HÀ THANH VÂN VÀ PHẠM XUÂN NGUYÊN
BÌNH “MỘT THOÁNG TA RỰC RỠ Ở NHÂN GIAN”
*
Dưới bài viết vừa rồi của tôi, thấy bạn Thu Tam Nguyen có nhắc
Hà Thanh Vân. Lần đầu tôi biết Hà Thanh Vân khi Tat Dat Hua chia sẻ bài của cô
về phim của Trấn Thành. Bài đó Hà Thanh Vân viết tốt. Lần này tiếc là không
được vậy khi Hà Thanh Vân cũng viết về cuốn “Một thoáng ta rực rỡ ở nhân gian”
của Ocean Vương. Cô viết trên trên facebook và trên báo Giao Thông, cô viết:
“Tác phẩm “Một thoáng ta rực rỡ ở nhân gian”… Cần
khẳng định rằng chủ đề của tác phẩm này không phải là về khiêu dâm”; “Tuy
nhiên, nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến sự phản ứng dữ dội từ trên mạng xã
hội của nhiều người, chính là ở những lý do: Một số người chưa đọc toàn văn tác
phẩm nên cho đó là tác phẩm khiêu dâm”.
*
Tôi đã viết: “Tôi chỉ
trích một câu của chính Ocean Vuong để vả vào mồm “những chuyên gia” bảo sách
của cậu là “không khiêu dâm”, bởi chính cậu đã viết những chuyện “Bọn con làm
theo những gì đã thấy trong những phim khiêu dâm”. Thật không ngờ, Hà Thanh
Vân cũng có mặt trong số “những chuyên
gia” trên.
Hà Thanh Vân cần phải hiểu chủ đề của tác phẩm không khiêu dâm
nhưng nếu sách có những trang, những đoạn khiêu dâm thì nó vẫn là sách khiêu
dâm. Giống như bên luật pháp, ông Đinh La Thăng nhiều người khen ông tốt, cuộc
đời ông năng nổ, có nhiều đóng góp, nhưng chỉ vài vụ việc thôi vẫn đủ khiến ông
ta bị bắt tù vì tham nhũng.
*
Hà Thanh Vân cũng cho dư luận phản đối do lỗi của người dịch: “Những câu chữ nhạy cảm được dịch quá trần
trụi và thô thiển. Câu “Lần đầu tiên đ... nhau, bọn con không đ... thật”,
trong khi có thể dịch là: “Lần đầu tiên
làm tình, bọn con thật ra không hề làm tình”; “Câu “Con nhổ nước bọt vào tay rồi với ra sau, nắm chặt con ch... nóng
rực của cậu, giả vờ là đồ thật, trong lúc cậu ấn tới” có thể dịch là: “Con nhổ
nước bọt vào tay và với tay ra sau, nắm chặt lấy dương vật nóng bỏng của cậu
ấy, bắt chước giống thật trong khi cậu ấy ấn tới”; "Trevor, vẫn đang ngồi hóa chân, đã vạch một
bên ống quần cộc cho con ch... cậu thò ra, mềm oặt, hồng hồng, và cậu tè",
có thể dịch là: "Nhưng Trevor vẫn ngồi, chân dạng ra, đã để cho "của
quý" mềm mại và hồng hào của mình thò ra khỏi ống quần đùi và đi tiểu".
Không đơn thuần ở chuyện dịch, dù cách dịch đúng là có làm bớt
đi sự thô tục, như “đ.” dịch là “làm tình”, cái chính là thực chất Ocean
Vương có viết khiêu dâm hay không? Như tôi đã viết, sách của Ocean Vương không
chỉ khiêu dâm mà còn là loạn luân! Ocean Vuong đã viết những chuyện “Bọn con làm theo những gì đã thấy trong
những phim khiêu dâm” thì cuốn sách có phải là khiêu dâm không? Sao một đứa
con trai đã trưởng thành lại muốn “chơi
đùa” thân thể mẹ mình? Rồi chuyện con trai nếu xoa bóp cho mẹ những chỗ đau
nhức xương khớp, mẹ kêu lên “Đã quá, đã
quá” là chuyện thường tình, nhưng con trai lại “lần xuống bóp những chỗ căng cứng” làm mẹ “rên lên” sung sướng thì chính là kích dục, là loạn luân! Sao viết
thư cho mẹ, con trai lại kể tự nhiên: “Lần
đầu tiên bọn con đụ nhau”, như kể với “gái
làng chơi vậy”. Mẹ, con hiện đại, con trai có thể kể chuyện mình làm tình,
nhưng mang tính thông tin là chuyện bình thường, còn tả chuyện làm tình chi
tiết như Ocean Vương viết thì là chuyện khiêu dâm, kích dục. Còn chuyện tả
"Trevor… vạch một bên ống quần cộc
cho con ch... cậu thò ra, mềm oặt, hồng hồng, và cậu tè" nếu không có
cách nhìn dâm dục thì có “chủ đề tư tưởng”
gì?
*
Phóng viên báo Giao thông cũng cho biết “Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên - thành viên hội đồng xét giải Sách hay
2022, đã trả lời: "... Đây là một cuốn sách hay… Việc tranh cãi bùng lên
khiến những người chưa đọc hết cuốn sách cho rằng là khiêu dâm vô tình định
hướng câu chuyện theo hướng tiêu cực, dẫn đến lợi bất cập hại. Đây là một cách
đọc không có văn hóa".
Viết vậy, chắc Phạm Xuân Nguyên cũng có “văn hoá” từng “lần xuống bóp
những chỗ căng cứng” của mẹ làm mẹ mình “rên lên” sung sướng; hoặc con trai Nguyên (nếu có) cũng làm vợ mình
(nếu có) sung sướng như thế.
*
Còn nhớ vụ “Luận văn Nhã
Thuyên”, Phạm Xuân Nguyên lập luận một cách lăng nhăng như thế này: “Các văn bản sáng tác được viết theo cấu trúc
nghệ thuật. Các văn bản phê bình được viết theo cấu trúc khoa học. Đọc chúng
đúng nghĩa để nhận xét, đánh giá, phản biện là phải đọc theo quy tắc nội tại
của văn bản, đọc có lý thuyết và phương pháp, đọc trong hệ thống liên kết văn
bản, không thể hồ đồ suy diễn, diễn dịch theo lối áp đặt từ một động cơ, ý muốn
ngoài văn học, ngoài khoa học”.
Tôi đã viết bài “Phạm Xuân Nguyên - thằng mù chữ, thằng lưu
manh”.
Khoa học theo tiếng Anh là “Science” xuất phát từ tiếng Latinh
là “scientia”, có nghĩa là "tri thức", là một quá trình nghiên cứu về
những quy luật của vũ trụ. Như vậy khái niệm khoa học (Science) đồng nghĩa với
khoa học tự nhiên, có ba ngành Vật lý, Hoá học và Sinh học được coi là cơ bản
nhất.
Còn Khoa học xã hội nghiên cứu con người và xã hội. Các nhà
nghiên cứu đã sử dụng các phương pháp tương tự các khoa học tự nhiên làm công
cụ để nghiên cứu các lĩnh vực trong xã hội, vì vậy gọi “khoa học xã hội” là gọi
cho tiện chứ theo đúng bản chất phải gọi là “nghiên cứu xã hội có tính khoa
học” thì đúng hơn. Ở Việt Nam, dường như có một sự mặc cảm sợ chuyên môn của
mình không được khoa học cho lắm, nên người ta thường cố gắn từ khoa học vào
danh xưng, vào lĩnh vực nghiên cứu của mình, dẫn đến truyền thông lạm phát từ
khoa học, như Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Tiến sĩ khoa học này tiến sĩ khoa
học kia v.v…
Còn Phê bình một tác phẩm nói chung là phân tích hình thức và
nội dung một tác phẩm. Hình thức cũ, mới, đạt hiệu quả thẩm mỹ thế nào? Nội
dung sống động, phong phú, đúng sai, tốt xấu, cao thấp, nông sâu thế nào? Còn
đọc mà không hiểu gì thì như Nguyễn Quang Thiều, khi còn thân nhau, từng nói
với tôi về Nguyên khi viết về thơ Thiều: “Đéo
hiểu con c. gì về thơ”!
Trong vụ Nhã Thuyên, nếu Phạm Xuân Nguyên không phân biệt được
cái bẩn thỉu, cái thô tục, sự báng bổ lãnh tụ, sự quấy rối, sự chống đối, sự
làm loạn,… trong thơ Mở miệng; và không thấy Nhã Thuyên sai như ông Nguyễn Văn
Lưu đã chỉ ra, coi loại thơ đó là “tài
tình và hấp dẫn đến thế” trong khi đã thấy rất rõ nó “đầy sức mạnh lật đổ”,… thì Phạm Xuân Nguyên đã lấy cách đọc mù chữ
của mình để chê cách đọc mà Nguyên cho là chưa “vỡ chữ” của ông Lưu!
Còn ông Lưu sai thì Nguyên và những người bị ông Lưu “chỉ điểm” hoàn toàn có thể kiện ông Lưu.
Nguyên và những đối tượng thấy sai mà không kiện thì là những thằng hèn, còn
không kiện được mà phát biểu hùng hổ như Nguyên thì là một thằng lưu manh.
- Các bài viết của (về)
tác giả Đông La0
- Các bài viết của (về)
tác giả Kiều Mai Sơn0
- Các bài viết của (về)
tác giả Thái Hạo0
- Các bài viết của (về)
tác giả Phạm Lưu Vũ0
- Các bài viết của (về)
tác giả Nguyễn Quang Thiều0
Mời nghe Đặng Xuân Xuyến đọc bài thơ ĐÊM CUỒNG SAY:
*.
Sài Gòn, ngày 9 tháng 5-2024
ĐÔNG LA (tên thật: Nguyễn Văn Hùng)
Địa chỉ: quận Bình Thạnh, thành phố Sài Gòn
Email: donglasg@gmail.com
.............................................................................................................
- Cập nhật từ messenger
facebook Vũ Thị Hương Mai
ngày 14.03.2024.
- Ảnh dùng minh họa cho bài viết được sưu tầm từ nguồn:
internet.
- Bài viết không thể
hiện quan điểm của trang Đặng Xuân Xuyến.
- Vui lòng ghi rõ nguồn dangxuanxuyen.blogspot.com khi trích đăng lại.
0 comments:
Đăng nhận xét