BUỒN VUI LẪN LỘN GIỮA ĐỜI VONG QUỐC - Tác giả: Thái Quốc Mưu (Hoa Kỳ)

Leave a Comment
(Cổng Ngọ Môn, Huế, năm 1920 - Nguồn ảnh: internet)
BUỒN VUI LẪN LỘN
GIỮA ĐỜI VONG QUỐC
*
Bài viết dựa vào truyền thuyết dân gian Hoa, Việt và hư cấu thêm
Xin xem chỉ để giải trí, không làm tài liệu tham khảo.

(Tác giả Thái Quốc Mưu)
Thời Chiến Quốc kết thúc, Tây Hán ra đời. Khi ấy nước Mân Việt nằm bên ngoài lãnh thổ phía trên vùng Đông Bắc của nước Nam Việt (hiện nay là tỉnh Phúc Kiến, ở Nam Trung Quốc). Dân tộc Vương Quốc Mân Việt vốn giống Bách Việt còn tồn tại đến trước Công Nguyên (CN) 110 năm. Theo các bộ chánh sử Trung Hoa, người sáng lập ra Vương quốc Mân Việt vốn là hoàng thân của một hoàng tộc dòng Bách Việt, sau khi Bách Việt bị hai nước Tề, Sở xâm chiếm, bèn chạy trốn sang vùng đất Mân của Nhà Hán trước CN 334 năm.
Trước CN 112 năm, các vua Hán, nổ lực lấy đất Mân Việt, nhưng vì địa thế hiểm trở, núi cao, ngõ hẹp, quân Hán không thể chiếm cứ hết cả nước.
Trong Sử Ký Tư Mã Thiên chép, (trích): “Cháu 7 đời của Vô Cường (vua cuối cùng nước Việt thời Xuân Thu Chiến Quốc) là Vô Chư có công chống Tần, được Hán Cao Tổ Lưu Bang cho phép phục quốc và phong Vô Chư làm Mân Việt Vương” (ngưng trích).
Trước CN từ 183 đến 135 năm, Vũ Đế Triệu Đà, vua nước Nam Việt, đánh chiếm nước Mân Việt, rồi sát nhập vào nước Nam Việt.
Trước CN 110 năm, quân Hán tiến chiếm và cai trị nước Nam Việt. Nước Nam Việt cáo chung.
Do chiến tranh xảy ra triền miên, các sắc tộc vốn chung nguồn, gồm, Bách Việt, Mân Việt và Nam Việt từ nước nầy chạy sang nước kia, cuối cùng định cư, trà trộn, chung sống với nhau bên dòng Chiết Giang của đất Hán 
Qua nhiều thế hệ, họ kết hợp thành một ngôn ngữ chung, trong đó, Bách Việt dân số đông nhất, vì vậy, ngôn ngữ Bách Việt tự động được chọn làm ngôn ngữ chính thức. Bởi, trên thực tế, 3 ngôn ngữ của các sắc tộc Việt - ngoại trừ một ít phương ngữ dị biệt - đa số tiếng nói đều đơn âm, na ná như nhau, nên việc hoà nhập không mấy khó khăn.
Tuy nhiên, cho đến bây giờ - 2016. Các sắc tộc cấu tạo thành giống nòi Việt Nam ngày nay, vẫn còn nhiều phương ngữ cá biệt, mà người ở nơi nầy nói, người ở nơi kia không thể hiểu được.
Người miền Tây Nam Việt, vốn hiền lành, chất phát,… khi nghe những binh sĩ Việt Nam Cộng Hòa, ở miệt ngoài nói chuyện, họ thường hỏi nhỏ nhau, “Người nước nào vậy?”
Về phương ngữ, người viết (TQMưu), tự tìm hiểu, biết có rất nhiều phương ngữ khác nhau, nhưng không rõ, những phương ngữ đang tồn tại đó, có bao nhiêu thứ tiếng (hay câu) và ở những địa phương nào? Chỉ có thể chứng minh một ít. Xin đưa ra làm thí dụ:
- Một cặp nam, nữ chánh thức sống chung, ăn ở với nhau dài lâu, được hoặc không được pháp luận thừa nhận… Trong Nam, người phụ nữ đó gọi người đàn ông kia, bằng “CHỒNG”; người Quảng Trị - không biết tất cả hay tùy theo địa phương - gọi bằng “GIÔN”. (“Giôn O mô rồi?” = Chồng cô đâu rồi?)
- Hai đấng sanh thành, trong Nam gọi, “CHA MÁ”, “BA MÁ”, “CHA MẸ”, hoặc còn gọi người Cha của mình bằng “TÍA”. Miền Bắc gọi “BỐ MẸ”, “THẦY MẸ”,… Chữ, tiếng “TÍA” trong Nam rất xa lạ với hai miền Trung, Bắc nước ta.
- Những vật dụng hình ống, ngắn, có đáy, trong Nam gọi là “HỘP”, nếu tôi không lầm một vài nơi ở Trung Việt gọi bằng “CỐNG”.
- Cây roi để, dạy răn trẻ, miền Nam gọi là “ROI”. Có lần với Tư cách Trưởng Đoàn, tôi dẫn đoàn Thanh Tra Tỉnh Long Khánh, đến thanh tra dự án xây cất Bệnh Xá, ở Ấp Lê Lợi (Xứ đạo Hưng Bình), thuộc Gia Kiệm, nghe một bà cụ người Quảng Trị, la rầy đứa cháu: “Mi coi chừng ta lấy “cây CỘT” đập mi chết bây chừ!”
Đại khái như vậy, nhưng nguyên văn toàn câu có thể tôi lập lại không chính xác. Chỉ có danh từ “cây CỘT” là “sao y bản chánh” lời của bà cụ ấy.
- Người miền Trung - tôi không biết tất cả, hay tùy địa phương - gọi các cụ bà bằng “MỤ”, “MỆ”, trong trường nào đó đôi khi cũng có gọi các ông bằng “MỆ”. Trong Nam gọi các cụ giới nữ, bằng “BÀ”, giới nam bằng “ÔNG”.
- Người miền Bắc nói, ‘ÔNG ẤY”, “BÀ ẤY”, “CÔ ẤY” để chỉ đại từ ngôi ba. Trong Nam, “chơi gọn ơ” bằng “ỔNG”, “BẢ”, “CỔ”.
- Người miền Trung có tiếng “NẪU”, tới bây giờ, tôi mới biết (không chắc chắn) nghĩa là “Họ” để chỉ đám đông người.
- Trẻ nhỏ, “dân rau muống” gọi, “THẰNG CU”, “CÁI ĐĨ”. Dân “giá sống” gọi, “CON TRAI”, “CON GÁI”.
***
Về huyền thuyết Con Rồng Cháu Tiên, trích trong Bách Khoa Toàn Thư, thì:
 “Con Rồng cháu Tiên là một huyền thoại về nguồn gốc dân tộc Việt Nam. Con Rồng cháu Tiên là tên xưng hô đầy tính tự hào của tất cả dân tộc Việt Nam xuất phát từ quan niệm của họ về xuất thân liên quan đến truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên.
Trong cách gọi này, Rồng chỉ Lạc Long Quân và Tiên chỉ Âu Cơ. Người Việt Nam tự gọi mình là Con Rồng cháu Tiên, tức là nhận mình là dòng dõi của Lạc Long Quân và Âu Cơ. Đây là tên gọi thường dùng trong văn thơ Việt Nam với hàm ý kêu gọi sự đoàn kết giữa các dân tộc trên đất nước Việt Nam. Ngoài ra, dân tộc Việt Nam cũng gọi nhau là đồng bào với nghĩa tương tự.
Huyền thoại Con Rồng cháu Tiên nói rằng: “Vua Lạc Long Quân thuộc dòng dõi Rồng lấy Âu Cơ sinh ra một bọc có trăm trứng nở ra 100 con trai, gái. Sau này, 50 người theo mẹ lên núi, 50 người theo cha xuống biển, vì mẹ là giống Tiên, và cha là giống Rồng. Tiên được hiểu là người sống trên núi, hiền từ thanh thoát, sống mãi không chết. Còn rồng, được coi là chủ tể của biển cả, làm mưa làm gió, thiên biến vạn hóa, tài phép khôn lường…” (ngưng trích).
Từ 100 anh em cùng máu mủ, ruột thịt, tổ tiên ta thi nhau “làm ăn”, qua “bốn ngàn năm văn hiến” đến nay có cả 100 triệu người. Khiếp thật! Đây là nguồn gốc một dân tộc, mà tôi, Thái Quốc Mưu, nghĩ kỹ rất lạ lùng và xót xa buồn… Vì:
Nguyên nhân thứ nhất:
Cha tộc Việt là Lạc Long Quân, lấy Mẹ tộc Việt là Âu Cơ, sinh ra một bọc có 100 trứng, nở ra trăm con. Khi lớn lên, muốn sinh tồn, đám trẻ kia là anh em ruột, khi “làm người lớn” chúng lấy nhau, để sản sinh thêm, hầu duy trì dòng giống. Thật đúng là một huyền thuyết quái thai, quái đản!
Ngay từ đầu, 100 người nam nữ đó trở thành giống người loạn luân nhất thế giới. Bởi, tất cả mọi người trong tộc Việt đều lấy nhau, bất chấp tình anh em cùng máu mủ, bất chấp cùng huyết thống. Vô tình, ai đó, trong chúng ta, nghênh nghênh cái mặt, đem cái nguồn gốc quái đản đó ra tung hô, khoe khoang với bạn bè năm châu bốn biển trên thế giới, họ sẽ chào thua, và mới biết ở vùng Đông Nam Á có một quốc gia xây dựng lịch sử dân tộc của họ, là một dân tộc “làm chuyện sinh đẻ nối giòng” chẳng giống ai hết.
Nguyên nhân thứ 2:
Khi sinh ra trăm con không để cùng chung sống bên nhau, phòng khi khó nghèo, bệnh hoạn có nhau, đùm bọc nhau mà lại chia rẻ nhau thành hai phe, phái. Trách gì, đám cháu con của tổ tiên ngày trước, noi theo “tinh thần chia rẽ”, biến mỗi người là một ông “vua”, khiến cho những kẻ ngu dốt, đần độn luôn lộng ngôn.
Những kẻ ấy thà ôm trong đầu cái “quả núi ngu” đến chết, chứ chẳng chịu bỏ ra sửa sai, học hỏi. Nuôi hận thù, vu khống với những ai dám nói thẳng, nói thật. Để chúng “độc chiếm cái ngu” và chúng bảo vệ, giữ nó suốt đời, để làm “tài sản ngu” hầu “truyền cái NGU” cho cháu con của chúng ở đời sau.
Dân tộc Việt Nam là một dân tộc chống ngoại xâm đến giọt máu cuối cùng, nhưng, do bản chất thấp hèn, kiến thức yếu kém, vị kỷ, không cầu tiến, chỉ biết nhắm vào cái bã danh, hoặc lợi lộc cá nhân, phe phái… nên không ít lũ ngu si đần độn, dốt nát, tham quyền, cố vị, bán non sông đất nước… Cụ thể như Hoàng Cao Khải, Lê Chiêu Thống,...
Ngoài ra còn hạng người khi có chút danh vị - dù lớn hay nhỏ. Có tầm vóc Quốc Gia, hay nhỏ nhoi như thôn ấp, thì, tự coi “Ta đây” là chúa tể một cõi, muốn làm gì thì làm, muốn thay đổi thứ gì thì cứ đổi thay,… Bất chấp đúng, sai, thường dựa vào danh xưng, tổ chức hay quyền thế… làm điều phi nguyên tắc. Coi quần chúng, chỉ là con số KHÔNG to lớn!
Do luôn chia bè, kết đảng, đời đời dân Việt không bao giờ đoàn kết. Giả thử, có đoàn kết cũng chỉ “đoàn kết bằng miệng mồm”, hoặc trong sự kềm kẹp bởi gông cùm, súng đạn, do bè lũ, thế lực, bạo quyền, bạo lực cưỡng ép, bắt buộc…
Cho nên, khi các bộ tộc Việt kết hợp lại, sống bên dòng Chiết Giang luôn xảy ra những việc dở khóc dở cười, nếu không ở đầu trên thì xảy ra ở xóm dưới.
Chiết Giang nằm bên ven biển phía đông Trung Hoa, là tên cũ của sông Tiền Đường, nơi mà Thúy Kiều của Thi hào Nguyễn Du có lần trầm mình tự tử.
Chiết Giang, hướng Bắc giáp với thành phố Giang Tô và Thượng Hải; phía Tây giáp với An Huy và Giang Tây; phía Nam giáp tỉnh Phúc Kiến và biển Đông Nam Châu Á. Khi chuyển âm qua tiếng Việt, chữ CHIẾT trong CHIẾT Giang thường bị viết, hoặc nói sai: “TRIẾT Giang”.
Nước Nam Việt thời đó, nằm về phía Bắc Chiết Giang, lấy Cối Kê làm kinh đô. Lúc ấy Việt Vương Câu Tiễn đưa nước Nam Việt từ thịnh vượng đến đỉnh cinh quang tột cùng!
Khi còn 473 năm đến CN, Việt Vương Câu Tiễn xua quân đánh bại nước Ngô ở phương Bắc. Còn 333 đến CN, nước Việt bị nước Sở ở phía tây đánh bại. Trước CN 221 năm, Tần Thủy Hoàng dẹp tan các 6 nước chư hầu, thống nhất Trung Hoa, thành lập đế chế Nhà Tần.
Phía Nam dòng Chiết Giang, phát ra 7 nhánh sông lớn khác, gồm: Sông Âu, Linh, Dũng, Ngao, Phi Vân, Tào Nga và sông Phổ Dương. Có 7 cửa, trực tiếp đổ ra biển Biển Đông Nam Châu Á, và được gọi là “Chiết Giang thất đại thủy hệ”. Dịch: “Bảy con sông lớn chung nguồn (hay thuộc hệ) Chiết Giang
Khi ấy, 3 bộ tộc Việt (Mân Việt, Bách Việt, Nam Việt) vẫn còn sinh sôi, nẩy nở bên dòng Chiết Giang. Ba bộ tộc ấy, tuy có chung danh xưng cùng tộc Việt, nhưng bản chất riêng của mỗi sắc tộc dẫn còn. Và, tộc Việt bên dòng Chiết Giang chỉ thống nhất trên danh nghĩa, còn tình đoàn kết chẳng khác chi thác đổ, sóng gào. Bởi thế, sự bất hòa luôn ngấm ngầm âm ỉ như than đỏ ủ trong lò. Từ đó, trong dân gian truyền tụng nhiều chuyện buồn vui.
Bảy nhánh sông lớn xuất phát từ Chiết Giang, là nguồn cội của nhiều nhánh sông nhỏ mở rộng chảy dọc, xuyên ngang khắp vùng bình nguyên tỉnh Chiết Giang.
Đặc biệt, dưới chân Nhạn Đãng Sơn có một con suối toàn là cát trắng, dòng chảy xuôi Nam. Người địa phương gọi phần thượng nguồn con suối ấy là Sa Tuyền (suối cát). Phía hạ nguồn là đồng bằng, càng xa thượng nguồn, càng xuôi Nam, dòng suối tràn về đồng bằng, càng sâu, càng nở rộng ra, dòng Sa Giang chào đời.
Một hôm, sau một đêm mưa to tầm tã, bên tả ngạn Sa Tuyền, phần gối đầu với Sa Giang bị sạt lỡ hàng mấy dặm dài, sâu vô bờ hàng chục trượng. Từ chỗ sạt lở ấy, vô số thùng ngân lượng lớn nhỏ nhô lên khỏi mặt đất. Số khác bể, bung, tràn ra, lờ đờ trôi theo dòng nước.
Những người đi câu, lưới cá,… kinh hoàng, nhưng vô cùng mừng rỡ, họ thi nhau chèo thuyền, hoặc bơi theo dòng chảy vớt được rất nhiều ngân lượng, không sao kể xiết! Sự việc nhanh chóng lan truyền đến cư dân sống bên dòng Chiết Giang. Cả thôn trên, xóm dưới ùn ùn đua nhau chạy ra tranh giành hỗn loạn… Nhờ dòng Sa Giang “bên lở, bên bồi” đem của “trời cho” đến từng nhà, các tộc Việt trở nên giàu có phi thường.
Những người mất nước lưu vong nơi đất lạ, nhiều kẻ trước kia nghèo xơ xác mướp, khốn khó cùng cực, bây giờ có của dư ăn, dư để. Họ bắt đầu đổi thay cách sống và thay đổi cả cử chỉ, cách ăn, cách nói,… cho thích hợp với cuộc sống của những kẻ vừa mới nhú lên, đồng thời những kẻ ấy, không quên cố tạo dáng vẻ bên ngoài để mọi người nhìn vào “ta thì biết” ở cố hương, “dòng tộc ta thuộc hàng giàu sang phú quý.” Còn “ta” là người xuất thân từ giới thượng lưu. Rất “Oách!”
Những bản “TỰ CA” làm rung chuyển địa cầu, những tiếng “NỔ” vô tội vạ, khiến dòng Chiết Giang sóng cuồng gào thét!
Các thôn xóm của 3 tộc Việt sống bên dòng Chiết Giang lắm kẻ biến thành “nửa người, nửa ngợm, nửa đười ươi”,… Những quái thai thời đại thường có cử chỉ, kiểu cách, ngôn ngữ học đòi, chắt lọc, nửa quê mùa, nửa chợ búa,… làm cho mọi người nhìn vào, trông nó ngô nghê, ngớ ngẩn, thô kệch khiến ai trông thấy đều phải vội chạy tìm... gốc cây…
Phong cách sống, ăn, ở của con người đổi thay theo mức sống thay đổi. Chỉ có thượng nguồn dòng Sa Giang là con suối Sa Tuyền còn được giữ chính danh “Suối Cát”, nhưng, dòng Sa Giang, bị  thay họ đổi tên thành Sa Ngân Giang.
Không ít kẻ lấy tên dòng suối, con sông làm tộc HỌ cho mình, họ bỏ hẳn dòng tộc chính của cội rể không hề nuối tiếc. Cũng từ đó, sản sinh ra những cái tên người rất mới lạ, ngày càng tăng cao.
Những quái thai thời đại xuất hiện nghênh ngang trên đường phố, trong những buổi nắng trưa. Giờ đây, nó “cùng tiến lên” xông thẳng vào nhà hàng nơi sự quyến rũ bởi thức ăn từ các bữa tiệc tùng trong đêm, hoặc, chạy thẳng vào restroom… ngửi cho đã… cái đời ngơ ngơ ngáo ngáo mới thay da lột xác. Tóm lại, bọn “cơ hội chủ nghĩa” vung tiền để “minh” chứng vị thế đổi đời. Nhưng, những, cái vỏ bọc không đủ sức làm nên trí óc, con người của bậc trí giả, trông chúng ngốc nga ngốc nghếch trong tiếng cười, giọng nói.
Cốt cách quê mùa của bọn trọc phú, góp phần không nhỏ cho những trận cười, trong những bữa nhậu của giới “sông hồ bốn phương”.
Trong cái bát nháo tên tuổi thời trang, có một kẻ chơi trội, hắn ta ôm trọn tên con Suối Cát làm họ tên. Từ đó, nếu ai không gọi lão ta bằng Sa Tuyền, thì cái bản mặt của lão ta sẽ sưng to và lửa từ ánh mắt của lão già ấy bừng lên dữ dội. Cuối cùng… sẽ bị lão ta phản đối, yêu cầu chỉnh sửa, phải gọi bằng tên mới của hắn “Sa Tuyền!” Chẳng những thế, hắn còn gằn giọng, “Phải nhớ tôi là Sa Tuyền! Sa Tuyền!”
Lão Sa Tuyền vốn tộc Nam Việt, thời tráng niên làm  lộ binh của Quân Đoằn II của Việt Vương Câu Tiễn. Khi hai nước Tề, Sở xua binh tràn qua Nam Việt, khí thế như cuồng phong, bão táp, nhanh chóng đánh bại Việt Vương Câu Tiễn. Chàng lộ binh Sa Tuyền bị quân Sở bắt làm tù binh, giải về Sở. Lần lượt bị tống vào các thiên lao ở giữa rừng núi bạt ngàn phía Bắc Sở quốc.
Sống trong các thiên lao, lão Sa Tuyền mau chóng đánh mất chí khí của người chiến binh tộc Nam Việt. Hắn sớm thành kẻ phản bội đồng đội, người cùng cảnh khôn cùng… Hắn nhiệt tâm làm tay sai cho bọn Sở, từng cáo gian, nhiễu hại nhiều người cùng cảnh ngục tù, với ý đồ, may ra tìm được chút xương heo, xương cá từ quân Sở ăn rồi ném ra…
Trong những người tù lương thiện bị Sa Tuyền tố gian, bị Biệt Giam, bị Gông Cùm có một quan Ngự Y tên Hoa Tiên Sử, vốn là Ngự Y riêng của Câu Tiễn, vị vua Nam Việt. “Hoa Tiên là họ kép, xuất phát từ thời Đông Chu. Vị Tổ của dòng tộc Hoa Tiên là một danh y có khả năng “cứu tử, hoàn sanh”, trước nay chưa từng có. Ông được người đời quý trọng, tặng danh hiệu là Hoa Tiên Thần Y. Thậm chí có những kẻ vì quá tôn sùng, đã “bốc” Hoa Tiên Thần Y thành Hoa Tiên Chân Nhân.
Đa số con cháu của tộc họ nầy, đều hành nghề lương y. Theo tuyền thuyết dân gian, di chúc của Hoa Tiên Thần Y, thì tất cả con cháu đời sau, người nào nối nghiệp cha ông, bất cứ họ tên gì (bởi còn tộc họ Ngoại nữa), bắt buộc phải dùng một tên duy nhất là HOA TIÊN SỬ, còn kẻ nào không hành nghề y, tuyệt đối không được lấy Hoa Tiên Sử làm họ tên. Cho nên, sau nầy, khi nghe tên Hoa Tiên Sử mọi người đều biết đó là một Tiến Sĩ (Bác Sĩ) của dòng tộc Hoa Tiên (Dân Tàu trước nay gọi Bác Sĩ bằng Tiến Sĩ. Còn học vị Tiến Sĩ họ gọi bằng Bác Sĩ).
(Nếu tôi - TQMưu, nhớ không lầm, vị làm Bác sĩ riêng của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, tên Hoa Tiên Sử. Trước khi, được gọi về làm Bác sĩ riêng cho Tổng Thống, Bác sĩ Hoa Tiên Sử từng làm Trưởng Ty Y Tế ở một số tỉnh của Việt Nam Cộng Hòa).
Theo lời kể của một vị vốn là đồng nghiệp với Bác sĩ Hoa Tiên Sử, thì: “Sau khi bị “điều” đến trại tù Đại Lãnh chúng tôi bị giam chung trong BIỆT KHU”. Vị Bác sĩ ấy kể thêm chuyện trong tù, “Tù nhân trong Biệt Khu như chúng tôi, vẫn được đi lao động, sinh hoạt bình thường với tù cùng khu, nhưng sau khi lao động về thì chỉ quanh quẩn trong Biệt Khu, không được ra ngoài quan hệ với các tù nhân ở ngoài Biệt Khu.
Mỗi tối, cửa ra vào của Biệt Khu bị đóng và khóa lại…”
Còn Hoa Quốc Phong, một thời làm chủ tịch đảng cộng sản Trung Quốc, không có tí xíu gì liên hệ huyết thống với Hoa Tiên Thần Y.
Họ Hoa xuất thân từ thế giới mạt rệp, thân phận thấp kém, 15 tuổi đã phải vào Quân Đội Cộng Sản Tàu đánh Nhật hầu được no lòng; làm đảng viên đảng cộng sản Tàu từ năm mới 17 tuổi. Trong quân ngũ ông nghe nhiều người kể, nên biết HOA TIÊN là dòng đại quý tộc, chẳng những nổi tiếng về sự giàu có, mà còn nổi tiếng về lòng nhân từ, bác ái,… Còn tài năng thì tỏa sáng khắp Trung Quốc.
Do nghe vậy, với lòng ái mộ dòng tộc họ nầy, khi vào đảng cộng sản Tàu y bèn lấy bí danh HOA TIÊN PHONG, nhưng bị tộc họ Hoa Tiên trong quân đội kháng Nhật cực lực phản đối, ông ta bèn đổi bí danh thành HOA QUỐC PHONG, để hưởng xái tiếng tăm của chữ HOA từ tộc họ Hoa Tiên.
Năm 1940, mới 19 tuổi đã trở thành người phụ trách Uỷ ban tuyên truyền cấp tỉnh của Đảng Cộng Sản Trung Quốc. Và, được một nho sinh mách nước và khuyên hắn ta nên giải thích bí danh của y như dưới đây, để “hội nhập tốt” hơn trong “sự nghiệp cách mạng” của hắn.
Nho sinh đó, khuyên Hoa Quốc Phong, nên lấy câu, “Trung HOA kháng Nhật cứu QUỐC tiền PHONG hội".
Những chữ viết Hoa, tô Đậm trong câu trên là Hoa Quốc Phong, bí danh của tên bần cố nông TÔ CHÚ. (Nghe tên với hai chữ Tô Chú, ta có thể biết cha mẹ của Hoa Quốc Phong, đúng là kẻ bần cố nông chánh hiệu con nai vàng)
Nhân đây, xin kể chuyện bên lề của giới “khoa bảng” lãnh đạo chóp bu Trung Quốc.
Ngày 3/9/2017, tại hội nghị thượng đỉnh các lãnh đạo khối G20. tại Hàng Châu, Chủ Tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đọc sai chữ trích từ câu cổ ngữ “Khinh quan dịch đạo, thông thương khoan nông” khi y nói về nền kinh tế toàn cầu, khiến cả thế giới choáng váng.
Bốn chữ “Thông thương khoan nông” có nghĩa “Mở rộng kinh tế và nông nghiệp” nhưng, chữ “NÔNG” có những nét giống như chữ “Y” (quần áo) nên “Tiến sĩ Luật Khoa giấy” Tập Cận Bình đọc thành “Thông thương khoan Y”, nghĩa là “mở rộng kinh tế và cởi bỏ y phục”. Nói nôm na dễ hiểu là họ Tập “ra lệnh” cho toàn hội nghị “Ở TRUỒNG XẢ LÁNG”. Hi!
Một điều chúng ta thường thấy, hầu như các quan “i tờ” Trung Quốc, đa số thường “tốt nghiệp” đại học trong ba ngành Luật, Lý Luận hoặc Triết. Họ Tập là một trong những kẻ ấy.
Trở lại chuyện bên dòng Chiết Giang:
May mắn như “chó ngáp phải ruồi”, nhờ dòng Sa Giang “bên bồi bên lở” mà lão Sa Tuyền từ tay không trở nên một tên trọc phú. Hắn bèn đổi cách sống mới, tập tành đi vào đường văn học để cầu danh, và, không quên tìm mọi cách kết thân với những người có tên tuổi trong các văn đàn, thi phái, với ý đồ để chứng tỏ cho mọi người thấy, “bạn hữu của “ta” toàn là những cây đa cây đề trong làng văn học”.
Nhưng, sau khi chào hàng “tác phẩm” đầu tay, y liền “được” nữ sĩ Zhèng Thao An, cháu, trực hệ, gọi Zhèng Thao Shì, - một tên cướp khét tiếng ở vùng Chiết Giang, bằng Bác ruột, nhận định rất khắc nghiệt: “những thứ mà lão Sa Tuyền viết, chỉ là thu nhặt những gì do người khác ói ra, hắn hốt bỏ vào mồm, nhai đi nhai lại, nuốt vào rồi nhả ra… nên thi thơ của lão nặng mùi bất chánh, vô liêm sỉ”. Trời!
Phát kiến của nữ sĩ Zhèng Thao An, nhanh chóng lan truyền rộng rãi, khiến sau nầy, đám con cháu hậu duệ của những tay cự phách trong Kiến An Thập Nhất Tài Danh ôm bụng cười, rồi thở dài ngao ngán.
Hướng Nam dòng Sa Tuyền, có thôn Sa Linh Phù, tại đây là nơi cư trú của nữ sĩ Zhèng Thao An, nàng là con gái của thôn trưởng Sa Linh Phù, tên Zhèng Thao Nghi, ông là em thứ Ba của Zhèng Thao Shì,
Zhèng Thao Nghi là người có học, nhưng bản chất tham lam, được phong làm Tri huyện Linh Châu, do ăn hối hộ bị giáng xuống và đày đến Sa Linh Phù làm thôn trưởng.
Wang Thao An hình tướng thiếu thước, dư da thịt, người đẫy đà, ăn nói hoạt bát, hình dáng dễ nhìn nhưng không đẹp. bản chất dâm đãng và hay làm tiền nhưng bô lão... Nàng cũng biết viết lách nhưng thuộc hệ phái Tà Bút, nên nội dung trong các tác phẩm của y thị giống như một đứa con mang nhiều dòng máu khác nhau. Tuy nhiên, y thị rất được giới cầm bút phái nam ở các vùng lân cận đeo đuổi.
Trong khi, Wang Thao An đã có nhân tình tên Qua Thôi Lịch gần chục năm dài. Thôi Lịch là người có chân tài, ở khu vực Chiết Giang, ông ta rất sớm nổi danh trong làng chữ nghĩa. Những câu chuyện tình của đôi “song ca” Qua-Thôi-Lịch cùng Wang-Thao An được giới bình dân thêu dệt, truyền nhau chẳng những lan tỏa khắp hai bên bờ suối Sa Tuyền, mà còn vượt ngoài phạm vị nhỏ hẹp của hai bên bờ Chiết Giang...
 “… Một hôm Qua Thôi Lịch cùng Wang Thao An hẹn hò ở một lữ điếm, nơi mà, hai người từng gặp nhau nhiều lần, nhiều năm. Trong lữ phòng, Wang Thao An âu yếm rót mật vào tai anh chàng tình nhân họ Qua!
- “… Lợi dụng phu nhân về thăm quê thăm cội rể ở Giang Nam, lão Sa Tuyền mời thiếp đến nhà chơi. Do biết nhau khá lâu, thiếp đến! Sau vài tuần trà, lão ta mời thiếp xuống thư phòng khán sách. Khi thiếp vào, đang đứng ngắm sách. Bất ngờ, Sa Tuyền quỳ xuống rồi áp sát mặt lão ta vào giữa hai đùi thiếp, mặt lão ta úp vào “mật khu”, còn hai tay thì vòng phía sau ôm “bàn ngồi” của thiếp ghịt chặt vào, cho mặt của lão ta tiếp cận sát với “vùng cấm địa”… rồi y cất giọng rên rỉ, tha thiết, “Xin muội cho huynh được hôn một lần, để nếu một mai có chết, huynh cũng yên lòng nhắm mắt
Nghe tới đó, Qua Thôi Lịch không đừng được, liền ngồi bật dậy, khiến cho Wang Thao An vừa ngạc nhiên, vừa lo lắng… Bỗng chàng cất tiếng cười ha hả thật to, lâu sau mới nín được, vừa thở vừa nói:
- May cho lão ta, là hôm ấy “vùng cấm địa của muội, không còn máu nhuộm đỏ rừng”. Nếu lão ta mời muội sớm hơn mấy ngày thì mặt lão ta thế nào cũng bị “máu bò đỏ mặt”.
Đời ly hương đã buồn, nhưng, khốn nỗi, không ít kẻ lại đóng góp vào cuộc đời xa xứ bằng những câu chuyện buồn thêm.
*
Atlanta, Ngày Quốc Khánh Hoa Kỳ năm 2017
THÁI QUỐC MƯU
Địa chỉ: 6395 GlenBrook Dr.
             Tucker, GA 30084, USA - Hoa Kỳ.
Email: danviet1995@aol.com
Điện thoại: 404-747-5025








…………………………………………………………………………
- © Tác giả giữ bản quyền.
- Cập nhật theo nguyên bản tác giả gửi qua email ngày 12.07.2017 
- Vui lòng ghi rõ nguồn dangxuanxuyen.blogspot.com khi trích đăng lại.

0 comments:

Đăng nhận xét