NHỮNG THẮC MẮC THƯỜNG GẶP
VỀ CUNG PHÚC - ĐỨC
*
(Trích từ TỬ VI VẤN ĐÁP của Đặng
Xuân Xuyến
; Nhà xuất bản Thanh Hóa 2009)
Để tiện cho việc học xem Tử Vi, người viết trình bày mục
NHỮNG THẮC MẮC THƯỜNG GẶP VỀ CUNG PHÚC - ĐỨC theo dạng Hỏi - Đáp.
Hy vọng, bài viết sẽ hữu ích cho việc tự học tử vi của
bạn đọc.
*.
Thắc mắc: - Sách
tử vi nói cung Phúc - Đức là cung quan trọng nhất, chi phối cả 11 cung còn lại.
Như thế có quá cường điệu về ảnh hưởng của cung Phúc - Đức hay không?
Giải đáp:
Đúng là nhiều tác giả sách tử vi cho cung PHÚC ĐỨC là
cung tối quan trọng, chi phối 11 cung còn lại, có lẽ vì một phần các tác giả
không muốn gây tranh cãi nên ghi theo quan điểm của phái phúc tông (phái chiếm
tỷ lệ áp đảo), phần nữa, bằng kinh nghiệm thực tiễn, các tác giả thừa nhận cung
Phúc đã ra tay cứu nguy cho một số trường hợp mà Mệnh (Thân) bất lực.
Khi soạn sách, người viết (tác giả) cũng tuân theo quan
điểm: Cung Phúc - Đức là cung quan trọng, có thể xê dịch “kết quả” mà bản cung
và các cung hợp chiếu đã “ước lệ” nhưng không cho rằng cung Phúc - Đức có ảnh
hưởng mạnh tới 11 cung còn lại.
Khi luận giải, người viết luôn cẩn trọng xem bản cung là
chính, sau đến các cung hợp chiếu, còn cung Phúc - Đức, chỉ là cung bổ trợ sau
cùng.
Nói gì thì nói, số phận của con người phải do cung Mệnh
(Thân) điều khiển nên cung Mệnh mới là cái gốc để xét đoán mọi vấn đề trong lá
số. Cung Phúc - Đức chỉ nên được coi là cung bổ trợ, đem lại may mắn hoặc
bất hạnh cho đương số ở một chừng mực nào đó, nhất là khi luận bàn về Phúc cung
phối chiếu với các cung Phu - Thê, Tài - Bạch, Thiên Di trên lá số.
Cũng cần lưu ý: Người có cung Phúc - Đức xấu chỉ nên
hiểu họ không gặp được may mắn và không được gia đình, dòng tộc giúp đỡ, còn
cuộc đời của họ thế nào phải tùy thuộc vào Mệnh (Thân) và các cung cường của lá
số.
Thắc mắc: - Sách
tử vi thường nói cung Phúc ảnh hưởng tới cả dòng họ, xem cung Phúc - Đức có thể
biết dòng họ đó giàu, nghèo thế nào? Vinh nhục ra làm sao? Như thế thì sức ảnh
hưởng của cung Phúc - Đức quá lớn.
Giải đáp:
Đúng là tử vi coi cung Phúc - Đức là nói về họ hàng của
đương số, về phúc phần của đương số. Và thực tế, khi luận giải, cung Phúc
- Đức cũng cung cấp những dữ liệu khá chính xác về mồ mả, gia tộc của đương số
nhưng chỉ ở vài nét khái quát chứ không thể chi tiết, đi sâu, lan rộng như suy
diễn của một số tác giá. Độ chính xác của cung Phúc - Đức liên quan về dòng họ
của đương số, theo thiển ý của người viết, chỉ ở mức 30 - 40% đã là quá chuẩn
rồi vì trong một gia đình có người giàu người nghèo, người tốt người xấu, người
may mắn người bất hạnh... chênh lệch đã rất nhiều, huống chi cả dòng họ.
Thắc mắc: - Vậy
theo anh nên hiểu cung Phúc - Đức như thế nào?
Giải đáp:
Nên hiểu cung Phúc - Đức là cung che chở, đem lại may mắn
cho đương số về hạnh phúc (vợ chồng con cái) và phúc đức (vinh nhục, thọ yểu)
để căn cứ vào sự hội tụ của các sao mà hiểu được đương số có được hưởng sự may
mắn, được che chở hay không?
Nếu một cung Phúc - Đức tốt đẹp thì đương số dễ gặp thuận
lợi, an nhàn, được quý nhân giúp đỡ, dòng họ “cưu mang”. Ngược lại, một cung
Phúc - Đức xấu xa mờ ám thì cuộc đời của đương số kém may mắn, không được quý
nhân hoặc dòng tộc giúp đỡ, phải tự thân vận động để vươn lên.
Vì Phúc cung tam hợp với Phu - Thê nên ảnh hưởng khá mạnh
tới người phối ngẫu (vợ, chồng). Ngoài ra cung Phúc Đức còn có ý nghĩa hỗ trợ
để xem về con cái và bản mệnh thọ yểu, phúc lộc... của chính đương số.
Chẳng hạn:
- Cung Phúc - Đức
có Khôi, Việt, Khoa, Quyền, Lộc thì cả đời hưởng
phúc, giàu có, vui vẻ, được gần người quyền quý; thêm nhiều cát tinh củng chiếu
mà cung bản mệnh tốt thì thọ trên dưới 80 tuổi.
- Cung Phúc - Đức có sao tốt, như: Thiên
đồng, Thiên lương, Thiên cơ, Tử vi, Thiên phủ, Hồng
loan, ... chủ về người này hay tích đức hành thiện, có tấm lòng khoan dung độ
lượng.
- Cung Phúc - Đức có Kình Dương - Đà
La, chủ về người ham mê những chốn phồn hoa tửu sắc, thích vui thú, hưởng lạc.
- Cung Phúc - Đức
có Đào, Hồng, Sinh, Vượng thì đương số là người hạnh
phúc về tình duyên.
- Cung Phúc - Đức có sao Mộc Dục là Phúc bại,
ưa sắc dục, cuộc đời vất vả, trôi nổi, trong họ hay có tình duyên ngang trái.
- Cung Phúc - Đức có Thiên Diêu là phạm đào
hoa, chủ sự thân mỏi mệt mà tâm trí bấn loạn, người một nơi mà tâm trí một nẻo.
- Cung Phúc - Đức có Hóa Kỵ thì thường trắc trở
tình duyên, phải lao tâm khổ tứ mà lại tổn thọ.
- Cung Phúc - Đức có Không, Kiếp là người
tổn phúc tổn lộc, hay bi quan, ảo tưởng, làm chuyện gì cũng bỏ cuộc giữa chừng
nên làm nhiều mà hưởng ít.
- Cung Phúc - Đức có Lộc Tồn thì cả đời được
hưởng nhiều phúc, an lạc; thêm cát tinh thì càng đẹp, thọ trên 78 tuổi,
thêm Hỏa Linh thì giảm phúc; gặp Không, Kiếp sẽ ít phúc và
thất bại.
- Cung Phúc - Đức có Liêm Tham hoặc Liêm
Tướng (Tị Hợi Tý Ngọ), cần đề phòng việc liên quan đến pháp luật, danh
tiếng bị hủy hoại. Đại hạn hoặc tiểu hạn dẫn đến thoái Tài, hoặc gặp hỏa hoạn,
...
Sách Tử Vi cũng cho rằng, cung Phúc - Đức có Hóa
Kỵ thì hoặc giòng họ hiếm người, hoặc giòng họ ly tán. Nếu lại
thêm Đào, Hồng, Nhật, Nguyệt hội chiếu thì trong giòng
họ có nhiều đàn bà hiếm con trai, hoặc sống trong cảnh góa bụa, độc thân suốt
đời.
Thắc mắc: - Khi
luận giải về cung Phúc - Đức thì có căn cứ theo năm, theo đại hạn không ạ?
Giải đáp:
Cũng như luận giải bản Mệnh, khi luận giải cung Phúc -
Đức, lấy cung Phúc - Đức của Thiên bàn làm chủ, dùng để luận đoán (căn bản)
hạnh phúc, may mắn... của đương số theo sự sắp đặt của số mệnh nhưng khi đi vào
từng tiểu hạn, đại hạn thì lấy thêm cung lưu tiểu hạn, lưu đại hạn để gia giảm
sự tốt, xấu về Phúc - Đức cho tiểu hạn, đại hạn đó.
Ví dụ: Cung Phúc - Đức của Thiên bàn có Tử Vi (bản
chất kiên định, phù trợ), đến tiểu hạn hoặc đại hạn nếu gặp Thiên Cơ, là sao
quyền biến linh hoạt, thì tăng thêm sự mềm dẻo, linh hoạt của Thiên Cơ, làm cho
uy lực của Tử Vi thêm mạnh mẽ khiến tiểu hạn, đại hạn đó đương số gặp nhiều may
mắn, phúc phận tốt đẹp; ngược bằng gặp lũ sát tinh thì Tử Vi bị suy yếu, sức
phò trợ bị giảm thiểu đi nhiều nên trong vận trình (tiểu hạn, đại hạn) đó đương
số kém may mắn, không đạt được sở nguyện.
Thắc mắc: - Chưa thấy
sách nào viết khi luận giải Phúc - Đức của Thiên bàn cần căn cứ thêm vào Phúc -
Đức thực tại của đương số để đưa ra lời ước đoán. Vậy Phúc - Đức thực tại là
Phúc - Đức nào?
Giải đáp:
Đúng là chưa có sách (tử vi) nào đề cập đến Phúc - Đức
thực tại vì thực tế rất khó đưa ra một định nghĩa thế nào là Phúc - Đức thực
tại? Và càng khó khăn hơn khi định nghĩa đó phải giải đáp thỏa đáng được yêu
cầu: Lấy những căn cứ nào để quy ước những sao (hoặc biểu hiện) này, kia làm
bản chất của Phúc - Đức thực tại? Và mức độ ảnh hưởng như thế nào khi xét theo
âm dương ngũ hành để biết được sức ảnh hưởng (miếu, hãm) của Phúc - Đức thực
tại tới số phận của con người?
Các thầy coi tử vi, bằng kinh nghiệm của mình, căn cứ vào
“văn hóa ứng xử” và diện mạo (trực tiếp) của đương số mà “liệu cơm gắp mắm” để
gia giảm cho lời ước đoán về cung Phúc - Đức.
Ví dụ: Cung Phúc - Đức ở lá số thể hiện đương số là
người từ tâm, gặp nhiều may mắn, được hưởng nhiều phúc lộc nhưng thực tế, khi coi
số, thấy không vì bất kỳ lý do gì mà đương số lại có lối hành xử kẻ cả, khiếm
nhã với mọi người thì thầy tử vi sẽ linh hoạt đưa ra lời luận giải không như
“đáp án” của Thiên bàn. Ngược lại, nếu Phúc - Đức ở Thiên bàn không được tốt
đẹp nhưng đương số lại có lối hành xử (thực tâm) lịch lãm, nhân hậu thì lời
luận giải sẽ được “điều chỉnh”, tăng thêm chút may mắn và giảm bớt đi một vài
bất lợi cho đương số.
Thắc mắc: - Có
phải cung Phúc - Đức mà vô chính diệu thường không được đẹp?
Giải đáp:
Tốt xấu phải căn cứ vào cụ thể từng lá số chứ không thể
căn cứ vào một câu rất mơ hồ là cung Phúc - Đức mà vô chính diệu thì đương số
sẽ không may mắn, và thiếu hạnh phúc trong cuộc đời.
Sách Tử Vi cho rằng, Phúc - Đức mà vô chính diệu thì
đương số thường phải xa cách họ hàng hoặc không được sống gần người thân, ruột
thịt.
Sách Tử Vi cũng chỉ ra một số trường hợp cụ thể khi Phúc
cung ở Vô Chính Diệu như sau:
Nếu Phúc cung Vô Chính Diệu được chính tinh sáng sủa xung
chiếu và cát tinh hội họp thì chắc chắn đương số sẽ được hưởng phúc, sống lâu
và may mắn.
Nếu Phúc cung Vô Chính Diệu đắc tam không tất sẽ được
hưởng phúc lộc dồi dào. Tuy nhiên, chỉ những người Mệnh Kim, Mệnh Hỏa mới được
hưởng hết những ưu điểm của cách này, kỳ dư các Mệnh khác, được hưởng không
nhiều.
Nếu Hung Tinh đắc địa độc thủ thì đương số cũng được
hưởng phúc lộc nhưng chỉ trong một giai đoạn mà thôi. Tại Dần Thân nếu gặp Đà
La độc thủ thì thường hưởng phúc, sống lâu.
Nếu Phúc cung Vô Chính Diệu được Nhật Nguyệt sáng sủa hợp
chiếu thì rất tốt, đương số được hưởng phúc, sống lâu, được nhờ cậy họ hàng.
Trường hợp này, nếu gặp Tuần Triệt án ngữ thì số mệnh của đương số càng tốt đẹp
ở nhiều phương diện.
Phúc cung Vô Chính Diệu rất cần gặp Tuần, không nên gặp
Triệt. Nếu gặp Tuần thì hưởng phúc, sống lâu, gặp Triệt thì họ hàng khá giả
nhưng không bền cho dù được nhiều sao tốt hội chiếu, còn bản thân dễ phải ly
hương lập nghiệp, xa cách người thân.
Thắc mắc: - Luận
giải về mồ mả của giòng họ thế nào khi đối chiếu với cung Phúc - Đức của đương
số?
Giải đáp:
Nói về mồ mả (âm đức, âm phúc) của lá số, sách Tử Vi khá
dài dòng về thế đất, mộ huyệt... kết hay không kết? Kết như thế nào? Đương số
và dòng họ (dương đức, dương phúc) được thừa hưởng ra làm sao?... Rất nhiều
sách đã đề cập khá cụ thể, chi tiết nên tôi không đề cập đến vì thực sự không
cần thiết. Muốn biết cụ thể, bạn giở sách Tử Vi, phần cung Phúc - Đức ra đọc,
sẽ tiện mà lại dễ hiểu.
Như tôi đã trả lời các câu hỏi trên:
1. Số phận của con người phải do cung Mệnh (Thân) điều
khiển nên cung Mệnh mới là cái gốc để xét đoán mọi vấn đề trong lá số. Cung
Phúc - Đức chỉ nên được coi là cung “bổ trợ” khi cân nhắc để đưa ra lời ước
đoán về vấn đề cụ thể của đương số.
2. Độ chính xác của cung Phúc - Đức liên quan về dòng họ,
chỉ ở mức 30 - 40% đã là quá chuẩn rồi vì trong một gia đình có người giàu
người nghèo, người tốt người xấu, người may mắn người bất hạnh... chênh lệch đã
rất nhiều, huống chi cả dòng họ nên cung Phúc - Đức chỉ được coi là cung che
chở, đem lại may mắn cho đương số về hạnh phúc (vợ chồng con cái) và phúc đức
(vinh nhục, thọ yểu) trong cuộc đời.
Vì thế, khi luận giải về cung Phúc - Đức không nên đi sâu
(theo các sách Tử Vi đã viết) về âm phúc của lá số mà chỉ nên sơ qua vài điều
về âm phần (mộ nào kết, hợp với đương số) để đưa ra một vài lời tư vấn cho
đương số là đủ.
Thắc mắc: - Thông qua
cung Phúc - Đức cũng có thể biết được hôn nhân của đương số có nhiều sóng gió,
có đúng vậy không?
Giải đáp:
Kinh nghiệm xem tử vi của các thầy tử vi đã đúc kết một
số trường hợp như sau:
- Phàm nữ mệnh, có Văn Khúc ở Dần tọa thủ cung
Phúc - Đức, tất ly hôn.
- Thiên Cơ ngộ Sát ở Tị Hợi Sửu Mùi cư Phúc -
Đức: Chủ một đời vất vả, cuối cùng thường gửi thân vào chốn thiền môn.
- Tử Vi + Tham Lang cư Phúc - Đức, chủ về:
1- Đứng núi này trông núi khác.
2- Tình cảm vợ chồng không có đầu cuối.
3- Kết giao với mọi người không có đầu cuối.
- Tham Lang ở Tý tọa thủ cung Phúc - Đức, gặp
năm Mậu thì Tham lang hóa Lộc, đương số chủ động mê hoặc lòng người bằng tiền.
- Kình Dương - Đà La cư Phúc - Đức, chủ về
người ham mê chốn phồn hoa tửu sắc, thích vui thú, hưởng lạc, hạnh phúc gia đạo
không mấy tốt đẹp.
- Đào, Hồng, Sinh, Vượng hội họp
ở Phúc - Đức thì đương số là người hạnh phúc về tình duyên.
- Hóa Kỵ tọa thủ cung Phúc - Đức thì thường
trắc trở tình duyên, phải lao tâm khổ tứ mà lại tổn thọ
Thắc mắc: - Cuộc
đời của người Thân cư Phúc - Đức có những nét đặc biệt gì?
Giải đáp:
Những người Thân cư Phúc - Đức (Sinh vào giờ Sửu hoặc giờ
Mùi) thường là người sống tình cảm, nặng tình trách nhiệm với gia đình, dòng
tộc.
Sự thành bại sướng khổ trong cuộc đời của họ không hẳn do
khả năng của họ mà phần nào do những tác động, trợ lực của các yếu tố “khách
quan” như gặp may (hoặc rủi), được nâng đỡ (hoặc phá đám)... Nếu một cung Phúc
- Đức tốt đẹp thì cuộc đời của người Thân cư Phúc - Đức thường gặp những may
mắn kỳ lạ, giúp họ thành công dễ dàng hoặc vượt qua những khó khăn, hoạn nạn
một cách thần kỳ mà không ai có thể ngờ được. Còn nếu cung Phúc - Đức xấu xa mờ
ám thì người Thân cư Phúc - Đức dù Mệnh, Tài, Quan... có tốt đẹp thì cuộc đời
họ buộc phải trải qua những khó khăn, thăng trầm mà ít nhận được sự trợ lực,
giúp đỡ từ người khác.
Dù cung Phúc - Đức xấu xa mờ ám hay tốt đẹp thì người
Thân cư Phúc - Đức sẽ có những thay đổi khá rõ rệt khi bước vào giai đoạn lập
thân. Cuộc đời của họ sẽ sung sướng hơn nếu cung Phúc - Đức tốt đẹp, hoặc khổ
cực hơn nếu cung Phúc - Đức xấu xa mờ ám.
Vì Tài cung trực chiếu nên hậu vận của người Thân cư Phúc - Đức luôn bị chi phối bởi vấn đề tiền bạc.
KHO
SÁCH: MỜI NHẤP CHUỘT ĐỌC
1. Tử Vi kiến Giải
(Đặng Xuân Xuyến)l
2. Tử Vi vấn đáp (Đặng
Xuân Xuyến)l
3. Cuộc đời và số phận
(Nguyễn Phúc Vĩnh Tường)l
4. 100 câu hỏi Phật
pháp tập 1 (Thích Phước Thái)l
5. 100 câu hỏi Phật
pháp tập 2 (Thích Phước Thái)l
6. Vào chùa lễ Phật - Những
điều cần biết (Đặng Xuân Xuyến)l
7. Sắp kết hôn cần
biết (Nhiều tác giả)l
8. Điềm báo và kiêng
kỵ trong dân gian (Đặng Xuân Xuyến)l
9. Lệ làng Việt Nam
trong tâm thức dân gian (Hồ Đức Thọ)l
10. Thể thứ các triều vua Việt Nam (Nguyễn Khắc Thuần)l
MỜI
NHẤP CHUỘT ĐỌC THÊM:
1. Các bài viết về
đồng tính luyến ái trên trang Đặng Xuân Xuyếnl
2. Các bài viết về ma
quỷ, bùa ngải trên trang Đặng Xuân Xuyếnl
3. Các bài viết về
chuyện số phận, nhân quả trên trang Đặng Xuân Xuyếnl
xin được hỏi là nếu cả tuần triệt đều đóng ở cung phúc đức thì có vô phúc không ạ?
Trả lờiXóasách này dc bán ở đâu ạ?
Xóa- Cũng còn tùy vào sự hội tụ của các sao ở Phúc cung thế nào mới đưa ra lời ước đoán xấu đến mức độ nào. Tuy nhiên, bị cả Tuần, Triệt án ngữ thì đương số phải đương đầu với nhiều nghịch cảnh, cuộc đời đong đầy nước mắt.
Trả lờiXóa- Sách ra đã lâu nên trên thị trường chắc đã hết.
Cám ơn Quý vị đã ghé thăm.
Chúc Quý vị sức khỏe và an lạc!
E thân cư phúc có liêm tướng lại có sát tinh nặng kiếp, kình dương, có cả quan phù, quan phủ, đẩu quân! Duy nhất sao tốt Long trì thì có xấu k ạ ! Cung tài bạch thì phá quân ah!
Trả lờiXóaTôi sinh ngày 23-08-1966 DL giờ mão nhớ ad xem giúp tôi khi nào tôi có ngà riêng để ở đc ko ạ. Cảm ơn ad nhiều
Trả lờiXóaChào anh!
Trả lờiXóaTôi ở thành phố Bắc Giang muốn nhờ anh xem số, nếu không tiện có thể chỉ cho tôi gặp ai!
Cám ơn!
Cám ơn!
Trả lờiXóaChú cho cháu hỏi với ạ .Người thân cư phúc tại mão có dương, lương hội xương, khúc,khoa,quyền và tứ linh liệu có thể hóa giải được hóa kị và thiên hình tại cung phúc không ạ? Nếu không thì phải làm sao để hóa giải hóa kị và thiên hình ở phúc ạ .Rất mong nhận được hồi âm của chú !
Trả lờiXóaĐÔI NÉT VỀ LIÊM TRINH VÀ THAM.LANG
Trả lờiXóa1. Hai chính diệu Liêm Tham (chỉ ở 2 cung Tị và Hợi) gặp nhau là có ý nghĩa 2 bộ tam giác âm dương Sát Phá Tham gặp Liêm Tử Vũ hội nhập nhau (Tử Phá ở Sửu Mùi, điểm tụ của âm dương, nhưng lại là điểm tán của 2 sao Nhật Nguyệt) mà bộ Sát Phá Tham (dương) gặp Liêm Tử Vũ (âm) thì luôn luôn gây ra hãm địa ở 3 cung có 6 sao này đụng độ nhau. Tất yếu điềm lành thì ít, điềm xấu thì nhiều. Và chăng cơ cấu chung quanh Liêm Tham cũng xấu: cung Bào là Thái Âm đóng cung dương Thìn Tuất (tệ nhất là Thái Âm ở Thìn), rồi cung Phúc lục hình cung Ách (mà Thân cư Phúc lại càng bá thở !). Cung Tài ôm gọn 2 ông Tử Phá chán ơi là chán.
2. Tuy nhiên nếu Liêm Tham lại thuộc tuổi Tị-Dậu-Sửu hay tuổi Hợi-Mão-Mùi (để có vòng Thái Tuế ở cung Mệnh) thì chưa chắc đã xấu gì? Lại trở thành phán quan (nếu ôm vòng Thái Tuế!) hay trở thành lực sỹ (hâm mộ thể thao là yếu nhất) một khi Liêm Tham ở mệnh lại thuộc vòng Tuế Phá - Thiên Mã.
3. Hình ngục nan đào là khi đương số sinh giờ Tý (tức là Ách có Thiên Hình) hay giờ Tỵ (mệnh có Thiên Hình) hoặc giả đương số sinh vào các tháng âm thì Không Kiếp (nhất là Địa Không) luôn bám trụ ở các cung mạnh (ảnh hưởng trực tiếp tới đương số) như: Mệnh-Quan-Tài và Phúc-Di-Phối (nếu như Thân cư ở các cung này Thân cư Phúc, Thân cư Di, Thân cư Phối)
4. Còn chỉ luận chung mạng Hỏa (hay mạng Thủy nếu Liêm Tham ở Hợi) thì có Liêm Tham ở mệnh (Tị Hợi) không sợ gì mấy về tù tội, điều này mơ hồ lắm. Tất cả phải bám vào cơ cấu của tinh đẩu trong lá số (như 1 bàn cờ thế đã bày ra) và luôn luôn quan sát 3 vòng chính: Tràng Sinh – Thái Tuế – Lộc Tồn, được coi như xương sống của lá số Tử vi. Một khi Liêm Tham đã có đủ 3 vòng này hội nhập (vòng Tràng Sinh chỉ có Kim cục và Mộc cục) thì lo gì hình ngục nan đào?.
5. Việc luận thêm Tuần Triệt và Hóa Kỵ đóng thêm vào cung của Liêm Tham vẫn chỉ là cách coi Tử vi trên cơ chế “Vocabulary” chứ chưa có cú pháp văn phạm gì cả thì làm sao mà sáng tỏ được.
Vậy chừng nào mà người nghiên cứu Tử vi quên cái cơ cấu ổn định trong từng lá số thì vai trò của các nhà tử vi gia chuyên coi sao (tinh đẩu) còn đất dụng võ và tử vi còn…mơ hồ ! Có thêm Tuần Triệt và Hóa Kỵ ở Liêm Tham - hưởng trực tiếp tới đương số) như: ̀ Tý (́-Thiên mãặpnhau.chỉ là thêm gia vị cho món ăn,còn món ăn này ngon hay dở thì phải luận tới các sự liên hệ vào các cơ cấu tinh đẩu trong lá số tử vi nữa.
NÓI QUA VỀ LIEM TRINH THAT SAT TAI MỆNH
Trả lờiXóaLiêm Trinh có khả năng làm thân với người mau lẹ, được người xử sự thật tình, như có ma lực. Dễ vượt hơn người khác, dễ bị người ghét.
Thất Sát tính nóng, thích làm kẻ anh hùng trượng nghĩa, bất kể hậu quả. Hai sao hợp lại thành người xung động, nhất định đạt mục tiêu bất kể phương pháp, tạo thành cảnh ngoài tốt đẹp trong chẳng có gì, khổ tâm không dám tiết lộ. Đời sống vì thế chỉ đạt được vật chất, còn tinh thần thiếu thốn. Chỉ đạt mục tiêu ngắn hạn, mà không chịu nhìn xa. Nên sống như nước chảy mây trôi, đời khó lòng định hướng.
Chỉ đồng cung tại Sửu Mùi, là "mộ địa", tạo nhiều trở ngại, nên đối với người thường không hòa thuận, hay gặp nhiều khó khăn về tiền bạc. Cả hai sao cùng thích động, không chịu nổi tĩnh. Nên nếu không có yếu tố cứu giải tất đời sống gặp rất nhiều phiền toái. Nếu tôn sùng tôn giáo thì đỡ đi nhiều.
Ưu điểm: Tính tình hào phóng, bất chấp tiểu tiết, dám làm dám chịu, khi lâm sự bất kể gian khổ, hiểm nguy, xử sự đơn giản mau chóng, có tình thần hiệp nghĩa, biết tôn trọng danh dự kẻ khác, đầu óc rộng rãi.
Khuyết điểm: Tự tung tự tác, thích gì làm nấy, không suy nghĩ cặn kẽ nên lâm vào nhiều cảnh khó khăn. Thiếu may mắn về đường hôn nhân, thường bị miệng tiếng thị phi, thường vô tình đụng chạm kẻ khác mà bị phiền toái.
BÀN VỀ HÓA KỊ
Trả lờiXóaThuộc tính ngũ hành của sao Hóa Kị là dương thủy, hóa khí là thị phi, chủ về đa sự, tai họa và đố kỵ, còn có tên gọi là sao Kế đô chủ về thị phi. Sao Hóa Kị dẫn thân là trắc trở bất lợi, hiển lộ là biến hóa bề ngoài đem lại nhiều tai họa, nhiều điều tiếng thị phi, là sự cụ thể hóa tình trạng bất lợi.
Sao Hóa Kị lại chủ về đa sự, chuyện gì cũng muốn xen vào nên dễ chuốc lấy điều tiếng mà gặp nhiều phiền phức, khiến cho cuộc sống thường biến động bất an.
Sao Hóa Kị tuy chủ về một đời nhiều tai họa, mất mát, gặp nhiều bất lợi trở ngại, nhưng nếu theo đuổi những lĩnh vực nghiên cứu triết học, y học, khoa học kỹ thuật tiên tiến, hoặc đảng phái chính trị, sẽ có được thành tựu và phát triển.
Nếu sao Hóa Kị nằm cùng các cung với các sao Tử vi, Thiên phủ, Xương Khúc, Tả Hữu, tam hóa Khoa Quyền Lộc thì sẽ được phú quý. Nếu như Hóa Kị đồng cung với tứ sát Kình Đà Hỏa Linh thì tuy có phát đạt nhưng cũng không giữ được lượng tiền của lớn. Sao Hóa Kị nếu đứng một mình lại gặp 4 sát tinh và Phá quân, Thiên sứ, Địa kiếp, Thiên không thì chủ về bôn ba vất vả lại thêm nhiều bệnh tật, là tăng ni đạo sỹ phải hoàn tục, mệnh nữ nghèo khổ suốt đời.
Sao Thái dương Hóa Kị tại các cung miếu vượng Dần, Mão, Thìn, Tị, sao Thái âm hóa Kị tại các cung miếu vượng Dậu, Tuất, Hợi, Tý, lại là có phúc. Những trường hợp Hóa Kị còn lại thì đều phải quan sát thuộc tính ngũ hành của bản thân các sao đó. Ví dụ như Liêm trinh hóa Kị tại Hợi địa là Hỏa nhập thủy địa, nếu lại gặp người mệnh Thủy thì Hóa Kị sẽ không có khả năng gây hại. Thiên đồng hóa Kị tại Tuất đại, lại gặp người sinh năm Đinh là cát lợi. Cự môn hóa Kị tại Thìn địa gặp người sinh năm Tân lại là cát. Các sao nếu Hóa Kị tại cung miếu vượng lại là không kị. Các sao Hóa Kị tại cung hãm thì càng thêm kị. Thái dương Thái âm hóa Kị tại cung hãm là đại hung. Liêm trinh hóa Kị tại cung hãm thì càng thêm kị.
Song trùng Hóa Kị (mệnh, đại hạn, lưu niên, lưu nguyệt) trở lên, lại gặp hung tinh, sát tinh gia lâm hội và chiếu, hoặc 4 Hóa Kị đồng cung, thì sẽ là bĩ cực thái lai, nhưng vẫn phải chú ý đến tình hình sức khỏe của bản thân.
Sao Hóa Kị nhập miếu tại Tý địa, Sửu địa, đắc tại Mão địa, lợi tại Thìn địa, Mùi địa, không đắc lợi tại Thân địa, Dậu địa, lạc hãm tại tứ địa Dần, Ngọ, Tuất, Tị.
HẠN THIÊN KHÔNG
Trả lờiXóaHạn Thiên Không giữ vai trò quan trọng, nhất là các tuổi Tứ Chính (Tý Ngọ Mão Dậu). Thiên Không luôn luôn đứng trước cung có sao Thái Tuế, cố định mang hành Hỏa, nhưng khi đóng cung nào còn bị ảnh hưởng hành của cung đó.
+Các tuổi Tứ Chính, Thiên Không luôn đóng ở các cung thuộc Tứ Mộ có hành Thổ nên còn gọi là Thổ Không.
+Tuổi Tứ Sinh (Dần Thân Tỵ Hợi), Thiên Không đóng tại các cung của Tứ Chính như tuổi Dần : Thiên không tại Mão hành Mộc, nên còn gọi là Mộc Không; tuổi Tỵ : Thiên Không tại Ngọ hành Hỏa, nên còn gọi là Hỏa Không, tuổi Thân: Thiên Không tại Dậu hành Kim, nên còn gọi là Kim Không (nổi danh); tuổi Hợi: Thiên Không tại Tý hành Thủy, nên còn gọi là Thủy Không.
+Tuổi Tứ Mộ (Thìn Tuất Sửu Mùi) thì Thiên Không đóng tại các cung của Tứ Sinh như;
tuổi Thìn: Thiên Không tại Tỵ (Hỏa Không);
tuổi Tuất: Thiên Không tại Hợi (Thủy Không);
tuổi Sửu: Thiên Không tại Dần (Mộc Không);
tuổi Mùi: Thiên Không tại Thân (Kim Không).
Thiên Không bao giờ cũng đi cùng với bộ Tam Minh (Đào Hồng Hỉ) khi đắc địa lên rất mau và rất nổi danh, hiển hách (thời điểm lên Voi: Cực Đại của hình Sin); khi hãm địa gặp hung sát tinh thì tàn lụi ghê gớm (thời điểm xuống Chó: Cực tiểu của hình Sin). Bản số rõ nhất là cung Mệnh Thân có bộ Sát Phá Tham, biên độ thăng trầm rất lớn. Lúc xuống nguy hiểm nhất là Thổ Không (xuống đất đen) và Mộc Không (chim Bằng gẫy cánh).
Lấy tuổi Tý làm hình ảnh của vai trò Thiên Không. Thiên Không của Tuổi Tý đóng tại cung Sửu, kề bên là tiểu hạn năm Mão cho Dương Nam, vào những năm gặp Thiên Không thường kèm theo La Hầu, Thái Bạch, Kế Đô, đó là những năm nguy hiểm của tuổi Tý mà câu nói dân gian đều cho rằng “ chuột gặp mèo”. Dĩ nhiên sự lên xuống còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác, nhưng muốn hình dung “ sự tác động của Thiên Không vào tuổi Tý” ta chỉ cần lưu ý đến 2 tuổi Canh Tý (Ngô Đình Diệm) và Giáp Tý (Nguyễn văn Thiệu) vào thời điểm Thiên Không năm Quý Mão 1963.
Xin hỏi Cung phúc đức có Tử vi Thất sát tại Tỵ nhưng Triệt án ngữ có phải xấu không ạ?
Trả lờiXóa