15 CÔNG DỤNG CỦA ĐẬU ĐEN - Tác giả: Thuốc Dân Tộc ; Nhất Hòa giới thiệu

Leave a Comment

 


15 CÔNG DỤNG CỦA ĐẬU ĐEN

 

1. Giảm huyết áp

Đối với những người bị bệnh cao huyết áp thì việc giữ cho hàm lượng natri trong cơ thể ở mức thấp là rất quan trọng để duy trì được huyết áp bình thường. Đậu đen ngoài hàm lượng natri thấp còn chứa nguồn canxi, magiê và kali dồi dào. Những chất này đều có khả năng hỗ trợ làm giảm huyết áp và nhiệt độ trong cơ thể một cách tự nhiên.

Trong dân gian có bài thuốc điều trị cao huyết áp từ đậu đen ngâm giấm như sau:

Chuẩn bị: 500g đậu đen xanh lòng và giấm ăn

Cách sử dụng: Rửa sạch đậu, phơi khô vỏ rồi cho vào bình thủy tinh. Thêm giấm vào sao cho ngập mặt đậu. Để nơi thoáng mát ngâm khoảng 2 tháng. Trong quá trình ngâm, hạt đậu có thể hút giấm nên thỉnh thoảng bạn nên cho thêm giấm vào sao cho đậu luôn ngập trong giấm sẽ không bị hư hỏng. Để ổn định huyết áp, mỗi ngày ăn 2 thìa.

 

2. Duy trì sức khỏe xương khớp, chữa đau lưng, đau nhức các khớp

Các thành phần photpho, canxi và protein đều là những vật liệu cần thiết để cơ thể xây dựng và duy trì cấu trúc xương. Ngoài ra, ăn đậu đen thường xuyên cũng cung cấp cho bạn nguồn sắt và kẽm phong phú nhằm cải thiện khả năng đàn hồi cũng như sức mạnh của xương khớp.

Thực tế, đậu đen còn được y học cổ truyền sử dụng làm thuốc điều trị đau nhức xương khớp, đau lưng. Nếu đang gặp vấn đề này, bạn có thể dùng đậu đen theo hướng dẫn dưới đây:

Chuẩn bị: Đậu đen, rượu trắng 35 – 40 độ

Cách dùng: Đậu đem ngâm trong nước khoảng 30 phút. Sau đó vớt ra để ráo nước hoàn toàn, cho vào chảo sao thơm rồi tiến hành ngâm rượu. Cứ 1 kg đỗ đen bạn đem ngâm với 5 lít rượu trắng, để khoảng 4 – 5 tháng là dùng được. Mỗi lần uống 20ml x 1- 2 lần/ngày. Dùng trong bữa ăn.

 

3. Đậu đen chữa bệnh tiểu đường

Đậu đen có tác dụng gì với người bệnh tiểu đường? Nghiên cứu cho thấy việc tiêu thụ chất xơ từ đỗ đen có thể giúp làm giảm đường huyết, lipid và cải thiện lượng insulin trong máu. Cứ ăn một cốc đậu đen nấu chín (khoảng 172g) bạn đã dung nạp cho cơ thể khoảng 15g chất xơ.

Mẹo chữa bệnh tiểu đường bằng đậu đen như sau:

Cách 1: Dùng 300g đậu đen sao thơm rồi đem nấu với 2 lít nước sạch. Đun sôi khoảng 20 phút cho các chất trong đậu giải phóng hết ra nước. Uống nhiều lần trong ngày để đường huyết luôn được duy trì ở mức ổn định.

Cách 2: Uống 49 hạt đậu đen xanh lòng còn sống với nước lọc trước mỗi bữa ăn sáng khoảng nửa tiếng. Phương pháp này vừa giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, vừa có công dụng cải thiện sức khỏe, kéo dài tuổi thọ.

 

4. Phòng tránh bệnh tim mạch

Các cuộc nghiên cứu đã chỉ ra nhiều tác dụng của đậu đen với sức khỏe tim mạch như:

Làm giảm cholesterol trong máu, ngăn ngừa mắc bệnh xơ vữa động mạch nhờ chứa hàm lượng chất xơ, vitamin B6, kali dồi dào.

Thành phần folate trong đỗ đen giúp ức chế tổng hợp homocysteine – một chất làm hư hỏng mạch máu và tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch khi tích lũy trong cơ thể quá nhiều.

Cùng với đó, hàm lượng phong phú các chất quercetin và saponin còn hoạt động như một loại thuốc kháng viêm tự nhiên, giảm lipid, bảo vệ mạch máu và tim khỏi tác hại của cholesterol xấu.

Để tận dụng được những lợi ích tuyệt vời trên, bạn nên tăng cường bổ sung đậu đen trong chế độ ăn bằng cách uống nước đậu đen rang hàng ngày, ăn chè đậu đen hoặc thêm nó vào trong các món ăn hàng ngày.

 

5. Kích thích tiêu hóa, chống táo bón

Những công dụng của đậu đen đối với hệ tiêu hóa thể hiện khá rõ ràng. Với hàm lượng chất xơ vượt trội hơn hẳn so với các thực phẩm khác, đậu đen khi được tiêu thụ sẽ tạo ra môi trường lý tưởng cho các loại vi khuẩn có lợi trong ruột kết phát triển, đồng thời thúc đẩy tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón, giúp hoạt động đi tiêu luôn được đều đặn.

Đông y có bài thuốc chữa táo bón từ đậu đen như sau: 

Chuẩn bị: 100g đỗ đen, 3 – 4 nhánh tỏi

Cách dùng: Đỗ đen rang chín, tỏi lột vỏ đập dập. Cả hai đem ninh nhừ, chắt nước uống vào mỗi sáng sớm trong nửa tháng liên tục. Nếu ăn được cả bã càng có tác dụng tốt.

 

6. Giải độc, phòng tránh bệnh ung thư

Ăn đậu đen chính là giải pháp phòng ngừa ung thư đơn giản. Sở dĩ đậu đen có được tác dụng này là nhờ một loại khoáng chất quý có tên Selenium. Chất này giúp cải thiện chức năng hoạt động của men gan, đào thải các chất độc hại mà nếu tích tụ nhiều trong cơ thể có thể khiến các tế bào ác tính có cơ hội phát triển.

Đối với những người đã bị ung thư, đặc biệt là ung thư đại tràng thì Selenium giúp ức chế sự phát triển của khối u, làm chậm lại quá trình di căn của các tế bào ác tính.

Bên cạnh đó, các hoạt chất Saponin và folate trong đậu đen còn có tác dụng sửa chữa những tổn hại trong DNA, ngăn chặn sự tăng trưởng của các tế bào ung thư. Qua đó, giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư hiệu quả.

 

7. Uống nước đậu đen làm đẹp da

Sở hữu hơn 10 loại axit amin thiết yếu, đậu đen giúp dưỡng ẩm, ngăn ngừa lão hóa. Đồng thời, nó cũng kích thích sản xuất nhiều collagen có tác dụng chống chảy sệ, làm mờ nếp nhăn, giúp làn da có độ săn chắc và khả năng đàn hồi tốt hơn.

Chị em phụ nữ thường rỉ tai nhau bí quyết làm đẹp da bằng cách uống nước đậu đen hàng ngày. Ngoài ra có thể kết hợp dùng các món ăn được chế biến từ thực phẩm này thường xuyên để duy trì nét tươi trẻ của làn da, kéo dài tuổi xuân.

 

8. Chữa tóc bạc sớm, ngăn ngừa rụng tóc

Vitamin B6 và kẽm trong đậu đen là những thành phần quan trọng cho sức khỏe của mái tóc. Chúng kích thích các nang tóc phát triển, làm cho tóc mọc nhanh và đen mượt hơn.

Bên cạnh những cách dùng đậu đen thông thường, bạn có thể sử dụng thực phẩm này chữa tóc bạc sớm, rụng tóc  nhiều theo cách sau:

Cách 1: Đậu đen sao thơm, tán bột pha với nước sôi uống thay trà hàng ngày. Mỗi ngày 1 ly

Cách 2: Lấy đỗ đen và hà thủ ô lượng bằng nhau. Cho cả hai vào chén chưng cách thủy trong vòng 2 tiếng. Ăn hết một lần.

 

9. Giảm cân

 Nếu bạn đang bị thừa cân, béo phì thí ắt hẳn cũng có ít nhiều nghe nói đến công dụng của đậu đen trong giảm cân. Thực phẩm này có thể hỗ trợ kiểm soát cân nặng bằng cách bổ sung chất xơ đào thải bớt lượng chất béo dư thừa từ thức ăn nạp vào. Đồng thời khi ăn đậu đen, bạn cũng sẽ có cảm giác no lâu hơn, giảm bớt cảm giác thèm ăn.

Thêm vào đó, đậu đen cũng được khuyến khích sử dụng trong thực đơn của người bị béo phì bởi nó giúp hỗ trợ giảm cân nhưng vẫn bổ sung đầy đủ nhu cầu các chất dinh dưỡng hàng ngày của cơ thể. 

 

10. Trị mất ngủ, đau đầu

Đậu đen ngâm rượu là bài thuốc chữa mất ngủ, đau đầu nổi tiếng trong Đông y. Bạn chỉ cần lấy đậu đen rang chín, cho vào bình thủy tinh đổ ngập rượu vào ngâm. Sau một tuần có thể lấy ra uống. Mỗi ngày uống 1 ly nhỏ.

Ngoài ra, có thể kết hợp dùng đậu đen rang nóng, cho vào bên trong vỏ gối và nằm gối đầu lên. Liệu pháp này có tác dụng kích thích lưu thông máu lên não, làm thư giãn thần kinh, giảm đau đầu, giúp dễ ngủ và ngủ ngon giấc hơn.

 

11. Tác dụng của đậu đen với thận

Theo quan niệm của y học cổ truyền, đậu đen thuộc hành thủy có tác dụng dẫn thuốc về thận, giúp bổ thận. Qua đó cải thiện chức năng sinh lý cũng như các vấn đề khác về sức khỏe có liên quan đến thận.

 

12. Hỗ trợ điều trị bệnh gout

Theo kinh nghiệm dân gian, người mắc bệnh gout uống mỗi ngày 2 ly nước đậu đen vào buổi sàng và buổi tối có tác dụng giảm sưng viêm tại khớp, tăng cường khả năng đào thải axit uric tại thận. 

Bên cạnh đó, nhiều bệnh nhân còn rỉ tai nhau sử dụng món đậu đen hấp cách thủy với quả dừa đều đặn 3 lần mỗi tuần cũng có tác dụng tích cực trong việc đẩy lùi các triệu chứng bệnh.

 

13. Giải độc cho cơ thể

Đỗ đen cung cấp chất Molypdenum có tác dụng đào thải sulfites – một chất độc hại được tìm thấy trong các thực phẩm công nghiệp có thể gây đau đầu, rối loạn nhịp tim, mất tập trung.

 

14. Chống ngộ độc rượu, giải rượu

Đậu đen được xem là cứu cánh cho các đấng mày râu khi lỡ uống bia rượu quá đà. Thực phẩm này có khả năng giảm thiểu tác hại của cồn đối với cơ thể, giúp giải rượu nhanh khi bị say.

Để sử dụng, bạn lấy 1 nắm đậu xanh mang sắc nước đặc uống nhiều lần trong ngày. Khi nôn ra được thì đầu óc sẽ tỉnh táo hơn.

 

15. Chữa bệnh trĩ đi ngoài ra máu

Đối với những người bị bệnh trĩ ra máu, ăn đậu đen thường xuyên sẽ giúp dễ dàng đi cầu hơn, giảm sưng búi trĩ. Điều này sẽ giúp bớt đau và chảy máu khi đi ngoài.

Cách sử dụng: Đậu đen xanh lòng đem tẩm nước sắc bồ kết, sao vàng. Khi đậu nguội, xát nhẹ để tẩy bỏ lớp vỏ đen bên ngoài. Tán đậu thành bột, trộn chung với nước mỡ lợn vo viên hoàn cỡ bằng hạt ngô. Mỗi ngày uống 30 viên. Nên dùng chung với nước gạo tần mễ để đạt được hiệu quả tốt hơn.

 

Lưu ý khi sử dụng đậu đen

Có thể thấy, những công dụng của đậu đen mang lại rất hữu ích cho sức khỏe. Tuy nhiên cần sử dụng thực phẩm này đúng cách để đạt được hiệu quả như ý. Dù sử dụng đậu đen theo bất kì cách nào thì bạn cũng cần chú ý:

Bệnh nhân có thể hàn, đang bị tiêu lỏng, tay chân lạnh, viêm loét hoành tá tràng, loét dạ dày hoặc bị dị ứng với đậu đen thì không nên dùng.

Thành phần phytate trong đỗ đen có thể gây ức chế khả năng hấp thụ các chất như canxi, sắt, kẽm. Vì vậy, không dùng đậu đen chung với các thực phẩm chứa nhiều chất trên. Người đang dùng các chế phẩm bổ sung canxi, sắt, kẽm cũng không nên ăn đậu đen.

Đậu đen chứa nhiều protein nên có thể gây khó tiêu, đầy bụng nếu ăn quá nhiều

Bạn có thể uống nước đậu đen hàng ngày nhưng không nên dùng thay thế hoàn toàn cho nước lọc. Mỗi ngày uống 1- 2 ly là đủ.

 Trẻ nhỏ dưới 1 tuổi các mẹ không nên cho con uống nước đậu đen

Đậu đen kỵ với các thực phẩm như sữa tươi, rau chân vịt, ngũ sâm… Tránh dùng chúng cùng lúc.

Tương tác thuốc: Đậu đen có thể làm giảm hiệu quả của một số thuốc tân dược. Hói ý kiến bác sĩ nếu bạn có ý định sử dụng thực phẩm này thường xuyên trong thời gian đang được điều trị bệnh bằng thuốc.

 

Mời nhấp chuột đọc thêm:

- Các bài viết về khoa Tử Vi0

- Các bài viết về khoa Phong Thủy0

- Các bài viết về khoa Tướng thuật0

- Các bài viết về Tín ngưỡng0

- Các bài phê bình, cảm nhận thơ0

- Các bài viết về Biên khảo0

- Các bài viết về chăm sóc sức khỏe0

- Các bài viết về Kiến thức cuộc sống0

- Các bài viết về Chuyện làng văn0

 

Mời nghe Đặng Xuân Xuyến đọc bài thơ CẠN LÒNG:

Nhất Hòa giới thiệu - nguồn: thuocdantoc.org

Tác giả: Thuốc Dân Tộc / web:thuocdantoc.org

Ảnh minh họa sưu tầm từ nguồn: internet

Bài viết là quan điểm riêng của các tác giả.

0 comments:

Đăng nhận xét