HUYỀN THOẠI CỦA PHAN MẠNH QUỲNH và NHỮNG CẢM NHẬN - Nhiều Tác giả

1 comment
(Tạo hình Hàn Mặc Tử trong MV Huyền Thoại của Phan Mạnh Quỳnh)
HUYỀN THOẠI
CỦA PHAN MẠNH QUỲNH
NHỮNG CẢM NHẬN
*
Lời bài hát:
Chiếc nón lá che ngang hai đứa: khô
Tấm áo trắng thôi không bay nữa, hồi ức về em còn, hình bóng của em còn.
Hằng đêm nuốt lấy bóng trăng giữa sương mù, phút chốc thấy ta giống như nhẹ bớt ngày u hoài, cay đắng và điên dại.
Hồn ta mong lướt ánh sáng trong cõi mơ về phía em, khi thuyền đến nơi nàng có trông thấy ta..?! Kêu van thiết tha, em vẫn cứ xa chốn lạ ta thấy mình: vật vờ như hồn ma!
Thương ai nhớ ai em là nỗi đau nhưng êm dịu, ta là nắng chiều sắp thành bóng đêm chẳng còn người trông theo, chẳng còn gì bám víu
Cô đơn, tủi hờn đang giày xéo nơi xác thân tàn,sao nàng im lặng, ôi lạnh lẽo ta đi tìm bụi sao băng, ta thành kẻ buôn trăng.
----
Lúc mới biết yêu cô thôn nữ chưa nên lời!
Lãng khách luyến lưu nhưng mắc cỡ do đó mà trong lòng vương vấn làn hương nồng.
Và vầng trăng đi theo ta từ khi ấy buông tơ thành mắt môi nàng, cho đêm cô quạnh ôm lấy thi nhân thổn thức và bẽ bàng.
Người xuống vội đò ngang...
Hồn ta mong lướt ánh sáng trong cõi mơ về phía em nhưng thuyền đứng im nơi trái tim chính ta.
Kêu van thiết tha em vẫn cứ xa chốn lạ ta thấy mình: Vật vờ như hồn ma!
Thương ai nhớ ai em là nỗi đau nhưng êm dịu, ta là nắng chiều sắp thành bóng đêm chẳng còn người trông theo, chẳng còn gì bám víu
Cô đơn, tủi hờn đang giày xéo nơi xác thân tàn,sao nàng im lặng, ôi lạnh lẽo ta đi tìm bụi sao băng, ta thành kẻ buôn trăng.
----
Mơ khách đường xa khách đường xa
Áo em trắng quá nhìn không ra
Ở đây sướng khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai, ai biết tình ai có đậm đà
Thương ai nhớ ai em là nỗi đau nhưng êm dịu, ta là nắng chiều sắp thành bóng đêm chẳng còn người trông theo, chẳng còn gì bám víu
Cô đơn, tủi hờn đang giày xéo nơi xác thân tàn,sao nàng im lặng, ôi lạnh lẽo ta đi tìm bụi sao băng, ta thành kẻ buôn trăng.



PHAN MẠNH QUỲNH
Địa chỉ: xóm Đồng Hà, xã Diễn Vạn,
huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.

GIẢI NGHĨA NHỮNG ÁM ẢNH TRONG MV
VỀ HÀN MẶC TỬ CỦA PHAN MẠNH QUỲNH
Phan Mạnh Quỳnh chọn ngày 28 trong tháng cuối cùng của năm 2018 để đăng tải MV Huyền thoại (Legend). 28 cũng là số tuổi dương trần của cố thi nhân họ Hàn, MV cũng được đề tựa “Ái mộ và tưởng nhớ thi sĩ Hàn Mặc Tử…”.
Nam nghệ sĩ mất tới một năm ròng rã để thực hiện sản phẩm mà anh thổ lộ là “trắc trở như chính cuộc đời thi sĩ”. Công sức ấy đã không phí hoài, bởi lẽ, Huyền thoại là một MV ám ảnh thực sự với những lớp lang ẩn ý, thể hiện dụng công tài hoa của người sáng tạo.
Ý thơ thành lời nhạc
Chế Lan Viên, thành viên của "Bàn thành tứ hữu", cũng là người bạn lúc sinh thời của Hàn Mặc Tử từng cảm thán: “Tôi xin hứa hẹn với các người rằng, mai sau, những cái tầm thường, mực thước kia sẽ biến tan đi, và còn lại của cái thời kỳ này, chút gì đáng kể đó là Hàn Mặc Tử”.
Thi nhân họ Hàn ra đi khi tuổi đời còn quá trẻ, nhưng đã để lại cho hậu thế một nguồn thơ tầng tầng ngữ nghĩa, bao giấy mực cũng không giải hết được. Nói như Hoài Thanh, đó là một nguồn thơ rào rạt, lạ lùng, “rộng không bờ không bến, càng đi xa, càng ớn lạnh”.
Thế nên, chẳng có gì bất ngờ khi năm 2018 vẫn có một nghệ sĩ trẻ như Phan Mạnh Quỳnh lấy cuộc đời và thi nghiệp Hàn Mặc Tử làm cảm hứng nghệ thuật.
So với những sáng tác trước của Phan Mạnh Quỳnh, Huyền thoại có lẽ là ca khúc “kén người nghe” hơn cả. Gần như toàn bộ ca từ được “dệt” từ chất liệu thơ Hàn, do vậy, phải từng đọc thơ Hàn, thậm chí thấu tỏ bút pháp thi ca của cố thi nhân mới có thể hiểu hết được.
Tài hoa của Phan Mạnh Quỳnh thể hiện ở chỗ anh khéo sắp xếp những hình tượng đặc trưng của thơ Hàn như “trăng”, “hồn”, “áo trắng”,… không hề rời rạc, thậm chí hòa quyện, đan xen và hết mực ăn ý với nhau.
Nội dung bài hát thể hiện những giằng xé, đau khổ, bẽ bàng, không biết tỏ cùng ai của nhân vật trữ tình, mà ở đây là Hàn Mặc Tử. Thương nhưng chẳng thể nói, yêu nhưng chưa kịp ngỏ, thi nhân đau khổ đến man dại, vật vờ.
Phan Mạnh Quỳnh dùng nhiều từ mạnh miêu tả trạng thái như: u hoài, cay đắng, điên dại, lưu luyến, vật vờ,… Đây đều là những từ xuất hiện trong những sáng tác thơ của Hàn Mặc Tử, đủ thấy Phan Mạnh Quỳnh phải say thơ Hàn đến mức nào mới có thể biến hóa tài tình như vậy.
Nhờ vận dụng ý tứ của thơ ca, Huyền thoại của Phan Mạnh Quỳnh trở thành ca khúc đầy hình ảnh. Thử nhắm mắt, bỏ qua hình ảnh MV để thưởng thức trọn vẹn ca từ, người nghe vẫn có thể hình dung được cuộc đời, chuyện tình và những đau khổ nội tâm của Hàn Mặc Tử.
Câu hát ám ảnh nhất có lẽ là “Và vầng trăng đi theo ta từ khi ấy buông tơ thành mắt môi nàng, cho đêm cô quạnh ôm lấy thi nhân thổn thức và bẽ bàng”. Câu hát của người quan sát, câu hát của người hậu thể, nhưng cũng như một sự nhập vai để nói lên tiếng lòng của cố thi nhân.
Trăng” là hình ảnh ám ảnh của thơ Hàn. Hàn Mặc Tử vốn có bút danh là "Hàn Mạc Tử" nghĩa là chàng trai đứng sau bức rèm lạnh lẽo, trống trải. Sau đó bạn bè gợi ý thi nhân nên vẽ thêm mặt trăng khuyết vào bức rèm lạnh lẽo để lột tả cái cô đơn của con người trước thiên nhiên, vạn vật. "Mặt trăng khuyết" đã được "đặt vào" chữ "Mạc" thành ra chữ "Mặc". Và trăng, vô tình hay hữu ý cũng đã trở thành hình tượng xuyên suốt thơ Hàn, thể hiện mọi khát khao, hy vọng, đau khổ yêu đương của nhà thơ.
Đáng khen, là Phan Mạnh Quỳnh đã thấu tỏ điều ấy.
Độc mộc một chiếc thuyền
Không phải ngẫu nhiên Phan Mạnh Quỳnh chọn Bình Thuận để làm bối cảnh MV. Sinh thời, Hàn Mặc Tử gắn vận mình với chữ “Bình”, trong đó Bình Thuận là quê của người yêu thi nhân – nữ sĩ Mộng Cầm.
Chuyện tình Hàn Mặc Tử - Mộng Cầm đã tốn bao giấy mặc suốt thế kỷ 20. Chính tại Phan Thiết, Bình Thuận, mối tình thơ của hai người đã chớm nở. Mối tình khiến Hàn đau khổ nhất, rất nhiều sáng tác của Hàn được cho là nói về chuyện tình với Mộng Cầm.
Thế nhưng, nội dung MV Huyền thoại lại kể về một cuộc tình khác của Hàn với Hoàng Thị Kim Cúc, nguồn cảm hứng sáng tác Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử. Hình ảnh Đây thôn Vĩ Dạ cũng xuất hiện từ đầu đến cuối ca khúc, từ “chiếc nón lá che ngang hai đứa”, “tấm áo trăng” đến “sương mù”, “đò ngang”, “thuyền”.
Sinh thời, Hàn Mặc Tử tưởng Hoàng Thị Kim Cúc đã đi lấy chồng mà không biết bà đã sống trọn đời ăn chay, tu hành. MV cũng phác họa lại tình tự này, khi cô gái (Huỳnh Khánh Vy - do người yêu của Phan Mạnh Quỳnh thủ vai) mặc áo dài đỏ… xuất giá, trong sự đau khổ, quần quại, tiếc nuối của thi nhân.
Chi tiết thi sĩ đốt những tập thư cũng được tái hiện, một lần nữa chứng tỏ sự dụng công, tìm hiểu của Phan Mạnh Quỳnh và ê-kíp.
Lê Thanh Bảo Anh, nam chính của MV có tạo hình giống với Hàn Mặc Tử lúc sinh thời, cả lúc trước và trong thời gian mắc phải bệnh phong.
Huyền thoại kết thúc với cảnh thi nhân gục dưới chân “Thánh nữ đồng trinh Maria”, cũng là tên một bài thơ của Hàn Mặc Tử với những thổn thức xé lòng: “Maria! Linh hồn tôi ớn lạnh/ Run như run thần tử thấy long nhan/ Run như run hơi thở chạm tơ vàng/ Nhưng lòng vẫn thấm nhuần ơn trìu mến”,
Sau đó là sự xuất hiện của chiếc thuyền độc mộc nhẹ ngôi trong nước hồ, nơi có thân xác cõi trần của thi nhân. Sau những hình ảnh nặng và ám ảnh về cảm xúc, MV kết thúc bằng một cảnh đẹp, nhẹ nhàng, tựa nước chảy, mây trôi.
Đâu đó, câu thơ của Hàn Mặc Tư vang lên “Thơ tôi bay suốt một đời chưa thấu/ Hồn tôi bay đến bao giờ mới đậu/ Trên triền thiên ngời chói vạn hào quang?”

Lần thứ hai bình luận trong các sáng tác của Phan Mạnh Quỳnh (trước đó là "Tôi muốn quên em") nên tôi vẫn khuyến cáo bình luận của tôi rất dài. Một lần nữa cảm thán trước ca từ mà Phan Mạnh Quỳnh đưa vào bài hát.
Trăng-hồn-máu (cái chết). Đây là 3 hình ảnh thường trực trong thơ Hàn Mặc Tử và cũng rất khéo trong ca khúc "Huyền thoại" này dường như có đủ cả ba. Là vì Phan Mạnh Quỳnh đã tìm hiểu rất kỹ sáng tác của Hàn Mặc Tử hay đây là sự đồng điệu trong tâm hồn của hai con người dù không ở cùng một thời đại. Thực tại và tương lai, kỳ dị liêu trai và tinh khôi trong trẻo, cảm xúc và phi cảm xúc. Tất cả tạo thành một ca khúc huyền ảo, siêu thực và không kém phần ma mị. Thực tại ở đây là gì? Là thi nhân, là tác giả đem lòng thương một cô thôn nữ. Thương đến đau lòng, yêu đến điên cuồng để rồi nỗi nhớ hóa nỗi đau, nỗi đau hóa ảo ảnh tương lai vô vọng.
"Chiếc nón lá che ngang hai đứa". Hình ảnh ước lệ thật đẹp và táo bạo. Chiếc nón lá - biểu tượng nét đẹp của người phụ nữ Việt Nam ấy như nhân chứng cho tình cảm giữa chàng trai và cô gái. Đó có thể là một khoảng khắc tình tự gặp gỡ, cũng có thể là một phút giây gần gũi thăng hoa tưởng tượng trần trụi nào đó. Bởi thế mà chiếc nón lá nhỏ có thể che ngang khiến cả hai "khô" cứng, hóa đá, ngượng ngùng.
Thế nhưng người con gái ấy nay không còn ở bên nữa, chỉ còn hình ảnh của nàng nhập nhoằng giữa đôi dòng hư thực. "Tấm áo trắng thôi không bay nữa" là vì thế. "Hồi ức về em còn, hình bóng của em còn". Cái còn ở đây là gì? Là TRĂNG. Trong đêm tối, chàng thi sĩ tìm đến trăng để mong gặp nàng để bớt u sầu, cay đắng, điên dại. "Hằng đêm nuốt lấy bóng trăng giữa sương mù", hành động đầy cảm xúc mà cũng phi cảm xúc. Làm sao mà nuốt nổi ánh trăng, nhất là trong những đêm đầy sương mù giăng mắc. Hơn nữa, trăng đâu phải ngày nào cũng có. Rõ ràng trăng chỉ là cái cớ của thi sĩ, cái ảo ảnh của "nàng" hiện ra giữa nỗi nhớ day dứt cuồng điên. Trong đêm tối u uất đó, tác giả mong hồn mình thoát khỏi thể xác nặng trịch để lướt trên con thuyền trăng mà tìm tới nàng. Nhưng nàng nào thấy. Có thể chàng trai đã mất hoặc cũng có lẽ là cô gái đã lìa xa chốn dương thế này rồi. Thế nên chàng trai "kêu van thiết tha" mà em vẫn cứ xa để rồi chính bản thân thấy thân ảnh của mình "vật vờ như hồn ma". Vật vờ giữa những đêm cô liêu, vật vờ giữa chính cảm xúc của bản thân. Không thể chạm tới nàng, cứ mê mải đuổi theo trăng, đuổi theo nàng mà ngày dần tàn, chỉ còn chút ánh nắng chiều le lói sắp tàn thành bóng đêm. Phải chăng đó chính là cơn "hấp hối" của kẻ si tình. "Em là nỗi đau nhưng êm diụ", là liều thuốc duy nhất chữa lành cơn đau này. Càng đau lại càng nghĩ về em. Cuối cùng thì hơi tàn "lạnh leõ" chàng trai đi tìm "bụi sao băng". Hỏi rằng, chàng đã ước gì? Đáp rằng "thành kẻ buôn trăng".
Tôi rất thích cách phối hợp màu sắc trong ca khúc này. Màu trắng của nón lá, của tấm áo cô gái, của trăng, của hồn ma, của sao băng. Đối lập với đó là màn đêm lạnh lẽo vô tình. Nắng dần tắt và người cũng dần tan. Màu sắc nhạt dần =» mơ =» ảo ảnh =» cái chết. Lý giải cho mối tình trên. Tác giả đã hồi tưởng lại ngày đầu gặp gỡ. Cô thôn nữ làm kẻ lãng khách "luyến lưu nhưng mắc cỡ". Thì ra chàng trai luôn dõi theo nàng nhưng chưa buông lời thổ lộ, vầng trăng đi theo chàng trai từ khi ấy "buông tơ" mà "hóa thành mắt môi nàng". Thì ra là vậy. Hàng đêm cô quạnh. Chàng trai và vầng trăng luôn song hành cùng nhau. Sợi dây tơ hồng ấy ngỡ thật gần mà lại quá xa nên chẳng thể nắm bắt. Và nàng cũng vậy. "Nàng xuống vội đò ngang" còn ta thành kẻ bẽ bàng lang thang. Kẻ lãng khách ấy có lẽ vì "uống nhầm một ánh mắt mà cơn say theo cả đời". Cuối cùng, chỉ còn cách tìm tới trăng rồi làm thơ để gửi gắm nỗi niềm:
"Mơ khách đường xa khách đường xa
Áo em trắng quá nhìn không ra
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà"
Bốn câu thơ trên trong bài "Đây thôn vĩ dạ" dường như bao quát khá đầy đủ nội dung của ca khúc "Huyền thoại" này: hư - thực, tinh khôi -kỳ ảo. "Ai biết tình ai có đậm đà?"như một câu hỏi mà chỉ có tác giả mới biết được. Trong cái vòng luẩn giữa trăng - em - ta - ma ấy, chỉ còn tình yêu và nỗi nhớ thương day dứt. Hàn Mặc Tử cả cuộc đời sống trong sự dày vò của bệnh tật, của sự xa lánh kỳ thị về bệnh "Phong" mà ông mắc phải. Thơ là sự cứu rỗi trong tâm hồn ông, là liều thuốc duy nhất để ông gửi gắm những tâm tư tình cảm vào đó. Giai thoại thi nhân Lý Bạch vớt trăng mà chết. Hàn Mặc Tử có lẽ đã chết cùng "nàng trăng". Phan Mạnh Quỳnh- người hậu thế viết về ông như một sự tri ân con người tài hoa bạc mệnh. Tôi viết bình luận này để cảm thán cách dùng thơ ca của bậc tiền bối và ca từ, tài năng của bản thân vẽ nên một chuyện tình buồn mang tên "Huyền Thoại"...

Mình muốn viết một chút cảm nhận của mình về Hàn Mặc Tử. Mình đã từng xem phim về Hàn Mặc Tử nên luôn nghĩ về ông như thế này: Hàn Mặc Tử là một chàng thi sĩ tài hoa đầy mơ mộng và nội tâm. Trước cuộc đời nghiệt ngã, chàng nhẹ nhàng chấp nhận cái chết dần đến, đếm từng ngày chờ đợi sự cắn nuốt, gặm nhấm của những nỗi đau. Thơ là điều gì đó duy nhất bầu bạn với tâm hồn chàng dẫu thơ lúc nào cũng tràn ngập ám ảnh về em. Những ám ảnh ấy luôn hiện hữu cùng trăng - em - cái chết. Khán giả sẽ luôn khắc khoải vì những ánh mắt tràn ngập nỗi đau âm thầm của chàng. Sau những nụ cười bình thản là những nỗi đau, nỗi nhớ giằng xé trong nội tâm. Khán giả chỉ bắt gặp nỗi đau, nỗi nhớ câm lặng ấy trong khoảnh khắc chàng ngắm trăng, viết thơ hay những ánh mắt chàng vô tình để lộ khi bị cơn đau thể xác hành hạ. Ánh mắt dường như chấp nhận tất cả, buông xuôi tất cả của Hàn Mặc Tử cuối phim đã làm mình tưởng ông là một vị thánh nhân đắc đạo đã chấp nhận thuận theo ý trời, buông bỏ ham muốn sau khi chịu đủ mọi khổ hạnh.
Ấn tượng đó đã luôn theo mình cho đến khi xem MV này. MV của Phan Mạnh Quỳnh đã khắc họa một Hàn Mặc Tử vô cùng khác. Không phải những nỗi đau câm lặng, những nỗi nhớ âm thầm mà là những đau xé gào thét, những nhớ nhung điên dại. Không phải nhắm mắt buông bỏ tất cả mà là nỗi không cam lòng, càng không có được thì càng khao khát. Mình thấy đúng như bạn Cúc nói: "Em là nỗi đau nhưng êm dịu", là liều thuốc duy nhất. Thể xác càng đau đớn, Hàn Mặc Tử càng nhớ em, càng khao khát em. Càng nhớ, càng khao khát thì càng không cam lòng, càng tủi hờn, càng cay đắng. Nỗi đau ấy không còn chỉ là đau thể xác mà là nỗi đau thấu tâm can, đau trong tâm hồn. Cảm nhận của mình về Hàn Mặc Tử bỗng khác hẳn. Tự dưng thấy ông sống động hơn, trẻ trung và gần gũi hơn, không còn là một vị cao nhân nữa. Ông chỉ còn là một chàng trai trẻ bình thường, vật vã, giãy dụa trong những nỗi đau, nỗi nhớ, nỗi tiếc nuối, không cam lòng. Chàng trai đầy tài hoa ấy đến cuối cùng đành nhắm mắt lại, cô đơn giữa đêm trăng vật vờ sương khói. Cùng với đó là sự ám ảnh, tiếc thương nơi khán giả.
Mình biết những cảm xúc này thật ra chịu ảnh hưởng từ suy nghĩ và cách truyền tải của đạo diễn. Có nhiều cách để người đời nhìn nhận về Hàn Mặc Tử. Mình không biết đâu mới là đúng nhưng mình nghĩ đúng sai không còn quan trọng nữa. Các đạo diễn đều đã thành công khắc họa Hàn Mặc Tử trong lòng họ trước mắt khán giả rồi. Đây thực sự là một MV có nội dung và hình ảnh rất ấn tượng. Giọng hát của Phan Mạnh Quỳnh cũng rất đặc biệt và truyền cảm. Mình thực sự thích giai điệu này. Những lời hát vốn đã hay rồi còn thấm hơn nhiều sau khi đọc bình luận của bạn Cúc.
Mình mong Phan Mạnh Quỳnh sẽ thật thành công với nhiều dự án âm nhạc tiếp theo! Cmt của mình dài quá, cảm ơn ai đã đọc nhé!

Thời Hàn Mặc Tử còn sống, bệnh phong được xem như một căn bệnh nguy hiểm và họ cách ly, thậm chí chôn sống để khỏi lây lan. Ông không may bị mắc bệnh, ông được cưu mang bởi các sơ (nhà dòng), đó là 1 khu của người bị phong. Các sơ là những người tình nguyện nuôi dưỡng các bệnh nhân này. Không biết vì sao đến ngày trăng tròn, bệnh phong tại khiến cho người bệnh càng đau đơn, Hàn Mặc Tử cũng vậy, ông đau đớn và thường chạy ra bãi cát biển ở phía sau nhà dòng, cào xé trong cát, trong cơn đau đó, trong sợ ảo ảo, thật thật ấy, ông lại làm thơ, như một cách giải tỏa nỗi lòng của một con người cô đơn, sự cô đơn trong chính bản thể. Trong thơ Hàn Mặc Tử có sự xuất hiện của đức mẹ đồng trinh Maria, như một sự cứu rỗi và che chở. Thơ Hàn Mặc Tử mang đậm chất tượng trưng, huyền ảo, đẫm máu, trăng. Người ta thường bảo: chỉ có cô đơn mới khiến người nghệ sĩ sáng tác nên những tác phẩm để đời. Nhân vật trữ tình trong " Đây thôn Vỹ Dạ", là một nhân vật có thật, bà đã ở giá không lấy chồng, Vỹ Dạ vừa là tên của 1 làng, vừa có ý nghĩa như sau: Vỹ (cái đuôi), ví dụ: Cửu Vỹ) cáo chính đuôi, Dạ (trăng). Vì nơi thôn Vỹ cây cối rất đẹp lại um tùm, trong khi các khu vực khác của Huế lúc 7h đã nắng chiếu mọi nơi, thì thôn Vỹ bị tán lá che mất mặt trời nên nó mờ mờ ảo ảo, kiểu như vẫn còn là đêm, Vỹ Dạ là đuôi của bóng đêm...Sáng tác của Phan Mạnh Quỳnh đã chạm đến lòng người bằng ca từ, giải điệu, MV diễn viên đã lột tả được hết nỗi sâu thẳm tận tâm can Hàn Mặc Tử. Thi nhân là người luôn đa sầu đa cảm, nên bất cứ cái j cũng để lại cho họ nhiều nỗi trăn trở, suy tư, tình yêu cũng vậy, nó chính là nguồn suy tư trăn trở nhiều nhất.

Xin phép có 1 chút cảm nhận về bài hát và MV. Như một số người nhận ra thì đó là MV về cuộc đời của nhà thơ Hàn Mặc Tử. Khúc này có thể là khi Hàn Mặc Tử ở ẩn sau khi mắc bệnh phong - một căn bệnh hiểm nghèo và bị người đời xa lánh lúc bấy giờ. Vừa chiến đấu với bệnh tật trong cô đơn, vừa day dứt với các mỗi tình không thành khiến ông như người điên.
Người con gái mặc áo dài trắng đầu tiên là Hoàng Thị Kim Cúc - người mà Hàn Mặc Tử thầm thương trộm nhớ suốt 1 tgian rất dài (từ khi chưa bị nhiễm bệnh). Cậu thanh niên Hàn Mặc Tử không dám thổ lộ, chỉ dám đứng từ xa ngắm nàng và tỏ tình qua những bài thơ. Cô Cúc sau này chọn cuộc sống thiền, nhưng khi nghe tin Hàn Mặc Tử bị bệnh đã gửi bức ảnh thôn Vĩ Dạ cùng vài lời hỏi thăm. Bài thơ Đây Thôn Vĩ Dạ ra đời từ đó.
Người con gái thứ 2 mặc áo đỏ theo mình đoán là Mộng Cầm. Có một thời gian Hàn Mặc Tử và Mộng Cầm rất thân thiết với nhau, Hàn Mặc Tử cũng nhiều lần ngỏ lời nhưng Mộng Cầm từ chối, viện cớ khác biệt tôn giáo (Hàn Mặc Tử theo đạo Thiên Chúa) nhưng thật lòng đã biết bệnh tình khó chữa của Hàn Mặc Tử. Sau đó nàng bỏ đi lên xe hoa với người khác. Áo dài đỏ tượng trưng cho áo cưới, nàng quay lưng bỏ đi không chút luyến thương...
Mình có 1 ấn tượng lớn với Hàn Mặc Tử nên nghe bài này cảm thấy rất đã.
Mong anh Quỳnh sẽ thành công. Cảm ơn anh vì bài hát tuyệt vời này.

Phải là người tìm hiểu kĩ về thơ Hàn Mặc Tử thì Phan Mạnh Quỳnh mới có thể sáng tác nên bài hát này. Phan Mạnh Quỳnh đã khai thác tốt 3 yếu tố đặc trưng trong thơ Hàn Mặc Tử là trăng (Hằng đêm nuốt lấy bóng trăng giữa sương mù.../ Và vầng trăng đi theo ta từ khi ấy buông tơ thành mắt môi nàng... ). Hồn (Hồn ta mong lướt ánh sáng trong cõi mơ về phía em..). Máu cũng chính là nỗi đau, cái chết (Thương ai nhớ ai em là nỗi đau nhưng êm dịu...). Hàn Mặc Tử - người của “trường thơ loạn” là kẻ đa tình, yêu điên cuồng, đầy thương đau và thơ của ông cũng "điên" như vậy. "Ta thoát lên tiên cùng Thế Lữ, ta phiêu lưu trong trường tình cùng Lưu Trọng Lư, ta điên cuồng với Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, ta đắm say cùng Xuân Diệu."
Hình ảnh tà áo trắng cũng xuất hiện trong câu thơ sau: “Mơ khách đường xa khách đường xa/ Áo em trắng quá nhìn không ra”, cảnh trăng, thuyền sông bến nước: “Thuyền ai đậu bến sông trăng đó/ Có chở trăng về kịp tối nay”, thánh giá, mái nhà tranh gắn với xuất thân và hồn thơ phảng phất sư linh thiêng của tôn giáo (Hàn Mặc Tử sinh ra trong một gia đình Công giáo nghèo ) tất cả đều rất quen thuộc đối với Hàn Mặc Tử và thơ của ông...
Khi xem MV “huyền thoại” nên có sự gắn kết cùng số phận, thơ ca Hàn Mặc Tử thì may ra mới thật sự hiểu trọn vẹn bài hát này..
Và sau cùng, cảm ơn Phan Mạnh Quỳnh đã cho ra đời MV hay cả về hình thức và nội dung (nhạc và lời) để mọi người hiểu hơn về con người và hồn thơ Hàn Mặc Tử. “Ái mộ và tưởng nhớ cố thi sĩ Hàn Mặc Tử”

Kết bài là cảnh Mạnh Quỳnh mặt một bộ đồ màu trắng nằm trên chiếc thuyền trôi nổi giữa dòng sông mênh mông, giống như 2 câu thơ của Hàn Mặc Tử trong bài thơ đây thôn Vĩ Dạ
"Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay"
Tựa như chiếc thuyền đang chở ánh trăng chất chứa niềm thương nỗi nhớ của Hàn Mặc Tử đến cho người mà ông yêu vậy. Nhưng có vẻ niềm thương đó đã không kịp trao đến tay nàng, tình yêu của Hàn Mặc Tử trôi nổi vô định trên đồng sông mênh mông, chỉ có trăng có thuyền có dòng sông ấy mới thấu được tình cảm, nỗi niềm chất chứa sâu thẳm trong tim của Hàn Mặc Tử....

Theo nhận xét của mình khi xem MV thì mình nghĩ, MV đang mô tả lại những giây phút Hàn Mặc Tử về ở ẩn túp lều bên bờ biển. MV mô tả về 2 mối tình đơn phương của Hàn Mặc Tử. Đầu tiên đó là nàng Trà (nàng Trà là cô con gái Huế rất duyên, con út của cậu họ Hàn Mặc Tử, trong MV có cảnh nữ sinh áo dài đến trường, mình nghĩ là nhắc về nàng Trà, Hàn Mặc Tử rất yêu, rất thương Trà nhưng không dám nói ra, để rồi sau này khi nàng Trà lấy chồng, Hàn Mặc Tử được người thân nàng Trà nhắn lại rằng Trà rất yêu rất thương a nhưng lại không dám thổ lộ, những tưởng chàng lại không có ý thích mình nên đã lấy chồng, nhận được tin Hàn Mặc Tử vô cùng đau xót và tiếc nuối (trong MV có cảnh cô gái mặc áo cô dâu đội khăn xếp màu đỏ). Nàng thơ thứ hai là cô gái được biết đến cái tên Thương Thương, vào những giây phút cô đơn ở ẩn túp lều bên bờ biển Hàn Mặc Tử nhận được thư của một cô gái nữ sinh người Huế, cô rất ngưỡng mộ, rất thương và xót xa cho hoàn cảnh của ông lúc bấy giờ, 2 người liên lạc với nhau qua thư, Hàn Mặc Tử rất yêu cô mặc dù chưa từng gặp mặt (MV miêu tả lại những giây phút Hàn Mặc Tử sống ẩn dật bên bờ biển, lúc này ông vô cùng cô đơn, nhớ về 2 người con gái Huế ông đã từng yêu bằng cả tâm hồn, 1 là nàng Trà, ông nhớ lại những giây phút bên cạnh nàng, người thứ 2 là thương thương, người con gái trông mộng ông tương tư và suy nghĩ rất nhiều, trong MV và lời bài hát có nhiều cảnh và lời đề cập đến nàng, ông nhớ thương nàng vô cùng, lúc đầu là nỗi nhớ và nỗi đau êm dịu, nhưng rồi nỗi cô đơn cùng cực và cơn đau bệnh tật hành hạ, anh đi tìm nàng nhưng nàng vỡ vụn, tan biến. Bao cảm xúc tột cùng chiếm lấy ông, nỗi nhớ đơn phương, nỗi đau tâm hồn, lẫn bệnh tật hành hạ, nỗi cô đơn, tủi hổ, uất hận, tiếc nuối, tìm đến nàng để mong được an ủi và cứu rỗi nhưng nàng lại mong manh, tan biến, không còn gì để bám víu lòng anh đau đớn như lửa thiêu đốt, điện dại, gào xé và quằn quại....)
Cảm ơn Phan Mạnh Quỳnh, một bài hát với MV và lời hát quá hay. Tôi thực sự rất nể phục vì bài hát a tự sáng tác lời hát rất hay, giọng ma mị, âm thanh chính anh phụ trách cũng rất du dương, ma mi, phù hợp với bài hát đến cho từng cảnh quay. MV do chính a đạo diễn cũng rất hay, rất tài hoa, đã lột tả được gần hết cảm giác, cảm xúc, nỗi đau, tình cảm của Hàn Mặc Tử những giây phút ông ở ẩn. Luôn theo dõi từng tác phẩm và từng bước đi của a, hãy sống và làm việc như cách vẫn làm nhé, rồi a sẽ còn thăng tiến nhiều nữa. Cảm ơn anh, bài hát quá hay.

Hồn thơ của Hàn Mặc Tử luôn thể hiện 2 thái cực: sự trong trẻo, thánh thiện, khao khát giao cảm với đời song song cùng sự ma mị, cô độc, đầy giằng xé. Thơ ông như có ngọn gió lạnh buốt thổi qua, khiến người đọc có phần rợn ngợp. Cái lạnh trong thơ Hàn Mặc Tử toát ra từ chính sự cô đơn cùng cực trong ông, từ sự xa cách vô cảm của nhân gian. Anh Phan Mạnh Quỳnh thật sự đã đạt đến chân cảm với bài thơ "Đây thôn Vĩ Dạ". Từ lời bài hát đến giai điệu đều phác họa được cái thần của bài thơ. Hơn cả, anh thể hiện được sự cô độc, lạnh lẽo, nỗi niềm đầy tủi hờn, hy vọng mong manh với tình yêu của thi sĩ họ Hàn. Đó là một trận chiến tâm can âm ỉ mà nhiều uất ức.Thật sự rất xúc động. Qua đây, chúng ta thêm mến mộ, biết ơn và xót thương cho số phận tài hoa bạc mệnh của Phong Trần. '

Phân tích sơ một chút về phần lyric của ca khúc dành cho bạn nào thắc mắc (khá dài) Hình ảnh đầu tiên và trưng bày cho MV cũng như Poster, điều mình muốn nói hơn hết là chữ "Huyền thoại" được chọn là màu vàng. Đây là màu của một cái gì đó to lớn, đúng nghĩa huyền thoại, nhìn vào thật trang trọng, cổ kính. Nổi lên trên nền trắng, một màu quen thuộc trong thơ của cố thi sĩ, phần nào cái tên Huyền thoại đã đánh thức tâm trạng của mỗi người.
 Ngay từ những hình ảnh đầu tiên, chúng ta được thấy dòng chữ ở góc trên bên phải là "Ái mộ và tưởng nhớ cố thi sĩ Hàn Mặc Tử". Điều chúng ta hiểu được đó là tác giả (anh Quỳnh) đi đến những nơi trước khi có gắn liền với nhà thơ Hàn Mặc Tử. Và qua đó gợi nên câu chuyện tình của ông. MV được quay tại Phan Thiết - Bình Thuận. Theo mình được biết thì Hàn Mặc Tử có 3 mối tình là Hoàng Cúc, Mộng Cầm và một người nữa mình không rõ (vì sách vở ít có người này). Thì mối tình trong MV này theo mình đoán là của Hàn Mặc Tử và Mộng Cầm (do Mộng Cầm ở Phan Thiết). Đây cũng là mối tình khá sâu đậm của ông (mặc dù không phải tình đầu). Cũng đúng, đây là mối tình nhận được nhiều quan tâm nhất. Ai nói "tình chỉ đẹp khi tình còn dang dở"? Không, đau đớn lắm, nhất là với Mộng Cầm. Mở đầu bài hát:
 "Chiếc nón lá che ngang hai đứa:
khô Tấm áo trắng thôi không bay nữa"
Hai câu thơ này như là câu tiêu đề, nói lên cả ý chính của cuộc tình. "khô" và "không bay nữa" đều gợi đến hình ảnh mất mát, đau thương. Thật sự mình vẫn chưa hiểu hết ý nghĩa của hai câu này, chỉ đơn giản đó là mở đầu cho một tương lai sắp thấy không mấy xuôi lòng. Mặc dù tan vỡ nhưng "Hồi ức về em còn, hình bóng của em còn". Điều này cũng chính là vấn đề. Tan vỡ nhưng tình còn, đó là nội dung chính.
Câu hát tiếp theo:
"Hằng đêm nuốt lấy bóng trăng giữa sương mù, phút chốc ta thấy giống như nhẹ bớt ngày u hoài. Cay đắng và điên dại."
Bóng trăng ở đây có lẽ chỉ về Mộng Cầm, còn sương mù là hình ảnh ẩn dụ cho những khó khăn trắc trở giữa hai người. Nuốt, từ này có vẻ có nghĩa là tình yêu. Yêu người giữa bao khó khăn, nhờ vậy mà "nhẹ bớt ngày u hoài". Nhưng không, "cay đắng và điên dại". Nhắc đến điên, thường người ta nhắc đến Hàn Mặc Tử.
Thứ nhất là tập "Thơ điên", thứ hai là cả về ông. Yêu điên dại trong cay đắng. Vì đâu phải cứ yêu là đẹp.
Các bạn để ý lời câu hát tiếp:
"Ôi lạnh lẽo ta đi tìm bụi sao băng, ta thành kẻ buôn trăng".
Sao băng như là một điều may mắn, điều ước đó. Nhưng đi tìm "bụi sao băng" là còn mong manh hơn nữa. Chúng ta hiểu hết đúng không ạ? Nhưng ở đoạn Engsub, không phải là "sao băng", mà lại là "comet". Tức là sao chổi. Tại sao? Tiếng Anh cũng có từ sao băng mà? Theo mình được biết và nghe nói thì phần lớn của sao chổi đều là băng. Băng theo nghĩa đen, ôi thật lạnh lẽo. Một ngôi sao chổi thường là điều gì đó không hay, lại "hút" các ngôi sao khác và các nhà thiên văn thường gọi là "bẩn". Tiếng Việt hạn chế, anh Quỳnh đã khéo léo Sub như thế, nếu là hữu ý, em lạy luôn Idol vì quá giỏi. Có những điều không nên nói ra, nhưng những gì mình đã phân tích phía trên, có lẽ chúng ta đã ngầm hiểu ý tác giả. Còn cụm "ta thành kẻ buôn trăng" thì có vẻ quen, vì thơ Hàn Mặc Tử có xuất hiện câu tương tự rồi. Bán trăng nhưng tiếc đấy. Màn đêm buông xuống (ta là nắng chiều đã tắt), còn là đêm, đêm thì có trăng nhưng cả trăng cũng bán.
Nếu các bạn để ý, cả MV hình ảnh trăng chỉ xuất hiện 1 lần duy nhất ở đoạn đầu, diễn tả cho đêm tối, chỗ "nuốt lấy bóng trăng". Lúc này trăng con người còn. Về sau trong MV không còn nữa. Trăng mất, người mất. Trên trời chỉ là một bầu trời sao. Sao băng suy cho cùng cũng là một ngôi sao bay ngang như sao chổi.
Sang lời 2 là lúc kể về chuyện tình. Cách kể chuyện của anh Quỳnh rất khoa học, rất biết cách thu hút người nghe, tạo tính tò mò (nếu ai cảm nhận tốt). Đoạn này khá rõ ý rồi:
"Lúc mới biết yêu cô thôn nữ, chưa nên lời. Lòng khách luyến lưu nhưng mắc cỡ do đó mà trong lòng vương vấn làn hương nồng." "Và vầng trăng theo ta từ khi ấy" là gì đây? Là tình yêu đã đến với ta rồi đó. Và sau đó là hàng loạt từ ngữ diễn tả cảm xúc yêu đương của thi sĩ: "Buông tơ thành mắt môi nàng. Cho đêm cô quạnh ôm lấy thi nhân thổn thức và bẽ bàng". Đây là lúc anh Quỳnh xuất hiện với vai trò kể lại câu chuyện này.
Với tất cả tình yêu như trên, sau tất cả kết lại câu "Người xuống vội đò ngang". Câu này có thể vài bạn hiểu nhầm hoặc ngờ ngợ chưa hiểu ý. Mình lúc đầu cũng vậy. Nhưng ý chính xác của câu này chính là bà Mộng Cầm đã đi lấy chồng. Vì sao mình chắc chắn, vì đoạn sub English đó: She get married. Vàcũng vậy. Nhưng ý chính xác của câu này chính là bà Mộng Cầm đã đi lấy chồng. Vì sao mình chắc chắn, vì đoạn sub English đó: She get married. Và sự thật là đã đi lấy chồng bỏ lại yêu thương của người mang nỗi nhớ. Các bạn có biết lý do vì sao lại vậy không?
Rất hay anh Quỳnh ơi, nhắc lại một làn nữa đoạn: "Hồn ta mong lướt ánh sáng trong cõi mơ về phía em NHƯNG THUYỀN ĐỨNG IM NƠI TRÁI TIM CHÍNH TA". Hẳn Family chúng ta biết thì anh Quỳnh có lối viết khá hay giữa lời 1 và lời 2, thêm bớt vài chữ ra nghĩa khác. Ví dụ "Dẫu trần gian bao la đêm đâu nơi ANH/ EM là nhà" hay "CHẲNG LẼ/ ĐẾN LÚC phải nói điều này với em"... Thì bây giờ ta lại bắt gặp một lần nữa cách sử dụng từ ngữ như vậy. Nhưng mình không khen chỗ đó vì nó quá quen. Cái khen và tâm đắc là câu hát ở trên đang đưa ra vấn đề: Tại sao người không yêu ta? Thì câu hát dưới trả lời luôn, và câu trả lời này đã có hẳn ở đoạn đầu khi chúng ta nghe. Điều này mới là điều khâm phục our idol. Và nhắc lại lý do cay đắng nhất: Vật vờ như hồn ma. Là bà Mộng Cầm sợ căn bệnh của Hàn Mặc Tử đó. Ngoài ra để ý MV còn có hình ảnh của tôn giáo, một phần tình không thành cũng do đây. Đau đớn. Mọi chi tiết trong MV này dường như đều có ẩn ý riêng.
Đoạn tiếp là phổ nhạc cho đoạn thơ "Đây thôn Vĩ Dạ", học sinh quá quen. Làm mình nhớ đến bài "Bánh trôi nước" được hát lại bởi Hoàng Thùy Linh, nghe chất kinh khủng, đẳng cấp ấy. Nhưng mình thắc mắc là tại sao lại là bài này? Vì nó được nhiều người biết đến ư? Tại sao mình thắc mắc, là do bài "Đây thôn Vĩ Dạ" là Hàn Mặc Tử sáng tác cho chuyện tình liên quan đến "Hoàng Cúc" (tình đầu của Hàn Mặc Tử) còn câu chuyện từ nãy giờ vẫn là Mộng Cầm. Mình nghĩ, phổ nhạc chỉ một đoạn chứ không phải cả bài, mà đoạn này rất hợp với cảm xúc của Hàn Mặc Tử. Tình đau đớn tình đầu, tình hai như tình một, mà lời và ý nghĩa lại ăn khớp với câu chuyện này. Nói về hát, từ "" trong câu "Ai biết tình ai có đậm đà?" được hát kéo khá dài, nhưng một nỗi niềm day dứt vậy, mong là có nhưng cuối cùng kết thúc vẫn là dấu chấm hỏi.
Nói về nhạc. Quá hay. Ban đầu lý do chưa ra mắt sớm là do bản phối chưa ưng ý. Biết là còn sửa nhiều thứ khác nhưng rõ ràng khi ra mắt, bản phối này khá là hoành tráng. Một số ý kiến cho rằng đọa "Chốn lạ ta thấy mình vật vờ như hồn ma" đang tạo bước đệm nhưng sau đó nhạc không lên như mon "Chốn lạ ta thấy mình vật vờ như hồn ma" đang tạo bước đệm nhưng sau đó nhạc không lên như mong đợi nên khiến tuột mood. Nhưng mình cho rằng, đều là dứt điểm nhưng có những lúc là knout, nhưng cũng có lúc là lụi dần. Thì bài hát này y như vậy. Nhạc đúng nghĩa cho một cái gì đó thuộc về "Huyền thoại". Đến đoạn kết là cú out nhẹ nhàng. Là người nghe chết nhẹ nhàng ấy. Mỗi cách đều có cái hay riêng, mình thì không có khả năng diễn tả nhưng chỉ nói ý là hay, chứ không phải không hay như một số bạn có nhận định vội vã.
Để ý hầu hết MV của anh Quỳnh nhiều khi khá vui vui, lần này mình thật sự thấy một khía cạnh khác về một MV nghiêm túc và bác học, chuyên nghiệp nữa. Thật sự mãn nhãn, ý đồ ý tưởng cách bày trí, vv mọi sự đều đạt level max.
Có khá nhiều thứ để nói, nhưng mình chỉ có thể viết ra được chừng này, và khả năng để diễn tả của mình cũng kém nên không đưa ra hết được. Nói chung, bài hát này huyền thoại như cái tên của nó.
Hãy đi vào trang sử của những ca khúc mang tên Bất hủ

Mới nghe đã nhận ra hơi hướng ma mị, điên dại mà đau đớn. Cũng có cảm giác anh đang lấy cảm hứng từ một câu chuyện nào đó. Nhưng phải đến gần nữa bài mới chợt nhận ra câu chuyện này đang kể về Hàn Mặc Tử. Và càng chắc chắn hơn nữa khi bài "Đây thôn vĩ dạ" vang lên. Quả thật đây là một tác phẩm vô cùng hay. Từng lời hát, nhạc điệu, âm hưởng đều mang đậm chất Hàn Mặc Tử. Cũng phải kể đến là anh diễn viên đóng đạt quá, sự nuối tiếc, khát khao, quằn quại trong đau đớn được anh lột tả rất thật. Cảm ơn anh Phan Mạnh Quỳnh đã cho ra đời một tác phẩm tuyệt vời đến như vậy.
Và em chỉ muốn nói là em nghe bài này ngay lúc nữa đêm, và dám chắc là sẽ còn nghe lại dài dài.... vào ban ngày.
Ám ảnh thật.


(Đặng Xuân Xuyến tổng hợp)

1 nhận xét: