(Nguồn ảnh: internet) |
DỞ KHÓC -
DỞ CƯỜI
Hắn nhìn cô giáo ăn
ngon lành. Hắn bẻ nắm cơm, chấm muối. Cố nuốt! Hắn hình dung ra cái hôm lên cơ
quan vợ:
(Tác giả Nguyễn Anh Tuấn) |
- Em đã chuẩn bị cho anh hộp dầu cao, mấy viên
tô mộc, vỉ thuốc cảm cúm đề phòng lúc đi đường. Em gấp trong cái vỏ chăn con
công ấy. Vỏ chăn em cũng giặt sạch hồ rồi, anh cứ việc lồng vào cái ruột “độc
đắc” mà đắp cho ấm. Bánh xà phòng 72% để giặt cái áo trắng. Hết em gửi lên sau
chứ mỗi tháng được phân phối ¼ bánh xà phòng cám thì không đủ giặt quần áo lót!
Có 5 gói thuốc lá thơm, 5 gói chè Hồng Đào anh mời bạn bè mang tính “báo hỷ”.
Lui lại ba ngày nữa có xe chở hàng của cơ quan đưa anh lên tận Hà Nội. Chỉ còn…
tiền đi đường…?
- Vẫn còn nguyên
100 đồng từ hôm về. Anh đã tiêu đồng nào đâu!
Nó ném cái nguýt
dài về phia hắn và tính toán chi ly:
- Nguyên vé đã hết
40 đồng. Ăn cơm hàng cháo chợ cũng phải 3 đồng một ngày. Gọi cho 10 ngày là 30
đồng. Còn 30 đồng dự phòng là tạm ổn!
- Đi chỉ 7 độ ngày
thôi! Cần gì phải dự phòng. Lên đến nơi là có tiền lương ngay!
- Không tiêu hết thì tiết kiệm lại. Tết về mua
tặng em cái túi Thổ cẩm. Phải thật cẩn thận khi đi đường! Đừng có tớn mắt lên
là mất hết đấy. Đường xa dặm thẳng, không ai lo được cho anh đâu!
Càng nghĩ hắn càng
thấy thấm thía.
Hắn tản bộ bên sông
Lô, ngắm dòng nước chảy để giết thời gian.
Cơm chiều nữa là
trong túi hắn chỉ còn 2 đồng cho ngày mai. Hắn vẫn tỏ ra điềm tĩnh khi xe vượt
qua phà Bình Ca ngược lên Vĩnh Tuy. Khi nhà xe thông báo cầu Vĩnh Tuy mất một
nhịp, xe phải đi sơ tán lên phía thượng nguồn 1km. Hắn tái mặt. Cơ sự này là
gay go rồi! Ngay từ sáng sớm đã nháo nhác. Người ta suy diễn đoán già, đoán
non, phấp phỏng chờ tin thông cầu. Lấy cớ mệt mỏi không nuốt được, hắn chỉ mua
một nắm cơm. Giá ở đây những 1 đồng rưỡi và 5 hào nước. Hai đứa ăn chung. 6 giờ
chiều có tin vẫn tắc cầu. Dòng sông lô chỗ này hiểm trở không thể làm bến phà.
Hành khách tìm chỗ qua đêm. Hắn vào quán trọ thăm dò. Năm đồng một vé trọ. Màn
không hai đồng (cược. 10 đồng)! Không màn ngồi ngoài rừng thì… muỗi nó làm
thịt!
Hắn lại tính toán:
Đẩy cái đồng hồ POLJOT đang đeo tay? Lộ mất! Đẩy chè thuốc đi?!?! Chỉ cần giữ
lại mỗi thứ một gói. Bốn gói Hồng Đào 8 đồng. Bốn gói thuốc 12 đồng. Thế là có
thể tùng tiệm được 2 ngày. Hắn nói với cô giáo:
- Đưa ba lô anh giữ. Em đi thay rửa đi rồi về
ăn cơm.Ta trực sẵn ở đây. Có xe đến là đi luôn. Cô giáo nhẩy chân sáo ra sông.
Hắn vào sâu phía trong hẻm mở ba lô thực hiện kế hoạch đã định. Chủ quán dòi
mua cả số hàng. Hắn nhất định không bán. Quay ra, hắn thuê hai cái màn. Đổi đi,
chọn lại. Cai nào cũng thủng!
Cô giáo về, không
thấy hắn ở chỗ cũ, Nhớn nhác, chạy ngược, chạy xuôi vừa mếu vừa gọi… Anh…
ơi!... An…h…ơi!… Tìm mấy vòng không thấy cô giáo chạy ra bờ sông đứng gọi như
gọi đò:
- Anh ơi !... Sao Anh lại bỏ em?! Hu! Hu!
Hắn hú gọi. Tiếng
dội vào vách núi:
- “Anh đây!…đây…đây…ây…ây…ây!”
Hắn cầm cái màn huơ
lên, vẫy vẫy…làm cô giáo líu chân, líu lưỡi:
- Anh ơi! Anh đừng bỏ em!
- Đến Hoàng Su Phì anh mới bỏ em!
Hắn ăn mấy cái đấm
thùm thụp vào ngực đau điếng nhưng đổi lại được chiêm ngưỡng nụ cười hồn hậu.
Hai cái màn được
túm bằng dây chuối mắc song song trên mảnh áo mưa. Gío Sông Lô se lạnh thổi,
Nút túm như những cánh bướm dập dìu. Chẳng hiểu “Chị Hai năm tấn” có ngủ được
không mà không thấy cựa mình. Hắn lấy cái vỏ chăn trùm kín đầu, ngồi thu lu
mong trời chóng sáng!
Bom đạn làm chim
muông giật mình hoảng loạn đập cánh. Con nai tác gọi mẹ dội vào vách núi. Dòng
Sông Lô rì rầm than vãn… suốt đêm. Hành
khách đợi thông cầu xung quanh túm năm tụm ba thì thào… đưa tin…bình luận…
- “Cầu Vĩnh Tuy mất
nhịp là do con cháu Bác Mao không bắn mà chỉ hát Đông Phương Hồng khi máy bay
đến cắt bom!”…
- “Lính lên trận
địa chết (càng nhiều càng ít) để được xây mỗi người một nghĩa trang dọc theo
Quốc lộ số 2 trên đất Hà Giang!”…
- “Bia ghi công ơn muôn đời bằng xương bằng
máu!”…
- “Họ đã cộng tác
với Việt Nam
hợp khẩu cầu Vĩnh Tuy!...để có điều kiện được tiếp tục anh dũng, hy sinh!...”
Hắn không tham gia
bàn luận, ngồi nghe.“Cầu được hợp khẩu là may rồi!” Hắn buột miệng lẩm bẩm một
mình
- Cầu thông rồi hả
anh? May quá!
- Đấy là người ta
kháo nhau thế thôi! Có thông cũng phải tối nay mới lên xe được!
- Anh không ngủ à?
- Có chứ! Thực ra
hắn đã suốt đêm nghĩ về những ngày tiếp theo.
Xe vào bến Hà Giang
lúc sương mù còn dầy. Vào tiết thu nên trời khá lạnh.
- Hôm nay có chuyến
xe vào Hoàng Su Phì Ta sẽ gặp đồng nghiệp. Em nhớ đừng kể chuyện lôi thôi, họ
sẽ đánh giá là mình nhẹ dạ, cả tin nên bị lừa. Vừa mất của vừa dại! Con gái thế
là đoảng đấy! Không có lợi đâu! Đi thay quần đi! Anh đợi ở nhà chờ.
Nhu ngoan ngoãn đi
về phía dòng sông Lô. Đi nửa dốc còn ngoảnh lại:
- Có phải giặt
không anh?
- Cứ gói chặt trong
vải nhựa. Vào Hoàng Su Phì hãy trao trả “tù binh”!
- Anh không được bỏ
em đấy nhá! Hé! Hé!
Nguyễn Văn Nga đang
nằm khù khoắm trong góc nhà chờ tránh gió:
Ông mua vé chưa mà
nằm đây? Hắn hỏi
- Mình đợi hai hôm
nay rồi. Qua Vĩnh Tuy bằng đò. Đi xe tuyến, lên đây lại phải chờ!
- Bọn mình ăn trực
nằm chờ để qua cầu thì cũng thế!
- Ông đi cùng xe
với ai?
- Cô Nhu năm tấn!
Nhu cười hí hí…
- Chào hai anh! May
quá…em…em…(nó nhìn sang hắn)…Em được đi cùng hai anh! Vui quá!
- Chín giờ xe mới chuyển bánh!
- Cái thị xã này
bói cũng không được một hàng nước, hàng ăn! Tớ có bánh chưng, bánh dầy bà xã
chuẩn bị cho đây rồi! Mua vé đi rồi về cùng ăn cho vui!
- Dân Đất Tổ có
khác! Cô Nhu cầm tiền ra mua vé giúp anh! Hắn đưa tất 25 đ còn lai.
Cô giáo cười hi
hi!, vừa đi ra vừa hát:
Hà Giang mến yêu
ơi!
Hà Giang mến yêu
ơi!
Hà Giang mến yêu
của tôi!
*
NGUYỄN ANH TUẤN
(Bút hiệu Đồ Cóc)
Địa chỉ: 63 K2 thị trấn Trần Cao
huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên.
Email: nguyenanhtuanhydc@gmail.com
.Điện thoại: 0167.832.17.75
.
…………………………………………………………………………
- © Tác giả giữ bản quyền.
- Cập nhật theo nguyên bản tác giả gửi qua email ngày 29.07.2017
- Vui lòng ghi rõ nguồn dangxuanxuyen.blogspot.com khi trích đăng
lại.
0 comments:
Đăng nhận xét