BÀN VỀ CA
TỪ:
‘CA DAO EM
VÀ TÔI’
*
CA DAO EM VÀ TÔI
Tác giả: An Thuyên Ca sỹ thể hiện: Quang Linh
1
Cắt
nửa vầng trăng,
Cắt
nửa vầng trăng tôi làm con đò nhỏ
Chặt
đôi câu thơ,
Bẻ đôi
câu thơ tôi làm mái chèo lướt sóng
Đưa
tôi về, đưa tôi về với người tôi yêu…
Để
cùng hát khúc dân ca quê mình
Để tôi
sống giữa bao nhiêu ân tình
Bao ân
tình mộc mạc làng quê
Trưa
nắng hè, gọi nhau râm ran tre xanh
Cùng
em khóac chiếc áo tơi ra đồng
Dù
trời đổ nắng chang chang vẫn quàng
Để nghĩa
tình đừng nhạt đừng phai
Thương
nhau rồi đứng cởi áo cho ai
Thuyền
tình tôi cứ lênh đênh dòng trôi
Và
người con gái tôi yêu nơi làng quê
Có ai
ngờ chân lấm bùn mà tôi ngỡ gót chân tiên ư ừ…
2
Cắt
nửa vầng trăng,
Cắt
nửa vầng trăng tôi làm con đò nhỏ
Chặt
đôi câu thơ,
Bẻ đôi
câu thơ tôi làm mái chéo lướt sóng
Đưa
tôi về, đưa tôi về với người tôi yêu
Để
cùng ngâm khúc dân ca quê mình
Để
nghe tiếng sáo thênh thang cánh cò
Đã có
lần em giận hờn tôi
Đêm ra
đồng, em đổ ánh trăng vàng đi
Nào
ngờ chẳng chút nguôi ngoai hương buồn
Vầng
trăng lại sáng trong hơn đầy đồng
Câu ca
rằng hết giận rồi thương
Áo nâu
sồng em nhuộm tình tôi
Nào
đâu dễ có phôi pha thời gian
Còn
đây mãi khúc ca dao em và tôi
Chốn
quê nghèo ta có mình
Một
ngày bằng mấy trăm năm hỡi người
LỜI BÀN(Tác giả Phùng Hoài Ngọc)
Tôi vốn yêu mến ca khúc An Thuyên từ lâu,
có lẽ bắt đầu từ “Em chọn lối này” trở đi…Ấn tượng sâu nhất là những giai điệu
dân ca khu Bốn đằm thắm da diết nồng đượm khiến người phía Bắc và Nam đều say
lòng… Bỗng nhiên một ngày kia tôi nghe “Ca dao em và tôi” do Quang Linh hát
thì sững sờ, thất vọng bởi ca từ kỳ quặc mặc dù nhạc điệu tiết tấu vẫn tha
thiết tình cảm quê nhà… Đặc biệt là mấy câu chủ đề, đồng thời dùng làm điệp
khúc:
Cắt
nửa vầng trăng,
Cắt
nửa vầng trăng tôi làm con đò nhỏ
Chặt
đôi câu thơ, bẻ đôi câu thơ
tôi
làm mái chèo lướt sóng
Đưa
tôi về, đưa tôi về với người tôi yêu…
Khuynh hướng khai thác dân ca nhạc cổ
truyền từ lâu đã trở thành một dòng nhạc, có lẽ khởi đầu thành công oanh liệt
với “Những
cô gái quan họ” của Phó Đức Phương từ thời kháng chiến chống Mỹ, trải
qua “Đất
nước lời ru” sau 1975 của Văn Thành Nho - cột mốc thứ hai khẳng định
dòng phát triển dân ca, đặc biệt ca trù… đến nay đã có rất nhiều ca khúc thành
công của khuynh hướng này (có điều bây giờ bị đổi tên thành “dòng ca khúc dân
gian đương đại” (!) - chả biết ai đó đã khai sinh cái tên kì cục này, nhất là
từ “dân gian” vốn chỉ tác giả khuyết danh, sáng tác tập thể, sao lại gọi chung
cho ca khúc có tên nhạc sĩ đương đại hẳn hoi?!).
Đặc điểm cơ bản của khuynh hướng phát triển
dân ca là nương theo âm hưởng chính, kể cả nội dung ca từ làm sao cho nhạc
và lời trở nên mới mẻ hoặc diễn đạt mới lạ, thích hợp với hiện đại. Thính giả
nghe mà vẫn nhận ra một cái gì quen thuộc trong truyền thống nay được tái sinh
…
Đã có hồi thiên hạ phê phán một bài ca
hiện đại có câu “yêu nhau ném đá vỡ đầu
nhau ra” - đó là sai lầm khai thác không đúng chỗ. Xung quanh vấn đề khai
thác ca dao, cổ truyền, còn nhiều ý kiến đáng bàn, song nghe bài “Ca
dao em và tôi” thì tôi thấy có vấn đề “nói ngược” truyền thống để được
gọi là “sáng tạo”… Thực ra trước đây, từ thời tiền chiến, đã có nhà thơ nổi
tiếng áp dụng chiêu nói ngược này trong bài thơ “Tràng giang”. Ai cũng
biết thi nhân Thôi Hiệu viết bài “Hoàng hạc lâu” có hai câu kết “Hoàng hôn xuống, quê nhà nơi đâu/ Khói sóng
trên sông khiến người sầu”, khai thác ý thơ đó, tác giả Tràng giang viết “Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà” như
là tranh luận, như là “đua hơn” với Thôi Hiệu nhà Đường…
Thi hào Nguyễn Du viết trong Truyện
Kiều “Vầng trăng ai xẻ làm đôi/ Nửa in
gối chiếc nửa soi dặm trường” đã mô tả tâm trạng tiếc rẻ những ngày tháng
trăng mật nồng nàn của Kiều với chàng Thúc sinh như là vầng trăng tròn. Vậy
mà “ai” đã xẻ đôi vầng trăng! - Kiều tự trách mình đó thôi bởi chính cô chủ
động đòi chàng Thúc về quê Hoạn Thư thú thật mọi sự để xin vợ làm đám nạp thiếp
cho Kiều có danh phận đàng hoàng. Vầng trăng tròn trong dân ca cũng là biểu
tựơng của sum họp, hạnh phúc viên mãn… Nay bỗng có người “sáng tạo” ra: cắt nửa
vầng trăng (hai lần) để làm con đò nhỏ. Không còn gì là nghệ thuật nữa rồi!
Chưa hết, thuận đà nhạc sĩ lại “chặt đôi
câu thơ, bẻ đôi câu thơ làm mái chèo lướt sóng…”. Một nửa câu thơ thì còn
có nghĩa lý gì nữa…. Chưa hết, câu ca dao “Yêu
nhau cởi áo cho nhau, về nhà mẹ hỏi qua cầu gió bay” ai cũng biết nó có ý
nghĩa đồng cam cộng khổ, cô gái mặc vài chiếc áo (mùa đông) thương chàng nhà
nghèo áo đơn áo mỏng không đủ ấm nên bớt một chiếc bên ngoài cho chàng đỡ rét.
Nhạc sĩ lại hiểu một cách “hiện đại” nên khuyên cô gái “Thương nhau rồi đừng cởi áo cho ai”…
Chao ôi nghệ thụât tổ tiên ta điêu luyện kỳ diệu ấm tình như thế mà hậu sinh
lại nhân danh sáng tạo hiện đại mà phá vỡ nát ra. Liệu có nên chăng?
Khi tôi gửi bài bàn luận “Bàn
về ca dao em và tôi” đến Báo Giáo dục & Thời đại, báo không đăng
bài của tôi nhưng tuần sau lại thấy bài của tác giả “Ca dao em và tôi” đăng
đàn trên báo đó, thuyết trình thanh minh một cách gượng gạo về “vầng trăng cắt nửa” và “câu thơ chặt đôi”. Vậy là tòa soạn đã
đưa bài của tôi cho tác giả “ca dao em và tôi” đọc, xong tác giả
lại viết bài “đả” người góp ý. Bạn đọc làm sao hiểu được vấn đề. Chuyện làm báo
bây giờ kỳ lạ thật.
Trong một chương trình VTV3 “Gặp gỡ
cuối năm” nọ, có tiết mục một diễn viên hài nổi tiếng chạy ra sân
khấu tự giới thiệu: “Thưa quí vị, tôi xin
hát bài Dao và kéo” sau đó anh cất tiếng hát đoạn mở đầu “Ca dao em và
tôi”... Khán giả ngớ ra một chút rồi cười nghiêng ngả…
----
Nguồn: https://sites.google.com/site/vanhocviet2013/trao-doi-van-hoc/-phng-hoi-ngc-bn-v-ca-t-ca-dao-em-v-ti
*.
PHÙNG HOÀI
NGỌC
Quê quán: Đông La, Hoài Đức, Hà Tây.
Thường trú: Long Xuyên, An Giang.
…………………………………………………………………………
- Cập nhật từ Messenger facebook Trần Hải Sơn ngày 25.12.2017.
- Bài viết không thể hiện quan điểm của
trang Đặng Xuân Xuyến.
- Vui lòng ghi rõ
nguồn dangxuanxuyen.blogspot.com khi trích đăng lại.
.
Sang thăm trang nhà được đọc bài viết hay! Cám ơn anh Đặng Xuân Xuyến đã giới thiệu!
Trả lờiXóa