TẠ DUY ANH ĐÃ KHÔNG HIỂU
THÌ ĐỪNG SÀM BÀN
Nhà văn Tạ Duy Anh hẳn không còn
là cái tên xa lạ với những người yêu văn chương. Ông từng là một trong những
cây bút có tiếng tăm trên văn đàn Việt Nam đương đại. Trong suốt sự nghiệp viết
lách của mình, Tạ Duy Anh đã để lại cho nền văn học một số lượng lớn tác phẩm
với khoảng hai mươi tập truyện, một tập tản văn và một vài tiểu thuyết. Song Tạ
Duy Anh hay Lão Tạ từng có một số tác phẩm bị cấm xuất bản vì phản ánh không
chân thực, đúng đắn, có những biểu tượng hai mặt nhằm “đả kích” chế độ như “Mối
Chúa” gần đây, hay “Đi tìm nhân vật” nhiều năm về trước. Tuy nhiên nếu đó chỉ
đơn thuần trên địa hạt văn chương thì không có gì đáng trách cứ nhà văn này vì
trách nhiệm với xã hội thôi thúc ông cầm bút sáng tác. Nhưng Lão Tạ đã đi quá
ngưỡng đó. Lợi dụng các quyền tự do dân chủ, ông nhà văn này tỏ ra ngông cuồng
hay “lạm bàn” một số chủ đề không đúng chuyên môn sở trường của mình và ra điều
thích thú với điều đó để bẻ lái, dựng chuyện hòng đả kích chính sách của Đảng
và Nhà nước. Chẳng hạn mới đây Lão Tạ “lạm bàn” về chuyện quan hệ quốc tế, về
hình ảnh Việt Nam trong tương quan với các nước lớn trên thế giới. Ông ta đưa
ra hình ảnh “cô gái và ba gã lực sĩ” để giễu nhại Việt Nam trong mối quan hệ
với Trung Quốc, Mỹ và Nga. Nhà văn thường rung cảm với những số phận của cuộc
đời nhưng lại lơ mơ với thời cuộc. Nhưng cũng giống một số trí thức thuộc loại
“phản kháng” ông văn sĩ này rất thích “nổ”, thích “bày tỏ quan điểm” trước
những sự kiện diễn ra. Nhưng không phải là một nhà ngoại giao lại có kiến thức
lỗ mỗ về mặt đối ngoại nên những gì Tạ Duy Anh nêu ra thực sự khiến người có
chuyên môn nực cười. Chẳng hạn ông ta viết rằng: “Tập Cận Bình, không có mắc mớ
gì, thích thì cứ đến. Nhưng trường hợp Putin, thì Hà Nội sẽ phải giải phép tính
lợi ích rất…hại não. Ai cũng biết, để một tổng thống Mỹ thăm chính thức, không
phải cứ muốn là được. Nhưng trong tình huống đang nói, cũng vẫn theo RFI, ông
Biden có thể hủy lịch trình đến Hà Nội (tất nhiên kèm gói quà rất lớn, luôn
thế), nếu biết chủ nhà sau đó cũng đón Putin. EU cũng sẽ có phản ứng rất tiêu
cực với điều đó, không kém gì Mỹ”. Đại khái ông ta nêu giả thiết trường hợp cả
3 chính khách hàng đầu thế giới là Tổng thống Mỹ, Tổng thống Nga, Chủ tịch
Trung Quốc đều lần lượt đến Việt Nam thì nên xử lý thế nào? Việc Putin có thể đến
Hà Nội khiến Mỹ và phương Tây “phật ý” làm hỏng việc nâng cấp quan hệ Mỹ-Việt
vốn là chủ đề bàn tán hiện nay? Lợi ích của Việt Nam với Mỹ và phương Tây là vô
cùng lớn trong khi lợi ích của Việt Nam là nhỏ… lão nhà văn cứ “miên man” đưa
ra những dẫn giải thiếu logic như vậy như thế với hàm ý rõ ràng “khuyên” Việt
Nam nên ngả hẳn sang Mỹ đồng thời mỉa mai mối quan hệ với Trung Quốc và Nga.
Thôi đi ông Tạ Duy
Anh ạ. Thế mạnh của mình là sáng tác văn chương thì cứ nên miệt mài trong địa
hạt đó để mang lại những tác phẩm hay, có ý nghĩa cho độc giả. Mắc mớ gì ông
phải “gào mồm” lên rõ to ở một lĩnh vực mình không tường tận với những quan
điểm mang đầy chất cảm tính và khá lơ mơ. Phải khẳng định rằng ngoại giao Việt
Nam là một trong những trụ cột để bảo vệ và đem lại lợi ích cho quốc gia và dân
tộc. Chúng ta kiên định về nguyên tắc và mục tiêu, song đã uyển chuyển, chủ
động và linh hoạt về phương pháp thực hiện theo đúng sách lược “ngoại giao cây
tre”. Nguyên tắc của chúng ta là “hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển”,
mọi quốc gia, dù lớn hay nhỏ, đều bình đẳng, tôn trọng chủ quyền, quyền và lợi
ích chính đáng của nhau, giải quyết bất đồng trên tinh thần hữu nghị, tuân thủ
triệt để Hiến chương Liên hợp quốc và phù hợp với luật pháp và thông lệ quốc
tế. Chúng ta coi nguyên tắc và mục tiêu này như cái gốc của cây tre, nhất quán,
kiên trì và không dao động, không thay đổi. Đó cũng là cái lý để chúng ta khẳng
định chúng ta “ngay thẳng” trong quan hệ quốc tế, và cũng là để bảo vệ chính
mình. Ví dụ trong vấn đề Biển Đông, chúng ta đề cao các thỏa thuận và quy tắc
đã đạt được giữa các bên liên quan, đặc biệt là việc tuân thủ Hiến chương Liên
hợp quốc và Công ước về Luật Biển 1982 (UNCLOS 1982); phản đối mọi hành vi đơn
phương xâm phạm chủ quyền và quyền chủ quyền của nước ta, vi phạm UNCLOS 1982,
đồng thời hoan nghênh tất cả các bên có đóng góp vào duy trì hòa bình và ổn
định ở Biển Đông. Trong xung đột giữa Nga và Ukraina hiện nay, chúng ta đề cao
việc tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc, và kêu gọi các bên quay trở lại đàm
phán. Lãnh đạo Việt Nam đã nói rõ rằng Việt Nam “không chọn bên mà chọn công lý
và lẽ phải”. Hiếm có quốc gia nào trên thế giới như Việt Nam vừa có quan hệ tốt
với cả Nga, Mỹ và Trung Quốc; những cường quốc có ảnh hưởng về địa chính trị
trên thế giới. Trong quan hệ quốc tế luôn có sự cạnh tranh chiến lược giữa các
nước, đó là điều không thể tránh khỏi và cũng là quy luật sinh tồn. “Ngoại giao
cây tre Việt Nam” thời gian qua đã hóa giải ‘thế kẹt’ này bằng sự uyển chuyển,
khéo léo và mềm dẻo trong quan hệ với từng nước, đồng thời tranh thủ sự ủng hộ
và tiếng nói của tập thể để tạo thành sức mạnh chung. Hơn nữa, chúng ta còn tạo
ra được mạng lưới lợi ích đan xen, lồng ghép giữa lợi ích quốc gia với lợi ích
tổ chức, khu vực và quốc tế, chính vì thế mà nhờ đó giúp chúng ta bảo vệ được
lợi ích quốc gia.
Thế đấy ông Tạ Duy
Anh ạ, câu chuyện quan hệ quốc tế, câu chuyện hợp tác-cạnh tranh giữa Việt Nam
và các cường quốc thế giới vô cùng phức tạp, tế nhị và cũng rất nhạy cảm. Nếu
không hiểu biết thì làm ơn tìm tòi, học hỏi để gia tăng kiến thức của mình về
lĩnh vực ấy. Chứ đừng “cậy” mình là nhà văn nên cứ phát ngôn, phát biểu bừa
bãi, sai lầm và đi ngược lại với chính sách chung của Đảng và Nhà nước.
Có thể coi Tạ Duy
Anh là một nhà văn cũng có trình độ, tuy nhiên đứng trên bình diện của một trí
thức, việc đem năng lực, tâm trí của mình vào các công việc góp phần thúc đẩy
tiến bộ xã hội là việc làm cần thiết, chính đáng. Nhưng có vẻ Lão Tạ đang đi
chệch sứ mệnh của mình khi sử dụng những tri thức, kiến thức thu lượm được vào
những mục đích sai lệch, phản nhân văn, phản tiến bộ, phục vụ lợi ích cá
nhân…Đó thực sự là điều đáng trách!
Mời nhấp chuột đọc thêm:
- Các bài viết của
(về) tác giả Đông La0
- Các bài viết của
(về) tác giả Tạ Duy Anh0
- Các bài viết của
(về) tác giả Phạm Lưu Vũ0
- Các bài viết của
(về) tác giả Nguyễn Văn Thọ0
- Các bài viết của
(về) tác giả Kiều Mai Sơn0
- Các bài viết của
(về) tác giả Thái Hạo0
Mời nghe Đặng Xuân Xuyến đọc
bài thơ HỒN QUÊ:
Đinh Hoàng Long giới thiệu
Tác giả: Lê Hoài Phong - nguồn: ivanlevanlan
Ảnh minh họa sưu tầm từ nguồn: internet
Bài viết là quan điểm riêng của các tác giả.
0 comments:
Đăng nhận xét