THƠ XƯỚNG HỌA - Tạp văn Chu Vương Miện (Hoa Kỳ)

Leave a Comment
(Nguồn ảnh: Internet)
THƠ XƯỚNG HỌA
*
Thơ Xướng Họa là một loại hình thơ giao tế đời thường. Ca hát hò vè thì có hát Đối Đáp, ngoài ra còn câu Đối, đối ý và đối chữ. Chả rõ thơ Xướng Họa phát xuất từ bao giờ, ở xứ nào, nhưng đại khái là thơ Xướng Họa không phổ thông trong quảng đại quần chúng, mà chỉ thu gọn lại trong một vài nhóm nhỏ nào đó, chẳng hạn thời Trung Đường có một nhóm tài tử mệnh danh là “Trúc Lâm Thất Hiền".
(Tác giả Chu Vương Miện)
Bẩy vị thời danh lúc bấy giờ như Lý Thái Bạch, Hạ Tri Chương … về hưu ở không trong rừng trúc, kẻ đàn người hát, ngâm thơ uống rươu và làm thơ Xướng Họa với nhau [không phổ biến ra ngoài] sau đó thì có Tao Đàn của vua Lê Thánh Tông (Việt Nam ta) lập ra đời nhà Lê những sáng tác của thi viên thu gom lại trong “Quốc Âm thi tập, rồi đến đời nhà Nguyễn thì có Thi Xã Hương Bình của Tuy Lúy Vương và Tùng Thiện Vương “vai em của vua Thiệu Trị”. Thơ văn trong Thi Xã này không ai được đọc, chỉ có thi hào Cao Bá Quát là có phước phận để thường thức và ngài có phát biểu về thơ của Thi Xã này như sau:
Ngán cho cái mũi vô duyên
Câu thơ Thi Xã con thuyền Nghệ An
Hai câu thơ này ám chỉ là Thi Xã Hương Bình này có tới hai địa điểm Văn Học, một trụ ở Thứa Thiên, và một trụ ở Nghệ An. Thơ thẩn giao lưu tới 2 tỉnh, những tác phẩm được ghi trên giấy hoa tiên hay tập vở để các thi nhân hai tỉnh đọc và ngưỡng mộ lẫn nhau mà phải chở bằng thuyền vì nhiều lắm lắm, nghe đâu Thi Xã này muốn triển khai  tới tỉnh Phan Thiết và Đảo Phú Quốc mỗi nơi một địa điểm Thi Xã nữa, nhưng tình hình lúc bấy giờ gặp khó khăn chung nên không có điều kiện đành dẹp. Đến thời nhà Hồ thì có thơ Việt Nam lần đầu Xướng Họa được xuất hiện, năm đó Nguyễn Trãi hai mưới sáu tuổi làm quan nhà Hồ, ông gặp giai nhân Thị Lộ người Vũ Lăng, đang hành nghề bán chiếu, ông xuất khẩu thanh thơ như sau:
- Ả ỏ đâu mà bán chiếu gon?
Chẳng hay chiếu ấy hết hay còn
Xuân thu khoảng độ bao nhiêu tuổi?
Đã có chồng chưa? được mấy con?
Và bài họa ứng khẩu tức thời của Thị Lộ như sau:
- Tôi ở Tây Hồ bán chiếu gon
Can chi ông hỏi hết hay còn?
Xuân Thu khoảng độ trăng tròn lẻ
Chồng còn chưa có? hỏi chi con?
Kế đó thì có một ông quan Phủ, thường xuyên là không có việc chi làm, ngài ở không vuốt ve và chùi cái mũ cánh chuồn rồi hứng lên ngài làm bài thơ khẩu khí như sau:
“Mạo là mũ
Để thì còn
Đội thì cũ
Không đội thì thôi
Đội vào thành quan phủ”
Ngài ngâm nga rồi rót trà ra ly tự thưởng thức, chưa đạt yêu cầu, quan Phủ bèn gọi chú lính Lệ đang quét sân vào ban cho ly nước và đọc cho chú nghe bài thơ tức cảnh của mình, để chú ngán chơi. Chú lính Lệ nghe xong bài thơ đoản cú bèn tủm tỉm cười, quan Phủ bèn nói:
Chú mày có họa được không mà cười?
Chú lính Lê khoanh tay bẩm:
- Nếu quan cho phép, con xin kính họa.
- Được, họa đi.
Bài họa như sau:
“ T..là lồn
Để thì méo
Đéo thì tròn
Không đéo thì thôi?
Đéo vào thì có con.”
*
Vào giữa thê kỷ thứ 19, Thực Dân Pháp đã chiếm trọn Việt Nam và đặt nền đô hộ, có nhiều vị trí thức theo Pháp, thôi thì theo Pháp tức là phò thịnh, thức thời chim khôn tìm cành mà đậu, người khôn chọn Chúa mà thờ là chuyện tầm bình thường. Chống Pháp hay theo Pháp là cái quyền tự do của con người, nhưng nếu chỉ làm tay sai cho đế quốc để kiếm miếng cơm manh áo như những thứ phàm phu tục tử thì thôi chả nói tới bọn “Giá áo túi Cơm” đó mà làm cái gì?
Đằng này đã trở cờ theo giặc, mà cũng làm thơ làm thẩn thanh minh thanh nga cái sự trở cờ theo Pháp của cái bản thân mình, điển hình cho loại bán nước này có thi nô Tôn Thọ Tường, làm bai thơ để đời như sau:
Tôn Phu Nhân Qui Thục
Cật ngựa thanh gươm vẹn chữ tòng
 Ngàn thu rạng tiết gai Giang Đông
Lìa Ngô bịn rịn chòm râu bạc
Về Hán trau tria mảnh má hồng
Son phấn thà cam dầy gió bụi
Đá vàng chi để thẹn non sông
Ai về nhắn với Chu Công Cẩn
Thà mất lòng anh, đặng bụng chồng.
(Tôn Thọ Tường)
Và sau đây là bài Bút Chiến Họa để đời của nhà chí sĩ Phan Văn Trị .
Cài trâm sửa áo vẹn câu tòng
Mặt ngả trời chiều biệt cõi Đông
Ngùi tỏa đổi ngô ùn sắc trắng
Duyên về đất Thục đượm mầu hồng
Hai vai tơ tóc bền trời đất
Một gánh cương thường nặng núi sông
Anh Hỡi Tôn Quyền anh có biết?
Trai ngay thờ Chúa, gái thờ chồng
“Tôn Quyền đây lá ám chỉ Tôn Thọ Tương”
Hai bài thơ Xướng Họa trên lưu danh thiên cổ. Không bàn góp thêm làm gì.
Có một điều là “Giấy rách phải giữ lấy lề”, thơ Xương Họa là loại thơ chỉ làm riêng với bạn bè “như trường hợp cụ Dương Khuê vơi cụ Nguyễn Khuyến” hoặc chỉ Xướng Họa với người tình (hay vợ) ngoài ra không có Xướng Họa lung tung.
Có những loại Văn như Văn Tự (giấy tờ bán ruộng đất), Văn Khế (giấy nợ vay tiền), Văn Tế là bài văn viết để cúng các công thần, danh thần đã hi sinh vì nước, “vị quốc vong thân” và sau chót là Điếu Văn.
Điếu văn để đọc trước linh cữu (hoặc huyệt) người chết. Những thứ Văn này không bao giờ đăng báo. Và nhất là thơ Xướng Họa chỉ có giá trị khi đăng ở một blog hay web [cố định] chứ những bài thơ Xướng Hoa mà cũng chỉ bấy nhiêu tác giả mà gửi đăng tùm lum thì nó mất ý nghĩa của thơ Xướng Họa.
*.
CHU VƯƠNG MIỆN
(Tên thật Nguyễn Văn Thưởng)
Địa chỉ: Rancho Cucamongo,
bang California - Hoa Kỳ.
Emali: chuvmien@yahoo.com

.
         





.............................................................................................................
- Cập nhật theo nguyên bản tác giả gửi qua email ngày 03.10.2016.
- Bài viết không thể hiện quan điểm của trang Đặng Xuân Xuyến. 
- Vui lòng ghi rõ nguồn dangxuanxuyen.blogspot.com khi trích đăng lại.

0 comments:

Đăng nhận xét