HỘI THỐI NÁT - Tác giả: Đông La (Hải Dương)

Leave a Comment

 


HỘI THỐI NÁT

 

(Tác giả Đông La)

 “Bẩn thỉu”, “thối nát”, “kinh tởm” là các từ mà độc giả thường vào bình luận dưới các bài tôi viết về Hội Nhà Văn Việt Nam. Tôi cũng đã viết, trong hệ thống chính trị của nhà nước ta hiện có những tổ chức có những vụ việc làm chúng giống như những “tổ ong” được nuôi trong “tay áo” Nhà nước. Nếu ai hiểu sinh học sẽ thấy chúng như những “con” virus, tế bào của cơ thể cũng không nhận ra sự độc hại, đã dung dưỡng và giúp chúng sinh sôi để hại chính mình. Qua vụ Dạ Thảo Phương, nhiều người cũng góp ý là nên giải tán cái Hội Nhà Văn đi. Hôm nay tôi đăng nốt một bài liên quan đến Dạ Thảo Phương.

*

Cái tên Dạ Thảo Phương gắn liền với giai đoạn tôi mới quen Nguyễn Quang Thiều. Lần đầu tôi gặp Thiều ở quán cà phê gần Báo Văn nghệ, sau khi vừa bay ở Sài Gòn ra, Thiều bảo: “Biết anh ở Sài Gòn ra, tôi bận không đi đón được, tiếc quá!” Sau đó, Thiều đã nhiều lần chở tôi bằng xe máy về nhà ở Hà Đông và được gia đình Thiều đón tiếp quá trân trọng khiến tôi phải ngại ngùng. Thiều bảo: “Ông không có gì phải ngại vì ông là một thành viên của nhà tôi”. Không chỉ với tôi mà với mọi người, Thiều đều có lối ứng xử tuyệt vời như thế. Nhưng rồi tôi ngạc nhiên thấy Thiều chơi tất, không phân biệt đúng sai, tốt xấu, và mãi về sau tôi mới nhận ra, Thiều thực ra không có tình cảm gì cả, chỉ sử dụng cách quan hệ đó là phương thức để tiến thân. Kết quả, với tài đàn đúm, từ một nhân viên loong toong của Báo Văn nghệ thuộc Hội Nhà Văn Việt Nam, hôm nay Thiều đã nhảy hai bước lên Phó Chủ tịch rồi Chủ Tịch Hội Nhà Văn Việt Nam.

*

Hồi ấy Thiều được giao làm chủ biên ra một tờ văn nghệ mới là Văn Nghệ TRẺ và Dạ Thảo Phương chính là một sinh viên mới ra trường, là nhân viên của Thiều. Dạ Thảo Phương là một cô bé nhỏ nhắn, rất xinh, rất dễ thương, tôi chỉ nghe loáng thoáng Thiều nói Phương học văn hóa Nhật, biết tiếng Nhật thế nào đó. Tôi có ấn tượng mạnh trước sự trẻ trung, tinh khôi, và đặc biệt là cái thần thái toát ra của một nữ sĩ trẻ. Dạ Thảo Phương đúng nghĩa là một “nàng thơ”. Tính tôi không làm những điều không cần thiết, nên gặp nhau và ấn tượng như vậy nhưng tôi không nói với Phương câu nào, tức đến tận giờ chúng tôi vẫn chưa quen nhau. Nhưng tôi có một linh tính, có điều e ngại mơ hồ cho Dạ Thảo Phương giữa “một rừng con đực”, không ngờ nó đúng là một sự tiên tri. Một chuyện vô cùng tàn khốc, bi thảm, đau đớn, nhục nhã đã xảy ra với Dạ Thảo Phương. Sau hơn hai chục năm, Dạ Thảo Phương đã làm dậy sóng cõi mạng, đã tố cáo kẻ cưỡng bức tình dục cô, hành hạ cô, lại tráo trở vu khống ngược lại cô, chính là Lương Ngọc An, hồi ấy là lái xe cho Báo Văn nghệ, đã leo lên tới chức Phó Tổng Biên Tập Báo Văn nghệ, Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhà Văn Việt Nam.

*

Đến tận giờ thực ra Phương vẫn chưa hiểu mình gặp chuyện vô cùng bi thảm như vậy nhưng tại sao lại chịu sự đối xử bất công như vậy ở Báo Văn nghệ? Theo Phương, Trương Vĩnh Tuấn là người bao che tội ác cho Lương Ngọc An, vậy ông Hữu Thỉnh là người chịu trách nhiệm cao nhất ở Báo Văn nghệ thì sao?

Phương rưng rưng xúc động chia sẻ tấm hình kỷ niệm: “Từ trái sang phải: Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, nhạc sĩ- họa sĩ Nguyễn Lê Tâm, nhà văn Nguyễn Quang Lập, tôi (Dạ Thảo Phương), nhà thơ Trần Anh Thái, nhà thơ Trần Quang Quý, nhà thơ Hồng Thanh Quang, nhà thơ Nguyễn Thành Phong, nhà văn Bảo Ninh… với tôi, những người trong bức hình này mãi là những người anh trong một gia đình, nơi chúng tôi chung nhau một "huyết thống" là niềm say mê trang viết. Nhưng tất cả các anh, theo những mức độ và cách khác nhau, đều đã bảo bọc tôi một cách đầy trong sáng, hào hiệp”.

Hơi buồn cười ở chỗ đã sắp vào tuổi 50, không còn là một cô bé nữa, nhưng Phương vẫn còn nguyên vẹn sự ngu ngơ. Một chuyện tày trời xảy ra đã được lập biên bản, đã được họp công đoàn, các “anh trai” của Phương “hào hiệp” và “bao bọc” kiểu gì mà lại im lặng để Phương chỉ muốn tìm đến cái chết?

*

Có điều thật tệ hại, Dạ Thảo Phương đến nay vẫn không hiểu rằng mình chính là nạn nhân gián tiếp của sự đổi mới văn chương của các “ông anh” mình. Đó là quan niệm về tình dục, tự do, tùy tiện viết về tình dục. Trong văn chương của họ tình dục chỉ là chuyện thỏa mãn đực cái, không có chỗ cho luân lý, đạo đức, danh dự, nhân phẩm. Các đoạn trích dưới đây tôi giữ nguyên để bạn đọc thấy hết sự kinh tởm của chúng.

Nguyễn Quang Thiều, trong bài thơ “Câu hỏi cuối ngày”, đã diễn tả cái tâm trạng mà theo Trần Mạnh Hảo là kẻ “thô bỉ”, “thiếu văn hoá” bởi khi gặp người đàn bà, con gái nào cũng nghĩ đến chuyện ngủ với người ta thế nào. Thiều cũng làm bài thơ nhìn trộm đàn bà “Tắm trong toilet không có rèm che”, nhìn trộm “Cuộc làm tình ban ngày/ Của những kẻ thất nghiệp”.

Với Nguyễn Huy Thiệp, Nhà văn Trúc Phương đã nổi giận mắng Nguyễn Quang Thiều khi trong đám tang ông Thiệp Thiều đã nói: “Nguyễn Huy Thiệp là nhà văn tìm đạo cho dân”! Nguyễn Huy Thiệp viết về tình dục hòan toàn tự nhiên. Trong truyện “Không có vua”, hành động loạn luân, bố chồng bắc ghế nhìn trộm cô con dâu tắm đã được Nguyễn Huy Thiệp biện minh: “Đàn ông chẳng nên xấu hổ vì có con buồi”; ở chỗ khác: “Đoài bảo: "Nhà kia có cô con dâu, bố chồng bóp vú cô ta. Đứa con trai hỏi: "Sao ông bóp vú vợ tôi?" Ông bố bảo: "Để trừ nợ. Thế hồi xưa sao mày bóp vú vợ tao?” Trong truyện khác, có chuyện bà cụ nói với bạn của đứa cháu: “Còn tôi, cả đời chỉ biết mỗi một con buồi, mang tiếng thủy chung đức hạnh,… chẳng biết báu cho ai”; chuyện người chị dâu nói với bạn em chồng: “Có mấy tay thanh niên ở bên Duệ Dông đứng sau chúng tôi. Một tay dí chim vào đít cái Lược”; đạo diễn nói với diễn viên: “Cậu có dáng dấp một thằng trai điếm. Phụ nữ mê cậu. Trong phim có cảnh Chiêu Hổ bóp vú các cô thôn nữ, cậu vào vai ấy tuyệt vời”; chuyện chồng nói với vợ ngoại tình: “Biết vợ hai phong tình, vẫn hay đi lại với nhiều người, ông giáo Quỳ cũng mặc, chỉ bảo: Cô ngủ với ai thì nhớ đòi tiền, không có tiền thì lấy thóc hay lấy lợn vịt thế vào chứ đừng ngủ không” v.v…

Trong tấm ảnh Dạ Thảo Phương chia sẻ, ngồi sát bên Phương là “anh” Nguyễn Quang Lập. Nguyễn Quang Lập bằng “tài văn” của mình đã mang chuyện tình dục xỏ xiên, bôi bác ngày 30-4, ngày lịch sử trọng đại mà nhân dân cả nước luôn ghi nhớ. Lập viết: “Tôi làm tình cô giáo tôi trong niềm hân hoan không phải lần đầu trong đời biết thế nào là làm tình khiến tôi cứ chọc lung tung, sốt ruột cô phải cầm lấy nhét thẳng vào cái hõm xác suất luôn bằng một, mà vì vui sướng vô biên đón nhận tin chiến thắng... Ngày 30-4 quả là ngày trọng đại”. Lập viết về kỷ niệm tuổi học trò, đã kể chuyện từng cùng lũ bạn “trẻ con bảy, tám tuổi góp tiền lại xử sờ bướm bạn gái”; rồi chuyện “đít thằng Thanh đang nhoáy trên bụng thím L”.

Còn “anh” Bảo Ninh râu ria trong tấm ảnh đã viết hình ảnh “anh chiến sĩ giải phóng” trong “Nỗi buồn chiến tranh” là: Hiếp dân lành (chuyện cô Phương (cũng tên Phương) bị hiếp tập thể trên tầu); hành lạc tập thể (giữa phân đội trinh sát với 3 cô gái trong khu trại tăng gia huyện đội).

*

Dạ Thảo Phương luôn thể hiện sự “yêu quý và kính trọng” rồi tin tưởng Nguyễn Quang Thiều, nhưng thực sự cô đã "giao trứng cho ác"! Tai hại hơn, Dạ Thảo Phương còn sai lầm khi cho rằng Nguyễn Quang Thiều đang lãnh đạo “Ban Chấp hành khóa mới đang nỗ lực xây dựng một môi trường văn minh, hội nhập quốc tế cho văn học nước nhà”.

Bởi về tổ chức của Hội, Thiều đã chọn Nguyễn Đăng Điệp, Viện trưởng Viện Văn học, làm Chủ tịch Hội đồng Lý luận Phê bình. Khi là giám khảo đã cho Luận văn Nhã Thuyên điểm 10, luận văn ca ngợi thơ của nhóm Mở Miệng tự do viết về tình dục, tục tĩu, bẩn thỉu, kêu gọi chống phá, lật đổ chế độ! Với tư cách là Viện trưởng Viện Văn học, Nguyễn Đăng Điệp cũng có tội khi luôn coi Nguyễn Huy Thiệp, Bảo Ninh là “thành tựu đổi mới của nền Văn chương Việt Nam”, dẫn đến sự loạn chuẩn giá trị, như Giáo sư Trần Thanh Đạm từng viết: “Trắng đen lẫn lộn, thiện ác bất minh”.

Nguyễn Quang Thiều từng chọn người làm Chủ tịch Hội đồng Thơ của Hội Nhà Văn Việt Nam là Inrasara, mà theo Nhà Văn Trúc Phương:

“Tôi xin phép được trích và đăng lên trang Facebook của tôi mấy đoạn thơ được bình và được tuyển từ nhà thơ Inrasara, in trong tập sách có tên THƠ NỮ... INRASARA - chủ soái của thơ ca Hậu Hiện Đại, chủ Tịch Hội Đồng Thơ Việt Nam, cùng nhóm lãnh đạo Hội Nhà Văn Việt Nam với Nguyễn Quang Thiều:

“Bố con biết tự sướng thân,

vác cặc đi đụ tứ phương thiên hạ

Còn lồn mẹ, cứ ủ kín để dành hiến dâng bố con

Đêm động phòng”;

“...Con gái tuổi trăng rằm

Ba lần bị

Chín giống đực xịt tới tấp tinh khí vào âm hộ-hậu môn-mắt-mũi-miệng-tóc-tai-bụng-đùi-ngực...”

*

Trong bài trên facebook Lưu Trọng Văn “vạch áo Thiều cho thiên hạ xem lưng” có thông tin tôi thấy rất e ngại, đó là Thiều cho biết “Hội Nhà Văn Việt Nam đã vui vẻ sẵn sàng tự chủ kinh tế theo chủ trương của Nhà nước”. Nhớ chuyện Đại tá Nhà Thơ Đỗ Trung Lai trong lá thư tuyên bố ra khỏi Hội Nhà Văn Việt Nam có viết:

“Nghe “Tuyên bố” của Ban Chấp hành mới và nội suy một chút, tôi thấy Hội càng ngày càng không nhiều tính “Nghề nghiệp”… mà càng ngày càng giống với cái “Sàn chứng khoán Chính trị - Xã hội”!... Hội không còn sứ mệnh văn chương nào, mà chỉ còn là nơi của những “cái tôi” trong các anh các chị…”.

Hội còn nhận kinh phí nhà nước để hoạt động mà đã như vậy thì giờ “độc lập, tự chủ”, Hội Nhà Văn không còn nhiệm vụ chính trị, chỉ lợi dụng danh tiếng của Hội để kiếm tiền, theo chủ nghĩa thực dụng, “bất kể mèo trắng, mèo đen miễn bắt được chuột” thì thật nguy hiểm. Những hiện tượng lật sử, phản văn chương, phản văn hóa đã xuất hiện thì chắc chắn sẽ sinh sôi. Mà theo bài học từ chuyện Liên Xô sụp đổ, Nhà văn Yury Boldarev đã viết về tác dụng huỷ diệt của sự phản văn hoá của “Hàng triệu ấn phẩm mang vi trùng” đã làm mục rữa tinh thần người dân Liên Xô, mạnh hơn cả quân đội Đức Quốc xã với hàng triệu quân tinh nhuệ và vũ khí hàng đầu, đã góp phần làm Liên Xô tan vỡ.

 

Mời thư giãn với nhạc phẩm THƯƠNG CA TIẾNG VIỆT

của Đức Trí - Hà Quang Minh, qua tiếng hát Mỹ Tâm:

 

Mời nhấp chuột đọc thêm:

- Các bài viết về Chuyện làng văn0

- Các bài viết của (về) tác giả Phan Huyền Thư0

- Các bài viết của (về) tác giả Đông La0

- Các bài viết của (về) tác giả Đỗ Hoàng0

- Các bài viết của (về) tác giả Trần Mạnh Hảo0

- Các bài viết của (về) tác giả Nguyễn Huy Thiệp0

- Các bài viết của (về) tác giả Nguyễn Quang Thiều0

*.

Sài Gòn ngày 28 tháng 12-2024

ĐÔNG LA (tên thật: Nguyễn Văn Hùng)

Địa chỉ: quận Bình Thạnh, thành phố Sài Gòn

Email: donglasg@gmail.com

 

 

 

 

.............................................................................................................

- Cập nhật từ email: huongmai8081@yahoo.com.vn ngày 29.12.2024.

- Bài viết không thể hiện quan điểm của trang Đặng Xuân Xuyến.

- Ảnh minh họa cho bài viết được sưu tầm từ nguồn: internet.

- Vui lòng ghi rõ nguồn dangxuanxuyen.blogspot.com khi trích đăng lại.

0 comments:

Đăng nhận xét