(Nhà thơ Hữu Thỉnh) |
HỮU THỈNH -
MỘT CHÂN DUNG THƠ TRUNG BÌNH
*
(Nhà thơ Phạm Ngọc Thái) |
Hay như nhà văn Nguyễn Quang Thân đã lên tiếng phê ông
Hữu Thỉnh ăn tham, kiểu tự mình cho mình giải thưởng là vừa đá bóng vừa thổi còi,
vừa lĩnh thưởng, vừa khen ban chấm giải... công minh!” (trích bài Trần Mạnh Hảo).
Người ta tính đến nay ông Hữu Thỉnh đã 05 lần
"ăn" giải thưởng văn
học Quốc gia, kể cả giải thưởng Vua Thái Lan gọi
là "giải Asean - 1000 USD" mà chính ông Chủ tịch đã tự đề cử cho
mình... cùng với nhiều giải khác. Như kết luận của Trần Mạnh Hảo: Ông Hữu Thỉnh
đã đạt kỉ lục ăn giải văn chương trong thời đại ngày nay là... vô địch thế
giới!
Xin quay trở lại với 2 tác phẩm của Hữu Thỉnh đã nêu trên
- Vậy dư luận trong giới văn chương đã nói gì về các tập thơ "Thương lượng với thời gian" &
"Trường ca biển" của ông?
Ngay từ khi 2 tác phẩm đó ra đời đã bị rất nhiều sự phê phán, chỉ trích:
Nào là Tập "Thương lượng với thời gian" dở và
nhạt nhẽo vô cùng, viết cẩu thả. Nào là không có gì nổi hơn so với mặt bằng thi
ca. Là một bước lùi, xuống dốc không phanh của nhà thơ Hữu Thỉnh. Nào là thơ
sáo mòn, nhạt hơn nước ốc. Về thi pháp thì "râu ông nọ cắm cằm bà kia", nhiều bài giả tạo, khiên cưỡng,
triết lý vớ vẩn, nhiều câu viết y chang những câu cũ tầm thường, lại thừa chữ
vô tội vạ.
Dư luận với Trường Ca Biển là một tác phẩm làng nhàng, nhạt nhẽo, đọc Trường
ca biển ta bắt gặp cách nói phúng chỉ, ví von thẽo thọt, tủi phận...lặp lại từ các
tập thơ trước của chính tác giả. Nói tóm lại, Trường Ca Biển thiếu hẳn giá trị nghệ thuật, thiếu xúc cảm, thiếu
một trái tim chân thành với thi ca.
Trong bài viết này tôi xin chính thức bình luận về hai
tập thơ ấy của ông. Trước hết:
NÓI VỀ TẬP THƠ " THƯƠNG LƯỢNG VỚI THỜI GIAN"
Hữu Thỉnh làm thơ rất ẩu, tư duy khá lung tung, rồi
tìm những từ hay hình ảnh hoa hoét hoặc có nỗi đoan trường ghép lại. Có bài mới
đọc lên cứ tưởng... cũng thấy là lạ hay hay... nhưng rồi gấp lại thì bài thơ
chỉ màng màng như một lớp sương khói, hay đó cũng chỉ là một ý tưởng nhạt
thếch, nông choèn. Tôi có thể nêu các kiểu làm thơ tạp-pí-lù ra đây có đến vài
chục bài trong tập thơ trên năm mươi bài của ông. Thí dụ như bài "Bóng
mát":
Tôi như cây biết
giấu lá vào đâu
Giữa gió bụi cõi
người
Nếu giấu lá thì còn
đâu bóng mát
Bóng mát mà không
che nổi chính tôi.
Mới đọc thì có vẻ nỗi đời, nỗi người, nỗi trần ai đây?
nhưng ngẫm kỹ
bài thì không biết anh ta đang định nói về cái gì? "bóng mát" kia biểu thị cho cái gì?
Không rõ!, "gió bụi cõi người"
nghe cũng đoạn trường đấy chứ? nhưng gắn với hình ảnh "lá" ở câu trên - "lá" kia là cái gì của anh ta? Vì
câu thơ "Tôi như cây biết giấu lá
vào đâu" mà. Nó tượng trưng cho khuôn mặt, ý nghĩ, tình cảm hay tư
tưởng chăng? Chưa hẳn, trái tim? cũng không phải.
Nếu giấu lá thì còn
đâu bóng mát
"lá"
của anh ta đã cho cái gì mà làm ra "bóng
mát", cho đời hay cho chính cuộc đời anh? Vậy là nửa bài thơ rồi vẫn
chưa biết nó là cái gì? Ta lại xem câu kết:
Bóng mát mà không
che nổi chính tôi
Cái cây nó có bóng mát để che cho đời, nhưng "lá" của anh ta thì chẳng rõ là cái
gì - mà nói cái "bóng mát"
ấy không che nổi chính anh ta? Thế là nghĩa cũng như tứ thơ lung lung tứ mẹt.
Hữu Thỉnh viết văng mạng ra chẳng cần biết nó biểu thị cho cái gì hết - Và, bài
thơ trở thành...vô nghĩa!
Trần Mạnh Hảo nói Hữu Thỉnh làm thơ rất ẩu chính là vậy.
Thơ Hữu Thỉnh nhiều bài bất cần tính lôgich trong tư duy
triết lý dù chỉ là một bài thơ ngắn vài câu, tôi thí dụ một bài thơ khác:
Đôi luống thời gian
Ai ải mùi đời
Hì hục câu thơ
Gieo chỗ không
người
Tấm chăn ngôn từ
Dầy sao không ấm
Thi nhân dậy chưa
Gà đang chuyển sớm
- (Mồ hôi đón ngõ).
Đọc lên cũng đã thấy cái thời gian ai ải mùi đời kia,
chắc là thời gian như cuộc đời thum thủm toàn phân tro chăng? Mấy từ "ai ải mùi" mà tác giả sử dụng cốt chỉ
để thơ cho có vẻ hình tượng "kêu"
đấy thôi, nhưng đó là cách sử dụng vơ váo bất kể ý nghĩa. Sau đó tự nhiên lại
chuyển sang ý thi nhân làm thơ gieo vào chỗ không người? Chắc là muốn nói thiên
hạ rất mông muội về thi ca, nên anh ta gieo vào họ như gieo vào chỗ không
người, rồi đến gà qué báo sáng...thế là hết thơ! Cũng chẳng biết cái thời gian
ai ải mùi đời kia với người thi nhân làm thơ nó có quan hệ với nhau thế nào, và
nó được đưa vào trong bài thơ để nói lên ý nghĩa gì? cũng đã được thêm một bài.
Hữu Thỉnh làm thơ rất nhiều bài đại loại nham nhúa như thế!
Cũng có khi chỉ do một ý tưởng nào đó chợt vụt đến,
thoáng qua mà tác giả vội ghi lại, đáng lý nó mới chỉ là tư liệu trong một bản
nháp. Nhưng Hữu Thỉnh đã sử dụng ngón nghề của một tay thơ
chuyên nghiệp, thêm dăm ba chữ mắm muối vào đó hoặc tìm đại vài hình ảnh cho có
vẻ kêu kêu, bất cần hình ảnh đó ý nghĩa có hợp với bài thơ không, xào xáo nó
lên - lại được thêm một bài thơ nữa, hay gộp nó lại thành tập lấy một giải
thưởng văn chương. Tôi ví dụ thêm bài thơ "Năm đi":
Gió sao là lạ. Mây
khang khác
Không hiểu. Hay là
nhịp cuối năm
Hôm qua thì tiếc.
Mai thì sợ
Tuột cương trăng cũ
lại sang rằm.
Một câu kết kêu như chuông nhưng lạc lõng, từ ngữ bóng
bẩy có vẻ đẹp mà chẳng ăn nhập gì với những ý của bài thơ. Tôi không muốn dùng
2 chữ "ý tưởng" nữa, vì bài thơ ngắn ngủn của một đôi suy nghĩ chợt
đến chưa đạt được đến mức độ có ý tưởng? Bài thơ này chắc là Hữu
Thỉnh nhặt nhạnh lung tung trong đống giấy nháp, rồi sửa chữa qua
quít để thêm một bài nữa cho tập. Cũng chỉ là một bài "thơ rác".
Ôi, ông Chủ tịch Hội Nhà Văn ơi! Đúng là thời buổi cào
cào châu chấu lên ngôi cả rồi.
Cần phải ví dụ cho bạn đọc thấy thêm hàng loạt các bài
thơ Hữu Thỉnh đã làm như vậy. Bài "Ngẫu cảm" chẳng
hạn:
Thu hết mọi tiếng
chuông
Cõi thiện xa xăm
câu kinh vượt dốc
Bao nhiêu kỳ quan
che không kín những gì lầm lạc
Mây vừa đi vừa
ngoái lại trông người.
Chưa nói đến bạn đọc mà ngay một nhà thơ nào yếu bóng
vía, có khi chỉ cần đọc mấy câu của bài thơ này phải "sợ tài nhà thơ chết khiếp" , phục lăn ra mà cho rằng có lẽ nó
sắp đạt độ ... kiệt tác. Nhưng thực ra bài thơ chỉ là những sự lắp ghép loạn
xạ, tư duy lung tung chẳng đâu vào đâu. Chẳng biết bài thơ nói cái gì? Đây cũng
đích thị là một bài thơ để...loè đời! Cái ngón nghề mà Hữu Thỉnh tìm ra trong
quá trình sáng tác thơ của mình chính là thủ thuật rất sảo ấy đã thành sở
trường trong quá trình làm thơ của ông. Trong bài viết Trần Mạnh Hảo nói Hữu
Thỉnh làm thơ hay lấy "râu ông nọ
cắm cằm bà kia" là vậy.
Có lẽ không phải là Hữu Thỉnh không biết cái hạn chế
trong sáng tác thơ của mình... và có lẽ cũng không phải là không biết sự kém
cỏi của tập thơ "Thương lượng với
thời gian"! Cho nên cũng đã có lúc ông tự thú - Ta hãy đọc bài thơ
"Người làm mùa" thì rõ:
Những gié vàng lại
tụ hội vàng tươi
Mùa hoàn hảo? Thiên
nhiên bầy kiệt tác
Sao với ta vẫn chỉ
vài nét phác
Tẩy xoá hoài người
vẽ mãi chưa xong?
Ý muốn liên hệ với "mùa thi ca" của ông ta đây?
Đã biết thơ mình mới chỉ là những nét phác, nhạt nhẽo còn nông cạn. Còn với
mình thì "tẩy xoá" mãi vẫn không viết nổi một bài thơ hay - Thế mà vì
lòng tham, ông Chủ tịch đã 05 lần lấy giả thưởng Quốc gia rồi, lần này vẫn mang
ra định lấy tiếp cái giải thưởng Hồ Chí Minh kèm với 200 triệu đồng cơ đấy!
Hữu Thỉnh viết nhiều thơ dở quá, định thôi nhưng lại xin
ví dụ tiếp một bài thơ nữa - Đó là bài "Những người đi lại phía tôi":
Những người đi lại
phía tôi
Bao nhiêu bóng mát
một lời lá bay
Mặc ai xô dạt mỗi
ngày
Múc đau lòng giếng
vẫn đầy sao hôm.
Hình ảnh thì cũng có vẻ hoa mỹ, rồi nỗi mình, nỗi đời -
Nhưng bài thơ nói gì nhỉ? Nếu kết lại thì hình như là... vô nghĩa! Nó "vô
nghĩa" bởi vì nó tư duy theo kiểu ba-chi-khươn, vơ váo và lắp ghép nhằng.
Tôi xin phân tích hình ảnh "bao nhiêu bóng mát" kia là gì? Có phải bao nhiêu người đang đi
lại phía nhà thơ đã đem cho ông ta bóng mát không? Nếu thế thì cũng có tính
nhân văn đấy, nhưng liền ngay sau đó lại là hình ảnh:
... một lời lá bay
Chả lẽ để đáp lại "những bóng mát" mà người đời đã đem lại cho ông (đó tức là
những danh lợi mà ông đã được hưởng), ông chỉ đáp lại cho họ, tức là cho cộng
đồng... "một lời lá bay" ư?
Nghĩa là, tao cũng chả cần phải trả cho chúng mày nhiều, một đôi lời ve vuốt
suông, hay chút bổng lộc gì đó cỏn con thôi, sau đó ông thoảng qua như ...lá
bay!... và ông cứ ung dung hưởng "những
bóng mát" mà người đời mang lại cho ông. Bởi vì ngay câu thơ thứ 3
viết:
Mặc ai xô dạt mỗi
ngày...
Thể theo sự liên kết trong tư duy bài thơ thì: Ông cứ mặc
cho cuộc sống những kẻ đã mang lại bóng mát cho ông bị xô dạt, chìm nổi...Ông
mặc xác tất cả - và bài thơ kết:
Múc đau lòng giếng
vẫn đầy sao hôm
Hình ảnh "múc
đau lòng giếng" có vẻ ghê, nhưng để nói cái gì? Ta giả sử nếu cái
giếng kia biểu thị cho đời - Ông cứ việc múc đau lòng đời, tức là ông cứ việc
vơ vét, hưởng thụ những lợi lộc của đời mang lại... cho đến cuối đời ông. Bởi
vì hình ảnh "sao hôm" sẽ
biểu thị cái nửa đời chiều của ông mà... "vẫn đầy sao hôm" là vậy.
Còn nếu ta giả sử hình ảnh "cái giếng" kia để chỉ bản thân nhà thơ - Ông múc đau ông,
nghĩa là ông sẵn sàng hy sinh bản thân cho hạnh phúc của mọi người, tức là cho
đời - Thì sao câu thơ trên ông lại viết: "Mặc ai xô dạt mỗi ngày"???... Thế là bài thơ trở thành khập
khiễng, ý thơ phi lý, hình ảnh như những cánh hoa giấy đẹp nhưng lung tung. Bài
thơ này cũng chỉ để ... vứt đi!
Tôi lại ví dụ thêm bài nữa, bài "Vô
thanh":
Tôi ngồi nhặt sỏi
đếm buồn
Gió đi tìm khói
chon von mấy đồi
Mây kia ham sự nhất
thời
Bao nhiêu oan nghiệt
mắt người ngước lên.
Ví von, nhặt nhạnh hình ảnh lắp ghép bừa đi, bài thơ như
đánh đố người ta vậy. Chẳng ra tả, mà cũng chẳng biết nói về sự đời gì... gì?
Đấy là tôi mới ví dụ một số bài thơ ngắn cho dễ đọc. Để
bạn đọc khỏi nhàm chán tôi chỉ xin ví dụ thêm một bài thơ dài hơn, nhưng cũng
viết ẩu làm nhàm như thế. Đó là bài "Lời mẹ" - Nói về mẹ thường là
những bài thơ rất máu thịt, da diết. Nhưng Lời Mẹ của Hữu Thỉnh thì phải nói
thơ viết hồ đồ đến mức độ hơi nhăng nhít. Bài thơ chia làm 3 khúc, mỗi khúc có
8 câu, tổng cộng toàn bài có 24 câu. Đây là:
Khúc I - Khúc đầu tiên này thì nó còn kể lể có chuyện một tý, tuy cũng chỉ viết
nôm na tung hứng bừa đi thôi, chẳng có gì gọi là chắt lọc hay nghệ thuật tinh
tuý. Nhưng thôi, ta chấp nhận như thế, tạm gọi là cũng được:
Mẹ đã sinh ra tôi
Đặt tên cho tôi nữa
Một cái tên nõn nà
Hồn nhiên như sói
nhỏ
Cái cối và cái chày
Con mèo và con cún
Yêu mấy vẫn chưa
vừa
Thoắt trở thành
người lớn.
Mấy câu sau là tác giả đã nhặt nhạnh bừa đi rồi đấy, ghép
lại thành một khúc - Chưa thể gọi là ăn nhập với nghĩa trong cả bài. Ta cứ đọc
tiếp sẽ thấy. Đến khúc thứ 2, thứ 3 mới thật là thứ thơ... hô khẩu hiệu. Mà đây
là khẩu hiệu rất sáo rỗng, nhạt nhẽo. Nhưng tác giả không phải chỉ hô khẩu hiệu
một lần đâu - Hai khúc thơ, mỗi khúc 8 câu - Chỉ có 2 câu đầu là khác, còn 6
câu sau lặp lại y hệt nhau, ý tứ vơ váo. Chợt nghĩ được cái gì là đưa luôn vào,
cứ như là viết đại cho xong, đọc chối không chịu nổi. Để bạn đọc thấy rõ xin
chép lại cả 2 khúc sau ra đây:
Khúc II -
Tôi bước ra ngoài
ngõ
Gió thổi. Nước
triều lên...
Đi hoài không gặp
tiên
Đành quay về hỏi mẹ
Hãy yêu lấy con
người
Dù trăm cay nghìn
đắng
Đến với ai gặp nạn
Xong rồi, chơi với
cây!
Khúc III-
Tôi lại bước dưới
trời
Không tiếc mòn tuổi
trẻ
Đi hoài không gặp
tiên
Đành quay về hỏi mẹ
Hãy yêu lấy con
người
Dù trăm cay nghìn
đắng
Đến với ai gặp nạn
Xong rồi, chơi với
cây!
Xin phân tích một chút ở câu thơ cuối khúc - Sao lại kết
"Xong rồi chơi với cây"?
Nếu là những người chán sự thế, chán chốn quan trường... đi ở ẩn như Nguyễn Khuyến
chẳng hạn, hay như thi sĩ Tản Đà chán chốn hồng trần tìm đường lên núi "tu
tiên" đã đành... đằng này Hữu Thỉnh còm ham danh lợi thế cơ mà? Đọc thơ ta
có thể hiểu: Mẹ từng dặn anh ta rằng, con người nó hay lừa lọc, gian sảo lắm,
tốt thì ít mà xấu thì nhiều... đừng nên "chơi" với con người mà chỉ
nên chơi với cây thôi!
Nhưng mẹ lại cũng dặn anh ta: Phải làm một con người cao
thượng. Con người tuy xấu thế đấy, nhưng lúc họ gặp nạn... thì phải đến cứu vớt
họ (như ở câu thơ trên đó đã viết "Đến
với ai gặp nạn") - Xong rồi lại về..."chơi với cây"! Vậy lời dặn ấy Hữu Thỉnh đã cao thượng đến thế
nào mà sao còn tham lam thế? Đây là một bài thơ viết cẩu thả. Cái đoạn lặp đi
lặp lại dài đến 6 câu nào có hay gì, có nghệ thuật thi ca gì cho cam, chỉ là
cách nói đạo lý sáo rỗng. Câu thơ: Đi hoài không gặp tiên/ - Hình ảnh ấy chắc Hữu Thỉnh chợt nhớ về chuyện cổ
tích, có cô bé hoặc cậu bé nghèo khổ... đã mơ thấy ông tiên hay bà tiên hiện về
- Thế là bê luôn vào thơ, mà lại là bài thơ nói về nỗi đời, đoạn trường người lớn
hẳn hoi. Một bài viết về mẹ thuộc dạng nhàm chán nhất, nhì đối với một nhà thơ
chuyên nghiệp mà tôi từng được đọc.
Thế đấy, thơ ông Chủ tịch đã lãnh đạo HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM đến 3
khoá của chúng ta hôm nay là thế đấy!
Nói dài, bình thêm làm gì nữa cho bạn đọc càng nhàm chán.
Quá đủ để nhìn nhận về tập thơ "Thương
lượng với thời gian" thấp kém, cũng như tầm vóc chân dung thơ ông -
Hữu Thỉnh: Một chân dung thơ trung bình!
Tôi sẽ có đánh giá riêng về toàn bộ chân dung đời thơ của
ông ở một bài viết khác.
- Không phải là không có lý trong lần ông được giải Quốc
gia đầu tiên với tập trường ca "Đường
vào thành phố" - Đã bị nhà thơ Xuân Diệu phê phán là dở vô cùng, là
không biết làm thơ, là tào lao chi khươn... ngay trên báo Văn Nghệ. (trích bài
Trần Mạnh Hảo).
- Cũng không phải là không có lý trong lần thứ 2 ông ăn
giải Hội Nhà Văn với tập thơ "Thư
mùa đông", đã bị nhà văn Tô Hoài viết bài chê bai rằng: Thơ Hữu
Thỉnh chỉ là một gánh chè chai đồng nát.
TRƯỜNG CA BIỂN
Còn với tập "Trường
ca biển" - Nếu tôi bình thêm nữa thì dài quá. Song như dư luận hiện
nay đã phê phán rất nhiều về giá trị tầm thường, nhàm nhúa của tác phẩm. Tôi
chỉ nói thêm: Ý tưởng và cấu tứ thơ luộm thuộm, nội dung ý nghĩa thơ vụn vặt
nhàm chán, có nhiều chỗ viết như nói dông dài, nghĩ ra cái gì viết cái đó ào đi
chứ không phải thơ. Lời nhiều nghĩa ít, đọc thơ thấy chẳng ra đâu vào đâu. Thơ
viết dài dặc, lan man hầu như không có cảm xúc. Một trường ca viết hết sức ẩu
và coi thường sự thẩm thấu thơ thiên hạ. Tôi cam đoan rằng: Loại trường ca này
không tồn tại với thời gian, không có giá trị và không lưu được đối với nền văn
hiến Quốc gia.
Tóm lại - "Trường
ca biển" là một trường ca thuộc loại kém, tầm vóc dưới trung bình.
Thế mà Hữu Thỉnh dám cả gan mang nó đi để dự một giải
thưởng lớn của Quốc gia - Đúng là đã coi trời bằng vung, nhìn đời dưới con mắt
- Tôi xin dừng bài bình luận của mình về 2 tập thơ của ông Chủ tịch Hội Nhà Văn
Việt Nam ở đây, không muốn nói gì thêm nữa.
*.
PHẠM NGỌC THÁI
Địa chỉ: 34 ngõ 194, phố Quán Thánh Hà Nội
Email: ngocthai1948@gmail.com
Điện thoại: 0168 302 4194
............................................................................................................
- Cập nhật theo nguyên bản tác giả gửi qua email ngày 05.11.2015.
- Bài viết không thể hiện quan điểm của trang blog Đặng Xuân Xuyến.
- Vui lòng ghi rõ nguồn dangxuanxuyen.blogspot.com khi trích đăng
lại.
.
0 comments:
Đăng nhận xét