện
nào của mình ở Văn Nghệ suốt những năm làm biên tập. Có một lần, khi tôi góp ý
với Tổng Biên tập trong cuộc họp rằng tờ Văn Nghệ mất độc giả ghê gớm, không
thay đổi thì người ta sẽ quay lưng và cười nhạo. Khi ấy Nguyễn Quang Thân có
truyện Gió Heo May đã lên
khuôn, Tổng Biên tập lập tức bóc truyện của anh ấy ra vì ức tôi đã dám đấu
thẳng như vậy. Có lẽ Hữu Thỉnh nghĩ, à, Anh Đức ghét nó không sai, với tôi cùng
một số anh em còn xót xa cho tờ Văn Nghệ, Tổng Biên tập thực là nhỏ hẹp, tùy
tiện và sau đó thì ông ta cứ trượt dài trong sự tùy tiện, cả những chuyện về
nhân sự.
Năm cuối cùng của tôi trong áo
viên chức làm báo ăn lương, Hữu Thỉnh luôn nói một câu thật xứng với cái tính
giao đãi có nghề của ông ấy “Anh còn nợ
Ngân một chuyến nước ngoài”. Có lẽ tôi là người duy nhất ở đó 10 năm mà
chưa một suất đi nước ngoài bằng ngân sách. Tôi chỉ cười. Năm 2007 tôi đi Mỹ,
theo diện nhà văn nhà báo được Bộ ngoại giao Hoa kỳ mời đích danh (vì nết của
Mỹ là đích danh), vé người đi tự túc, đến Mỹ mọi khâu tham quan ăn ở Mỹ tài
trợ. Nguyễn Thành Phong, Đỗ Trung Quân, Đinh Thị Thúy Nga, Lê Minh Quốc… đều
được cơ quan cho tiền vé, tôi thì, tôi không xin xỏ, tôi tự lo, tôi thấy tôi tự
do như mình muốn.
Vì sao Hồ Anh Thái và Phan Thị
Vàng Anh đã bỏ lửng vị trí ủy viên Ban chấp hành Hội nhà văn Việt Nam? Không
nói thì ai cũng biết vì sao. Nguyễn Quang Thiều ư, tôi nhớ một lần trong khung
cảnh thân tình có Trần Huy Quang, có Trương Vĩnh Tuấn, có Thành Đức Trinh Bảo,
Tổng Biên tập Hữu Thỉnh nhìn thẳng tôi và gằn gằn mà vẫn dịu dàng “Đồng chí Dạ Ngân nhớ nhé, không bao giờ có
chuyện Nguyễn Quang Thiều làm Tổng Biên tập nhé, đồng chí đừng có mà vun vén
nhé."
“Di sản” của Hữu Thỉnh là tất cả
những gì hôm nay báo Văn Nghệ khiến mọi người thất vọng đã lâu. Hơn 20 năm ở
đó, cho dù nối dài là những nhà văn quân đội thân thiết sang ôm báo Văn Nghệ,
thì vẫn cứ là tình trạng chợ chiều. Vụ Dạ Thảo Phương và Lương Ngọc An là một
trong những vụ ê chề mà tôi nghĩ, sẽ còn những vụ khác sẽ bục ra nữa. Với khung
nhân sự ít uy tín trong làng Văn, liệu Nguyễn Quang Thiều xoay xở được gì? Mà
thôi, kỳ vọng làm chi, bởi mọi ngành mọi giới dưới gầm trời Văn Nghệ này ở đâu
mà không chợ chiều?
Một lần, một cán bộ an ninh trẻ
đến nhà tôi ở Sài Gòn làm việc với tôi. Hỏi “Vì sao cô ra khỏi Hội nhà văn?” Đáp “Vì cái hội ấy là hội của Hữu Thỉnh lâu rồi”. Lại hỏi “Vì sao cô vào Văn Đoàn Độc Lập rồi cô ra?”
Đáp “ Vì phải chuẩn bị tình thế người ở
ngoài mang cơm nuôi người ở trong lao chứ”. Lại hỏi “Cô không nghĩ mình đã quên truyền thống máu xương của gia đình sao?"
Tôi mất bình tĩnh “Đừng nói chuyện máu
xương với tôi, nhà này máu xương đủ rồi, nếu không thay đổi thì coi chừng chúng
ta cắp cặp mà đi học Hun Sen, nhé”.
Khi Dạ Thảo Phương lên tiếng, tôi
nghĩ, luật pháp sẽ đồng hành với em ấy nếu luật pháp của chợ chiều này còn chút
le lói sáng. Đã lâu vắng bóng em, tôi vừa kết fb với em mấy tháng nay, mừng cho
em đang hạnh phúc ở trời Tây. Mọi thứ hãy chờ xem đã.
Nguồn: https://www.facebook.com/ngan.da.77/posts/1399361083852804
Tác giả: Nguyễn Hoàng Đức
ĐỔI MỚI BÁO VĂN NGHỆ HAY LÀM MỚI SỔ HƯU?
(Tầm thơ không
vượt quá hàng rào)
Nhà thơ Nguyễn Việt Chiến vừa
đăng bài trên facebook về báo Văn Nghệ với đầu đề ĐỔI MỚI BÁO VĂN NGHỆ LÀ CUỘC
CÁCH TÂN ĐỔI MỚI VĂN CHƯƠNG CẢ VỀ NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT…
Nghe thật cố rướn, phi lý và buồn
cười. Một thứ quay lưng lại những nguyên tắc lâu đời của nhân loại. Trời ơi thơ
thì phải do tuổi trẻ tiên phong cách tân chứ, đằng này mấy bố lãnh đạo thơ thì
đều trên dưới bảy mươi tuổi rồi, làm sao đòi cách tân?! Tôi sẽ chỉ cho các ông
thấy nhân loại nghĩ gì về điều này. Thi hào Goethe nói “Sự cách tân của tuổi già là biểu hiện cao nhất của mọi sự điên rồ”.
Còn loài người bảo: “Tương lai của tuổi già
đã ở phía sau”. Người Việt bảo “Già
được bát canh, trẻ được manh áo mới”, có nghĩa người già trở lại gần như
đứa trẻ chỉ có có niềm vui trực quan. Mà cách tân văn thơ phải là cuộc cách tân
về trí tuệ và niềm đam mê bỏng sôi mãnh liệt, đằng này các vị đã quá tuổi hưu
chỉ còn quan tâm làm sao thời gian trôi chậm lại để câu giờ trên ghế, tài năng
nhìn phơn phớt thì còn, chứ nhìn kỹ thì rơi lả tả chẳng khác gì những cánh bèo
hoa dâu phơi quá nắng, chỉ được mỗi nết hiền lành như bụt bảo gì dạ nấy mà cấp
trên ưa dùng giao cho quản lý văn thơ. Nhưng các ông đâu chỉ dừng ở đó, mà lại
lạm dụng ghế và con dấu để khuynh loát văn thơ, chặn cửa hiền tài và cây bút
trẻ, trao giải thưởng dấu cơ quan làm công chứng cho mình, giúp nhau nghỉ hưu
muộn hạ cánh an toàn kèm theo giải thưởng làm mát tuổi lọm khọm …
Người Việt còn nghèo nàn lạc hậu
vì cách nghĩ, cách làm. Ở mọi nước khi múa hát đình chùa miếu mạo, người ta ưu
tiên gái đồng trinh và gái trẻ, thánh thần còn phù hộ, ở Việt Nam thì chỉ có
các bà sồn sồn đã hết nhung hết tuyết – hết sở dục ái ân… mới đòi đú đởn lên
đền, gạt phăng gái trẻ ra ngoài để mình lừ đừ múa quạt…
Thơ quần chúng của Hội Nhà Văn
cũng vậy, nào sân cách tân chỉ là ông già chưa chịu về hưu! Sân giải thưởng
cũng ông già đang cầm dù để hạ cánh! Sân nào cũng vậy, gi gỉ gì gi phải đợi ông
già lĩnh phần trước còn thừa ra mới đến cái gọi là cánh trẻ, này đừng tưởng bở
“tre chưa già thì măng chớ mọc”…
Giờ để công tâm và thực chứng tôi
xin dẫn thơ của anh giáo Ngô Văn Giá U70. Để công tâm tôi trích thơ anh xong
mới bình:
“VỀ HẢI PHÒNG GẶP VĂN CAO
Suốt dọc đường nghe nhạc Văn Cao
Chạm Hải Phòng khi nào chẳng rõ
Hỏi thăm lối về nhà bạn
Bỗng nhận ra mình đang trên phố Văn Cao
Một con đường rất lặng
Ngoại ô
Cũng may mà còn được ngoại ô”
…
Văn thơ là gì? Theo định nghĩa
của Bách khoa là phải vượt qua thông tin cấp một, đoạn thơ của Văn Giá bên trên
toàn thông tin cấp một, lại dùng khẩu ngữ thường nhật như “Cũng may mà còn được
ngoại ô” như vậy thì thơ cái gì, đó là THẨN chứ?!
Rồi Văn Giá viết:
“Ai ai cũng biết nói dối
Nói dối công khai trước diễn đàn
Nói dối trên giảng đường
Nói dối núp bóng nghệ thuật…”
Tôi xin hỏi ông Giá, nếu đặt giải
quán quân nói dối thì HNV có chịu thua ai không hay là đầu bảng. Có phải Nguyễn
Quang Thiều tuyên ngôn “Việt Nam là cường
quốc thơ”, sau thấy nhiều người phản ứng, ông Thiều lại bảo: đấy là người
ta hiểu nhầm và đặt lời vào miệng ông. Tôi đã thấy một bạn dẫn ảnh và bài trên
báo, ông nói đúng như vậy. Theo ông Giá thì tin này có đúng không?
Ở bài MÙA THI ĐỔ LỬA, Văn Giá
viết:
“Ở Quảng Trị cái gì cũng ít
Chỉ có mộ người chi chít mà thôi”
Thơ này có nghĩa là gì? Dưới cả
“tức cảnh sinh tình” là thấy gì kể nấy. Rồi Văn Giá kết thúc bài thơ:
“Ở Quảng Trị tất cả đều cháy xém
Chỉ có làn da em gái trắng ngời
Cả Quảng Trị trong héo ngoài héo
Chỉ có em trong tươi ngoài tươi...”
Cuối cùng Văn Giá đi đến kết thúc
bằng cái nhìn rất trực giác như thế. Người bán hàng thường bảo: “cô bác mua đi, thịt và rau của em tươi lắm”
Văn Giá bệ luôn cái nhìn trực giác đó vào tưởng mình là hiện đại đã đặt bước chân
đầu tiên trên con đường vào xưởng thịt sex. Về cái này Văn Giá nên học tập mặc
cảm sex của Nguyễn Quang Thiều, cứ nhìn thấy cô nào vọt qua liền nghĩ: tôi sẽ
ngủ với nàng thế nào?
Thơ là gì? Ít nhất là nhịp điệu,
ở đó người ta nhảy tung tăng hát ca rồi thấy mình tự thăng hoa. Nhưng cả hai
bài thơ của họ Ngô, không hề thấy bất kỳ một dấu hiệu thăng hoa nào, mà lúc nào
cũng đầu bồng chỉnh chu vai cán bộ, không bao giờ bước khỏi đường gianh chứ
đừng nói là nhảy vọt đập cánh tâm hồn hát ca. Hai bài thơ thông tin cấp một
không khác gì cán bộ xếp hàng mua phiếu thịt nhưng chỉ mua được lạc thay thế.
Trình độ có từng đó. Nên các ông chớ có tung tăng lập hội đồng chầu quanh con
dấu chấm thơ làng này qua làng nọ rồi cho cả nước?!
“Biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe”, chớ cậy mình
có tí ghế mậu dịch mà tưởng mình sẵn tài tất cả, cần thì lý luận, cần thì viết
văn, cần thì làm thơ, cần thì chấm cả thơ toàn quốc. Một đôi guốc mộc cơ quan
cấp, trình gì mà đòi chấm những cây đại thụ?!
Nguồn: https://www.facebook.com/paulnguyenhoangduc/posts/2867223546868113
Tác giả: Đặng Văn Sinh
“CON MẮT XANH” VÀ TRUYỆN NGẮN BÁO VĂN NGHỆ
Có thể nói, 15 năm nay mỗ không
đọc báo Văn nghệ, nhưng thỉnh thoảng vẫn liếc qua cái tiêu đề mục truyện ngắn
một chút xem sao.
Thật không ngờ, truyện ngắn, thể
loại xương sống của tờ báo văn chương sang trọng nhất xứ Đông Lào lại xuống cấp
thảm hại đến thế. Gần đây, có một tác giả tự quảng cáo về mình, lớn giọng, nếu
không xử lý dứt điểm vụ Lương Ngọc An, sẽ không bao giờ cộng tác với báo Văn
nghệ. Ghê quá. Đúng là tuyên ngôn của một cây bút tầm cỡ quốc gia. Cuối cùng,
vụ scandal đáng ngờ được dàn dựng theo thuyết âm mưu cũng đến hồi hạ màn. Tiếng
nói của nạn nhân bị chìm nghỉm trong làn mưa đá đám đông.
Cũng may (hay bất hạnh), báo Văn
nghệ vẫn còn một cây truyện ngắn tỉnh lẻ xuất chúng (!?).
Đương nhiên là mỗ háo hức tìm đọc
xem cái truyện ấy nó hay đến mức nào. Và, thật khốn khổ cho thân già da cóc,
mới chỉ lướt qua vài chục dòng đã toát mồ hôi hột bởi thứ văn như cơm nguội
thiu, bắt chước giọng miền Nam, cố tình kéo dài ra, toàn những chuyện con cà
con kê khiến không thể bình tĩnh đọc tiếp được. Xin các bạn đừng cho mỗ khó
tính. Mới chỉ 20 dòng đầu truyện ngắn “Nhà
bên kia sông”, trang 6, Văn nghệ số 11, đã xuất hiện những câu văn đại
loại như thế này liệu có sự sáng tạo hay ngô nghê, bẹp gí?: “Gió về mở hội từng đêm” (tác giả định
đem đến cho bạn đọc thông tin nghệ thuật gì nhỉ?). Và đây “Thành huýt một đoạn sáo cất lên những CA TỪ dí dỏm trong một bài hát,
tiếng sáo đi xa tận ngõ, nghe được cả tiếng cá đớp ở con lạch cạnh bờ sân chạy
vào” (Tiếng huýt sáo chỉ có giai điệu, làm quái gì có ca từ? Chẳng lẽ anh
ta sở hữu hai mồm, một mồm huýt sáo còn mồm kia để hát? Đó là chưa tính đến 14
chữ lắp vào cuối câu “nghe được cả tiếng
cá đớp ở con lạch cạnh bờ sân chạy vào” lởm khởm chẳng ăn nhập gì với văn
cảnh). Nhưng chưa hết. Cách tả con gái miền Nam như thế này mới độc đáo “Sau tiếng sáo vui, Thành ngồi lại cạnh gốc
dừa tỏa bóng xuống dòng mương, lá nó xanh và dài, thân tròn và mập. Thành nhớ
tóc Diệp cũng dài và XANH như thế, Thành nhớ người Diệp cũng TRÒN và MẬP như thế…”
(Với thơ, có thể cách điệu, ước lệ ví tóc với lá dừa xanh, nhưng trong văn xuôi
tỷ dụ kiểu này xem ra không ổn vì tóc phụ nữ phương Đông màu đen, càng đen càng
đẹp, nếu chẳng may cô nào đốc giống tóc xanh, rất có thể là mắc chứng bệnh gì
đó. Tuy nhiên, cái không ổn nhất trong nội dung câu văn lại là sự so sánh thân
hình người thiếu nữ tròn và mập như cây dừa. Mà dừa hai bờ kênh lại to đùng, vỏ
xù xì, nhìn chẳng có gì tương thích với những đường cong mềm mại, uyển chuyển
của phái đẹp. Hóa ra, cô gái này có số đo vĩ đại, ba khúc bằng nhau...). Đương
nhiên, nếu bạn đủ dũng cảm đọc hết thiên truyện sẽ còn phát hiện ra nhiều điều
thú vị của loại văn chương Câu Lạc Bộ phường, khóm thời đại 4.0 nữa. Tuy nhiên,
mỗ thì xin đủ. Hãi quá, nếu không nói là "vãi linh hồn".
P/S
Truyện ngắn này được một ông nhà
văn nào đó tuyển chọn nhưng không phải là biên tập viên của báo Văn nghệ đâu
nhé. Đúng là văn sĩ có “con mắt xanh”…
Nguồn: https://www.facebook.com/kyuclangcua/posts/698281561625680
Mời
nhấp chuột đọc thêm:
- Những nhân chứng
vụ hiếp dâm ở báo Văn Nghệl
- Kẻ từng hãm hiếp
tôi đang là Phó Tổng Biên tập báo Văn Nghệl
- Vụ hiếp dâm ở báo
Văn Nghệ: Tiếng nói của lương tril
- Lương Ngọc An là
ai? (Vụ hiếp dâm ở báo Văn Nghệ)l
- Hãy đọc tử tế giã
bày của Phươngl
- Vài nhời sau khi
đọc “Văn Nghệ chí”l
- Lĩnh nam chích
quái: Miễu cô hồnl
- Về trang thơ của “báo
Văn Nghệ đổi mới số một”…l
- Nguyễn Đăng Hành “tào
lao” về báo Văn nghệ đổi mới số mộtl
Mời nghe Đặng Xuân Xuyến đọc bài thơ QUÊ NGHÈO:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét